Triệu Chứng Viêm Loét Dạ Dày Trẻ Em / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Loét Dạ Dày

Những triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét dạ dày chính là đau vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, dẫn đến chán ăn, buồn nôn và sút cân không rõ nguyên nhân. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các triệu chứng này để sớm nhận biết bệnh.

Viêm loét dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, xung huyết, đau, loét và hoại tử với diện tích trên 0,5 cm.

– Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, viêm loét dạ dày xảy ra chủ yếu do những nguyên nhân như vi khuẩn HP, trào ngược dịch mật, stress lâu ngày, thói quen ăn uống không khoa học, hút thuốc lá, bia, rượu,…

– Viêm loét dạ dày nếu không sớm hỗ trợ điều trị hiệu quả và dứt điểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và ung thư là những hệ lụy nguy hiểm vô cùng.

– Có tới 20% các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nhưng lại chẳng có những triệu chứng, đến khi xuất hiện các biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc hẹp môn bị,… thì nội soi kiểm tra mới biết rằng mình bị bệnh.

Những trường hợp còn lại sẽ có những triệu chứng như sau:

Đau vùng thượng vị – triệu chứng của viêm loét dạ dày

– Theo Đông y, đau thượng vị còn gọi là tâm vị thống hay vị quản thống.

– Có nguyên nhân dẫn đến đau vùng thượng vị. Do đó, cảm giác đau ở mỗi bệnh cũng khác nhau, có người bị đau âm ỉ, lại có trường hợp đau tức bụng, đạu quặn từng cơn hoặc bỏng rát,…

– Nhiều người bệnh có thể bị đau nhiều và ảnh hưởng đến các bộ phận khác như đau lưng, khó thở, tức ngực,…

– Khi viêm loét dạ dày tiếp xúc với dịch vị, người bệnh sẽ bị đau vùng thượng vị. Lúc này, bạn thường bị đau vào lúc đói, đau khi ăn quá no, cơn đau dữ dội, quằn quại.

– Nếu đau thượng vị do viêm loét tá tràng thì cơn đau sẽ dịu dần khi người bệnh uống thuốc trung hòa axit dịch vị hoặc một ít đồ ăn.

– Đau thượng vị do viêm loét dạ dày thường có tính chu kỳ, đau từ 2 – 8 tuần. Sau đó sẽ giảm dần dù người bệnh không uống thuốc.

– Rối loạn tiêu hóa ở người bị viêm loét dạ dày khiến họ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

– Lúc này, thay vì hơi sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn thoát ra ngoài theo đường hậu môn thì lại thoát ra qua đường miệng. Gọi là hiện tượng ợ hơi.

– Ngoài ợ hơi, ợ chua cũng là biểu hiện của viêm loét dạ dày thường kỳ đầu.

– Khi tăng tiết dịch axit dẫn đến dư thừa, trào ngược lên thực quản và khiến người bệnh có cảm giác chua ở miệng.

– Axit dạ dày tăng tiết dịch và trào ngược lên thực quản cũng sẽ gây ra hiện tượng nóng rát ở thượng vị.

Nôn hoặc buồn nôn cũng là triệu chứng của viêm loét dạ dày

– Do đó, bạn hay gặp triệu chứng buồn nôn hoặc nôn.

– Cảm giác khó chịu sẽ giảm rõ rệt sau khi nôn hết các chất ra ngoài.

– Nếu các chất được nôn ra có màu đen sẫm, khả năng người bệnh đang bị chảy máu đường tiêu hóa trong rất cao.

Chán ăn và sút cân cũng là triệu chứng thường gặp ở người bị viêm loét dạ dày

– Khi niêm mạc dạ dày bị viêm loét, quá trình tiêu hóa bị gián đoạn, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

– Do tiêu hóa có vấn đề nên người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu và hay bị trào ngược dịch dạ dày lên thực quả, ợ chua, đắng miệng,… khiến người bệnh ăn không ngon, chán ăn và dẫn đến sút cân nhanh chóng.

Người bệnh không nên chủ quan với những triệu chứng của bệnh viêm loét mà cần được hỗ trợ điều trị sớm để chủ động bảo vệ của mình.

Triệu Chứng Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

Rối loạn tiêu hóa, đau vùng bụng, cảm giác buồn nôn hoặc nôn… là những triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp. Những dấu hiệu này kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm bệnh.

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Biểu hiện đầu tiên thường thấy xuất hiện sớm nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là cảm giác đau tức vùng bụng trên. Có những trường hợp cơn đau lan cả ra sau lưng.

Triệu chứng đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng hay gặp nhất khi để bụng đói, sau khi ăn vài tiếng hoặc cả khi ăn quá no. Mức độ đau không giống nhau, người chỉ bị đau sơ, có người thì nhẹ nhưng kéo dài, nặng hơn thì thấy bụng quặn thắt đi kèm tức ngực, đau lưng.

