Triệu Chứng Viêm Giãn Tĩnh Mạch / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Các Triệu Chứng Của Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thể về tỉ lệ người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nhưng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ. Vì thế ngay từ bây giờ chúng ta nên tìm hiểu các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân để biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân chi dưới ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện. Người bệnh thường có biểu hiện ngứa chân, mỏi chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều. Ban đêm thường có hiện tượng vọp bẻ (chuột rút), có cảm giác kiến bò trong ống chân. Lúc này, các mạch máu chưa nổi rõ nên người bệnh thường chủ quan nghĩ rằng nghỉ ngơi sẽ hết.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân giai đoạn tiến triển

Triệu chứng của bệnh giản tĩnh mạch chân trong giai đoạn này sẽ có biểu hiện rõ hơn giai đoạn đầu. Các hiện tượng như bàn chân bị phù, phù ở mắt cá chân, khi mang giày hoặc dép có cảm giác chật hơn bình thường, các mạch máu bắt đầu nổi trên da và nổi thành từng búi. Kiểm tra độ phù chân bằng cách ấn ngón tay vào và xuất hiện vết lõm của ngón tay trên da.

Các tĩnh mạch lúc này bị giãn có thể nhỏ hơn 1mm, giãn như mạng nhện ở vùng đùi có đường kính nhỏ hơn 1mm, giãn tĩnh mạch lưới nhỏ dưới 3mm. Không chỉ vậy, màu sắc trên da cũng sẽ bị đổi, có màu đen sậm hơn da bình thường. Lúc này ta sẽ dễ dàng nhận biết vì nó nổi rõ trên da và mất đi tính thẩm mỹ.

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân thể hiện rõ nhất ở việc bị lở loét da ở phần cẳng chân. Vết loét càng ngày càng to và sâu, bên cạnh đó còn những vết loét nhỏ bao quanh, kèm theo da sạm và phù. Lúc đầu các vết loét có thể tự lành, sau đó bệnh tiếp tục tiến triển, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài các dấu hiệu trên thì các tĩnh mạch này sẽ bị giãn ra có thể hơn 10mm.

Có thể thấy các dấu hiệu của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân có thể thay đổi, từ tình trạng nhẹ đến nặng dần. Trường hợp người bệnh có những dấu hiệu nặng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

Biến Chứng Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch

BIẾN CHỨNG BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Triệu chứng ban đầu: Người bệnh cảm thấy mỏi chân, tê chân, đau chân, chuột rút về đêm.

Da chân đổi màu: Bệnh giãn tĩnh mạch nếu không được chữa trị, sẽ dẫn đến tình trạng máu huyết không hồi về tim được, gây ra dư thừa rò rỉ vào các mô của chân, khiến cho một số vùng da chân sẽ tăng sắc tố da và trở nên thẫm màu.

Viêm các mô chân: Nếu bệnh để lâu ngày không được chữa trị, người bệnh sẽ có cảm giác đôi chân ngày càng nặng nề, đi lại khó khăn, đó là khi các mô chân bị xơ cứng và viêm.

Giãn tĩnh mạch chi dưới với các biến chứng khó lường

Loét da – hoại tử

Loét chân do giãn tĩnh mạch: Bị giãn tĩnh mạch lâu năm không chữa trị có thể gây ra tình trạng loét chân. Vết loét thường xảy ra ở những khu vực ống quyển hoặc mắc cá chân, chúng sẽ lớn lên theo thời gian và gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch làm máu dưới chân không lưu thông trao đổi máu mới do đó không cung cấp được chất dinh dưỡng cho những tế bào nơi đây dễ dẫn tới tế bào bị viêm, chết gây ra tình trạng hoại tử, ban đầu là những vết loét nhỏ dần dần sẽ hình thành khu vực lớn hơn.

Viêm tắc tĩnh mạch

Viêm tắc tĩnh mạch nông: Sự suy yếu của các tĩnh mạch làm giảm lưu lượng máu, qua thời gian, gây nên tình trạng viêm tắc tĩnh mạch nông, là những tĩnh mạch sát dưới da khiến cho da vùng chân bị đỏ, các tĩnh mạch bị sưng và đau.

Viêm tắc tĩnh mạch sâu: Viêm tắc tĩnh mạch sâu là tình trạng nghiêm trọng của bệnh giãn tĩnh mạch. Người bệnh có cảm giác như dây thần kinh bị chèn ép, chân bị sưng tấy, chân đau nhiều, có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông nếu di chuyển xa hơn lên phía trên cơ thể, có thể gây viêm tắc phổi, nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng nguy cấp đến tính mạng người bệnh.

Đột quỵ – nhồi máu cơ tim

Biến chứng nguy hiểm nhất của suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra đó là việc máu ứ trệ bên trong thành tĩnh mạch lâu ngày không được lưu thông dễ hình thành các cục máu đông gọi là huyết khối, hay các mảng xơ cứng. Huyết khối này trong quá trình di chuyển nếu đến đúng vị trí của động mạch tim, động mạch vành dễ làm tắc nghẽn gây ra hiện tượng nhói đau ở tim. Biến chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch này cực kỳ nguy hiểm dễ dẫn tới tử vong nếu không xử lý đúng cách và kịp thời.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới cần phải được điều trị

Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn, chi phí ít hơn và bệnh nhân có thể giảm được các tình trạng đau chân nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống. Phát hiện và điều trị sớm bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới còn giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm khác.

