Triệu Chứng Virus Hiv / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Hiv Có Lây Qua Nước Mắt Không? Những Con Đường Lây Nhiễm Virus Hiv

Trong số rất nhiều những căn bệnh nguy hiểm thì HIV là một trong những cái tên khiến ai cũng cảm thấy hãi hùng khi nhắc tới. Bệnh có nhiều con đường lây nhiễm căn bệnh này, thế thì HIV có lây nhiễm qua nước mắt không? Để giúp mọi người có những thông tin về vấn đề này thì chúng tôi xin có những chia sẻ thông qua bài viết sau.

HIV có lây qua nước mắt không?

HIV là loại virus gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch ở người. Khi nhiễm virus này người bệnh thường sẽ không có biểu hiện bệnh rõ ràng cho tới khi tới giai đoạn AIDS đây là một trong những vấn đề hết sức nguy hiểm của bệnh.

HIV thường lây nhiễm chủ yếu qua con đường truyền máu, hiện nay, vẫn có khá nhiều người thờ ở với căn bệnh này và chưa có nhiều kiến thức về bệnh. HIV có lây qua nước mắt không? Theo các chuyên gia y tế thì bệnh không lây nhiễm qua nước mắt vì virus HIV không tồn tại quá nhiều bên trong nước mắt để gây nhiễm bệnh.

Virus HIV lây nhiễm qua nhiều nhiều con đường khác nhau tuy nhiên, bệnh không lây nhiễm qua những cơn đường sinh hoạt thông thường như qua đường ăn uống hay tiếp xúc ngoài da. Do đó, chắc hẳn với những thắc mắc tương tự như HIV có lây nhiễm qua đường da không hoặc HIV có lây nhiễm qua đường ăn uống không có chia sẻ cho mọi người.

Những con đường lây nhiễm bệnh HIV

Những con đường lây nhiễm HIV nào?

Ngoài việc quan tâm về vấn đề HIV có lây qua nước mắt không thì người bệnh cần biết rõ về những cơn đường lây nhiễm của căn bệnh này.

HIV lây truyền qua đường máu

Dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV nhất là những người nghiện ma túy.

Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, lông mày, máy xăm mày, môi, lưỡi dao cạo hoặc dùng chung kim châm cứu, kim xăm trổ…

Dùng chung những sản phẩm phẫu thuật, khám chữa bệnh chưa được tiệt trùng một cách cẩn thận.

Dùng chung các vật dụng cá nhân có dính máu của người bệnh như bàn chải.

Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh HIV qua da, niêm mạc bị trầy xước hoặc vết thương hở.

Lây truyền HIV qua dụng cụ lấy máu, ghép mô, nội tạng…mà không được tiệt trùng.

Lây nhiễm HIV qua con đường tình dục

Việc quan hệ tình dục không an toàn là một trong những yếu tố chính khiến bệnh lây lan nhanh chóng và phổ biến nhất hiện nay. Khi dịch hoặc máu hoặc dịch sinh dục nhiễm HIV xâm nhập vào bên trong cơ thể dù không bị nhiễm HIV.

Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV bằng hình thức quan hệ cơ quan âm đạo, hậu môn hay đường miệng đều có khả năng lây nhiễm HIV ngang nhau.

Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

HIV có thể lây nhiễm từ mẹ sang con thông qua con đường nhau thai. Khi sinh dịch tử cung, âm đạo của mẹ có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường niêm mạc, mắt mũi, hậu môn hoặc khi da trầy xước trong quá trình sinh nở.

Sau sinh HIV còn có khả năng lây nhiễm qua vết nứt ở vú của mẹ gây tổn thương trong niêm mạc của trẻ.

Đây là những con đường chính gây lây nhiễm HIV là mọi người cần chủ ý. Ngoài ra, tốt nhất tất cả mọi người cần trang bị vốn kiến thức về căn bệnh HIV cũng như chủ động phòng tránh bệnh một cách tích cực.

Xét nghiệm HIV để giúp phát hiện bệnh nhanh chóng

Phòng tránh bệnh HIV như thế nào?

Biện pháp chủ động phòng tránh bệnh HIV đó là:

Không sử dụng các chất kích thích đặc biệt là ma túy.

Quan hệ tình dục an toàn chung thủy mối quan hệ một vợ một chồng.

Tuyệt đối không sử dụng chung bơm kiêm tiêm.

