Triệu Chứng Trẻ Sơ Sinh Bị Xuất Huyết Não / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Xuất Huyết Não Trẻ Sơ Sinh

1. Bệnh xuất huyết não ở trẻ là bệnh gì?

Xuất huyết não là một loại đột quỵ. Đây là tình trạng khi máu tràn vào mô não gây tổn thương não. Khi máu lan tỏa vào trong mô não sẽ gây ra hiện tượng phù não, máu tạo thành một khối ở trong não gọi là hiện tượng tụ máu.

Thường thì bệnh xuất huyết não xảy ra đột ngột và nhanh chóng, vì vậy nếu trẻ bị bệnh cần phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh trở nặng thì trẻ rất dễ tử vong chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ.

Trẻ mắc bệnh này thường có tỷ lệ tử vong cao, không có trường hợp nào có thể chữa trị khỏi và thường nếu còn sống thì chỉ khả năng bị tàn phế vĩnh viễn.

2. Nguyên nhân trẻ bị xuất huyết não

Bệnh xuất huyết não dường như là nặng nhất trong các loại bệnh thường gặp ở trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân cần chú ý như sau.

Trẻ bị chấn thương vùng đầu, hoặc vận động nhiều bị té, ngã bị đập đầu xuống đất và đây là nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp.

Trẻ bị tăng huyết áp

Trẻ bị các vấn đề về gan, u não

Trẻ bị rối loạn đông máu

Mạch máu bất thường

Cho dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa nếu phát hiện sớm các mẹ nên đưa đi viện nhanh nhất có thể để có phương pháp điều trị kịp thời.

3. Dấu hiệu và di chứng của bệnh cha mẹ cần biết

Để có thể được điều trị đúng lúc và không gây tử vong đến trẻ, mẹ cần nhận biết được các dấu hiệu và những di chứng để lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai sau này của trẻ, mẹ cần lưu ý những điều cơ bản sau.

Dấu hiệu phát hiện bệnh xuất huyết não ở trẻ

Nhức đầu dữ dội

Buồn nôn, ói mửa liên tục

Hôn mê, mất tỉnh táo

Mắt lờ đờ, không mở được

Chân, tay trẻ mềm và yếu

Bất tỉnh, mê sảng

Cơ địa của từng trẻ là khác nhau vì vậy nếu bạn gặp bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào thì cần liên hệ với các bác sĩ ngay lập tức để cho phương thức điều trị đúng đắn.

Di chứng của bệnh cha mẹ cần biết

Tàn phế: Khi bị xuất huyết não nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và vận động của trẻ, trẻ không thể làm chủ được bản thân mà cần phải sống phụ thuộc vào người khác cả đời.

Tâm lý: Sau khi trải qua căn bệnh quái ác này tinh thần trẻ dễ bị chấn động, trẻ thường xuyên buồn tủi và cô đơn khi phải nằm một chỗ. Dễ làm cho trẻ bị tự kỷ và tuổi thọ không cao.

Ngôn ngữ: Sau này lớn lên trẻ sẽ gặp khó khăn trong lời nói của mình. Vì xuất huyết não làm cho trẻ bị méo miệng, không thể phát âm rõ ràng, nếu trường hợp nặng trẻ chỉ có thể bập bẹ được vài câu.

Nhận thức: Trí nhớ trẻ bị giảm sút nghiêm trọng, trẻ không tự nhớ được những việc đã làm trong những ngày gần nhất.

Hô hấp: Trẻ bị bệnh này thường hay gặp phải vấn đề hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.

Không tự chủ được trong vệ sinh: Đây là di chứng nặng nề nhất mà trẻ gặp phải khi việc tiểu tiện cũng phải nhờ đến người khác làm, dễ gây cho trẻ cảm giác cáu gắt, bực bội, khó chịu.

Ngoài những biến chứng trên, nếu không điều trị sớm bệnh xuất huyết não sẽ trở nên khó chữa và gây tử vong ở trẻ.

Dấu Hiệu, Triệu Chứng Nhận Biết Sớm Bệnh Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Sơ Sinh

Trong năm 2017, nước ta có ít nhất 30 người tử vong vì sốt xuất huyết, trong đó có 4 ca là trẻ nhỏ. Nói riêng về sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, bệnh diễn biến rất nhanh song lại khó nhận biết vì trẻ còn quá nhỏ, dẫn đến khả năng nguy hiểm đến tính mạng rất cao. Vậy đâu là nguyên nhân, làm sao để nhận biết và chữa trị? Cùng Mabio tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là gì?

