Triệu Chứng Sốt Bình Thường / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Trẻ Sốt Từng Cơn Nhưng Vẫn Chơi Bình Thường Có Nguy Hiểm Không?

Sốt từng cơn là hiện tượng sốt đi sốt lại nhiều lần.Việc này làm cho các mẹ khá lo lắng và hoàn toàn bị động vì không biết khi nào trẻ sẽ trở sốt. Trẻ bị sốt nằm li bì là chuyện thường gặp nhưng ở một số trẻ, tuy bị sốt nhưng trẻ vẫn chơi bình thường làm cho nhiều mẹ thắc mắc không biết điều này có nguy hiểm hay không. Bài viết sau đây sẽ giúp cho các mẹ giải đáp thắc mắc trên: “Trẻ sốt từng cơn nhưng vẫn chơi bình thường có nguy hiểm không?”

Cách xác định trẻ bị sốt

Cách thông thường nhất để kiểm tra sốt khi không có nhiệt kế là dùng tay sờ vào trán, nách hoặc bụng của trẻ, nếu nóng hơn bình thường thì lúc này trẻ đang sốt. Kèm theo nóng là những dấu hiệu môi và má trẻ đỏ hơn bình thường, mắt lừ đừ, trẻ có thể lạnh run…

Trẻ sốt từng cơn nhưng vẫn chơi bình thường có nguy hiểm không?

Ở hầu hết trẻ em, khi bị sốt thường có dấu hiệu biếng ăn, mệt mỏi, nằm li bì. Nhưng vẫn có một số trẻ, tuy bị sốt nhưng trẻ vẫn rất ham chơi, không chịu nghỉ ngơi. Điều này làm cho nhiều mẹ tỏ ra khá bất an, lo lắng sợ bệnh của trẻ sẽ nặng hơn.

Trên thực tế, hiện nay nhiều mẹ vẫn có suy nghĩ, khi trẻ bị sốt là phải cho trẻ nghỉ ngơi, bắt trẻ nằm một chỗ để mau lành bệnh, điều này là hoàn toàn không nên làm. Theo các bác sĩ, nếu trẻ bị sốt nhưng vẫn chơi được bình thường thì cứ để trẻ chơi. Việc này được cho là rất tốt vì khi vui chơi, trẻ được vận động tạo ra mồ hôi giúp cho việc hạ sốt hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các mẹ vẫn phải thường xuyên chú ý theo dõi, quan sát trẻ. Không cho trẻ chơi ngoài trời nắng nóng, sử dụng những vật dụng mất vệ sinh, hạn chế cho trẻ chạy nhảy quá nhiều gây mất sức. Chỉ nên cho trẻ chơi trong nhà, những nơi thoáng mát.

Ngoài ra, nếu trẻ sốt từng cơn nhưng vẫn chơi được bình thường thì mẹ cũng không nên quá lo lắng mà cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Việc dùng thuốc hạ sốt chỉ được sử dụng trong trường hợp trẻ sốt cao, dù đã áp dụng các biện pháp hạ sốt nhưng vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Vì bất kì một loại thuốc nào dù có tốt đến mấy cũng có thể mang lại tác dụng phụ gây nguy hiểm cho trẻ.

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt từng cơn mặc dù trẻ vẫn chơi được nhưng việc này diễn ra liên tục trong nhiều ngày thì bố mẹ cũng không nên chủ quan vì rất có thể bé đang tiềm ẩn một căn bệnh nào đó. Khi đó bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, phát hiện bệnh để có phương án chữa trị kịp thời hạn chế hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Khi nào nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ?

Dùng thuốc hạ sốt là một trong những cách hạ sốt cho con mà các bà mẹ thường xuyên dùng. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc hạ sốt cũng mang lại hiệu quả. Đối với trẻ có nhiệt độ từ 37.1 đến 38.4 độ C được cho là sốt nhẹ nên chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách duy trì chế độ ăn uống hợp lí, giàu chất dinh dưỡng, thường xuyên bổ sung nước để hạn chế việc mất nước, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.

Đối với trẻ sốt trên 38.5 độ C nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không có dấu hiệu hạ sốt nên đưa trẻ đến bệnh viên thăm khám để phát hiện bệnh và kịp thời chữa trị.

Các lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt

– Không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo và bắt trẻ nằm một chỗ hãy để trẻ làm những gì trẻ thích nhưng phải nằm trong giới hạn cho phép và thường xuyên để mắt đến trẻ.

