Triệu Chứng Sau Khi Mổ Amidan / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Những Biến Chứng Sau Khi Cắt Amidan

Những biến chứng sau khi cắt amidan có xuất hiện không? Làm sao để phòng tránh những biến chứng sau khi cắt amidan có thể xảy ra? Để giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin hữu ích trong bài viết sau.

Biến chứng trong khi cắt amidan

Tuy chỉ là một tiểu phẫu, nhưng việc phẫu thuật cắt amidan cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đe doạ đến tính mạng của người bệnh. Biến chứng sau khi cắt amidan rất có thể xảy ra, thường gặp nhất là xuất huyết.

Theo thống kê, khoảng 2 – 3 % những người cắt amidan thường bị chảy máu và ước tính tỷ lệ tử vong sau cắt amidan là 1/40.000 người do nguyên nhân xuất huyết. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể do kỹ thuật cắt amidan không đúng cách, do người bệnh bị rối loại đông máu hoặc do chăm sóc không đúng cách, …

Tình trạng xuất huyết có thể xuất hiện khi đang tiến hành phẫu thuật, trong vòng 24h sau phẫu thuật hoặc sau 24h cho tới 10 ngay sau khi phẫu thuật. Khi thấy có dấu hiệu chảy máu vết mổ, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời, tráng các biến chứng nghiêm trọng có xảy ra.

Biến chứng sau khi cắt amidan

Đau tai, đau họn

Mất nước, sụt cân: hay gặp ở trẻ do đau nên bỏ bữa, chán ă

Sốt: tình trạng này ít gặp, nguyên nhân thường là vì nhiễm trùng tại chỗ.

Phù phổi: xảy ra ở người bệnh bị tắc nghẽn đường thở do amidan quá to.

Tắc nghẽn đường thở sau khi tiến hành tiểu phẫu, do tụ máu, lưỡi gà bị phù nề, sặc hít, …

Thay đổi về giọng nói, nếu amidan lớn, tiếng nói của người bệnh có thể bị nghẹt.

Amidan bị sót lại, không bị cắt bỏ hết.

Các mô họng bị chấn thương tại chỗ.

Bị chấn thương tâm lý, hay hoảng sợ về đêm hoặc bị trầm cảm.

Tử vong: trường hợp này thường hiếm gặp, nguyên nhân do xuất huyết hoặc do biến chứng khi gây mê.

Biến chứng muộn bao gồm liệt màng hầu-hầu, chít hẹp mũi hầu. Những biến chứng này hay xảy ra khi tái tạo lưỡi gà vòm miệng hầu, nạo VA cùng với lúc cắt amidan.

Phòng tránh những biến chứng sau khi cắt amidan

Để đề phòng những biến chứng sau khi cắt viêm amidan có thể xảy ra, bạn nên chú ý đến việc chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày như:

Phòng biến chứng sau khi cắt amidan Sau 24h

Ngày đầu tiên sau khi thì người bệnh cần được theo dõi kỹ do nguy cơ xuất huyết sau mổ là rất cao. Trường hợp bị chảy máu nhiều mà không cầm được thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu một cách nhanh nhất.

Thời gian này người bệnh chỉ nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, tránh xa những loại thức ăn cứng vì nó có thể gây tổn thương họng gây chảy máu.

Phòng biến chứng sau cắt amidan Sau 48h

Khi vừa trải qua phẫu thuật, trong 48h đầu bệnh nhân không được vận động mạnh mà cần nằm nghiêng 1 bên không gối đầu.

Để máu trong miệng chảy ra ngoài, tránh việc khó chịu người bệnh hay ho khạc làm niêm mạc họng bị tổn thương, thậm chí có thể làm ảnh hưởng tới vết cắt và dẫn đến chảy máu thêm.

