Triệu Chứng Ngộ Độc Warfarin / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Ngộ Độc Cấp Hóa Chất Diệt Chuột Loại Warfarin

NGỘ ĐỘC CẤP HÓA CHẤT DIỆT CHUỘT LOẠI WARFARIN ĐẠI CƯƠNG

Liều uống thông thường (10 – 20mg) trong 1 lần không gây ngộ độc cấp nghiêm trọng. Ngược lại, dùng kéo dài warfarin với liều thấp (2mg/ngày) có thể gây rối loạn đông máu hoặc chảy máu. Liều tử vong thấp nhất được báo cáo do warfarin là 6,667mg/kg.

CHẨN ĐOÁN Chẩn đoán xác định Hỏi bệnh:

Khai thác bệnh sử, vật chứng: tên thuốc, dạng thuốc (ARS Rat Killer, Rat – K, courmarin, di- courmarin, courmadin… đóng gói dạng bột hoặc dạng viên), số lượng uống, thời gian, thời gian sau uống đến tuyến cơ sờ, xử trí tại tuyến cơ sở.

Yêu cầu mang thuốc, vỏ thuốc đến.

Lâm sàng:

Nổi bật là tình trạng xuất huyết biểu hiện sau 2-3 ngày trở đi.

1-2 ngày đầu bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng.

Xuất huyết ở các mức độ khác nhau: chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy máu dưới kết mạc mắt, chảy máu não, tụ máu trong cơ.

Rối loạn đông máu gây chảy máu xuất hiện sớm nhất sau 8 -12 giờ nhưng thông thường sau 2-3 ngày.

Các triệu chứng khác có thể gặp: ý thức lơ mơ, đau đầu, rối loạn điều hòa vận động, đau bụng, buồn nôn. Nặng hơn có thể gặp tiêu cơ vân, suy hô hấp, co giật, hôn mê…

Cận lâm sàng

Các xét nghiệm khác: công thức máu, nhóm máu và chéo máu đề phòng khi chảy máu ồ ạt do rối loạn đông máu đẻ truyền máu.

Sinh hóa máu: tăng GOT, GPT, ure, creatinin, CK.

Các xét nghiệm khác tùy theo tình trạng bệnh nhân.

Chẩn đoán phân biệt

Ngộ độc các lại thuốc diệt chuột khác:

Nhóm phosphua kẽm: tổn thương đa cơ quan, ban đầu đau bụng, nôn, tiêu chảy xuất hiện sớm, toan chuyển hoá, rối loạn nhịp tim, phù phổi cấp, tiêu cơ vân – suy thận, viêm gan cấp, xét nghiệm đông máu bình thường.

Nhóm tluoroacetate: rối loạn nhịp tim, suy tim cấp, gây tăng trương lúc cơ, co giật, xét nghiệm đông máu bình thường.

Bệnh máu, suy gan: không có tiền sử ngộ độc cấp, triệu chứng bệnh lí toàn thân khác.

Chẩn đoán biến chứng

Chảy máu các tạng: phổi, tiêu hóa, tiết niệu, ổ bụng, thần kinh trung ương…

ĐIỀU TRỊ

Ồn định chức năng sống: hô hấp, tuần hoàn. Đặc biệt chú ý các trường hợp chảy máu não có rối loạn ý thức, huyết động.

Các biện pháp ngăn ngừa hấp thu:

Rửa dạ dày thải độc nếu cần thiết và số lượng thuốc uống nhiều, đến sớm.

Than hoạt: liều 1g/kg kèm sorbitol có thể nhắc lại sau 2 giờ nếu bệnh nhân uống số lượng nhiều, đến sớm.

Các biện pháp thải trừ chất độc: chưa có biện pháp nào hiệu quả với loại ngộ độc này.

Điều trị bằng antidote (chất giải độc đặc hiệu):

Vitamin K1: khi có rối loạn đông máu rõ:

Cách dùng: trẻ em tối thiểu 0,25mg/kg, người lớn tối thiểu 20mg/lần, 3-4 lần/ngày. Duy trì 10 – 100mg/ngày chia 3 – 4 lần đến khi INR về bình thường. Có thể uống, tiêm dưới da.

Theo dõi: xét nghiệm INR mỗi 12-24 giờ.

Không dùng vitamin K1 để điều trị dự phòng khi chưa có rối loạn đông máu.