– Thường xuyên cho trẻ uống nước để tránh trường hợp mất nước, bên cạnh đó kết hợp cho trẻ uống các loại nước ép trái cây như cam, chanh… và duy trì chế độ ăn uống hợp lí cho trẻ.

– Tuyệt đối không nên cho trẻ uống Aspirin để hạ sốt vì nó có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.

– Không nên tự ý truyền dịch cho trẻ cũng như cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi chưa cần thiết vì việc lạm dụng thuốc hạ sốt rất ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau.

– Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi mà bị sốt trên 38 độ C thì tuyệt đối không nên cho trẻ uống bất cứ thứ gì mà nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, khám chữa bệnh kịp thời.

– Không nên dùng nước lạnh để lau người cho trẻ mà chỉ được dùng nước ấm.

– Nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt không cho trẻ ăn trứng gà khi bị sốt vì trứng gà có chứa nhiều protein khi ăn sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên, khó hạ sốt.

Như vậy, việc trẻ bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường là điều không nguy hiểm. Các mẹ không nên quá lo lắng vì khi trẻ vận động sẽ ra mồ hôi giúp cho việc hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải chú ý đến trẻ và thường xuyên đo thân nhiệt để theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ một cách tốt nhất.

Triệu Chứng Tiền Mãn Kinh Kéo Dài Bao Lâu Là Bình Thường?

Tiền mãn kinh là một trong những giai đoạn tự nhiên của người phụ nữ do việc suy giảm nội tiết tố của buồng trứng sản sinh ra, đặc biệt là lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ giảm. Thời kì tiền mãn kinh này thường bắt đầu khi phụ nữ bước vào độ tuổi 40 nhưng cũng có trường hợp mãn kinh sớm các triệu chứng tiền mãn kinh xuất hiện từ những năm 30 tuổi.

Tiền mãn kinh xuất hiện sớm hay muộn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, cách sinh hoạt vệ sinh cá nhân, môi trường….

Các triệu chứng báo hiệu thời kỳ tiền mãn kinh

Kinh nguyệt thất thường: đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất, bởi khi hàm lượng estrogen suy giảm, các hormon sinh dục và buồng trứng không còn hoạt động hiệu quả như trước chính vì vậy kinh nguyệt bị rối loạn thất thường có khi vài ba tháng mới có kinh nguyệt một lần, lượng kinh nguyệt ra ít hơn và không theo chu kỳ kinh nguyệt.

Nhan sắc xuống cấp: sự sụt giảm của Estrogen khiến da phản ứng trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi, da khô và nếp nhăn lộ rõ, mạch máu cũng nổi rõ hơn. Ở một số phụ nữ sẽ xuất hiện tình trạng nám da, sạm da trở nên rõ rệt và ngày càng lan rộng. Lúc này, vòng 1 thì nhão xệ, vòng 2 thì gia tăng do hiện tượng tăng tích lũy mỡ thừa, nguy cơ tăng cân béo phì cao.

Sức khỏe gặp nhiều vấn đề: xương khớp sẽ thoái hóa nhanh hơn làm cho mật độ và mức độ đau nhức tăng dần, giảm đi sự dẻo dai của tuổi trẻ. Quá trình loãng xương bắt đầu gia tăng tốc độ. Giai đoạn này sức đề kháng thường bị giảm, hay bị mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản hay dễ mắc nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipide máu, thoái hoá khớp…

Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng tiền mãn kinh đi qua rất nhẹ nhàng có thể xuất hiện chỉ vài tháng 1 năm, có trường hợp lại kéo dài 3-5 năm cá biệt có trường hợp kéo dài trên 5 năm.

Cũng như thời điểm xuất hiện của tiền mãn kinh không rõ ràng và không thể xác định cụ thể, không có tiêu chí thời gian rõ ràng, có thể xảy ra trước độ tuổi 40 nhưng nhìn chung bình quân thời kỳ mãn kinh xuất hiện dưới 45 tuổi.

Làm sao để cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh?

Để vượt qua các triệu chứng tiền mãn kinh một cách dễ dàng người phụ nữ cần chú ý đến các mặt tinh thần, dinh dưỡng, thể dục thể thao.

Luôn giữ thái độ lạc quan, yêu đời để giữ được tinh thần tốt. Tạo cho mình có một cuộc sống với môi trường vui tươi, thoải mái, tránh những lo âu phiền muộn, xây dựng một kế hoạch làm việc thật khoa học để không ngoài mục đích bảo vệ sức khỏe.