Sốt xuất huyết, hay còn được gọi với tên sốt Dengue, là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi một trong 4 nhóm virus Dengue, dễ gặp nhất vào mùa mưa. Trẻ sơ sinh với sức đề kháng yếu là một trong những mục tiêu tấn công chính của bệnh.

Mỗi năm trên thế giới có hàng trăm triệu người mắc sốt xuất huyết, trong đó các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, hay các nước Châu Phi là những nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho mầm bệnh phát triển.

Sốt xuất huyết tiến triển nhanh, lại có khả năng lây nhiễm nên rất dễ bùng phát thành dịch. Vì vậy, sốt xuất huyết nói chung và sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh nói riêng cần có được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng.

Năm 2017, mặc dù chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết của Việt Nam được triển khai khá quyết liệt, song vẫn có tới 90.000 ca mắc bệnh và hàng chục người bệnh tử vong trong đau thương. Điều này chứng tỏ chúng ta phải làm tốt hơn nữa công tác phòng và chữa bệnh trong thời gian tới.

Nguyên nhân và con đường lây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và người lớn là virus Dengue, và loài muỗi Aedes chính là con đường lây nhiễm. Khi muỗi đốt phải người bị sốt xuất huyết, trên vòi của muỗi mang virus Dengue, virus này sẽ xâm nhập vào cơ thể và tấn công người lành khi con muỗi đốt sang người tiếp theo.

Nếu không có muỗi Aedes, bệnh sốt xuất huyết không thể lây nhiễm trực tiếp từ người sang người.

Virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3 và Dengue 4. Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết khi còn nhỏ là do nhiễm 1 trong 4 loại virus này.

Khi lớn lên, trẻ vẫn có thể tái nhiễm sốt xuất huyết do bị 3 virus Dengue còn lại tấn công. Nói cách khác, sốt xuất huyết không phải là bệnh chỉ mắc 1 lần trong đời. 1 người có thể bị sốt xuất huyết tới 4 lần nếu không có các biện pháp phòng ngừa.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Trên thực tế, sốt xuất huyết dễ bị nhầm lẫn với sốt cảm cúm thông thường hoặc sốt phát ban. Các triệu chứng, dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh lại càng khó nhận biết vì trẻ còn quá nhỏ. Khi khó chịu, trẻ chỉ biết quấy khóc chứ không thể diễn tả được những gì mà mình đang phải trải qua.

Để biết được trẻ có đang bị sốt xuất huyết hay không, cha mẹ có thể dựa vào những biểu hiện sau:

– Trẻ sốt cao đột ngột, dùng nhiệt kế đo liên tục thấy sốt trên 38,5 độ C.

– Trẻ không ăn, bỏ bú, bụng chướng, quấy khóc.

– Dưới da bị xuất huyết dạng chấm, nốt.

– Chảy máu chân răng, cháy máu cam.

– Trẻ nôn khan, nôn ra máu.

Nếu trước đó trẻ đã từng bị sốt xuất huyết thì ở lần mắc bệnh tiếp theo, các triệu chứng thường nặng hơn và tiến triển nhanh hơn.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

– Trẻ sốt cao trên 2 ngày liên tục.

– Trẻ lừ đừ, ngủ li bì, vã mồ hôi, chân tay lạnh.

– Nôn nhiều.

– Đi tiểu ít, đi ngoài ra phân đen là dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa nặng cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh như thế nào?

– Chẩn đoán: Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, sau đó thực hiện kiểm tra máu xem có sự hiện diện của virus hay kháng thể với virus Dengue hay không.

Lúc này, cha mẹ cần cung cấp cho bác sĩ về tình hình mà con mình gặp phải trong những ngày trước đó, trẻ có nằm trong vùng dịch bệnh hay không, trước đó trẻ đã uống những thuốc gì… để có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

– Điều trị: Hiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh và người lớn. Thuốc điều trị chủ yếu là thuốc giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, việc dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cẩn phải đặc biệt cẩn trọng vì chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến trẻ mất mạng.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao, không nên tự chăm sóc trẻ tại nhà mà nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt. Các cơ sở y tế nhỏ lẻ ở địa phương không thể làm xét nghiệm máu và không thể cho kết quả chẩn đoán chính xác có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Hiện chưa có vắc xin chủng ngừa sốt xuất huyết dành cho trẻ sơ sinh và người lớn. Do đó cha mẹ phải chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng cách:

– Nơi sinh sống phải đảm bảo thoáng mát, thường xuyên có ánh nắng chiếu vào để tiêu diệt nơi trú ẩn của muỗi.