Huyết tương tươi đông lạnh: khi có rối loạn đông máu PT < 40%, có chảy máu, truyền huyết tương tươi đông lạnh, truyền máu toàn phần khi có chảy máu gây mất máu nặng.

PHÒNG BỆNH

Giáo dục ý thức sử dụng và bảo quản hóa chất diệt chuột an toàn, hợp lí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ilene B. Anderson, Pharm D (2007), “Warfarin and Related Rodenticides” Poison and drug overdose, Mc Graw – Hill Companies, 5th edition, pp. 379 – 381.

Henry A.Spiller (2004), “Dicoumarol Anticoagulants” Medical Toxicology, Lippincott VVilliam and VVilkins, 3rd edition, pp. 614 – 617.

Robert s. Hoffman (1998), “Anticoagulants” Goldfrank’s Toxicologic Emergencie, Mc Graw – Hill, 6th edition, pp. 703-715.

POISINDEX® Managements (2010), “Warfarin and related agents” MICROMEDEX® 1.0 (Healthcare Series), Thomson Reuters.

Triệu Chứng Ngộ Độc Thực Phẩm

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm phụ thuộc vào lượng sản phẩm chất lượng thấp hoặc các chất độc hại đã xâm nhập vào đường tiêu hóa, loại độc tố hoặc loại mầm bệnh gây nhiễm trùng độc hại.

Hình ảnh lâm sàng điển hình của ngộ độc thực phẩm:

Buồn nôn

Đau bụng, chuột rút bụng.

Tiêu chảy

Nôn.

Tăng tiết nước bọt.

Nhiệt độ cơ thể tăng.

Mất nước.

Giảm huyết áp.

Rối loạn có thể của hệ thống thần kinh trung ương và thậm chí hôn mê.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi uống sản phẩm kém chất lượng hoặc chất độc, nhưng cũng có thể thấy rõ chỉ một ngày sau khi uống chất độc hoặc mầm bệnh vào cơ thể.

Các loại chính và dấu hiệu ngộ độc nguy hiểm:

Salmonellosis là một nhiễm độc do vi khuẩn gây ra bởi một trong những loại huyết thanh thuộc họ Enterobacteriaceae, thuộc chi Salmonella. Ngộ độc cấp tính phát triển nhanh chóng, trong vòng 3-6 giờ. Đặc trưng bởi sự gia tăng mạnh về nhiệt độ cơ thể, sốt, đau quặn bụng, nôn mửa và nhiều phân lỏng. Kết cấu của phân là nước, có bọt và mùi đặc trưng. Tiêu chảy kéo dài 2-3 ngày ngay cả khi điều trị đầy đủ. Biến chứng nhiễm khuẩn salmonella có thể là nhiễm trùng độc hại hoặc sốc mất nước.

Nhiễm độc thực phẩm do thực phẩm bị nhiễm Staphylococcus aureus – Staphylococcus. Dấu hiệu nhiễm độc như vậy xuất hiện sau 2-5 giờ sau khi ăn thực phẩm (thường là sữa hoặc thịt). Các triệu chứng chính là buồn nôn, biến thành bất khuất, nôn mửa nhiều lần, thờ ơ, yếu đuối, đau đầu và đau bụng. Tiêu chảy phát triển trong vòng 1-2 giờ sau khi buồn nôn và kéo dài từ 12 đến 24 giờ. Nhiệt độ cơ thể, như một quy luật, không tăng, không có chất nhầy hoặc tạp chất máu được quan sát trong phân.

Kiết lỵ (shigellosis),. được kích thích bởi đũa shigella. Bệnh thường ra mắt một cách nhạy bén. Các triệu chứng chính của ngộ độc thực phẩm:

Nhiệt độ cơ thể tăng mạnh lên 39 độ.

Ớn lạnh, trạng thái sốt.

Đau ở vùng bụng dưới (vùng dưới của ruột già). Cơn đau thay đổi tính cách – từ buồn tẻ, đau đớn đến chuột rút, cấp tính.

Buồn nôn và nôn.

Đầy hơi.

Lặp đi lặp lại thôi thúc đi đại tiện, tiêu chảy (đôi khi lên đến 20 lần một ngày). Đại tiện là đau đớn (tenesmus), 2-3 ngày đầu là phong phú, sau đó phân trở nên lỏng hơn, chảy nước và nạc. Trong phân có thể được trộn lẫn với máu.

Mất nước nghiêm trọng, dẫn đến khô da.