Sau khi ăn xong nhiệm vụ của dạ dày là tiêu hóa thức ăn nhưng những vết viêm loét gây đau khiến dạ dày lập tức phản xạ bằng cách co bóp mạnh hơn làm bệnh nhân bị nôn ói. Khi nôn thấy cả thức ăn của bữa trước do dạ dày không thể tiêu hóa được.

Khi nôn thức ăn ra ngoài bạn nên chú ý xem có phần nôn có dính lẫn máu hay không. Nếu bị chảy máu trong lòng dạ dày cần hết sức cẩn trọng, nếu xuất huyết nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Rối loạn tiêu hóa cũng là một triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bị rối loạn chức năng tiêu hóa sẽ gây ra chứng bệnh táo bón hoặc tiêu chảy.

Hơn nữa tình trạng ứ đọng thức ăn thường xuyên khiến người bệnh luôn có cảm giác phình trướng ở bụng rất khó chịu kèm theo đó là hiện tượng ợ nóng ,ợ chua gây đau rát ở cổ và ngực.

Triệu chứng này là do thức ăn đi vào cơ thể không được phân hủy, chất dinh dưỡng không được chuyển hóa nên cơ thể không thể hấp thụ. Hơn nữa những triệu chứng viêm dạ dày tá tràng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như chế độ nghỉ ngơi của người bệnh. Hai yếu tố này khiến cơ thể suy nhược và sụt cân nhanh chóng.

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý khá phổ biến và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Chứng hẹp môn vị: Triệu chứng điển hình của bệnh đó là đau bụng kèm theo đó là hiện tượng nôn ói dữ dội, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Thủng dạ dày: Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng đó là thủng dạ dày đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.

Xuất huyết hệ tiêu hóa: Đây là một biến chứng khá phổ biến. Người bệnh có thể xuất hiện hiện tượng nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu, đại tiện phân đen, phân có mùi khó chịu.

Ung thư dạ dày: Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị sớm những ổ viêm loét sẽ dễ phát triển thành ung thư.

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra thì ngay từ khi thấy xuất hiện các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa để được thăm khám, chẩn đoán sớm bệnh.

Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Căn cứ vào đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Chuyên khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hội tụ đầy đủ các chuyên gia trong lĩnh vực tiêu hóa như Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II. Thầy thuốc ưu tú Phạm Thị Bình – Nguyên Trưởng khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Bạch Mai và Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng – Bác sĩ Chuyên khoa II, thầy thuốc ưu tú, Nguyên Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện E. Người bệnh sẽ được bác sĩ trực tiếp tư vấn và điều trị bệnh.

Viêm Loét Dạ Dày Nặng

Viêm loét dạ dày nặng thường bắt nguồn từ tình trạng niêm mạc dạ dày tổn thương trong thời gian dài mà không được chữa trị. Khi bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn này, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Do đó, nắm được dấu hiệu cũng nhưng cách chữa trị viêm loét dạ dày nặng sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán và điều trị.

I/ Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày nặng

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý vô cùng phổ biến của đường ruột. Nó là hậu quả của sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và tấn công. Nhân cơ hội này, các tác nhân gây hại sẽ xâm nhập và làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Hệ quả là dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Kích thước vết loét thường ở mức 50mm hoặc có thể lớn hơn. Bệnh có thể được chữa khỏi bằng việc áp dụng các biện pháp y khoa hoặc bằng các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu ngày mà không được chữa trị, nó sẽ chuyển thành dạng bệnh viêm loét dạ dày nặng.

Để xác định viêm loét dạ dày nặng, nhiều người thường dựa vào kích thước của vết loét. Tuy nhiên, cách này không phải lúc nào cũng chính xác. Bởi có những trường hợp đường kính của vết loét lên đến 4cm nhưng nó lại thuộc dạng lành tính vì vị trí hoại tử chỉ nằm ở khu vực bên trên góc. Còn nếu như vết loét có vết bầm đen, thấy mao mạch ở vị trí dưới đáy của ổ loét khiến ảnh hưởng tới sức khỏe và có nguy cơ gây biến chứng thì được xem là viêm loét dạ dày nặng.

Trong nhiều trường hợp, để nhận diện viêm loét dạ dày nặng người ta thường dựa vào các triệu chứng mà bệnh gây ra. Thông thường, các triệu chứng viêm loét dạ dày nặng cũng tương tự như khi bệnh đang ở mức độ nhẹ nhưng ở mức độ nặng hơn. Bệnh được nhận diện dựa trên các biểu hiện sau đây:

Buồn nôn và nôn

Khi lớp niêm mạc bị viêm loét, thức ăn thường sẽ không tiêu hóa được mà ứ đọng tại dạ dày. Điều này sinh ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và được đẩy lên khoang miệng. Do đó bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn, chướng bụng. Đôi khi còn nôn ra thức ăn đã ăn của ngày hôm trước. Để ý sẽ thấy dịch bị nôn có màu xanh đen, hôi, thậm chí có thể lẫn cả máu.

