Triệu Chứng Lâm Sàng Xuất Huyết / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Khám Lâm Sàng Xuất Huyết Tiêu Hóa

Vì sao cần khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa?

Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội, ngoại khoa thường gặp, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu như không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời đúng cách. Khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa là một trong những nội dung thăm khám giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng, chính xác tình trạng xuất huyết tiêu hóa để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa gồm những gì?

Các nội dung khám lâm sàng xuất huyết tiêu hóa gồm:

-Bác sĩ hỏi bệnh: Lý do đi khám là gì? Vấn đề sức khỏe đang gặp phải là gì? Có tiền sử bệnh đường tiêu hóa nào không? Các triệu chứng đang gặp phải cụ thể như thể nào, kéo dài trong bao lâu rồi? Ăn uống như thế nào? Hiện đang làm công việc gì? Điều kiện sống và sinh hoạt ra làm sao? Vấn đề đại tiện có gặp vấn đề gì bất thường không?…

-Bác sĩ sẽ dùng tay để khám bụng bệnh nhân, ấn vào vùng thượng vị xem người bệnh có phản ứng đau tức hay không; khám trực tràng để xem có phân đen hay không; kiểm tra thành bụng để xác định khối u hay polyp…

-Bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp để xác định tình trạng huyết áp của người bệnh.

-Thao tác này nhằm khẳng định có xuất huyết ở đường tiêu hóa trên hay không có, đồng thời giúp làm sạch dạ dày chuẩn bị cho nội soi và theo dõi mức độ chảy máu. Thường những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, kết quả đặt sonde cho thấy có máu đen.

-Bác sĩ sẽ tiến hành đo nhiệt độ cơ thể để xác định mức độ thân nhiệt có sốt hay không sốt.

-Khám tai mũi họng, răng hàm mặt để phân biệt nguyên nhân nôn ra máu, tránh nhầm lẫn với các nguyên nhân khác.

Đánh giá các triệu chứng toàn thân của người bệnh:

Các triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa

-Nôn ra máu: Đây là triệu chứng thường gặp trong xuất huyết tiêu hóa, người bệnh có thể nôn ra máu tươi, máu cục có màu nâu sẫm hoặc máu đen.

-Đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu: Người bệnh đi ngoài phân đen như bã cà phê, nhão, mùi khắm thối. Bên cạnh đó, phân có thể có lẫn máu.

-Đau bụng dữ dội: Người bệnh bị đau dữ dội vùng thượng vị, đau trước hoặc cùng lúc với nôn ra máu.

-Nóng rát vùng trên rốn.

-Chướng bụng, ăn không có cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, da xanh tái, sút cân, nôn và buồn nôn, chân tay lạnh, vã mồ hôi, li bì, vật vã…

Để chấn đoán chính xác, đánh giá đúng tình trạng xuất huyết tiêu hóa, người bệnh cần được khám thêm cận lâm sàng như X-quang bụng, nội soi, xét nghiệm máu…

Một Số Thể Lâm Sàng Của Sốt Xuất Huyết Dengue

Bệnh sốt xuất huyết Dengue khởi phát đột ngột và có thể tiến triển nhanh từ sốt xuất huyết nhẹ thành sốt xuất huyết nặng.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có nhiều triệu chứng, nhiều thể bệnh khác nhau. mỗi thể bệnh có các đặc điểm riêng.

Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu cảnh báo sau:

Vật vã, li bì

Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau hạ sườn phải (vùng gan)

Gan to trên 2 cm

Nôn nhiều

Xuất huyết niêm mạc

Tiểu ít

Hematocrid tăng cao hoặc tăng nhanh

Số lượng tiểu cầu giảm nhanh chóng

Người bệnh có dàu hiệu cảnh báo có thể tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue nặng. vì vậy cần lập kế hoạch theo dõi ý thức, mạch huyết áp, só lượng nước tiểu và làm lại xét nghiệm hematocrit, tiều cầu có chỉ định điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết Dengue nặng

Là sốt xuất huyết Dengue có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

Sốc giảm thể tích do thoát huyết tương nặng (sốt xuất huyết Dengue có sốc), hoặc có thoát dịch trong khoang màng phổi, dịch ổ bụng gây khó thở.