Hạ huyết áp.

Botulism là một nhiễm độc nghiêm trọng gây ra bởi gậy kỵ khí Clostridium botulinum. Thời gian ủ bệnh có thể thay đổi từ vài giờ đến hai ngày. Dấu hiệu ngộ độc đầu tiên là suy nhược không điển hình, nhức đầu thoáng qua. Tiêu chảy hoặc nôn thường không được quan sát, vì độc tố thường ảnh hưởng nhất đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Thị lực bị suy giảm (dây thần kinh mắt bị ảnh hưởng), sự hình thành cơ mặt phát triển (làm mịn nếp gấp mũi, mặt giống như mặt nạ). Khô miệng, khó nuốt, phát triển rệp, tê liệt cơ họng và vòm miệng mềm là những triệu chứng đe dọa tính mạng của ngộ độc thực phẩm, thường dẫn đến nghẹt thở và tử vong.

Triệu Chứng Ngộ Độc Thực Phẩm Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Moitruong24h- Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nên biết và có hướng điều trị hiệu quả.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe, ảnh hưởng rất nhiều vì thế bạn cần nhận biết để điều trị nhanh nhất.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng có thể gặp ở mọi người do thói quen ăn uống hoặc do ăn phải thức ăn nhiễm độc, thức ăn hết hạn.

Ngộ độc thực phẩm có 2 dạng đó là ngộ độc cấp tính, các dấu hiệu xuất hiện ngay sau khi ăn, cảm thấy đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, đi ngoài nhiều.

Trường hợp còn lại là ngộ độc mạn tính, không biểu hiện ngay sau khi ăn và cũng không có triệu chứng ngộ độc rõ ràng, chất độc trong thức ăn lặng lẽ tích tụ và ngấm vào nội tạng, chúng có khả năng gây các bệnh ung thư sau này.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, choáng váng hoặc đôi khi có kèm theo sốt, gây hại tới sức khỏe, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Trên thực tế, biểu hiện nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải, trụy tim mạch, dễ dẫn đến nguy cơ sốc nhiễm khuẩn khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.Buồn nôn

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm bạn nhận biết ngay là buồn nôn các tác nhân vi khuẩn, nấm tấn công đường ruột.

Tùy vào mức độ nhiễm độc mà triệu chứng nôn ói sẽ khác nhau, chất độc tiếp nhận càng nhiều thì càng bị nôn thốc nặng.

Tiêu chảy

Tiệu chảy mỗi khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ khiến bạn buồn đi tiêu nhiều lần, đau bụng và khó chịu. Những dấu hiệu này chứng tỏ bạn đã bị ngộ độc thực phẩm, ăn uống trúng độc mới gây ra đau bụng nhiều lần như vậy.

Tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy kiệt và mất nước nghiêm trọng, nghiêm trọng hơn là ngất xỉu, sốt nặng cũng là một dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm.

Đau đầu

Đây cũng là một trong những biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc thức ăn, những cơn đau nặng hay nhẹ phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh và mức độ ngộ độc.

Cách điều trị khi bị ngộ độc thực phẩm Uống nước gừng

Một tách trà gừng có thể làm dịu các triệu chứng đó và ngăn chặn vi khuẩn tấn công. Cũng có thể ngậm một lát gừng trong miệng để ngăn buồn nôn.

Nước chanh

Có thể cho người bị ngộ độc thực phẩm uống nước chanh, nước chanh sẽ có tác dụng chống lại những tác động xấu của vi khuẩn gây ngộ độc. Với thuộc tính axit nước chanh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm.

Kích thích gây nôn

Đây là nước đầu tiên bạn nên thực hiện để giúp người bị ngộ độc thức ăn thải bỏ độc tố ra ngoài, hạn chế sự hấp thu chất độc bên trong thành ruột.

Nếu người bị ngộ độc thức ăn vẫn tỉnh táo, không có dấu hiệu co giật hay mê sảng thì có thể áp dụng phương pháp kích thích nôn. Có thể tác động cơ học là lấy tay nhấn vào cuống lưỡi tạo ra phản xạ nôn. Khi phát hiện những triệu chứng ngộ độc thực phẩm bạn nên tìm cách điều trị hiệu quả và nhanh nhất.

Tuệ Lâm (Theo Phununews)

Các Triệu Chứng Ngộ Độc Thực Phẩm Bạn Không Thể Không Biết

Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm hay ngộ độc thức ăn được chia thành 4 nhóm chính như sau:

Nguyên nhận ngộ độc là do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn gây nên; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc hoặc nấm men gây nên ngộ độc.