Không chạm vào những vết thương như máu và chất dịch của người khác.

Phụ nữ khi mang thai bị nhiễm HIV cần phải có biện pháp điều trị hạn chế tình trạng lây nhiễm cho thai nhi.

Nên thăm khám kiểm tra cũng như xét nghiệm HIV khi có những nghi ngờ mắc bệnh.

Những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao thì cần chú ý thực hiện xét nghiệm cũng như sử dụng thuốc phòng chống phơi nhiễm HIV như người có quan hệ đồng tính nam, người có quan hệ với nhiều bạn tình, gái mại dâm, người làm việc tiếp xúc với người bị nhiễm HIV…

Xét nghiệm HIV ở đâu đảm bảo chất lượng?

Cùng với việc chia sẻ những thông tin về vấn đề HIV có lây nhiễm qua nước mắt không thì chúng tôi cũng chia sẻ với mọi người về địa chỉ thực hiện xét nghiệm HIV một cách chính xác nhanh chóng và đảm bảo tính chính xác và hiệu quả.

Phòng khám Đa Khoa Thái Bình Dương hiện là một trong những địa chỉ thực hiện xét nghiệm HIV một cách nhanh chóng, chính xác và đảm bảo mà mọi đối tượng có thể lựa chọn tiến hàn xét nghiệm một cách đảm bảo.

Phòng khám có hệ thống kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm một cách tỉ mỉ, cần thẩn đảm bảo quy trình thực hiện chuẩn xác. Cùng hệ thống thiết bị y tế chất lượng tiến bộ phục vụ cho việc thực hiện xét nghiệm một cách chính xác nhất. Ngoài ra, mọi thông tin cá nhân của người bệnh đều được bảo mật một tuyệt đối cùng mức chi phí hợp lý đảm bảo.

B.S

   Địa chỉ phòng khám: 34- 36 Đinh Tiên Hoàng, phường Đakao, quận 1, TP. HCM.

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất

Sốt Virus, Triệu Chứng Cách Điều Trị Sốt Virus

Sốt virus rất dễ nhầm với sốt xuất huyết và khác với sốt thông thường cần được phát hiện và điều trị ngay tránh để biến chứng có thể dẫn đến những hậu quả rất nguy hiểm?

Vậy triệu chứng của sốt virus là gì ?

– Triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ em bị sốt virus là trẻ bị sốt cao 39-40oC, có thể cao hơn lên đến 41oC

– Triệu chứng thứ 2 khi trẻ bị sốt virus là trẻ quấy khóc nhiều (đối với những trẻ dưới 5 tuổi), còn đối với trẻ em lớn hơn từ 6 tuổi trở lên trẻ thường xuyên kêu đau khắp mình, cơ thể

– Triệu chứng tiếp theo thường gặp khi trẻ em bị sốt virus nữa là trẻ bị viêm đường hô hấp, biểu hiện cụ thể là trẻ bị ho nhiều, họng sưng đỏ kèm theo hắt hơi, sổ mũi

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, biểu hiện là phân xuất hiện chất nhầy, lỏng – thông thường biểu hiện này sẽ xuất hiện sau khi trẻ sốt cao và ngược lại với những trường hợp trẻ bị sốt virus đường tiêu hóa thì lại xuất hiện đầu tiên

– Trẻ bị viêm hạch, biểu hiện là ở các vùng đầu, cổ và mặt trẻ sẽ xuất hiện hạch có thể sờ hoặc nhìn thấy

– Sốt virus kèm theo phát ban, triệu chứng này thông thường xuất hiện sau khi bị sốt 3 ngày và trẻ sẽ hạ sốt hơn

– Sốt virus kèm theo triệu chứng bị viêm kết mạc mắt ở trẻ, biểu hiện là trẻ có thể bị chảy nước mắt, phần kết mạc ở mắt bị đỏ và mắt có nhiều dử hơn

– Trẻ bị nôn là biểu tiếp theo dễ nhận thấy khi bị sốt virus, triệu chứng này thông thường xuất hiện sau khi ăn

Cách điều trị sốt virus?

– Hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng thuốc hạ sốt liều lượng là 6 giờ/lần

– Thường xuyên chườm khăn mát cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo mát và để trẻ nằm ở nơi thoáng mát

– Dùng thuốc chống co giật kết hợp với thuốc hạ sốt theo chỉ định của các bác sỹ khi trẻ bị sốt cao ở mức 38,5oC

– Bù thêm nước cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đồ ăn như cháo loãng, ăn nhiều chất dinh dưỡng để bù thêm dinh dưỡng cho trẻ

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm nước ấm cho trẻ và phải tắm trong phòng kín

Những Người Bị Nhiễm Virus Hiv Sống Được Bao Lâu ?

Virrus HIV có nhiều nhất ở trong máu, tinh dịch và dịch âm đạo, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi, dịch não tuỷ và sữa mẹ của người nhiễm HIV.

HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường. HIV không thể sống trong không khí, nước hoặc thức ăn vì vi rút này rất yếu và chỉ có thể sống trong các dịch cơ thể. Virus HIV lây truyền qua 3 đường chính là máu, quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con.

Ở giai đoạn đầu người bị nhiễm HIV có biểu hiện đau bụng đi ngoài ra máu không rõ nguyên nhân, phân dạng lỏng. Cùng với đó, người bệnh còn bị sốt, đau khớp, ra mồ hôi trộm vào ban đêm, viêm họng hay phát ban,…

Đến giai đoạn cuối, tình trạng đi ngoài ra máu nặng hơn. Kéo dài trên 1 tháng kèm theo sốt nhiều ngày; sút cân nhanh không rõ nguyên nhân. Khiến cho người bị nhiễm virus HIV nhanh chóng kiệt quệ sức lực.

Lúc này hệ miễn dịch bị tàn phá trầm trọng. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng như: viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư mạch máu, ung thư hạch,… Khả năng tử vong rất cao.

HIV sống được bao lâu?

Trường hợp đầu tiên ở nước ta phát hiện bị HIV là một phụ nữ vào năm 1990. Đến nay đã 28 năm trôi qua, bà vẫn sống rất khỏe mạnh.

Một số ý kiến của các chuyên gia cũng nhận định: khả năng người bị nhiễm HIV sống thọ hơn thế là có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp điều trị; thời gian sống trung bình của một người bị nhiễm HIV là khoảng 10 năm. Vậy người nhiễm virus HIV sống được bao lâu? Những yếu tố nào quyết định đến tuổi thọ của người bị nhiễm HIV?

Thời điểm phát hiện bệnh:

Hiện nay, HIV được coi là bệnh mãn tính và có thể duy trì điều trị bằng thuốc cả đời để kéo dài tuổi thọ. Phát hiện bệnh càng sớm thì cơ hội được can thiệp điều trị càng đạt hiệu quả.

Lúc này bệnh mới hình thành, hệ thống miễn dịch của cơ thể còn chưa bị ảnh hưởng quá nhiều. Đây chính là cơ hội rất tốt để can thiệp sử dụng thuốc; nhằm ức chế khả năng hoạt động của HIV.

Bệnh HIV có thời gian ủ bệnh dài từ 3 – 6 tháng; diễn biến bệnh phức tạp qua nhiều thời kỳ với những biểu hiện ban đầu không rõ ràng nên người bệnh khó phát hiện. Cách duy nhất để phát hiện sớm sự tồn tại của chúng trong cơ thể chính là làm các xét nghiệm.

Nếu bạn đã từng có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung bơm kim tiêm,… Thì nên làm xét nghiệm càng sớm càng tốt, ít nhất là 1 lần trong đời.

Sử dụng thuốc hỗ trợ ức chế hoạt động của HIV:

Hiện nay HIV vẫn chưa có thuốc phòng ngừa và điều trị khỏi. Do đó, điều trị bằng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) được coi là biện pháp hữu hiệu nhất đến thời điểm hiện tại

Điều trị bằng ARV có khả năng làm ức chế sự nhân lên của virus; nên duy trì được lượng virus thấp nhất trong máu và duy trì được tình trạng bình thường của hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch chưa bị suy giảm; người nhiễm giảm có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc chỉ mắc ở mức độ nhẹ; nhờ đó tuổi thọ được kéo dài. Kiên trì dùng thuốc suốt đời sẽ giúp bạn sống chung với HIV trong thời gian dài hơn.

Tâm lý thoải mái:

Thực tế đã chứng minh, tâm lý quyết định đến 50% hiệu quả điều trị và HIV cũng như vậy. Luôn duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng; vận động hợp lý, tham gia các hoạt động thể chất có ích,…Đồng thời, duy trì uống thuốc đầy đủ, đúng chỉ định của bác sĩ; điều đó có thể giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ rất đáng kể.