Phòng biến chứng sau khi cắt amidan Sau 1 tuần

Sau khi đã cắt amidan khoảng 1 tuần thì vết thương cũng đã dần được phục hồi, nếu xảy ra tình trạng còn lẫn máu trong nước bọt thì bạn nên ngậm đã để giảm đau. Còn khi viêm amidan vẫn chảy máu nghiêm trọng thì bạn nên đến bệnh viện sớm nhất có thể tránh bị nhiễm trùng hay những hệ quả nguy hiểm hơn.

Thường thì sau khi bất kỳ tiến hành bất cứ phẫu thuật hay tiểu phẫu nào cũng tồn tại những nguy hiểm không thể lường trước, do đó cắt amidan cũng nằm trong trường hợp ngoại lệ.

Triệu Chứng Khi Trẻ Bị Viêm Amidan

Viêm amidan là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, gây nhiều phiền phức không những cho trẻ mà còn cho các bậc phụ huynh. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ khiến việc điều trị cho trẻ nhanh chóng, dễ dàng hơn, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vậy những dấu hiệu, triệu chứng nào cảnh báo trẻ bị viêm amidan? Mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi những thông tin bên dưới.

Viêm amidan ở trẻ

Amidan là tổ chức lympho nằm hai bên thành họng, phía sau cổ họng, chúng là một phần của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng từ các tác nhân bên ngoài. Viêm amidan ở trẻ là tình trạng amidan của trẻ bị viêm nhiễm, sưng đau, gây cảm giác khó chịu, thậm chí không được chữa trị kịp thời còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Tại sao trẻ lại bị viêm amidan

Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ là do vi khuẩn hoặc nhiễm virus. Viêm amidan có thể lây từ người bị nhiễm sang người lành thông qua hoạt động ho, hắt hơi,… Các vi khuẩn có thể lây lan khi hôn hoặc chia sẻ đồ ăn thức uống. Ngoài ra vi khuẩn gây viêm amidan dễ lây lan trong môi trường lớp học, trung tâm giữ trẻ và các thành viên trong gia đình.

Các loại virus gây viêm amidan cho trẻ được kể đến như:

Virus cúm

Virus hợp bào đường hô hấp – thường gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính

Coronavirus

Virus Epstein-Barr

Virus herpes

Cytomegalovirus

Các loại vi khuẩn gây viêm amidan cho trẻ:

Triệu chứng khi trẻ bị viêm amidan

Họng đau và sưng đỏ: Khi vi khuẩn hoặc virus tấn công amidan thì dấu hiệu đầu tiên, dễ nhận thấy đó là vùng họng và amidan bị sưng đỏ, nhiều trường hợp xuất hiện những đốm mủ. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy đau và khó nuốt, thậm chí nuốt nước bọt không cũng thấy đau.

Sốt cao: Khi amidan bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus cơ thể sẽ phản ứng lại sự nhiễm trùng này, biểu hiện là nhiệt đô cơ thể tăng cao, dẫn đến sốt

Xuất hiện các mảng trắng trên amidan: Khi amidan bị viêm sẽ xuất hiện những mảng trắng bám trên bề mặt, nhiều trường hợp các mảng trắng này có thể nhỏ hơn, nhìn như các đốm trắng.

Sưng hạch bạch huyết ở cổ: Các hạch bạch huyết là nơi tập trung các tế bào bạch huyết, có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập. Khi vi khuẩn tấn công amidan gây sưng viêm thì hạch bạch huyết ở gần đó sẽ có xu hướng sưng đau.

Hơi thở có mùi: Dấu hiệu rõ rệt nhất khi bị viêm amidan đó là hơi thở hôi vì khi vi khuẩn phát triển mạnh trên chất nhầy amidan khiến chúng tạo ra một mùi rất khó chịu

Khó nuốt, buồn nôn: Viêm amidan khiến amidan sưng to và đau ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt. Nghiêm trọng hơn sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, khó chịu kéo dài. Ngoài ra amidan sưng còn khiến quá trình hô hấp của trẻ gặp nhiều khó khăn.

Ngoài các triệu chứng trên thì viêm amidan ở trẻ còn có các triệu chứng khác như: ho, mệt mỏi, khó ngủ, ớn lạnh, đau đầu,…

Mặc dù hiếm gặp nhưng viêm amidan ở trẻ có thể khiến cổ họng sưng lên đến mức khó thở. Nếu xuất hiện trường hợp này thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị kịp thời.

