Triệu Chứng Mắc Lao / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Dấu Hiệu Nghi Ngờ Mắc Lao Phổi

Dấu hiệu nghi ngờ mắc lao phổi

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu của bệnh lao cho đến khi phát hiện thì bệnh đã vào giai đoạn nặng, phải mất rất nhiều thời gian để điều trị. Do đó, sớm nhận biết những triệu chứng mắc bệnh lao phổi trong giai đoạn đầu sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Ho: Đây là triệu chứng của bệnh phổi cấp và mạn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, giãn phế quản, lao… Trong trường hợp ho trên 3 tuần cũng như đã dùng thuốc điều trị mà không thuyên giảm, thì nguy cơ mắc bệnh lao phổi là rất lớn.

Khạc ra đờm: Khạc đờm là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp. Nguyên nhân do tình trạng tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phế quản phổi.

Điều trị cho bệnh nhân lao phổi. Ảnh: Trần Minh

Ho ra máu: đây là triệu chứng bệnh lao phổi có thể gặp ở 60% người mắc bệnh, xuất hiện khi có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

Đau ngực, khó thở: Đau ngực là một trong những triệu chứng bệnh lao phổi dễ nhận thấy ở bệnh nhân. Ho nhiều sẽ gây ức chế lên phế quản, dẫn đến tình trạng khó thở, đau ngực.

Gầy sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người bệnh lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên thì phải đi khám ngay.

Sốt về chiều: Triệu chứng sốt cao, sốt thất thường và đặc biệt là sốt nhẹ kèm hiện tượng gai lạnh về chiều là dấu hiệu cần nghĩ tới khả năng mắc bệnh lao.

Đổ mồ hôi: Bệnh lao phổi khiến đổ mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm nhiều về ban đêm.

Cơ thể mệt mỏi: Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công và khi nhiễm vi trùng lao cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí tình trạng mệt mỏi do mắc bệnh lao còn nặng nề hơn.

Lưu ý: Không phải bệnh nhân bị lao đều có tất cả các triệu chứng kể trên, nhiều người chỉ xuất hiện một vài triệu chứng nhẹ. Ngoài ra các dấu hiệu này cũng thường gặp ở nhiều loại bệnh khác không phải lao. Do vậy để biết một cách chính xác mình có phải mắc lao hay không, bạn nên làm các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt tại cơ sở y tế.

Khi nghi ngờ mắc lao, sẽ làm những xét nghiệm nào?

Xét nghiệm tiêm dưới da để tìm bệnh lao (còn được gọi là xét nghiệm Mantoux), được thực hiện bằng cách tiêm một lượng tuberculin nhỏ và an toàn dưới da ở bên trong cánh tay. Xét nghiệm này có thể cho biết bạn đã bị nhiễm vi trùng lao hay chưa bằng kết quả là dương tính hoặc âm tính.

Xét nghiệm máu hoặc làm thêm xét nghiệm tiêm tuberculin dưới da để giúp diễn dịch kết quả của lần xét nghiệm đầu tiên.

Chụp Xquang lao phổi để nhận rõ các dấu hiệu của bệnh lao phổi.

Cách phòng ngừa bệnh lao phổi

Cách phòng bệnh lao tốt nhất là tiêm vắc-xin. Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi. Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ và khám sức khỏe định kỳ. Không ngủ cùng phòng với người bệnh, nơi đông người…

Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao phổi, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy bạn thực sự mắc lao phổi cũng không nên quá lo lắng, bởi đây là bệnh có thuốc chữa và có thể chữa khỏi, nếu thuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

Triệu Chứng Của Lao Xương Khớp

Vị trí tổn thương: thường là các đốt sống lưng hay đốt sống thắt lưng, chiếm khoảng 90%.