TADOCO – Tận Tâm Yêu Thương

Tags: biến chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch

Biểu Hiện Giãn Tĩnh Mạch

Giãn tĩnh mạch là một căn bệnh phổ biến với khoảng hơn 1/3 dân số mắc bệnh và có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, Giãn tĩnh mạch không chỉ là căn bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ trên bề mặt da như nổi gân xanh, đỏ, gân ngoằn ngoèo, da đổi màu vv… mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động khác như đi lại khó khăn, chân đau, chân lở loét và cản trở quá trình vận chuyển máu về tim vv… Tìm hiểu những biểu hiện giãn tĩnh mạch là rất cần thiết để có thể điều trị sớm và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Cần phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch

Biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch có thể nhận biết bằng mắt thường. Bạn có thể nhìn thấy các tĩnh mạch bị giãn có màu xanh, màu sẫm hoặc hình dạng xoắn nổi lên dưới bề mặt da, tuy nhiên, không phải ai cũng có các dấu hiệu đó. Những triệu chứng ban đầu là người bệnh có cảm giác chân nặng nề, đau mỏi thường xuyên và tình trạng càng tồi tệ hơn sau thời gian phải đứng hoặc ngồi lâu. Khi bệnh tiến triển, có các biểu hiện là chân ngứa ran, châm chích, có thể sưng ở bàn chân và mắc các chân. Da chân đổi màu, da khô, mỏng, các tĩnh mạch sưng viêm. Khi giãn tĩnh mạch đã sang giai đoạn biến chứng sẽ hình thành các vết loét và chân có thể bị chảy máu sau những chấn thương nhỏ.

Giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng khi có dấu hiệu của sự tắc nghẽn làm hình thành các cục máu đông di chuyển trong lòng tĩnh mạch, có thể gây nguy hiểm tính mạng người bệnh.

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch, bảo vệ bản thân, bạn cần lưu ý:

Tập thể dục đều đặn, quen thuộc như đi bộ hàng ngày, tăng cường các hoạt động bơi lội, đi xe đạp vv…

Lưu ý cách sử dụng trang phục, không sử dụng trang phục quá bó eo, hông và ôm chân gây cản trở lưu thông máu, không đi giày cao gót có hại cho tĩnh mạch.

Ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn nhiều chất xơ và trái cây tươi, không ăn nhiều tinh bột mì trắng, thực phẩm chế biến sẵn, không ăn nhiều muối, nhiều đường.

Việc ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ dẫn tới việc tích tụ máu dưới chân vì vậy, nếu bạn đang làm một công việc không có nhiều cơ hội vận động, hãy cố gắng đứng lên và thay đổi tư thế vài lần trong ngày.

Những biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, kiểm tra chân bạn và ghi nhận các dấu hiệu, sau đó siêu âm mạch máu doppler xác định hệ thống tĩnh mạch nào suy, tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu hoặc các nhánh tĩnh mạch xuyên, để từ đó có kế hoạch điều trị cho cho người bệnh sớm nhất có thể.

Triệu Chứng Của Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Thừng Tinh Tphcm

Ngày đăng : 25-05-2017 – Lượt xem : 814

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng các tĩnh mạch tinh trong và đám rối tĩnh mạch hình dây leo bị giãn ra. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Do máu chảy ngược vào trong tĩnh mạch và ứ đọng tại các mạch máu phía trên tinh hoàn, do nhiệt độ vùng bìu tăng cao và đột ngột, suy tĩnh mạch, trào ngược các chất chuyển hóa từ tuyến thượng thận qua thận đến các tĩnh mạch tinh…

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nam giới có thể nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh qua các triệu chứng sau:

➣ Thể tích tinh hoàn nhỏ và có dấu hiệu teo dần.

➣ Vùng bìu có cảm giác đau nhức, các cơn đau này càng tăng khi về cuối ngày, hoặc khi cánh mày râu đứng, ngồi quá lâu hay vận động mạnh.

➣ Vùng bìu sưng lên khi các tĩnh mạch tinh bị giãn và phình to lên.

➣ Rối loạn quá trình sinh tinh do sự thay đổi các mô của tinh hoàn, phát hiện những bất thường khi tiến hành xét nghiệm tinh dịch đồ.

➣ Nồng độ hormone testosterone giảm, nồng độ các hormone khác có sự thay đổi.

➣ Đối với những nam giới thường xuyên phải lao động nặng nhọc thì bệnh giãn mạch thừng tinh thường có các biểu hiện như: Tinh hoàn đau và có cảm giác nặng nề, khi sờ vào gốc dương vật có thể cảm nhận được búi giống như sợi mì, một bên tinh hoàn nhỏ hơn bên kia…

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể xuất hiện ở nam giới ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là người cao tuổi. Bệnh này nếu kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề như:

➣ Ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống hàng ngày.

➣ Làm giảm khoái cảm, ham muốn cũng như chất lượng đời sống tình dục.

➣ Có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn do bệnh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, làm chất lượng và số lượng của tinh trùng.

Chính vì vậy, khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, các quý ông nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và tiến hành điều trị bệnh.

➣ Nên lựa chọn những địa chỉ y tế uy tín và chất lượng, được đầu tư thiết bị y tế hiện đại, quy tụ các chuyên gia chuyên khoa với kinh nghiệm lâu năm và tay nghề cao… để đảm bảo hiệu quả khám chữa bệnh.

➣ Đặc biệt, để đẩy lùi nhanh chóng và hiệu quả bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, trong thời gian điều trị bệnh nam giới cần chú ý một số điều sau: Vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ, mặc quần lót rộng rãi, kiêng quan hệ tình dục, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế hút thuốc lá và sử dụng rượu bia…

Với những chia sẻ trên về triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, hy vọng có thể giúp các bạn nam sớm nhận biết và hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh này.