Nếu một người bị viêm amidan gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì cần đến gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán bệnh vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào đó nguy hiểm:

Làm gì khi trẻ bị viêm amidan

Đây là những phương pháp đơn giản để giảm triệu chứng viêm amidan cho trẻ tại nhà:

Cho trẻ nghỉ ngơi để cơ thể sớm lấy lại năng lượng, tăng cường đề kháng chống lại vi khuẩn, virus gây hại

Cho trẻ uống nhiều nước để giảm khô và khó chịu cổ họng.

Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn gây hại

Cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, mặc những bộ quần áo rộng thoải mái

Chỉ cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm loãng như cháo, súp,..

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những chất gây kích ứng như khói bụi, khói thuốc,…

Có thể cho trẻ sử dụng viên ngậm trị đau họng hoặc các thuốc giảm đau hạ sốt như ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng

Ngoài ra các bậc phụ huynh cho thể tham khảo cho trẻ sử dụng sản phẩm siro thảo dược được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Siro Heviho.

Sản phẩm chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm, kháng khuẩn (số 1-0013855). Siro Heviho ngăn chặn rất tốt quá trình viêm, nhiễm khuẩn ở đường hô hấp.

Liều dùng sản phẩm như sau:

Trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi: ngày dùng 2 lần, mỗi lần 7ml.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: ngày dùng 3 lần, mỗi lần 7ml.

Dùng trước bữa ăn. Nên dùng ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu chớm ho, đau họng. Dùng được trong trường hợp trẻ bị sốt. Có thể uống kèm kháng sinh.

Phòng ngừa amidan cho trẻ như thế nào

Đầu tiên là cha mẹ cần khuyến khích trẻ rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên. Vừa nâng cao sức khỏe vừa tăng cường đề kháng và miễn dịch

Thứ hai là tuyệt đối hạn chế trẻ ăn các đồ ăn đồ uống lạnh vì ăn những đồ này sẽ khiến vi khuẩn gây bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và phát tác

Thứ ba là cho trẻ tránh xa những khu vực nhiều khói bụi, khói thuốc, môi trường độc hại

Thứ tư là nên cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài nhằm hạn chế vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể

Thứ năm là giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé, nên đánh răng ngày hai lần và súc miệng sạch sẽ sau khi ăn

Thứ sáu là luôn giữ ấm cho trẻ đặc biệt là vùng cổ trong những ngày thời tiết lạnh hoặc giao mùa

Các Biến Chứng Sau Khi Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Có Thể Gặp

Hầu hết các biện pháp can thiệp xâm lấn trong điều trị các bệnh lý đều có nguy cơ rủi ro. Biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống có thể phát sinh sau khi thực hiện phẫu thuật. Tình trạng này có thể tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến chức năng vận động ở bệnh nhân. Do đó việc tìm hiểu sẽ giúp người bệnh có sự chuẩn bị kỹ hơn trước khi thực hiện phương pháp điều trị ngoại khoa này.

Các biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống có thể gặp

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như chức năng vận động của người bệnh. Các triệu chứng bệnh lý khi mới khởi phát thường nhầm lẫn với tình trạng đau nhức xương khớp thông thường. Điều này khiến nhiều người bệnh chủ quan không thăm khám hoặc điều trị không đúng phương pháp khiến thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.

Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm được bác sĩ chuyên môn chỉ định khi những biện pháp điều trị nội khoa không đáp ứng. Đây được xem là giải pháp cuối cùng giúp ngăn ngừa các triệu chứng thoái vị đĩa đệm trở nên nặng nề, phát sinh các biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến bại liệt. Bên cạnh đó, mổ thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động của xương khớp, dễ dàng hơn trong vận động, di chuyển.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống vẫn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ cân nhắc cũng như trao đổi với người bệnh những lợi ích và hạn chế mà phương pháp mang lại.