– Không để nước trong chum vại, chai lọ lâu ngày. Vật dụng nào không dùng đến phải để khô và úp xuống để muỗi không có nơi đẻ trứng.

– Thường xuyên vệ sinh nơi ở của trẻ, xịt các loại thuốc diệt trừ muỗi quanh nơi ở.

– Trong trường hợp xuất hiện dịch bệnh trong khu dân cư gia đình sinh sống, không để trẻ đến trường (nếu đã cho bé đi nhà trẻ), đưa trẻ di chuyển ra xa vùng dịch bệnh.

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người lạ.

– Nếu đưa trẻ ra ngoài vào buổi tối, hãy mặc quần áo dài tay để muỗi không đốt trẻ.

– Đi ngủ phải mắc màn.

Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết rất dễ nguy hiểm đến tính mạng do sức đề kháng còn yếu. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là cách đơn giản và hiệu quả nhất để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Trường hợp mẹ bị ít sữa, thiếu sữa cần bổ sung các thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho con bú. Khi thấy trẻ bỏ ăn, sốt cao nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có biện pháp xử trí kịp thời.

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa, thiếu sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Nguồn: chúng tôi

Dấu Hiệu Bé Sơ Sinh Bị Sốt Xuất Huyết Và Cách Điều Trị

Cha mẹ cần làm gì khi bé sơ sinh bị sốt xuất huyết? Đa số các bậc cha mẹ đều lúng túng trong việc xử lý tình trạng trẻ bị sốt xuất huyết. Nguyên nhân chính là do các diễn biến của bệnh ngày càng phức tạp, các biến chứng xấu xảy ra liên tục và tỉ lệ các trường hợp sốt xuất huyết dẫn tới tử vong là khá cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ khỏi mà không để lại bất cứ di chứng nào. Điều đầu tiên là cha mẹ phải nhận biết dấu hiệu bé sơ sinh bị sốt xuất huyết rồi nhanh cho đưa bé đến bệnh viện điều trị.Bài viết cung cấp cách nhận biết một đứa bé có dấu hiệu sốt xuất huyết cũng như phương pháp điều trị cho con bạn.

1. Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ

Hầu hết những trường hợp sốt xuất huyết có biến chứng nặng thường do đến bệnh viện trễ, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Vậy làm cách nào có thể nhận biết sốt xuất huyết sớm nhất? Đây là câu hỏi được đặt ra không chỉ cho cha mẹ các bé, mà còn là vấn đề của chính bác sĩ, bởi vì chẩn đoán sớm sốt xuất huyết thật sự không đơn giản điều trị. Thông thường trẻ bị sốt xuất huyết cần phải được xác định trong vòng 03 ngày đầu tiên kể từ khi phát sốt. Chẩn đoán sớm sẽ không dựa vào các xét nghiệm, mà chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bé. Cha mẹ cần lưu ý hai yếu tố sau: Yếu tố dịch tễ (tức là trong gia đình hoặc hàng xóm có người đã bệnh sốt xuất huyết). Nếu bé có sốt cao trong thời điểm hiện nay thì nghĩ nhiều đến khả năng trẻ bị sốt xuất huyết. Yếu tố lâm sàng (triệu chứng cụ thể của bệnh nhân) Lưu ý trong 3 ngày đầu tiên:

Ngày thứ nhất: Trẻ mắc bệnh sẽ sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, họng đỏ không đau, mặt ửng đỏ. Không cần phải làm xét nghiệm vì lúc này các xét nghiệm đều trở nên bình thường. Cần phải đến tái khám hàng ngày để theo dõi các dấu hiệu khác.

Ngày thứ hai: Nếu bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Cha mẹ hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể bé như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, cổ, mí mắt. Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên thì thực hiện cách làm dấu xuất huyết nhân tạo, cụ thể là làm dấu dây thắt bằng cách lấy máy đo huyết áp đo cho trẻ em, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong khoảng 5 phút, sau đó quan sát trên tay có dấu xuất huyết dưới da hay không? Dấu “dây thắt” dương tính là có tầm 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2. Thực hiện xét nghiệm máu trong ngày thứ 2 cũng chưa thay đổi rõ ràng nên cũng không cần làm.