Triệu chứng cơ năng của bệnh: đau khu trú tại một điểm của đốt sống bị tổn thương. Ban đầu thì bệnh nhân bị đau khi vận động tăng lên, giảm đau khi bệnh nhân được nghỉ ngơi. Vào các giai đoạn muộn hơn của bệnh, khi bệnh đã chèn ép vào các nhánh rễ dây thần kinh, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau kiểu rễ. Đau lan theo đường đi của các rễ dây thần kinh và dây thân kinh tăng lên khi bệnh nhân bị ho, hắt hơi hay bệnh nhân rặn mạnh. các triệu chứng toàn thân hoặc nhiễm lao trên các cơ quan khác.

Triệu chứng thực thể của bệnh:

+ Gõ vào gai sau của đốt sống bị tổn thương thì gây ra đau cho người bệnh.

+ Các vận động cột sống của bệnh nhân bị hạn chế.

+ Các triệu chứng toàn thân hoặc nhiễm lao ở các cơ quan khác.

2.Giai đoạn toàn phát của bệnh

Tổn thương: các đốt sống và đĩa đệm bị phá hủy nhiều tạo thành các ổ áp xe lạnh, đồng thời thấy có xuất hiện biến dạng cột sống của bệnh nhân và có các dấu hiệu của các triệu chứng thần kinh.

Các triệu chứng:

+ Bệnh nhân bị đau liên tục, đau tăng dần tại các đốt sống bị tổn thương. Có khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau lan theo các rễ của dây thần kinh.

+ Thăm khám thì thấy đốt sống của bệnh nhân bị biến dạng, các đốt sống bị tổn thương lồi ra sau.

+ Có thể thấy các ổ áp xe lạnh của người bệnh có các vị trí khác nhau tùy theo vị trí tổn thương và sự di chuyển của khối áp xe. Túi áp xe lạnh của người bệnh thì thường di chuyển xuống vùng mông hoặc vùng bẹn của bệnh nhân. Túi này thì thường là mềm, không bị đau, một số túi có thể bị vỡ ra. Dịch bã đậu có thể bị chảy ra theo các lỗ rò ở cạnh cột sống hay chảy tại các vị trí có ở mông, bẹn. Các lỗ rò này thì thường khó liền lại.

+ Một số trường hợp bệnh nặng, đốt sống và đĩa đệm của bệnh nhân bị phá hủy nhiều, trượt ra sau và chèn vào tủy sống, đuôi ngựa, gây ra liệt (thường thì nằm ở các cột sống cổ hay lưng). Tùy theo vị trí tổn thương mà bệnh nhân có thể bị liệt tứ chi (tổn thương ở cổ), tổn thương chi dưới (các đốt sống lưng, thắt lưng), hội chứng đuôi ngựa (đoạn đốt sống thắt lưng dưới bị tổn thương). Mức độ có thể nhẹ, chỉ gây ra rối loạn cảm giác, yếu tố cơ lực đến mức độ nặng liệt cứng, có rối loạn cơ tròn.

+ Các dấu hiệu toàn thân như gầy sút cân, suy nhược, sốt thường rõ rệt.

3.Giai đoạn cuối của bệnh.

Trường hợp bệnh nhân không được điều trị thì bệnh sẽ nặng dần lên. Lao lan ra các bộ phận khác như lao màng não, lao màng tim, lao màng phổi. Bệnh nhân có thể bị liệt, chết vì suy kiệt sức khỏe hay có các nhiễm khuẩn phụ.

copy ghi nguồn: https://health-guru.org/

link bài viết: Triệu chứng của lao xương khớp

Nhiễm Vi Trùng Lao Và Triệu Chứng Điển Hình Của Bệnh Lao Phổi

10-08-2010

Xin bác sĩ vui lòng cho tôi biết triệu chứng của bệnh lao. Tôi nghe nói bệnh này lây qua đường hô hấp, vậy trong trường hợp nghi ngờ thì tôi phải làm gì vì dạo này tôi bị ho nhiều, sụt cân và không hiểu sao khuya khi ngủ thì người cứ rượm mồ hôi dù tôi không làm gì cả. Rất mong sự hồi âm sớm của Bác sĩ.(T.M)