Trong và sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống có thể phát sinh một số biến chứng như sau:

1. Nhiễm trùng vết mổ

Hầu hết những trường hợp can thiệp phẫu thuật đều có nguy cơ xuất hiện biến chứng nhiễm trùng vết mổ. Thông thường, hiện tượng này có thể xảy ra ở các loại vết mổ nhưng có nguy cơ cao và nguy hiểm hơn những những vết mổ banh. Bởi những vết mổ này có diện tích xâm lấn rộng, điều này đồng nghĩa với khả năng nhiễm trùng sẽ cao hơn.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiễm trùng vết mổ là do vệ sinh không đúng cách, vết mổ không được sát khuẩn hoàn toàn. Bên cạnh đó, bệnh nhân sau khi mổ không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, vệ sinh cá nhân nên có thể gây kích ứng, dị ứng vết mổ. Lúc này, vùng da xâm lấn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và phát triển dẫn đến nhiễm trùng.

Khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng, đau nhức. Người bệnh cần chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Thông thường, để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn một số loiaj thuốc kháng sinh chống viêm. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, sẽ chỉ định liều dùng hợp lý.

Trong trường hợp, tình trạng nhiễm trùng vết mổ nghiêm trọng, lan sâu vào đĩa đệm hoặc cột sống có thể đe dọa trực tiếp mạng sống người bệnh.

2. Bệnh cũ tái phát

Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống mang lại hiệu quả nhanh chóng, cải thiện chức năng vận động, giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, theo thống kê có khoảng 10 – 15% trường hợp bị thoát vị đĩa đệm sau khi mổ tái phát bệnh. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Do đó, trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần trao đổi thật kỹ với bác sĩ chuyên khoa, tránh tình trạng sau khi phẫu thuật nhưng vẫn không mang lại kết quả. Một số trường hợp các triệu chứng thoát vị đĩa đệm tái phát sau khi phẫu thuật khoảng 6 tuần. Việc bệnh lý tái lại sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị, thậm chí tiến triển nặng hơn trước đó.

3. Thoái hóa cột sống

Theo thống kê, nhiều trường hợp trong quá trình mổ thoát vị đĩa đệm cột sống có thể ảnh hưởng đến những đốt sống lân cận. Chức năng hoạt động của những đốt sống này sẽ bị suy giảm. Điều này làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống. Các triệu chứng của biến chứng này thường diễn tiến âm thầm, do đó người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng vận động.

4. Cơn đau kéo dài dai dẳng

Mục đích của phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm cột sống hướng đến là khắc phục tình trạng đau nhức, phục hồi khả năng vận động của cột sống. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi tiến hành phẫu thuật phát sinh biến chứng những cơn đau kéo dài dai dẳng.

Theo bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do tổn thương do thoát vị đĩa đệm cột sống gây ra nghiêm trọng, phương pháp phẫu thuật không thể đáp ứng. Ngoài ra, khi đĩa đệm bị thoái hóa sẽ không thể hoạt động tốt như ban đầu dù đã tiến hành phẫu thuật cũng không thể điều trị dứt điểm. Những cơn đau ở cột sống vẫn có thể khởi phát và có xu hướng nặng nề hơn khi người bệnh vận động mạnh.

5. Biến chứng bại liệt

Biến chứng bại liệt có thể gây ra do trong quá trình mổ tác động đến các dây thần kinh vận động bởi bác sĩ thực hiện không đủ trình độ chuyên môn, các thiết bị hỗ trợ không đảm chất lượng, độ chính xác. Do đó, trước khi quyết định phẫu thuật, người bệnh cần lựa những bệnh viện uy tín, đảm bảo chất lượng, đội ngũ bác sĩ chuyên môn có trình độ tay nghề cao.