Ngày thứ 3: Lúc này dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Trẻ vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì nghi vấn thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng hay nhợn ói. Hãy thực hiện xét nghiệm máu, kết quả máu nếu có nồng độ Hct tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3 thì được chẩn đoán sốt xuất huyết chính xác đến trên 90%. Test nhanh sốt xuất huyết có thể thực hiện trong ngày này.

Ngày thứ 4 và 5 triệu chứng được biểu hiện rõ ràng.

Để chẩn đoán sớm sốt xuất huyết là phụ thuộc trong 3 ngày đầu tiên cha mẹ lưu ý kỹ về các triệu chứng của bé. Cha mẹ phải nhớ ngày khởi phát sốt của con, các biểu hiện của con để trình bày bác sĩ và tập trung các trẻ có dấu hiệu đã kể ở trên để sớm nhận ra bệnh sốt xuất huyết. Nên đưa trẻ đến khám bệnh hàng ngày và bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu bất thường như: Lừ đừ, đau bụng nhiều, ói nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh nhiều. Chẩn đoán sớm, đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời là cách điều trị sốt xuất huyết đạt kết quả tốt nhất.

Giai đoạn mắc bệnh sốt xuất huyết, trẻ thường chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, hay ói. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nghiền nhẹ, dễ tiêu, không có màu đen hay đỏ (vì sẽ không phân biệt chất ói là máu hay thức ăn có màu). Không nhất thiết bắt trẻ chỉ ăn cháo, có thể ăn súp, canh, nui, mì… theo ý thích của cháu. Cho trẻ uống đầy đủ nước là điều rất cần thiết vì bệnh sốt xuất huyết thường gây máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên biến chứng sốc. Để phòng tránh, nên cho trẻ uống Oresol (chất bù nước trong bệnh tiêu chảy) hoặc nước chanh, nước cam, nước khoáng hay nước lọc đun sôi. Cho trẻ uống từng ngụm, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây hiện tượng nôn, đầy bụng. Về món ăn, cần chọn các chất dễ tiêu như cháo, súp, canh và không bao giờ được ăn no quá.

Bé sơ sinh bị sốt xuất huyết là một trong những bệnh ở trẻ em thường gặp, nhất là khi có dịch hoặc ổ dịch xuất hiện ở gần nơi mình sinh sống nên các mẹ càng phải chú ý hơn để tránh cho con các nguy cơ nhiễm bệnh. Thường xuyên cập nhật các tin tức về tình hình lây nhiễm cũng như quan sát tình trạng của bé mỗi ngày để có thể phát hiện sớm nhất các triệu chứng của bệnh.

Hạnh Sử tổng hợp Làm mẹ – Tags: bé sơ sinh bị sốt, bé sơ sinh bị sốt xuất huyết, dấu hiệu bé sơ sinh bị sốt xuất huyết

Triệu Chứng, Điều Trị Bệnh Xuất Huyết Dưới Da Của Trẻ Sơ Sinh Tại Bệnh Viện Nhi Đồng Ii

80-85% xuất huyết khoang dưới nhện (XHKDN) là do vỡ phình động mạch não, trên thực tế chỉ có thể thống kê các trường hợp phình động mạch não sau khi đã vỡ, và gây XHKDN.

XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN

I. ĐAI CƯƠNG XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN:

♦ 80-85% xuất huyết khoang dưới nhện (XHKDN) là do vỡ phình động mạch não, trên thực tế chỉ có thể thống kê các trường hợp phình động mạch não sau khi đã vỡ, và gây XHKDN.

♦ Tần xuất: XHKDN tăng lên theo tuổi, nhiều nhất ở lứa tuổi 60.

♦ 41% trường hợp có 1 túi phình, 20% trường hợp có nhiều túi phình.

♦ Khu trú: Động mạch (ĐM) cảnh trong, nơi phân nhánh ĐM não sau, ĐM não giữa, hố sau.

♦ Yếu tố nguy cơ chủ yếu: tăng huyết áp, hút thuốc lá, đang dùng thuốc chống đông, nghiện rượu, có thai và uống thuốc ngừa thai.

II. NGUYÊN NHÂN XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN:

♦ Vỡ phình động mạch (80-85%).

♦ Các dị dạng mạch máu não (4-5%).

♦ Các nguyên nhân khác:

– Tràn máu hố yên

– Nghiện cocain

– Tăng huyết áp

– Dùng thuốc kháng đông, bóc tách động mạch, bệnh tế bào hình liềm

– U não nguyên phát và di căn

– Viêm động mạch

– Huyết khối tĩnh mạch nội sọ

♦ chấn thương.