Với những thế mạnh riêng, phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi luôn là địa chỉ tiến hàng xét nghiệm HIV và các diện bệnh xã hội chất lượng cao phục vụ nhu cầu tầm soát – chẩn đoán và điều trị bệnh của nhân dân thủ đô và các khu vực lân cận.

Mọi băn khoăn về bệnh HIV và xét nghiệm HIV an toàn, hiệu quả, vui lòng chat trên hệ thống [Tư vấn trực tuyến] hoặc liên hệ theo Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 để được giải đáp sớm nhất.

nhiễm hiv bao lâu thì chết

Virus Hiv Có Lây Qua Đường Ăn Uống Không?

Như chúng ta đã biết, HIV thường lây qua 3 con đường chính:

– Truyền máu, tiếp xúc giữa máu người HIV và vết thương hở của người lành:

Đây là con đường có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất. Trong đó, truyền máu có nguy cơ lây nhiễm đến gần 90%. Nguy cơ phơi nhiễm cũng tùy thuộc vào tải lượng virus có trong máu và độ nông sâu của vết thương người lành. Vết thương càng sâu, diện tích xây xát càng rộng càng tăng nguy cơ lây nhiễm.

– Quan hệ tình dục không an toàn:

HIV có thể có trong dịch tiết âm đạo, tinh dịch. Do đó, người bệnh dễ dàng phơi nhiễm khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su. Ngoài ra, quan hệ qua đường hậu môn cũng là con đường nguy cơ cao, do dễ gây trầy xước niêm mạc trực tràng

– Từ mẹ sang con

Đây cũng là đường lây truyền có nguy cơ cao. Đặc biết là lúc chuyển dạ và cho con bú. Đây là 2 giai đoạn mà trẻ có nguy cơ nhiễm cao nhất. Nếu không có các biện pháp can thiệp dự phòng tích cực, tỉ lệ con nhiễm HIV từ mẹ lên đến gần 70%. Tỉ lệ này giảm còn 15% với các biện pháp dự phòng như:

Mẹ uống thuốc kháng virus HIV ngay sau khi biết mình có thai.

Trẻ được dùng thuốc kháng virus ngay sau sinh

Sanh mổ trên các trường hợp này để làm giảm thời gian tiếp xúc giữa mẹ và trẻ khi chuyển dạ

Ngoài ra, hạn chế bú mẹ cũng được nhiều chuyên gia khuyên. Nhưng vấn đề này còn vấp phải khá nhiều tranh cãi.

2. Ăn uống chung với người bệnh HIV/ AIDS có bị lây nhiễm hay không?

Ăn uống, cầm nắm các vật chung như chìa khóa, nắm cửa, bắt tay, giao tiếp… với người bệnh HIV không phải là con đường lây nhiễm HIV.

Tuy nhiên, đó chỉ là nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Bạn hãy nhớ rằng đặc trưng của bệnh này là người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch. Khiến các bệnh nhiễm trùng cơ hội có dịp tấn công cơ thể, gây tử vong cho người bệnh.

Vào giai đoạn cuối HIV – AIDS, hệ miễn dịch suy yếu khiến người bệnh dễ nhiễm các bệnh như:

Lao phổi, Lao màng não

Nấm phổi

Viêm màng não do nấm, kí sinh trùng

Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Việc ăn uống chung, nuốt phải nước bọt của người bệnh giai đoạn này tuy không khiến bạn mắc bệnh AIDS nhưng sẽ khiến bạn mắc các bệnh nhiễm trùng nặng.

Do đó, nếu người bệnh đã chuyển qua giai đoạn AIDS, bạn cần tinh tế và cẩn thận trong việc chăm sóc và tiếp xúc với người bệnh.

Khi người bệnh có các dấu hiệu như:

Sốt cao

Rối loạn tri giác: mê sảng, lú lẫn

Nấm miệng

Nuốt đau, khó, vướng

Tiêu chảy

Ho đàm đục

Nên đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để được điều trị tích cực và dự phòng lây nhiễm cho cộng đồng. Bản thân bạn nếu không chắc chắn là mình có tiếp xúc với vật dụng gì có dính máu của người bệnh không thì nên đi làm xét nghiệm HIV để kiểm tra. Hãy đến ngay với Tổ chức Hỗ trợ Sức khỏe Cộng đồng Hải Đăng để được tư vấn khám và xét nghiệm ngay hôm nay. Việc khám và làm xét nghiệm HIV sẽ cho kết quả chính xác và giúp bạn có cơ hội điều trị phơi nhiễm sớm hơn.