Các biện pháp phòng ngừa biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống

Theo các chuyên gia đầu ngành, các biến chứng phát sinh trong và sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống đều có mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Do đó, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau giúp phòng ngừa các rủi ro:

Khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại nhằm đáp ứng cuộc phẫu thuật diễn ra thành công.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh và người chăm sóc cần chú ý theo dõi sức khỏe. Trong trường hợp nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy thông báo với bác sĩ điều trị để được theo dõi và xử lý kịp thời, tránh phát sinh biến chứng.

Người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau khi phẫu thuật giúp vết thương phục hồi nhanh chóng. Trường hợp sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống vận động mạnh, làm việc với cường độ cao có thể dẫn đến suy nhược, vết thương lâu lành, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Bệnh nhân và người chăm sóc có thể tham vấn bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật, những thực phẩm cần bổ sung và kiêng cữ nhằm tránh tình trạng kích ứng, dị ứng vết mổ.

Sau khi phẫu thuật, sau 1 – 2 tuần người bệnh nên làm quen với những hoạt động nhẹ nhàng

Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần giữ tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng

Tham khảo bác sĩ chuyên khoa kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng khả năng phục hồi chức năng vận động hiệu quả.

Các biến chứng sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống có mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh, thậm chí gây bại liệt. Do đó, trước khi quyết định thực hiện phương pháp này, bệnh nhân cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để đưa ra giải pháp điều trị tốt nhất.

Biến Chứng Sau Cắt Amidan: Không Chủ Quan

Sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại đã giúp giảm tỷ lệ gặp biến chứng trong khi cắt amidan. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn gặp biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật. Các biến chứng này hầu hết do việc bác sĩ có tay nghề kém hoặc người bệnh không tuân thủ tốt hướng dẫn chăm sóc sức khỏe.

Theo bác sĩ Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Việc sử dụng công nghệ hiện đại cắt amidan giúp thời gian phẫu thuật rút ngắn và vết thương nhanh lành. Nhưng máy móc hiện đại cũng đòi hỏi bác sĩ phải giàu kinh nghiệm, tay nghề tốt. Nếu không, quá trình cắt amidan có thể gây tổn thương các mô xung quanh. Đặc biệt là với phương pháp cắt amidan bằng tia Laser. Bởi việc điều chỉnh chùm tia Laser tương đối khó.

Cũng có nhiều trường hợp người bệnh lơ là việc chăm sóc sau phẫu thuật. Trong 14 ngày đầu sau cắt amidan, nếu người bệnh không tuân thủ đúng chế độ điều dưỡng thì vết mổ sẽ khó hồi phục. Thậm chí để lại di chứng hoặc biến chứng sang các cơ quan khác khi bị nhiễm trùng”.

Nhiễm trùng tại chỗ là biến chứng phổ biến nhất. Ngoài ra, người bệnh còn có khả năng bị:

Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có một trong các triệu chứng:

Sốt cao đột ngột 38 – 29 độ C

Toàn thân mệt mỏi, đau nhức, buồn nôn

Không thể ăn uống bất cứ thứ gì sau 24 – 48 giờ

Táo bón, khó tiêu, đi ra máu

Xuất huyết không cầm được máu

Cắt amidan không phải là thủ thuật ai cũng có thể áp dụng. Có những trường hợp không nên cắt amidan do không đạt tiêu chuẩn về sức khỏe, người bệnh sẽ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay người bệnh có thể không cần phẫu thuật mà vẫn loại bỏ được viêm amidan hoàn toàn nhờ bài thuốc THANH HẦU BỔ PHẾ THANG của Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102 (tiền thân là Trung tâm Đông y Việt Nam).

Hiệu quả của Thanh hầu bổ phế thang đã được kiểm chứng trên hơn 20.000 người bệnh, tỷ lệ điều trị thành công chỉ sau 2 tháng lên đến hơn 80% và không tái phát bệnh trở lại. Rất nhiều người bệnh đã sử dụng bài thuốc và phản hồi tích cực về hiệu quả điều trị.