Trả lời: Chào bạn, trong thư bạn yêu cầu cho biết các triệu chứng của bệnh lao và các giai đoạn phát triển của bệnh, chúng tôi xin phép được trả lời tóm tắt như sau:

– Bệnh lao gây ra bởi nhiễm vi trùng lao (Mycobacterium tuberculosis). Đây là một nhiễm trùng thường biểu hiện nhiều nhất ở phổi nhưng cũng có thể lan tới các cơ quan khác ngoài phổi và gây ra bệnh lao ở các cơ quan này như lao màng phổi, lao màng tim, lao màng não, lao xương, lao da, lao niệu sinh dục…..Mỗi thể bệnh có triệu chứng lâm sàng đặc trưng.

– Triệu chứng điển hình của lao phổi bao gồm:

+ Ho khạc đàm kéo dài

+ Ho ra máu nhiều hoặc ít phụ thuộc vào vị trí tổn thương phổi

+ Sốt về chiều

+ Sụt ký

+ Đổ mồ hôi về đêm

+ Khó thở : Khi tổn thương lan rộng, xơ hóa và co kéo

Bệnh lao phổi được truyền đi như thế nào?

Vi trùng lao phổi thường được chứa trong các hạt nhỏ li ti. Các hạt này được phóng ra ngoài không khí từ những người bị lao phổi khi họ nói, hắt hơi, ho… Người ta nhiễm bệnh lao phổi khi hít phải những hạt chứa vi trùng này. Do đó, mỗi khi nói chuyện, bạn nên mang khẩu trang và nên ăn uống riêng, không nên dùng chung chén, dĩa, muỗng, đũa …với người khác để tránh lây bệnh

Sự nhiễm bệnh tuỳ thuộc vào một số yếu tố sau:

– Số lượng và nồng độ của vi trùng trong không khí. – Thời gian tiếp xúc với vi trùng – Khả năng đề kháng của cơ thể: những người có sức đề kháng yếu như mắc bệnh HIV, tiểu đường , ung thư, suy dinh dưỡng .. rất dễ mắc bệnh lao phổi

Ngày nay người ta phát hiện bệnh lao rất sớm nhờ khám sức khỏe định kỳ. Phân loại bệnh dựa vào xét nghiệm vi trùng lao. Nếu có vi trùng cần phải điều trị ngay nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và tránh lây lan cho cộng đồng. Việc chẩn đoán và điều trị lao phải do bác sĩ chuyên khoa đảm trách. Chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bệnh tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế có chuyên khoa Hô hấp để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thân ái chào bạn!

B.S NGUYỄN QUỐC ĐỊNHChuyên Khoa Hô Hấp – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Lao Kê: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Lao Kê

1. Lao kê là gì?

Lao kê là thể lao cấp tính ít gặp phải nhưng là thể lao nặng của lao tản mạn. Bệnh xuất hiện do vi khuẩn BK (Bacille de Koch) tràn theo đường máu tới khắp hai bên phổi. Biểu hiện đặc trưng của bệnh lao kê là khi quan sát khắp phổi thấy nhiều hạt nhỏ như hạt kê đường kính khoảng 1-3 mm.

Trước đây bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi nhưng hiện nay có thể mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải do hệ miễn dịch bị suy giảm bởi bệnh HIV/AIDS, sử dụng chất ức chế miễn dịch hoặc hóa trị khi chữa bệnh ung thư.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh lao kê

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lao kê trong đó có 5 nguyên nhân hay gặp nhất bao gồm:

Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết lao: do vỡ một số ổ bã đậu hóa lỏng vào tĩnh mạch (thể ác tính).

Do vi khuẩn lao BK lan tràn theo đường máu và tập trung ở thành mạch, gây viêm mạch bã đậu ở nội mạc và từ đó đổ BK vào dòng máu.

Bệnh có thể xuất hiện do lan tràn đường máu từ hạch sơ nhiễm cũ vào bạch huyết và tĩnh mạch chủ trên.

Trong quá trình phẫu thuật vào cơ quan bị lao không cẩn thận đã để BK lan tràn đường máu.

Người có tiền sử mắc bệnh lao, người tiếp xúc và bị lây nhiễm từ người bị bệnh.

Nguy cơ cao mắc bệnh lao kê:

Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh lao nhiều nhất là những người có sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

– Trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ mang thai.– Người mắc bệnh HIV/AIDS.– Người mắc các bệnh mãn tính như: đái tháo đường, suy thận, ung thư.– Những người thường xuyên sử dụng thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích khác.– Người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lao kê.

3. Triệu chứng của bệnh lao kê

Các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp của bệnh lao kê ở trẻ em và người lớn:

Trẻ em: sốt cao dao động, đổ mồ hôi trán và lưng, ho khan, khó thở, các đầu chi và môi tím tái. 80% số ca trẻ mắc bệnh có thương tổn ở màng não như cổ cứng, buồn nôn và nôn vọt, quay mặt vào trong tối.

Người lớn: biểu hiện sốt cao, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ho khan kéo dài, khó thở, gầy sút cân, da tím tái. Khám thấy lách to, gan to, hạch to, tràn dịch và viêm các màng như hội chứng màng não, tràn dịch màn phổi,… soi thấy hạch lao.

Các phương pháp chẩn đoán phát hiện ra bệnh lao kê:

Hỏi tiền sử bệnh nhân và khám thực thể.

Sử dụng phương pháp chụp X-quang phổi thấy hình ảnh nhiều hạt nhỏ như hạt kê, lan tỏa từ đỉnh cho đến đáy của phổi.

Dùng nội soi phế quản và rửa phế quản phế nang, cấy máu, Elisa, Mantoux, chọc tủy, dịch não tủy, sinh thiết phủ tạng để thiết lập chẩn đoán.

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác: Viêm phổi thể hạt kê do tụ cầu hoặc virus, ung thư di căn (thể kê), Saccoidose và một số bệnh u hạt, Hemosiderin phổi ở bệnh nhân mắc bệnh van hai lá.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh lao kê:

Bệnh lao kê nếu không được kịp thời chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là ở trẻ em và nặng nhất là tỉ lệ tử vong cao. Là một thể bệnh lao đường máu nên thường rất nặng gây tổn thương nhiểu cơ quan khác không chỉ riêng ở phổi.

Gây suy hô hấp, khó thở kéo dài.

Tổn thương cơ quan khác: gan to, hạch to, tràn dịch.

Gây tổn thương màng não là một biến chứng rất nguy hiểm.

4. Điều trị bệnh lao kê

Sử dụng thuốc chống lao là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh lao kê, có thể chọn 4, 5 loại thuốc cho phác đồ điều trị.

Thể cấp và mất phản ứng cho bệnh nhân dùng Prednisolon + phác đồ điều trị bệnh lao.

Không sử dụng thuốc Prednissolon trong quá trình điều trị thử.

Nếu điều trị lao đáp ứng có tác dụng thì lâm sàng sẽ hết 1 tháng trước X-quang.

Nguyên tắc điều trị: tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong suốt điều trị, uống thuốc đúng liều, đúng giờ. Theo dõi chuyển biến đáp ứng thuốc điều trị của bệnh nhân. Người nhà quan tâm chăm sóc, động viên tinh thần bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe.

5. Phòng ngừa bệnh lao kê

Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lao kê:

– Phát hiện sớm bệnh và đến cơ sở y tế nhanh chóng điều trị.– Khi có các bệnh về lao phổi cần điều trị dứt điểm.– Không sử dụng thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích bia, rượu,…– Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe.– Nên khám sức khỏe định kì kiểm tra các chức năng của các cơ quan.– Bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người suy giảm hệ miễn dịch.– Hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh lao kê.