Xuất huyết nặng

Só suy tạng nặng

Sốt xuất huyết Dengue có sốc:

Thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, biểu hiện bằng các triệu chứng: vật vã, bứt rứt hoặc li bì, thậm chí hôn mê, lạnh đầu chi, mach nhanh nhỏ, khó bắt hoặc không bắt được, huyết áp tụt, kẹt hoặc không đo được, tiểu ít.

Sốt xuất huyết Dengue có sốc được chia làm hai mức độ:

Sốt xuất huyết Dengue có sốc: mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã, li bì.

Sốt xuất huyết Dengue có sốc nặng: mạch khó bắt, huyết áp không đo được.

Sốt xuất huyết nặng:

Gồm chảy máu cam nặng và khó cầm, rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm nội tạng. xuất huyết nặng có thể xảy ra ở bệnh nhân đã dùng thuốc Aspirin, ibuprofen, corticoid, tiền sử loét dạ dày tá tràng, viêm gan mạn.

Suy tạng nặng:

Suy gan cấp, men gan ÁT, ALT tăng trên 1000 U/L

Suy thận cấp

Rối loạn tri giác

Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác.

ở trẻ nhỏ: sốt cao đột ngột, phát ban

ở trẻ lớn, người lớn thường sốt cao đột ngột khoảng 2-7 ngày kèm theo sốt, bệnh nhân thấy đau đầu, đau hai hố mắt, đau cơ và đau khớp, phát ban, có thể sờ thấy hạch ngoại biên

rất hiếm khi xuất huyết, có khi nghiệm phát dây thắt dương tính

diễn biến trong vòng một tuần, thời gian hồi phục từ 1 đến 2 tuần.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: Một số thể lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue

Biểu Hiện Lâm Sàng Điển Hình Của Xuất Huyết Tiêu Hóa

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu trong lòng ống tiêu hóa từ thực quản đến hậu môn. Máu sẽ thoát ra khỏi lòng mạch, thường thể hiện bằng 2 hình thức chủ yếu là đi cầu ra máu, ói ra máu. Hỏi: Thưa Dược sĩ, Dược sĩ có thể cho biết xuất huyết tiêu hóa là gì? Nguyên nhân nào gây ra xuất huyết tiêu hóa?

Trả lời:

Xuất huyết tiêu hóa có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng nam nhiều hơn nữ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là các đối tượng trong độ tuổi từ 20-50. Chúng ta cần phân biệt ói ra máu với:

Ho ra máu: Máu ra sau cơn ho, máu thường có màu đỏ tươi từ đường hô hấp, kèm theo bọt, không có thức ăn, pH kiềm.

Chảy máu: Do bệnh ở tai mũi họng, răng hàm mặt (ví dụ như chảy máu cam thăm khám mũi sẽ thấy có tổn thương niêm mạc mũi, tổn thương mạch máu

Ăn hay uống thức ăn làm biến đổi màu sắc của phân: Ví dụ như ăn thức ăn có máu nguồn gốc động vật (ví dụ như tiết canh, trong trường hợp này thì da và niêm mạc vẫn còn hồng hào).

Do sử dụng một số thuốc: Fe, cam thảo, bismuth, than hoạt, phân có màu đen nhưng không thối khắm.

Táo bón: Phân cứng, sẫm màu, không đen.

Xuất huyết tiêu hóa được chia thành 2 loại với ranh giới là góc Treitz (góc tá-hỗng tràng ) gồm:

Xuất huyết tiêu hóa trên: tính từ thực quản đến D4 trên dây chằng Treitz

Xuất huyết tiêu hóa dưới: tính từ góc Treitz trở xuống

Các nguyên nhân

Do dãn vỡ tĩnh mạch thực quản: Không báo trước, tự nhiên nôn ra máu đỏ tươi ồ ạt, máu có thể đông vón cục lại, máu không lẫn thức ăn.