Sở dĩ Thanh hầu bổ phế thang cho hiệu quả điều trị tốt là nhờ cơ chế tác động toàn diện, chú trọng triệt tiêu tác nhân gây bệnh lẫn bồi bổ cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch. Bài thuốc nhấn mạnh vào yếu tố kích hoạt cơ chế chữa bệnh tự nhiên của con người nhằm tiêu diệt tác nhân gây viêm amidan – virus, vi khuẩn một cách hiệu quả, đồng thời tạo thành cơ chế dự phòng bệnh, ngăn ngừa tái phát về sau.

Cơ chế chữa bệnh vượt trội của bài thuốc được làm nên từ sự kết hợp của hơn 20 nam dược quý. Trong đó có thể kể đến:

Các thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc, khai thông khí, trừ ho: tang diệp, phật thủ, xích thược…

Các thảo dược giúp tiêu viêm, tiêu sưng, trừ mủ: kha tử, bạch cương tàm, sơn tra, quất hồng bì…

Các thảo dược bổ dưỡng can thận, tăng cường sức đề kháng: tang ký sinh, hoàng cầm, bạch truật…

Đặc biệt, các thảo dược này đều được kết hợp theo TỶ LỆ VÀNG giúp phát huy tối đa công dụng của bài thuốc và đảm bảo an toàn với người bệnh có thể trạng yếu kém như phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em, người có bệnh lý nền… Do đó, những người bệnh không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện cắt amidan nên tham khảo bài thuốc này để loại bỏ viêm amidan hoàn toàn, không gặp tác dụng phụ.

Phòng tránh biến chứng sau phẫu thuật

Nghỉ ngơi hợp lý và luôn quan sát các triệu chứng

Trong 24 -48 giờ đầu sau cắt amidan, người bệnh phải theo dõi sát sao các triệu chứng tại amidan cũng như toàn cơ thể. Cảm giác buồn nôn, chóng mặt có thể xảy ra sau khi hết thuốc gây mê hoặc gây tế. Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục sức khỏe hậu phẫu. Tuyệt đối không la hét, vận động mạnh khiến vết mổ rách.

Trong 4 giờ đầu nên nằm nghiêng sang 1 bên, không kê gối để tránh xuất huyết nhiều. Hiện tượng chảy máu ít và có thể tự cầm sau ít phút trong 7 – 10 ngày đầu là bình thường. Bởi amidan đang bong giả mạc và hình thành niêm mạc mới. Nhưng nếu sau 14 ngày vẫn xuất huyết thì cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Chế độ ăn uống

Nếu cắt amidan bằng công nghệ hiện đại có thể uống sữa sau khoảng 4 giờ. Trong 7 ngày ngày tiếp theo, người bệnh nên ăn đồ mềm lỏng như cháo, súp, sinh tố, canh…để bồi bổ dinh dưỡng. Chú ý chế độ ăn phải có đủ bốn nhóm thực phẩm đường – đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất để cơ thể có đủ sức hồi phục. Đồng thời tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, A, E giúp nâng cao hệ miễn dịch.

Trong 8 – 14 ngày tiếp theo, người bệnh có thể ăn đồ được nấu nhừ như phở, bún, rau củ nấu nhừ… Các thực phẩm như đồ khô cứng, đồ cay nóng thì vẫn nên hạn chế. Sau 14 ngày thì amidan sẽ hồi phục bình thường và người bệnh có thể ăn uống thoải mái.

Vệ sinh răng miệng

Người bệnh phải luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh tình trạng vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng. Trong 24 giờ đầu thì không nên đánh răng. Sau khoảng thời gian này, người bệnh có thể vệ sinh răng miệng một cách nhẹ nhàng. Người bệnh nên dùng nước muối sinh lý súc miệng (không súc họng) sau khi đánh răng để tăng khả năng diệt khuẩn.

Sau khi cắt amidan, muốn phòng tránh biến chứng thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời tham khảo và ghi nhớ cách chăm sóc sức khỏe như bài viết chia sẻ. Người bệnh tuyệt đối không được lơ là, phải chú ý quan sát sức khỏe trong suốt 14 ngày sau phẫu thuật. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để khắc phục.