(*) Diễn tiến tư nhiên củapphình đông mach não:

♦ Phình nhỏ < 5 mm ít khả năng vỡ.

♦ Túi phình đường kính 6-10 mm thì tỉ lệ vỡ cao hơn.

♦ Một số túi phình vỡ được bít lại nhờ huyết khối không cần can thiệp phẫu thuật.

♦ 95% các túi phình động mạch không biểu hiện triệu chứng gẽ cho đến lúc vỡ.

♦ Hom cảnh phát hiện:

– Phát hiện ngẫu nhiên khi chụp XQ vì lí do khác.

– Một túi phình đã vỡ sau ỗó chụp mạch máu phát hiện có nhiều túi phình.

III. LÂM SÀNG XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN:

– Nhức đầu thường gặp, nhức quanh hốc mắt.

– Liệt thần kinh vận nhãn (dây III): phình ĐM cảnh trong.

– Giảm thị lực vì chèn ép thần kinh thị giác: phình ĐM chỗ phân nhánh động mạch mắt.

♦ Khi phình ĐM vỡ → XHKDN có thể kèm theo:

– xuất huyết trong não 20-40%.

– xuất huyết trong não thất 13-28%.

– xuất huyết dưới màng cứng 2-5%.

♦ Thường xảy ra khi gắng sức, nhức đầu đột ngột dữ dội kéo dài nhiều ngày, ói mửa trong mấy giờ đầu, bất tỉnh trong chốc lát hoặc còn tỉnh. Nếu chỉ XHKDN sẽ không có thần kinh khu trú.

♦ Dấu thần kinh khu trú gợi ý vị trí:

– Phình ĐM cảnh trong vỡ: liệt 1/2 người đối bên, nhức trong 1 hốc mắt. Phình

ĐM thông sau: liệt vận nhãn, dãn đồng tử.

– Phình ĐM thông trước: liệt hai chi dưới, nhức vùng trán.

– Phình ĐM hố sau: nhức vùng gáy.

♦ Máu tụ trong não: gây liệt 1/2 người đối bên.

♦ Triệu chứng khác: sợ ánh sáng, phản ứng màng não: cứng gáy, Kernig (+), Brudzinski (+). Sốt nhẹ, rối lọan thần kinh thực vật: rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, đau ngực, có thể có biểu hiện như NMCT thay đổi ECG: sóng T rộng, QT kéo dài hơn bình thường, có sóng Q bệnh lý, sóng U nhô cao, các men tim tăng.

♦ Liệt VI do tăng áp lực nội sọ.

♦ 1/3 bệnh nhân có triệu chứng về mắt: khuyết thị trường, giảm thị lực, chảy máu dọc theo dây thần kinh thị giác và trong nhãn cầu.

♦ Hội chứng Terson: tình trạng xuất huyết trước võng mạc đi kèm XHKDN, có thể vỡ vào khoang thủy tinh thể gây mất thị lực, thường máu tự tan.

(*) Phân đồ lâm sàng XHKDN của Hunt và Hess:

(Độ càng lớn, mức độ càng nặng, tiên lượng xấu ở độ 4 và 5)

(*) Xếp loai theo triệu chứng lâm sàng (NIBBELINK):

IV. CHẨN ĐOÁN XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN:

A – Lâm sàng:

♦ Các triệu chứng chính:

– Nhức đầu đột ngột dữ dội, đạt tối đa trong vòng vài giây, ỗau vùng chẩm, trýớc trán kéo dài vài phút, vài giờ ỗến vài tuần.

– Buồn ói, ói, sợ ánh sáng, rối loạn ý thức.

♦ Các dấu thần kinh:

– Thường không có dấu thần kinh khu trú.

– Dấu màng não (+).

– Dấu thần kinh cục bộ: liệt dây III, liệt 1/2 người.

– FO: xuất huyết trước võng mạc.

– Tăng huyết áp.

– Thay đổi ý thức.

B – Cận lâm sàng:

1) Hình ảnh học:

(a) CT scan sọ não: Khi nghi ngờ XHKDN tiến hành:

♦ CT đầu không cản quang.

♦ Nếu CT (-) → chọc dịch não tủy xét nghiệm.

♦ Chụp mạch máu não: CTA, MRA, DSA tìm nguyên nhân của xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình. Nếu kết quả chụp động mạch não (-) xếp loại XHKDN không rõ nguyên nhân.