Phòng khám Hải Đăng Địa chỉ: số 15A Ngõ 98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hotline: 0242.242.6565 – 037.750.3283 – 038.991.5664

Trẻ Bị Sốt Virus Nên Ăn Gì? Triệu Chứng Trẻ Bị Sốt Virus

Sốt virus là bệnh trẻ thường rất dễ mắc phải, nhất là khi thời tiết giao mùa hoặc trời trở lạnh hơn. Vậy Sốt virus là gì? Trẻ bị sốt virus nên ăn gì?

Sốt virus do virus kí sinh trong đường hô hấp và đường tiêu hoá gây ra. Sau khi thâm nhập vào cơ thể bé, virus sẽ phát triển và gây bệnh trong điều kiện thuận lợi. Sốt virus có một số triệu chứng giống với viêm não và viêm não Nhật Bản. Vì vậy khi bé có các triệu chứng bị bệnh bố mẹ nên cho bé đến bệnh viện khám chữa. Sốt virus không có thuốc đặc trị mà chỉ điều trị bằng cách tăng cường sức đề kháng của bé để chống lại việc bé bị co giật hoặc sốc

Triệu chứng trẻ bị sốt virus:

– Sốt cao: Thân nhiệt nóng, sốt cao với cảm giác khi nóng, khi lạnh, sốt cùng hiện tượng co giật, nhiệt độ có thể cao trên 38,5 độ C hoặc cao hơn từ 40-41 độ C.

– Đau đầu: Cảm giác mệt mỏi, thường có dấu hiệu đau đầu, nhức đầu dữ dội, các hiện tượng choáng váng đầu óc, ngoài ra còn kèm theo các cảm giác đau nhức toàn thân, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nặng nề.

– Nôn: Có thể xảy ra sau những bữa ăn, ngoài ra còn có thể biểu hiện của nôn khan.

– Khát nước: Cảm giác thèm nước dù uống nước liên tục, miệng đắng, kèm theo cảm giác chán ăn.

– Viêm hạch: Do bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, có thể xuất hiện các hạch vùng đầu, cổ, có thể nhìn hoặc sờ thấy được.

– Phát ban: Xuất hiện 2 hoặc 3 ngày sau khi sốt, trên da nổi những nốt ban nhỏ li ti.

– Rối loạn đường tiêu hóa: Có thể đi ngoài phân lỏng, nhầy.

Các triệu chứng này thường chỉ kéo dài nhiều nhất là vài ngày.

Vậy trẻ bị sốt virus nên ăn gì?

Trẻ bị sốt virus nên ăn gì?

Khi trẻ bị sốt virus, các mẹ cũng đừng quá hoảng sợ, dù đây là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị nhưng cũng không nguy hiểm. Cần phối hợp với bác sĩ theo dõi bé và cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:

Bù sữa cho trẻ nếu trẻ kém ăn bột hoặc cháo.

Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần.

Đặc biệt cho bé ăn nhiều rau củ quả để tăng cường sức đề kháng.

Bên cạnh mối quan tâm trẻ bị sốt virus nên ăn gì, các mẹ nên chú ý một số thực phẩm cần kiêng kị như: trứng, nước đá lạnh, đồ cay nóng, thức ăn khó tiêu…

Chế độ dinh dưỡng: khi bị sốt virus, trẻ thường có biểu hiện chán ăn, nên các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nên lựa chọn các món ăn loãng, dễ ăn như cháo, súp,.. Ngoài ra cần cho trẻ uống thêm các loại nước hoa quả như nước cam, nước chanh,… để tăng cường sức đề kháng.

Giờ thì các mẹ đã biết trẻ bị sốt virus nên ăn gì? nên chăm sóc trẻ như thế nào khi trẻ bị sốt virus khỏi? Trong giai đoạn này, mọi người nhớ phải hợp tác với bác sĩ điều trị và chú ý chăm sóc trẻ hàng ngày.

Nguồn: https://yellowpa.info/