Về dinh dưỡng: cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh bằng cách ăn uống đầy đủ, cân đối các chất. Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ các chất bằng cách ăn cơm gạo trắng thường ngày có xen lẫn gạo lức để bổ sung nhiều vitamin nhóm B. Ngoài ra, cần bổ sung lượng canxi có trong sữa, trứng… để làm giảm thay đổi tính khí, đau đầu. Ăn nhiều trái cây, rau quả để tăng lượng magnesium, qua đó tăng lượng serotonin giúp giảm stress. Nên ăn dưa hấu để cung cấp một phần chất xơ và nước sẽ giúp cơ thể chống được táo bón và đặc biệt là để cung cấp một lượng nước cho cơ thể. Tránh các thức ăn có nhiều mỡ, muối, dùng nhiều thức ăn giàu kali như cam, quýt, chuối, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Bổ sung nguồn nội tiết tố tự nhiên một cách hợp lý.

Thường xuyên tập thể dục thể thao như: khiêu vũ, yoga, thiền… để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan.

Tiểu Đường Mấy Phẩy Là Bình Thường Và Cao?

Các chỉ số đường huyết biểu thị nhiều ý nghĩa đối với bệnh nhân tiểu đường. Vậy chỉ số tiểu đường mấy phẩy là bình thường và thế nào là cao, nguy hiểm đáng báo động? Việc tìm hiểu thật kỹ về các chỉ số đường huyết và kiểm soát chúng là cách giúp người bệnh tiểu đường sống khỏe.

Bệnh tiểu đường và các chỉ số đường huyết cơ bản

Có thể hiểu đơn giản thì tiểu đường chính là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Điều này diễn ra do sự thiếu hụt hay đề kháng insulin dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose khiến đường tích tụ trong máu ngày càng nhiều.

Tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Để kiểm soát bệnh thì việc thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết của bản thân là vô cùng quan trọng.

Một số loại chỉ số đường huyết cơ bản hiện nay như: Chỉ số đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên và chỉ số HbA1c. Mỗi chỉ số sẽ nói lên lượng đường ở thời điểm nhất định hay trong khoảng thời gian nào đó giúp người bệnh có được cái nhìn tổng quan về sự biến chuyển lượng đường trong máu, mức nào an toàn và mức nào đáng báo động. Thay vì chẩn đoán lâm sàng qua những dấu hiệu khó phân biệt thì việc đo chỉ số đường huyết là cách làm khoa học và chính xác nhất để xác định bệnh.

Tiểu đường mấy phẩy là bình thường?

Theo nghiên cứu khoa học thì người bệnh tiểu đường thuộc top bình thường và đang kiểm soát tốt bệnh là từ dưới 7% (hay còn gọi là 7 phẩy). Ở mức này tình trạng đường trong máu đang được kiểm soát tốt. Đây cũng là mức mà người bệnh tiểu đường nên cố gắng duy trì để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu ở các mức sau đây sẽ phản ánh báo động mà người bệnh cần lưu ý.

Từ tiểu đường 6.5 đến tiểu đường 8.0 là nguy cơ cao.

Từ tiểu đường 9 phẩy đến tiểu đường 14 chấm là vô cùng nguy hiểm

Chỉ số tiểu đường cao hơn càng phản ánh mức độ trầm trọng của bệnh và độ nguy hiểm cũng cao hơn.

Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát đường huyết. Việc đường huyết ổn định và duy trì ở mức dưới 7 là tốt nhất để tránh những nguy cơ và nguy hiểm. Hiện nay có nhiều cách để kiểm soát đường huyết, trong đó phải kể đến một số bí quyết sau:

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị, kiểm soát và ổn định đường huyết ở mức tốt nhất của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh, ngăn ngừa biến chứng mà còn tốt cho sức khỏe và tránh xa những bệnh lý khác.

Người mắc bệnh tiểu đường nên lưu ý nhiều vấn đề trong ăn uống, từ việc lựa chọn thực phẩm như thế nào? Nên ăn đồ dinh dưỡng ra sao và cách ăn uống như thế nào đều cần lưu ý đặc biệt. Theo đó, bạn nên hạn chế ăn gạo trắng thay vào đó là sử dụng tinh bột lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ,… Đồng thời tránh xa đồ ăn ngọt, bánh kẹo, trái cây nhiều đường, hoa quả sấy,… Hạn chế ăn quá nhiều chất đạm, chất béo từ động vật hay đồ ăn cay nóng,…

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, trái cây ít đường, ăn những món luộc hấp,… Đồng thời uống trà thảo dược có tác dụng kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt khoa học, ăn ngủ đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn và tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan,…. cũng là cách để kiểm soát đường huyết hữu hiệu.