(b) Chụp mạch máu não (DSA):

♦ Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán XHKDN do vỡ túi phình, độ nhạy 85-95%.

♦ Khảo sát:

– Giải phẫu mạch máu.

– Vị trí xuất huyết.

– Hình dạng túi phình, số lượng, vị trí.

– Xác định co thắt mạch trên X quang.

– Lên kế hoạch phẫu thuật.

♦ Nguyên tắc:

– Khảo sát mạch máu có mức nguy cơ cao nhất.

– Nếu đã có túi phình cần khảo sát cổ túi phình và hướng của cổ túi phình hoàn thành mạch não đồ 4 trục (để không bỏ sót túi phình) và xác định tuần hoàn hai bên.

1.8%.

♦ DSA (-) vẫn chưa loại được khả năng có túi phình vì:

– Dị dạng quá nhỏ.

– Phình mạch bị tắc do: cục máu đông, co thắt mạch cục bộ.

– Áp lực cục máu đông tại nhu mô kế cận túi phình, tư thế chụp chếch chưa đủ.

→ Nên chụp lại sau 2-3 tuần.

(c) MRI :

♦ MRI không nhạy bằng CT trong chẩn đoán XHKDN giai đoạn cấp, đắt tiền hơn.

♦ Riêng MRI với chuỗi FLAIR có thể phát hiện sớm XHKDN như CT.

♦ MRI có giá trị trên CT trong chẩn đoán XHKDN ở giai đoạn bán cấp, xác định những biến chứng thần kinh như thiếu máu cục bộ do co thắt mạch.

(e) Chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA):

♦ Là phương pháp không xâm lấn, an toàn, độ nhạy 70-90%.

♦ Đánh giá kích thước túi phình, hướng dòng chảy trong túi phình, phát hiện huyết khối và calci hóa, những tổn thương do co thắt mạch, cũng như tình trạng co thắt mạch.

♦ MRA tầm soát những đối tượng có nhiều nguy cơ có túi phình, bệnh nhân XHKDN có DSA (-) nhưng có nguy cơ tổn thương mạch máu, kích thước nhỏ.

♦ Hiện nay MRA kết hợp với DSA là phương pháp chẩn đoán hiện đại có hiệu quả nhất cho XHKDN do vỡ phnh ĐM.

(f) Siêu âm doppler xuyên sọ: là phương pháp chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân XHKDN có biến chứng co thắt mạch muộn, không xâm lấn, có giá trị, có thể tiến hành nhiều lần.

2) Chọc dò dịch não tủy:

♦ Nếu CT scan bình thường thì chọc DNT tìm hồng cầu và xanthochromia:

– KQ độ nhạy cao nhất sau bệnh khởi phát 12h.

– KQ âm tính khoảng 10% – 15% trường hợp

– BN có DNT và CT (-) : KQ khả quan hơn.

♦ Những biến đổi trong DNT:

– Áp lực tăng, máu không đông trong 3 ống nghiệm.

– Sau khởi phát 6 giờ hoặc 1-2 ngày: DNT màu vàng (xanthochromia). Trường hợp không thấy máu đại thể: quay ly tâm tìm xanthochromia hiện diện trong 28 ngày, 70% trường hợp.

– Tìm bilirubin và oxy-hemoglobin trong DNT. Oxy-hemoglobin xuất hiện ngay khi vỡ túi phình và biến mất sau mấy ngày. Bilirubin xuất hiện sau 3 ngày và tăng dần trong khi oxy-hemoglobin thì giảm từ từ → có ý nghĩa chẩn đoán xuất huyết tái phát khi oxy-hemoglobin tăng muộn.

– Nồng độ leukotrienes trong dịch não tủy tăng, lượng máu trong DNT ảnh hưởng đến nồng độ này. Đây là cơ chế co mạch mãn tính sau XHKDN.

– Xét nghiệm nồng độ men enolase trong DNT nhiều lần liên tiếp để dự kiến tổn thương hệ thần kinh trung ương nhất là tổn hại do co mạch gây nên.

V. ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT DƯỚI NHỆN:

♦ XHKDN là một cấp cứu nội – ngoại khoa thần kinh, là sự phối hợp giữa nội khoa về điều trị triệu chứng và phẫu thuật để điều trị nguyên nhân triệt để.

♦ Mục tiêu điều trị:

– Ổn định bệnh nhân XHKDN và ngăn chặn biến chứng sớm.

– Phòng ngừa xuất huyết tái phát.