Biện pháp phòng tránh: Bạn nên lựa chọn sử dụng những thực phẩm sạch, tươi. Nên ăn thức ăn nấu chín và uống nước sôi. Không để thức ăn sống và thức ăn chín lẫn với nhau. Không sử dụng thức ăn quá hạn, ôi thiu…

Có một số loại thực phẩm để lâu hoặc đã bị ôi thiu sinh ra chất độc. Những chất độc này không bị phá hủy và chỉ giảm khả năng gây độc khi được nấu chín hoặc đun sôi.

Biện pháp phòng tránh: Không nên sử dụng những thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm có dấu hiệu thay đổi về màu, mùi…

Những thực phẩm có sẵn độc như: cá nóc, cá cóc, nấm độc, khoai tây mọc mầm…bạn cũng sẽ có những triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Biện pháp phòng tránh: Không nên sử dụng những thực phẩm khuyến cáo có khả năng chứa độc hoặc những thực phẩm lạ.

Những thực phẩm nhiễm những kim loại nặng do được trồng hoặc chế biến ở những nơi có nguồn nước, đất bị nhiễm kim loại nặng hoặc do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, do các chất phụ gia hay chất phóng xạ gây nên ngộ độc.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bạn không thể không biết

Buôn nôn và nôn ói chỉ sau vài giờ ăn là một trong những triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường thấy mà bạn không thể bỏ qua. Nguyên nhân gây nên triệu chứng này là do nấm vi khuẩn hoặc hóa chất chứa trong thức ăn tấn công vào đường ruột và hệ miễn dịch, khiến cho hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách buồn nôn để đẩy chất độc ra ngoài cơ thể. Nếu có triệu chứng này bạn nên nghĩ ngay đến ngộ độc thực phẩm.

Triệu chứng đau đầu cũng có thể là một dấu hiệu ngộ độc thức ăn do vi khuẩn hoặc virut tấn công do mất nước, mất sức sau khi nôn ói và tiêu chảy.

Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới cơ thể bị mất nước, mất điện giải và gây nguy hiểm có tính mạng. Do vậy, khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm này bạn cần đến ngay cơ sở ý tế để khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Chóng mặt cũng là triệu chứng phổ biến khi bị ngộ độc thực phẩm. Bạn không chỉ cảm thấy chóng mặt mà còn thấy đầu có quay cuồng, đi lại loạng choạng. Tùy thuộc vào mức độ ngộ độc mà có triệu chứng kéo dài hoặc diễn ra trong thời gian ngắn.

Khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm bạn cần loại bỏ nhanh những chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách uống nước, kích thích cơ học bằng cách đặt ngón tay chặn xuống lưỡi để nôn hết thức ăn ra ngoài.

Chú ý: Chỉ nôn khi bệnh nhân còn tỉnh táo, nôn ở vị trí đầu nằm nghiêng. Trong những trường hợp cần thiết nên giữ lại những gì bạn đã nôn ra để làm xét nghiệm.

Trong trường hợp không nôn được, nên cho người bệnh uống than hoạt tính. Bởi than hoạt tính có tác dụng hút chất độc và ngăn độc thấm vào máu.

Sau khi nôn hoặc đi ngoài thì nên cho bệnh nhân uống 1 lít nước pha với 1 gói orezol hoặc có thể pha ½ thìa café muối + 4 thìa café đường với 1 lít nước.

Những triệu chứng bị tiêu chảy bạn không nên uống thuốc chống tiêu chảy để hãm lại, để bệnh nhân càng đi ra nhiều càng tốt.

Với những bệnh nhân bị ngộ độc nhẹ sau khi nôn hoặc đi ngoài sẽ thải hết chất độc, bệnh nhân sớm bình phục. Không nên cho bệnh nhân ăn ngay sau đó mà nên ăn cháo.

Với những bệnh nhân bị ngộ độc nặng chưa bình phục và có hiện tượng tím tái hay khó thở cần đưa nhanh đến cơ sở ý tế gần nhất để rửa ruột và điều trị.

Triệu Chứng Ngộ Độc Thực Phẩm ” Tổng Đài Y Khoa

Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân chủ yếu gây ra các trường hợp ngộ độc. Vậy triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì? Mời bạn đọc cùng Tổng Đài Y Khoa tìm hiểu qua bài viết sau: 1. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một căn bệnh gây ra bởi việc tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có chứa vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng gây hại.

Trong thực phẩm chứa nhiều các sinh vật có hại. Chúng thường bị tiêu diệt trong khi nấu chín. Tuy nhiên, nếu bạn không vệ sinh tốt và phương pháp bảo quản không đúng cách. Thực phẩm nấu chín cũng có thể bị nhiễm độc và khiến bạn bị bệnh.

Ăn thực phẩm chứa độc tố độc có hại cũng gây ngộ độc thực phẩm. Những độc tố này có thể có tự nhiên trong thực phẩm. Chẳng hạn như một số loài nấm dại hoặc được sản sinh bởi vi khuẩn trong thực phẩm đã bị hỏng.

Vì có nhiều loại sinh vật khác nhau gây ngộ độc thực phẩm. Nên các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau. Hơn nữa, thời gian từ khi bạn bị ngộ độc thực phẩm đến khi triệu chứng bắt đầu có thể từ vài giờ thậm chí vài ngày. Dẫn đến việc xác định thực phẩm gây ngộ độc khá khó khăn.

Một số thực phẩm có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao. Bao gồm: thịt và gà chưa nấu chín, trứng, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, động vật có vỏ và trái cây và rau quả chưa rửa…

2. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm – Đau bụng và chuột rút

Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, các sinh vật gây hại có thể tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột của bạn. Điều này dẫn đến viêm đau ở dạ dày, gây đau bụng.

Những người bị ngộ độc thực phẩm cũng có thể bị chuột rút. Vì cơ bụng co lại để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ruột, để loại bỏ các sinh vật gây hại càng nhanh càng tốt.

Tuy nhiên, đau bụng và chuột rút là phổ biến. Hơn nữa, không phải tất cả các trường hợp ngộ độc thực phẩm sẽ dẫn đến đau bụng hoặc chuột rút.

– Tiêu chảy

Tiêu chảy là một triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm. Nó xảy ra làm cho ruột của bạn kém hiệu quả trong việc tái hấp thu nước và các chất lỏng khác mà nó tiết ra trong quá trình tiêu hóa .

Tiêu chảy cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như cảm giác khẩn cấp khi bạn cần đi vệ sinh, đầy hơi hoặc chuột rút bụng. Bởi vì bạn mất nhiều nước hơn bình thường. Do đó, điều nguy hiểm nhất của tiêu chảy là mất nước. Vì vậy điều quan trọng là đảm bảo bạn uống đủ nước.

Ngoài nước, nhấm nháp các loại thực phẩm lỏng như nước dùng và súp có thể giúp chống mất nước. Chúng cung cấp cho bạn một chút năng lượng nếu bạn không thể dung nạp thức ăn đặc.

Để kiểm tra xem bạn có bị mất nước hay không, hãy theo dõi màu của nước tiểu, màu vàng nhạt hoặc trong. Nếu nước tiểu của bạn tối hơn thế này, nó có thể cho thấy mất nước.

– Nhức đầu

Nhức đầu là cực kỳ phổ biến. Chắc có lẻ mọi người đều trải qua tình trạng này vì nhiều lý do. Bao gồm căng thẳng, uống quá nhiều rượu, mất nước và mệt mỏi… Vì ngộ độc thực phẩm khiến bạn mệt mỏi và mất nước, nó cũng có thể dẫn đến đau đầu.

Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa được hiểu đầy đủ, nhưng có ý kiến ​​cho rằng mất nước có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não của bạn, khiến nó mất chất lỏng và tạm thời co lại.

Bạn có thể đặc biệt dễ bị đau đầu nếu bạn bị nôn mửa và tiêu chảy, cả hai đều làm tăng nguy cơ mất nước.

– Nôn

Nôn là điều tự nhiên đối với những người bị ngộ độc thực phẩm. Điều này xảy ra khi cơ bụng và cơ hoành của bạn co bóp mạnh. Buộc bạn phải đưa chất chứa trong dạ dày ra ngoài và đưa chúng ra khỏi miệng.

Đó là một cơ chế bảo vệ xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng loại bỏ các sinh vật hoặc độc tố nguy hiểm mà nó phát hiện là có hại.

Trong thực tế, ngộ độc thực phẩm thường dẫn đến một cơn nôn đầu tiên, mạnh mẽ. Đối với một số người, nó giảm dần, trong khi những người khác tiếp tục nôn mửa liên tục.