Uống thuốc kiểm soát đường huyết

Một số loại thuốc tây y giúp kiểm soát đường huyết đang được người bệnh tiểu đường khá ưa chuộng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây y như thế nào mới đúng và hiệu quả thì bạn nhất định phải tuân theo chỉ định từ bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc có thể gây nên những hậu quả khôn lường cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Bên cạnh thuốc kiểm soát đường huyết thì tùy tình trạng của mỗi người mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị với những loại thuốc ngăn ngừa biến chứng và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, các loại thuốc phụ trợ để điều trị một số bệnh lý hay triệu chứng khác,… Việc sử dụng thuốc tây cũng cho hiệu quả nhất định, tuy nhiên chúng có hai mặt nên người bệnh cũng nên cân nhắc khi sử dụng trong một thời gian dài.

Dùng thảo dược tự nhiên

Những thảo dược từ thiên nhiên mang đến tác dụng kiểm soát, ổn định đường huyết được nhiều người ưa chuộng phải kể đến như:

Hoài sơn: Chứa thành phần là men giúp tăng cường phân hủy đường nhanh hơn, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Dây thìa canh: Acid Gymnemic có trong thành phần của dây thìa canh đóng vai trò kích thích sản xuất hoocmon chịu trách nhiệm chuyển hóa đường ở tuyến tụy, tăng khả năng bài tiết insulin và làm chậm lại quá trình hấp thu đường ở ruột.

Cam thảo đất: Chứa hoạt chất amelin giúp ổn định đường huyết rất tốt.

Lá neem Ấn Độ: Kích thích tuyến tụy sản xuất insuline giúp quá trình chuyển hóa đường tốt hơn và làm chậm quá trình hấp thu đường ở ruột, tốt cho mạch máu, quá trình lưu thông tuần hoàn, ngăn ngừa biến chứng tim mạch hay huyết áp mà bệnh tiểu đường có thể gây ra.

Khổ qua rừng: Chứa chất chống oxy hóa, vitamin C và carotene có tác dụng ức chế sự hấp thu glucose ở các tế bào cũng như tạo ra các chất tương tự insulin rất tốt cho bệnh nhân dạ dày.

Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường Là Bao Nhiêu

Chỉ số đường huyết của mỗi người không bao giờ duy trì ở một mức nhất định mà có sự biến động từ trước khi ăn đến sau khi ăn. Vậy chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

TĐCARE xin trả lời rằng, chỉ số đường huyết GI an toàn của người bình thường là 70mg, cao là từ 181 trở lên. Chỉ số đường huyết thay đổi trước khi ăn, sau khi ăn và phụ thuộc nhiều vào các loại thực phẩm mà bạn dung nạp trong bữa ăn.

Sau bữa ăn 1-2 giờ chỉ số đường huyết ổn định sẽ nhỏ hơn 180mg/dl (tương đương 10mmol/l).

Còn trước lúc đi ngủ chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu? Mức này sẽ dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).

Tùy vào giai đoạn bệnh, lứa tuổi, mức độ các biến chứng… mà chỉ số đường huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau nhưng thường không nhiều.

Nếu xét nghiệm đường huyết, bạn có thể đọc kết quả xét nghiệm như sau:

Dưới 70 mg/dl (3,9 mmol/l): Mức đường huyết thấp.

Còn nếu từ 181 mg/dl (10,1 mmol/l) trở lên là mức đường huyết cao.

Để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của cơ thể, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là chỉ số GI của các loại thực phẩm bạn dung nạp vào cơ thể hàng ngày. Các loại thức ăn có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn các loại có chỉ số GI cao bởi lượng đường huyết sẽ được tăng lên từ từ đều đặn và khi giảm xuống cũng chậm rãi giúp duy trì được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc dùng các loại thức ăn chỉ số đường huyết thấp còn hỗ trợ cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với bệnh tiểu đường type 2.

Cùng với thức ăn, chỉ số đường huyết của cơ thể cũng được kiểm soát và ổn định hơn nếu bạn bổ sung hàng ngày các thảo dược thiên nhiên như mướp đắng, dây thìa canh, linh chi, tường thuật,… Các thảo dược này giúp làm giảm chỉ số HbA1c, ổn định đường huyết, phòng ngừa và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

TPBVSK TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.