– Ngăn chặn co mạch gây thiếu máu cục bộ, tràn dịch não thất, động kinh và giảm Na+ huyết.

♦ Điều trị XHKDN là đa phương pháp và kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội – ngoại thần kinh và XQ can thiệp.

A – Điều trị nội khoa:

1) Điều trị chung:

♦ Săn sóc về hô hấp.

♦ Theo dõi monitor tim và monitor huyết áp ĐM.

♦ Nằm nghỉ yên tĩnh tại giường.

♦ Bổ sung dung dịch muối đẳng trương 2-3 L/ngày.

♦ Chế độ ăn: bảo đảm 2.000-3.000 calo/ngày.

♦ Dùng thuốc làm mềm phân, chống táo bón.

♦ Kháng acid dạ dày ngừa XHTH do stress, dùng thuốc ức chế H2 và bơm proton.

2) Điều trị cơ bản:

♦ Giảm đau theo bậc thang: acetaminophen, codein, morphin.

♦ Giảm kích thích: diazepam, barbiturat.

♦ Chống nôn.

♦ Chống co giật.

♦ Điều trị loạn nhịp: ức chế beta (propranolol), ức chế calci (verapamin).

♦ Điều trị phù phổi thần kinh: thở PEEP, lợi tiểu, dobutamin.

♦ Tăng huyết áp (với bệnh nhân không được phẫu thuật sớm): giảm huyết áp vừa phải. Duy trì 120-150 mmHg.

3) Dự phòng và chăm sóc các biến chứng thần kinh:

(a) Xuất huyết tái phát: là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong và biến chứng tàn phế cho bệnh nhân sau XHKDN.

♦ Khoảng 20-30% bệnh nhân không mổ sẽ xuất huyết tái phát trong vòng 14 ngày đầu → cách duy nhất dự phòng hiệu quả là phẫu thuật sớm.

♦ Triệu chứng lâm sàng: đau đầu trở lại đột ngột, dữ dội, rối loạn ý thức, có thể duỗi cứng mất não.

♦ Chẩn đoán xác định: chụp CT scan lại: hiện diện lượng máu mới trên CT.

♦ Điều trị dự phòng:

– Nằm yên tĩnh, tránh tâm lý căng thẳng, táo bón, ho…

– Thuốc giảm đau an thần tránh cho bệnh nhân ở trạng thái kích thích.

– Dùng thuốc giảm áp duy trì huyết áp 120-150 mmHg.

– Hiện nay chưa có thuốc nào ngừa được biến chứng này, cách duy nhất phòng ngừa thật hiệu quả là phẫu thuật sớm.

(b) Co thắt mạch não và thiếu máu cục bộ:

♦ Tỉ lệ co thắt mạch não: 20-30%.

♦ Co mạch não được định nghĩa khi đường kính của một hay nhiều ĐM đáy não bị thu hẹp lại do lớp cơ thành mạch co rút như một đáp ứng đối với chấn thương mạch máu, các thiếu sót thần kinh xuất hiện như là hậu quả của thiếu máu cục bộ sau XHKDN.

♦ Những yếu tố nguy cơ làm co thắt mạch muộn:

– Có rối loạn ý thức khi nhập viện, có giãn não thất III trên CT lần đầu.

– Độ dày của lượng máu trong KDN và sự tràn đầy máu vào các bể nền sọ.

♦ Triệu chứng: bệnh nhân có giãn não thất III trên CT lần đầu.

– Xuất hiện dấu thần kinh định vị thêm do nhồi máu não phù hợp với khu vực mạch máu bị co thắt.

– Suy giảm ý thức.

♦ Cận lâm sàng để chẩn đoán xác định:

– CT scan sọ não.

– Siêu âm doppler xuyên so: tăng tốc độ tuần hoàn trong các ĐM chính ^ gián tiếp xác định tình trạng hẹp của các ĐM chính ở nền sọ.

– Mạch não đồ là phương pháp tin cậy, xác định sự giảm kích thước 1 hay nhiều nhánh ĐM. Là kỹ thuật xâm lấn ^ hạn chế sử dụng hàng ngày.

♦ Sau XHKDN hiện tượng co mạch bắt đầu từ ngày thứ 3 và nặng nhất vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 thì kết thúc.

♦ Phương pháp dự phòng:

– Thăng bằng thể dịch và Na+ máu bình thường.

– Ổn định HA.

– Điều trị tăng huyết động: làm tăng tốc độ dòng chảy, cải thiện oxy, tăng lưu lượng tưới máu não do giảm độ nhớt của máu.

(c) Tràn dịch não thất:

♦ Gặp khoảng 15% trên CT.

– Tuổi cao, dấu hiệu trên CT: máu trong não thất, XHKDN lan tỏa, nhiều cục máu đông trong KDN và các bể nền sọ.

– Tăng huyết áp, phình mạch ở tuần hoàn sau.

– Điểm H-H thấp khi nhập viện.

♦ Lâm sàng: tình trạng ý thức xấu đi, liệt nhìn lên, bất thường về đồng tử.

♦ Chẩn đoán xác định: chụp lại CT, khảo sát lại kích thước của não thất.

♦ Điều trị:

– Tự cải thiện trong 50%.

– Dẫn lưu não thất: khi kích thước não thất tăng dần, tri giác tiếp tục giảm.

– 20% tràn dịch não thất cấp nặng, tồn lưu ống dẫn 5-7 ngày, đề phòng nhiễm trùng.

– Tràn dịch não thất bán cấp (vài ngày) và mãn tính (vài tuần – tháng): thường là thông thương hơn là tắc, điều trị bảo tồn, 20% bệnh nhân sau XHKDN phải đặt shunt vĩnh viễn, chỉ định khi: có sa sút tâm thần, thất điều tư thế và rối loạn tiểu tiện.

(d) Co giật:

♦ Tỷ lệ co giật thấp 5-25% ở bệnh nhân XHN.

♦ Hậu quả: gây tăng huyết áp, yêu cầu chuyển hóa cao, tổn thương thần kinh muộn.

♦ Thời điểm co giật: lúc vỡ túi phình, tái xuất huyết, thường bệnh nhân có máu tụ ở trán hay thái dương.

♦ Điều trị: phenobarbital, phenytoin chỉ điều trị vài tuần tới 6 tháng rồi dừng.

4) Dự phòng và điều trị các biến chứng nội khoa:

(a) Hạ Na+:

♦ Rất thường gặp sau XHKDN từ ngày thứ 2-10.

♦ Yếu tố gây hạ Na+ ở bệnh nhân XHKDN là: phình ĐM thông trước, não thất III giãn lớn trên CT khi nhập viện, các bệnh nội khoa đi kèm: tiểu đường, suy tim, xơ gan, suy thận mạn, dùng thuốc ngủ, thuốc lợi tiểu.

♦ Na+ giảm < 134 mmol/L trong ít nhất 2 ngày kế tiếp nhau.

♦ Nguyên tắc khi bù Na+: điều chỉnh từ từ khoảng 0.5 mEq/giờ. Mục tiêu đạt được: Na+ máu 128-130 mEq/L và bình thường sau 1-2 ngày bù.

(b) Rối loạn chức năng tim:

♦ Thường gặp trên bệnh nhân XHKDN 50-100% loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.

♦ Nguyên nhân: do kích thích giao cảm quá mức, sau XHKDN qua cơ chế tác động từ vùng dưới đồi.

♦ Thời gian: trong 10 ngày đầu sau XHKDN.

♦ Chẩn đoán: bằng điện tim, định lượng men tim: CK-MB, Troponin I.

♦ Điều trị: dùng thuốc ức chế beta.

B – Điều trị ngoại khoa:

♦ Mục đích chính: loại bỏ túi phình ra khỏi tuần hoàn bằng đặt một cái kẹp (clip) vào cổ túi phình mà không làm tắc các mạch máu bình thường. Đây là phương pháp điều trị phẫu thuật chính. Trong một số trường hợp kỹ thuật có thể thay đổi bằng phương pháp điều trị nội mạch (đặt coil)…

♦ Thời điểm phẫu thuật: có nhiều ý kiến trái ngược giữa phẫu thuật sớm (48-96 giờ) tránh xuất huyết tái phát và biến chứng co mạch, và phẫu thuật muộn (10-14 ngày) lúc này không còn co thắt mạch và tái phát ít.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Đại học Y Dược TPHCM. Bộ môn Thần Kinh. Vũ Anh Nhị (2013). Sổ tay lâm sàng thần kinh sau đại học. Chương 7: Tai biến mạch máu não, tr 94-130.

2. Đại học Y Dược TPHCM. Bộ môn Thần Kinh. Vũ Anh Nhị (2012). Chẩn đoán và điều trị tai biến mạch máu não. Chương 8: Xuất huyết khoang dưới nhện, tr 109-123.