U thực quản, polip thực quản

Hội chứng Mallory – Weiss (vết rách ở thực quản)

Do viêm-loét: tùy theo mức độ mà lượng máu chảy ra nhiều hay ít, máu màu nâu nhạt hay đỏ sẫm, vón cục như hạt đậu, lẫn thức ăn và dịch nhầy.

Ung thư dạ dày

Viêm dạ dày

Tá tràng

Viêm – loét tá tràng

Chảy máu đường mật: Máu từ trong gan đổ vào đường mật xuống tá tràng do ung thư gan, sỏi mật, giun chui lên ống mật, áp xe đường mật, dị dạng động mạch gan, bệnh nhân nôn ra máu đông có hình thỏi nhỏ dài trông giống ruột bút chì.

Trĩ hậu môn.

Ung thư đại – trực tràng.

Polyp đại – trực tràng.

Viêm loét đại tràng – trực tràng xuất huyết.

Chảy máu túi thừa.

Dị dạng mạch máu.

Bệnh nhân bị suy tủy nên số lượng tiểu cầu giảm sút làm máu chảy. Bệnh ưa chảy máu do số lượng và chất lượng tiểu cầu giảm

Trong các trường hợp viêm gan, xơ gan hay suy gan dễ gây chảy máu do tỷ lệ prothrombin giảm.

Bệnh nhân bị máu chậm đông do thiếu các yếu tố tạo nên prothrombin

Bệnh bạch cầu cấp, mạn tính

Một số thuốc gây ra tác dụng không mong muốn trầm trọng ở dạ dày nhất là khi sử dụng liều cao kéo dài (corticoid, nhóm giảm đau kháng viêm không steroid,…)

Khi sử dụng thuốc chống đông cần hết sức cẩn thận, theo dõi liều lượng, nồng độ nghiêm ngặt do có khả năng gây chảy máu.

trên thường gặp: Trả lời:

Trong Y học lâm sàng, các nguyên nhân XHTH dưới thường gặp: 85% xảy ra cấp tính, tự lành và không có rối lọan về huyết động. 15% có chảy máu nặng, diễn tiến liên tục và có rối lọan huyết động.

Các trường hợp bị loét dạ dày tá tràng sẽ đau vùng thượng vị dữ dội hơn bình thường, nóng rát vùng thượng vị, bụng đói cồn cào.

Sau khi lao động gắng sức quá mức bệnh nhân tự nhiên cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

Trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch máu sẽ chảy ra ồ ạt bất ngờ nên không có tiền triệu.

Hiện nay các tin tức y dược đều đã cập nhật rất cụ thể về triệu chứng lâm sàng của người bị xuất huyết tiêu hóa. Một người bị xuất huyết tiêu hóa có thể có các triệu chứng báo trước sau đây:

Ói máu (hematemesis): Màu sắc của máu ói ra có thể là màu đỏ tươi, bầm hay đen tùy theo thời gian lưu lại ở dạ dày. Thời gian lưu lại ở dạ dày càng lâu thì màu càng sậm. Chủ yếu gặp trong xuất huyết tiêu hóa trên.

Tiêu phân đen (Melena): Phân sệt đen như bã cafe hay hắc ín kèm theo mùi thối đặc trưng. Gặp trong xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới. Tiêu phân máu đỏ tươi (Hematochezia): Máu màu đỏ tươi hay đỏ bầm. Thường gặp trong xuất huyết tiêu hóa dưới những cũng có thể gặp trong xuất huyết tiêu hóa trên với lượng lớn và chảy nhanh.

Trả lời:

Thử nghiệm máu ẩn trong phân dương tính (Positive FOB) có hay không kèm theo thiếu sắt.

Khẩu phần ăn hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, hạn chế các thức uống chứa cồn (rượu, bia).

Đối với những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên thường xuyên thăm khám để hạn chế biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

Bệnh nhân có triệu chứng mất máu: Hoa mắt, chóng mặt, khó thở.