Nếu bạn nôn liên tục và không thể giữ nước, bạn nên tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh bị mất nước.

– Buồn nôn

Buồn nôn là cảm giác khó chịu mà bạn sắp nôn, mặc dù bạn không muốn làm như vậy.

Mặc dù cảm giác buồn nôn trong trường hợp ngộ độc thực phẩm là bình thường. Buồn nôn có thể xảy ra vì nhiều lý do khác. Bao gồm đau nửa đầu, say tàu xe và ăn quá nhiều…

Buồn nôn hoạt động như một tín hiệu cảnh báo để cho cơ thể biết rằng, nó đã ăn phải thứ gì đó có khả năng gây hại. Cơ thể bạn có thể trầm trọng hơn do sự di chuyển chậm của ruột. Khi cơ thể cố gắng kiềm chế chất độc trong dạ dày.

– Chán ăn, mệt mỏi thiếu năng lượng

Những người bị ngộ độc thực phẩm thường cảm thấy chán ăn kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi.

Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng để chống lại nhiễm trùng đã xâm chiếm cơ thể của bạn. Khi có phản ứng này, cơ thể bạn giải chất hóa học được gọi là cytokine.

Cytokine có nhiều vai trò khác nhau. Nhưng điều quan trọng là giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch với nhiễm trùng. Chúng làm điều này bằng cách “nói” cho các tế bào miễn dịch của bạn đi đâu và làm thế nào để tiêu diệt nhiễm trùng.

Tập hợp các triệu chứng này dẫn đến kết quả được gọi là hành vi ốm đau. Hành vi ốm đau là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chuyển sự chú ý của mình ra khỏi các quá trình như tiêu hóa để ưu tiên chống lại nhiễm trùng.

– Sốt

Bạn bị sốt nếu nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường, từ 37-39°C.

Sốt là triệu chứng phổ biến trong nhiều bệnh, gây ra bởi các sinh vật gây hại. Sốt xảy ra như là một phần của sự bảo vệ tự nhiên của cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng.

Chất tạo ra sốt gọi là pyrogens kích hoạt sự gia tăng nhiệt độ. Chúng được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch hoặc vi khuẩn truyền nhiễm đã xâm nhập vào cơ thể.

Chúng gây sốt bằng cách gửi tin nhắn lừa bộ não, nghĩ rằng cơ thể bạn lạnh. Điều này dẫn đến cơ thể tạo ra nhiều nhiệt hơn và mất ít nhiệt hơn. Do đó làm tăng nhiệt độ của bạn.

Sự gia tăng nhiệt độ này, làm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu, giúp bạn chống lại nhiễm trùng.

– Ớn lạnh

Rét run có thể xảy ra khi cơ thể bạn run lên để tăng nhiệt độ của bạn.

Những cơn rùng mình là kết quả của việc cơ bắp co bóp và thư giãn, tạo ra nhiệt. Chúng thường đi kèm với một cơn sốt, vì pyrogens lừa cơ thể bạn nghĩ rằng nó lạnh và cần phải làm nóng.

Sốt có thể xảy ra với nhiều bệnh khác nhau. Bao gồm ngộ độc thực phẩm, làm cho ớn lạnh trở thành một trong những triệu chứng phổ biến.

– Đau cơ

Cơ bắp có thể đau khi bạn bị nhiễm trùng như ngộ độc thực phẩm. Điều này là do hệ thống miễn dịch của bạn đã được kích hoạt, gây viêm.

Trong quá trình này, cơ thể giải phóng histamine. Một hóa chất giúp mở rộng các mạch máu của bạn. Histamine cho phép nhiều tế bào bạch cầu đi qua để chống lại nhiễm trùng.

3. Lời kết

Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn hãy thực hành vệ sinh cá nhân và thực phẩm tốt.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nếu bạn có một số triệu chứng ở trên và nghi ngờ bạn bị ngộ độc thực phẩm. Hãy cố gắng nghỉ ngơi và giữ nước.

Tuy nhiên, một số loại ngộ độc thực phẩm có thể nghiêm trọng. Nếu bạn lo lắng, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ rất có ích. Vì họ có thể đề nghị dùng thuốc để giúp giảm bớt các triệu chứng của bạn.

ncbi.nlm.nih.gov

D.G – Tổng Đài Y Khoa