Đại tiện không bình thường

Đây cũng là một dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng không nên bỏ qua. Lúc này, bệnh nhân đi đại tiện sẽ thấy phân nát, có màu đen, phân sống. Nhiều trường hợp bệnh nhân còn đi đại tiện ra máu nếu như bị xuất huyết dạ dày.

Đau thượng vị, đau bụng liên tục

Nếu đang bị viêm loét dạ dày nhẹ, cơn đau thường diễn ra theo từng đợt, mỗi đợt thường kéo dài khoảng 2 – 8 tuần rồi biến mất. Nhưng khoảng vài tháng sau, cơn đau lại xuất hiện, đôi khi phải đến vài năm sau bệnh nhân mới bị đau trở lại. Vào mùa đông, bệnh nhân dễ thấy đau hơn và thường xuất hiện sau bữa trưa hoặc bữa tối khoảng 30 – 2 giờ.

Giảm cân nhanh bất thường – dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày nặng

Một trong những dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày nặng mà chúng ta không thể bỏ qua là giảm cân nhanh. Bởi niêm mạc bị tổn thương trầm trọng sẽ khiến cho dạ dày không thể hấp thụ được dinh dưỡng. Từ đó làm cho cơ thể bị suy nhược trầm trọng. Cũng vì không hấp thụ được chất dinh dưỡng nên cơ thể họ dễ xuống cân, khó béo và thậm chí là gầy đi một cách nhanh chóng. Họ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể ra nhiều mồ hôi, chân tay lạnh, da dẻ xanh xao, thường hay bị hoa mắt chóng mặt do tụt huyết áp.

II/ Phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày nặng

Viêm loét dạ dày nặng là một hệ quả của việc chủ quan, không điều trị bệnh viêm loét dạ dày sớm hoặc điều trị sai cách. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày, chẳng hạn như: Do lạm dụng thuốc tây, hút thuốc lá nhiều, tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài… Chưa hết, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể bị hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa và thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó, đi khám và điều trị bệnh sớm khi thấy có biểu hiện bất thường là điều rất cần thiết.

*) Điều trị viêm loét dạ dày nặng bằng thuốc tây

Để xác định được các loại thuốc phù hợp cần sử dụng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm như nội soi, phân tích mô mẫu… Thông qua kết quả thu được, bác sĩ sẽ nắm được tình trạng bệnh lý và từ đó sẽ chỉ định cho bệnh nhân các loại thuốc và liều lượng phù hợp. Thông thường, những loại thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng được sử dụng bao gồm:

Các loại thuốc giảm tiết dịch vị acid dạ dày.

Thuốc kháng acid giúp trung hòa lượng acid dịch vị có trong dạ dày tá tràng.

Trong trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp thì các loại thuốc diệt vi khuẩn Hp sẽ được chỉ định.

Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ngăn chặn bài tiết dịch HCL

Nhóm thuốc tạo màng bọc được chỉ định để giúp tạo vỏ bọc xung quanh ổ loét để giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.

Vì các loại thuốc tây luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Do đó, hãy tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về để dùng nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân. Bên cạnh đó, thường xuyên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để nắm được tình trạng bệnh của mình.

*) Tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm có tác dụng kháng viêm

Bên cạnh việc dùng thuốc, sử dụng các nguyên liệu có tác dụng kháng viêm cũng là một trong những cách chữa viêm loét dạ dày nặng mà người bệnh nên thực hiện. Các thực phẩm này sẽ hỗ trợ việc điều trị diễn ra thuận lợi và mang đến tác dụng mau chóng hơn. Các thực phẩm có tác dụng kháng viêm bạn nên dùng bao gồm:

Nghệ vàng: Từ lâu, nghệ vàng đã được biết đến với tác dụng kháng viêm, giúp làm lành nhanh chóng các vết loét. Bởi trong nghệ vàng chứa nhiều hoạt chất curcumin nên nó cũng mang đến tác dụng đáng kể trong việc khắc phục các triệu chứng mà viêm loét dạ dày nặng gây ra. Để mang đến hiệu quả tốt hơn, bệnh nhân nên kết hợp tinh bột nghệ và mật ong. Chúng cũng sẽ giúp giảm tiết dịch vị dạ dày, bệnh cũng vì thế mà mau được chữa lành hơn.

Nha đam: Uống nước nha đam có tác dụng giảm đầy hơi, chướng bụng, giúp nhuận tràng…

Sử dụng các bài thuốc từ cây chè dây, quả đậu rồng, lá đơn đỏ… cũng có khả năng giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra.

*) Xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Uống nhiều nước, bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt. Nên ăn các món ăn được chế biến mềm, dễ tiêu hóa.

Không ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm được chế biến sẵn.

Tránh sử dụng rượu bia, các đồ uống chứa cồn, các chất kích thích vì chúng có thể khiến bệnh trở nên nặng thêm.

Luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ vì căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm loét dạ dày tá tràng nặng.

Ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Không làm việc quá sức, không nên thức khuya.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao bằng các bài tập phù hợp để nâng cao sức khỏe cho bản thân.

Hãy đi khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Những Triệu Chứng Viêm Loét Dạ Dày Thường Gặp

Đau thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng có tính chu kỳ, đau thường từ 2 đến 8 tuần sau đó cơn đau giảm dần dù người bệnh có uống thuốc hay không. Nhưng những cơn đau này dễ tái phát vào thời gian sau đó.

2. Ợ hơi, ợ chua

Rối loạn tiêu hóa ở người bị viêm loét dạ dày khiến người bệnh dễ chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Lúc này, thay vì hơi sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn thoát ra ngoài theo đường hậu môn thì lại thoát ra ngoài theo đường miệng. Đây là hiện tượng ợ hơi. Ngoài ợ hơi, ợ chua cũng là biểu hiện điển hình của thời kỳ đầu viêm loét dạ dày. Người bị viêm loét dạ dày thường dễ tăng tiết acid, lượng acid dư thừa này khi trào ngược lên phần thực quản sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác chua ở miệng. Acid dạ dày tăng tiết và trào ngược lên thực quản cũng gây ra hiện tượng nóng rát vùng thượng vị bởi acid trào ngược gây kích ứng ống thực quản đoạn chạy qua vùng thượng vị.

3. Rối loạn tiêu hóa

Quá trình tiêu hóa ở người bị viêm loét dạ dày bị gián đoạn do niêm mạc dạ dày đang bị viêm loét. Bệnh nhân có thể bị táo bón, đi ngoài phân sống, tiêu chảy… Những triệu chứng như vậy gây mệt mỏi cho người bệnh.

4. Nôn hoặc buồn nôn

Rối loạn tiêu hóa ở người bị viêm loét dạ dày khiến người bệnh khó chịu, muốn tống khứ các chất chứa trong dạ dày ra ngoài. Vì vậy mà hay gặp triệu chứng buồn nôn, thậm chí là nôn các chất ra ngoài. Cảm giác khó chịu sẽ giảm rõ rệt sau khi người bệnh nôn được các chất ra ngoài. Nếu những chất nôn ra ngoài có màu đen sẫm, khả năng lớn bệnh nhân đã bị chảy máu tiêu hóa trong.

5. Chán ăn và sụt cân

Niêm mạc dạ dày bị viêm loét khiến quá trình tiêu hóa bị gián đoạn, khó hấp thụ chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Do tiêu hóa có vấn đề nên bệnh nhân luôn có cảm giác đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu, nhiều bệnh nhân bị trào ngược dịch dạ dày lên thực quản do acid dạ dày tăng tiết gây cảm giác chua và đắng ở miệng… khiến người bệnh không có cảm giác ngon miệng nên không muốn ăn, dần dần dẫn đến sụt cân.

Người bệnh không nên chủ quan với những triệu chứng viêm loét dạ dày trên bởi phát hiện sớm và kịp thời sẽ giúp bệnh sớm được điều trị. Là căn bệnh không khó chữa nhưng nếu người bệnh chủ quan coi thường, bệnh dễ biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày. Do vậy, khi đã phát hiện những triệu chứng viêm loét dạ dày như trên cần chủ động chữa trị nhằm khắc phục nhanh chóng tình trạng bệnh và phòng tránh tái phát.

Khi có một trong các triệu chứng viêm loét dạ dày điển hình trên, người bệnh nên theo dõi và thăm khám kịp thời sẽ giúp bệnh sớm được điều trị. Là một căn bệnh không khó chữa nhưng khi chủ quan coi thường, bệnh dễ biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng dạ dày thậm chí ung thư dạ dày.

Như đã đề cập, nhiều bệnh nhân viêm loét dạ dày nhưng không xuất hiện triệu chứng bệnh. Do vậy, mỗi người nên chủ động nâng cao hiểu biết về bệnh viêm loét dạ dày để phát hiện sớm, khắc phục nhanh chóng tình trạng bệnh và phòng tránh nguy cơ tái phát.