Thay đổi huyết động (Hemodynamic change): Khi lượng máu mất 10-20% thể tích tuần hoàn thì huyết áp tụt trên 10mmHg, mạch tăng trên 15 nhịp. Khi đó bệnh nhân có thể vã mồ hồi, buồn nôn, tay chân lạnh, nổi da gà, da niêm nhợt, mạch nhỏ khó bắt, thậm chí có thể ngất xỉu.

Shock: Khi mất trên 20% thể tích máu (bệnh nhân tím tái, da lạnh), huyết áp dưới 100mmHg.

Hỏi: Thưa Dược sĩ, Dược sĩ có thể cho lời khuyên về lối sống cũng như chế độ dinh dưỡng dành cho các bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa?

Là giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi khuyên người bệnh nên thực hiện lối sống khoa học lành mạnh: ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ngủ đủ giấc, tránh tình trạng stress kéo dài. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Xuất huyết tiêu hóa gây ra nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng cần phải xử trí nhanh chóng kịp thời. Khi gặp một bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cần phải cho nằm nghỉ, phần chân thấp hơn phần đầu để máu và oxy có thể lưu hồi về tim và lưu thông lên não. Gọi ngay cấp cứu để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Suy Tim Và Những Triệu Chứng Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng

Những triệu chứng dễ nhận biết của suy tim

Tim là một bộ phận rất quan trọng của cơ thể con người lên khi tim bị ảnh hưởng cơ thể người bệnh thường xuất hiện triệu chứng khó thở. Ban đầu khó thở chỉ xảy ra với tuần xuất ít nhưng càng về sau khó thở xảy ra thường xuyên, bệnh nhân nằm cũng khó thở nên thường phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau, có khi khó thở một cách dần dần, nhưng nhiều khi đến đột ngột, dữ dội. Bên cạnh triệu chứng khó thở người bệnh cũng có biểu hiện bị ho. Các cơn ho thường xuyên xảy vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức. Thường là ho khan nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn ít máu.

Có nhiều cách để đánh giá mức độ suy tim, nhưng trên y văn thế giới người ta thường hay dùng cách phân loại mức độ suy tim theo Hội Tim mạch học New York, dựa trên sự đánh giá mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân.

Phân loại mức độ suy tim theo NYHA

Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường.

Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều.

Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực.

Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực.

Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả.

Trong thực tế lâm sàng, cách phân loại này rất tốt đối với suy tim trái, nhưng không thật thích hợp lắm đối với các bệnh nhân suy tim phải.

Phân loại mức độ suy tim trên làm sàng

Theo kết quả đánh giá của bên Trung cấp Y sĩ đa khoa nhận định rằng, hiện ở nước ta, số lượng các bệnh nhân suy tim thường chiếm một tỷ lệ khá lớn vì vậy, sơ bộ trên lâm sàng các thầy thuốc thường qui ước mức độ suy tim theo khuyến cáo của Hội Nội khoa Việt nam như sau:

Phân loại mức độ suy tim trên lâm sàng.

Bệnh nhân có khó thở nhẹ nhưng gan chưa sờ thấy.

Bệnh nhân khó thở vừa, gan to dưới bờ sườn vài cm.

Bệnh nhân khó thở nhiều, gan to gần sát rốn nhưng khi được điều trị gan có thể nhỏ lại.

Bệnh nhân khó thở thường xuyên, gan luôn to nhiều mặc dù đã được điều trị.

Tuy nhiên, để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh tốt nhất khi cơ thể có dấu hiệu bất thường gia đình cần đưa người bệnh tới các bệnh viện để kiểm tra và có phương án can thiệp kịp thời.

Nguồn: chúng tôi

Triệu Chứng Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng Của Suy Tim

Suy tim thường là diễn biến sau cùng của hầu hết các bệnh tim mạch, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về các triệu chứng của suy tim.

I. Suy tim trái 1. Triệu chứng cơ năng a. Khó thở

Là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên, bệnh nhân nằm cũng khó thở nên thường phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau: có khi khó thở một cách dần dần, nhưng nhiều khi đến đột ngột, dữ dội như trong cơn hen tim hay phù phổi cấp.

b. Ho

Hay xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức. Thường là ho khan nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn ít máu.

2. Triệu chứng thực thể a. Khám tim

Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập hơi lệch sang trái. Nghe tim: Ngoài các triệu chứng có thể gặp của một vài bệnh van tim đã gây nên suy thất trái, ta thường thấy có ba dấu hiệu:

– Nhịp tim nhanh.

– Có thể nghe thấy tiếng ngựa phi.

– Cũng thường nghe thấy một tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, dấu hiệu của hở van hai lá cơ năng vì buồng thất trái giãn to.

b. Khám phổi

– Thường thấy ran ẩm rải rác hai bên đáy phổi. Trong trường hợp cơn hen tim có thể nghe được nhiều ran rít và ran ẩm ở hai phổi, còn trong trường hợp phù phổi cấp sẽ nghe thấy rất nhiều ran ẩm to, nhỏ hạt dâng nhanh từ hai đáy phổi lên khắp hai phế trường nh “thủy triều dâng”.

– Trong đa số các trường hợp, huyết áp động mạch tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu lại bình thường nên số huyết áp chênh lệch thường nhỏ đi.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán a. Xquang

– Tim to ra nhất là các buồng tim bên trái. Trên phim thẳng: tâm thất trái giãn biểu hiện bằng cung dưới bên trái phồng và kéo dài ra.

– Cả hai phổi mờ nhất là vùng rốn phổi. Đôi khi có thể bắt gặp đường Kerley (do phù các khoảng kẽ của hệ thống bạch huyết của phổi) hoặc hình ảnh “cánh bướm” kinh điển ở hai rốn phổi trong trường hợp có phù phổi.

b. Điện tâm đồ

Thường chỉ thấy dấu hiệu tăng gánh các buồng tim bên trái: Trục trái, dày nhĩ trái, dày thất trái.

c. Siêu âm tim

Thường thấy kích thước các buồng tim trái (nhĩ trái, thất trái) giãn to. Ngoài ra siêu âm còn giúp ta biết được sự co bóp của các vách tim cũng như đánh giá được chính xác chức năng tâm thu của thất trái. Trong nhiều trường hợp siêu âm tim còn giúp cho ta khẳng định một số nguyên nhân đã gây ra suy tim trái.

– Thăm dò huyết động cho phép:

– Đánh giá mức độ suy tim trái thông qua việc đo chỉ số tim (bình thường từ 2-3,5 l/phút/m2) và đo áp lực cuối tâm trương của thất trái.

– Đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của một số bệnh van tim.

II. Suy tim phải 1. Triệu chứng cơ năng a. Khó thở

Ít hoặc nhiều, nhưng khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần và không có các cơn kịch phát như trong suy tim trái.

b. Đau hạ sườn phải

Ngoài ra, bệnh nhân hay có cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải (do gan to và đau).

2. Triệu chứng thực thể a. Chủ yếu là những dấu hiệu ứ máu ngoại biên

– Gan to đều, mặt nhẵn, bờ tù, đau một cách tự phát hoặc khi sờ vào gan thì đau. Lúc đầu gan nhỏ đi khi đ ợc điều trị và gan to lại trong đợt suy tim sau, nên còn gọi là gan “đàn xếp”. Về sau, do ứ máu lâu ngày nên gan không thể nhỏ lại được nữa và trở nên cứng.

– Tĩnh mạch cổ nổi to và dấu hiệu phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính. Áp lực tĩnh mạch trung ương và áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng cao.

– Tím da và niêm mạc: Tím là do máu bị ứ trệ ở ngoại biên, nên lượng Hemoglobin khử tăng lên trong máu. Tùy mức độ suy tim mà tím nhiều hay ít. Nếu suy tim nhẹ thì chỉ thấy tím ít ở môi và đầu chi. Còn nếu suy tim nặng thì có thể thấy tím rõ ở toàn thân.

– Phù: Phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi dưới, về sau nếu suy tim nặng thì có thể thấy phù toàn thân, thậm chí có thể có thêm tràn dịch các màng (tràn dịch màng phổi, cổ chướng…). Bệnh nhân thường đái ít (khoảng 200 – 500ml/ngày). Nước tiểu sậm màu.

b. Khám tim

– Sờ: có thể thấy dấu hiệu Hartzer (tâm thất phải đập ở vùng mũi ức), nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có dấu hiệu này.

– Nghe: ngoài các triệu chứng của bệnh đã gây ra suy tim phải ta còn có thể thấy:

+ Nhịp tim thường nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi phải.

+ Cũng có khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu nhẹ ở trong mỏm hoặc ở vùng mũi ức do hở van ba lá cơ năng. Khi hít vào sâu, tiếng thổi này thường rõ hơn (dấu hiệu Rivero-Carvalho).

+ Huyết áp động mạch tối đa bình thường, nhưng huyết áp tối thiểu thường tăng lên.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán

Trừ trường hợp suy tim phải do hẹp động mạch phổi có những đặc điểm riêng của nó, còn trong đa số các trường hợp khác ta thấy:

a. X quang

– Trên phim tim phổi thẳng:

+ Cung dưới phải (tâm nhĩ phải) giãn.

+ Mỏm tim nâng cao hơn phía trên vòm hoành trái, do tâm thất phải giãn.

+ Cung động mạch phổi cũng giãn to.

+ Phổi mờ nhiều do ứ máu ở phổi.

– Trên phim nghiêng trái: Thất phải to làm cho khoảng sáng sau xương ức bị hẹp lại.

b. Điện tâm đồ

Thường thấy các dấu hiệu của trục phải, dày nhĩ phải, dày thất phải.

c. Siêu âm tim

Chủ yếu thấy kích thước thất phải giãn to. Trong nhiều trường hợp có thể thấy các dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi.

Thăm dò huyết động: có thể thấy:

– Áp lực cuối tâm trương của thất phải tăng (thường là trên 12 mmHg).

– Áp lực động mạch phổi cũng thường tăng.

III. Suy tim toàn bộ

Thường là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng:

1. Bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân.

2. Tĩnh mạch cổ nổi to, áp lực tĩnh mạch tăng rất cao.

3. Gan to nhiều..

4. Thường có thêm tràn dịch màng phổi, màng tim hay cổ chướng.

5. Huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng, làm cho huyết áp trở nên kẹt.

6. X quang: Tim to toàn bộ.

7. Điện tâm đồ: Có thể có biểu hiện dày hai thất.

IV. Đánh giá mức độ suy tim

Có nhiều cách để đánh giá mức độ suy tim, nhưng trên y văn thế giới người ta thường hay dùng cách phân loại mức độ suy tim theo Hội Tim mạch học New York (New York Heart Association) viết tắt là NYHA, dựa trên sự đánh giá mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân.

A. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA

Bảng 18-1. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA.

Độ Biểu hiện

I Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường.

II Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều.

Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực.

III Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực.

IV Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả.

Trong thực tế lâm sàng, cách phân loại này rất tốt đối với suy tim trái, nhưng không thật thích hợp lắm đối với các bệnh nhân suy tim phải.

B. Phân loại mức độ suy tim trên lâm sàng

Ở nước ta, số lượng các bệnh nhân suy tim phải thường chiếm một tỷ lệ khá lớn trong số các bệnh nhân bị suy tim. Vì vậy, sơ bộ trên lâm sàng các thầy thuốc thường qui ước mức độ suy tim theo khuyến cáo của Hội Nội khoa Việt nam như sau:

Bảng 18-2. Phân loại mức độ suy tim trên lâm sàng.

Độ Biểu hiện

I Bệnh nhân có khó thở nhẹ nhưng gan chưa sờ thấy.

II Bệnh nhân khó thở vừa, gan to dưới bờ sườn vài cm.

III Bệnh nhân khó thở nhiều, gan to gần sát rốn nhưng khi được điều trị gan có thể nhỏ lại.

IV Bệnh nhân khó thở thường xuyên, gan luôn to nhiều mặc dù đã được điều trị.

Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai