Triệu Chứng Lâm Sàng Viêm Ruột Thừa / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Viêm Ruột Thừa Cấp

Viêm ruột thừa là một bệnh cấp cứu ngoại khoa gặp ở mọi lứa tuổi. Đứng hàng đầu trong các trường hợp cấp cứu về ổ bụng. Bệnh cần chẩn đoán sớm và mổ kịp thời.

Nếu chẩn đoán muộn và mổ muộn bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể tử vong. Vì thế khi chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ viêm ruột thừa phải chuyển sớm bệnh nhân lên tuyến trên.

Viêm ruột thừa có thể có các nguyên nhân sau:

Do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn thường gặp E. Coli, liên cầu khuẩn, vi khuẩn yếm khí.

Do giun đũa chui vào hoặc do sỏi phân

2Do co thắt mạch máu nuôi ruột thừa dẫn tới thiếu dinh dưỡng tại ruột thừa gây viêm

Triệu chứng toàn thân

Bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt nhẹ 38o C đến 38o5C, mạch nhanh trên 90 lần trong một phút, môi khô lưỡi bẩn…

Triệu chứng cơ năng

– Đau: Đau âm ỉ liên tục và khu trú tại hố chậu phải. Đôi khi gặp những bệnh nhân lúc đầu đau ở thượng vị hoặc đau quanh rốn sau đó khu trú ở hố chậu phải.

– Nôn: Có khi chỉ buồn nôn.

– Bí trung đại tiện, đôi khi gặp ỉa lỏng.

Triệu chứng thực thể

Phải khám nhẹ nhàng từ chỗ không đau đến chỗ đau, có thể thấy:

– Hố chậu phải đau: ấn tay vào hố chậu phải đau nhất là điểm ruột thừa (Điểm MacBurney: Là điểm giữa của đường nối từ rốn đến gai chậu trước trên bên phải).

– Phản ứng thành bụng vùng hố chậu phải: Triệu chứng này thường thấy và có giá trị.

– Thăm trực tràng, âm đạo: ấn ngón tay vào thành bên phải của trực tràng hay âm đạo bệnh nhân đau.

Xét nghiệm

– Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu tăng cao trong đó tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng trên 70%

– Siêu âm ổ bụng : thấy hình ảnh ruột thừa viêm

Chẩn đoán xác định

– Có hội chứng nhiễm khuẩn.

– Đau khư trú tại hố chậu phải.

– Điểm MacBurney đau.

– Có phản ứng thành bụng vùng hố chậu phải.

Chẩn đoán phân biệt

Khám để xác định viêm ruột thừa thường là khó và dễ nhầm với một số bệnh:

– Các bệnh về đường tiết niệu: Cơn đau do sỏi niệu quản phải, viêm đường tiết niệu, cơn đau quặn thận bên phải…

– Các bệnh về sản khoa: Chửa ngoài tử cung vỡ, u nang buồng chứng xoắn, viêm phần phụ…

– Các bệnh về tiêu hoá: Viêm màng bụng do thủng ổ loét dạ dày- tá tràng, viêm đại tràng co thắt, thủng ruột do thương hàn, viên túi thừa Meckel.

– Với các bệnh khác: Viêm cơ đái chậu bên phải, viêm cơ thành bụng…

Viêm Đại Tràng Mạn Tính: Triệu Chứng Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng

2. Nguyên nhân của viêm đại tràng mạn.

Di chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp, thương hàn, lị trực khuẩn, lị amip và các nhiễm trùng khác.

Nguyên nhân dị ứng.

Nguyên nhân bệnh tự miễn (viêm đại tràng, loét không đặc hiệu).

Rối loạn thần kinh thực vật (lúc đầu là rối loạn chức năng về sau thành tổn thương viêm loét…)

Sau các trường hợp nhiễm độc: thyroxin, asen, photpho, nhiễm toan máu, ure máu cao…

3. Cơ chế bệnh sinh:

Thuyết nhiễm khuẩn: bệnh bắt đầu do nhiễm khuẩn (thương hàn, tạp trùng, trực khuẩn) gây tổn thương, để lại di chứng “sẹo” ở niêm mạc đại tràng.

Thuyết miễn dịch: vì một lý do nào đó chưa rõ viêm niêm mạc đại tràng trở thành kháng nguyên nên cơ thể tạo ra kháng thể chống lại chính niêm mạc đại tràng của bản thân. Phản ứng kháng thể kháng nguyên xảy ra ở một vùng hoặc toàn bộ niêm mạc đại tràng gây tổn thương, đó là hiện tượng “miễn dịch tự miễn”.

Thuyết thần kinh: sau tổn thương thần kinh trung ương và nhất là hệ thần kinh thực vật gây rối loạn vận động, bài tiết lâu ngày, gây tổn thương niêm mạc đại tràng.

Giảm sức đề kháng của niêm mạc đại tràng.

Vì lý do toàn thân hoặc tại chỗ dẫn tới nuôi dưỡng niêm mạc đại tràng bị kém, đi đôi với rối loạn vận động, tiết dịch, sức “chống đỡ bệnh” của niêm mạc giảm, nên viêm loét xảy ra.

Viêm đại tràng mạn thường là sự phối hợp của nhiều cơ chế (các cơ chế mới chỉ là những giả thuyết) do vậy viêm đại tràng mạn người ta mới chỉ điều trị ổn định chứ chưa điều trị khỏi được hoàn toàn.

4. Giải phẫu bệnh lý: a. Đại thể: (2 loại tổn thương)

– Tổn thương viêm:

Trên đại thể người ta thường thấy có các hình ảnh: niêm mạc xung huyết, các mạch máu cương tụ thành từng đám, hoặc niêm mạc đại tràng bạc màu, mất độ láng bóng. Tăng tiết nhầy ở vùng niêm mạc bị tổn thương viêm. có thể thấy hình ảnh những chấm chảy máu rải rác ở niêm mạc đại tràng.

– Tổn thương loét:

Trên đại thể của bệnh viêm đại tràng mạn người ta thấy hình ảnh viêm thường kèm theo với các ổ loét có thể chỉ là vết xước hoặc trợt niêm mạc, có ổ loét thực sự sâu, bờ đều mềm mại, ở đáy có nhầy, mủ, máu…

b. Vi thể:

– Có hình ảnh viêm mạn tính: lympho bào, tổ chức bào, tương bào tập trung hoặc rải rác ở lớp đệm của niêm mạc.

– Các tuyến tăng sinh hoặc thưa thớt.

– Tùy theo hình thái bệnh lý có thể thấy.

Tế bào tăng tiết nhầy hoặc teo đét.

Liên bào phủ: tăng sinh hoặc tái tạo không hoàn toàn.

– Có thể thấy tăng tế bào ở lớp đệm.

5. Phân loại:

Có nhiều cách phân loại nhưng đa số ý kiến là nên chia viêm đại tràng mạn ra làm 3 loại:

Viêm đại tràng mạn sau lỵ amip (hay gặp nhất ở Việt nam)

Viêm đại tràng mạn sau lỵ trực khuẩn.

Viêm đại tràng mạn không đặc hiệu.

Triệu chứng

1. Triệu chứng lâm sàng:

a. Triệu chứng toàn thân:

Người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác.

b. Triệu chứng cơ năng: Đau bụng:

Vị trí: xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng gan góc, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng.

Tính chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau thường mót “đi ngoài”, “đi ngoài” được thì giảm đau.

Cơn đau dễ tái phát

Rối loạn đại tiện:

Chủ yếu là ỉa lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu.

Táo bón, sau bãi phân có nhầy, máu.

Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực).

Mót rặn, ỉa già, sau “đi ngoài” đau trong hậu môn.

c. Triệu chứng thực thể:

Ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau.

Có thể sờ thấy “thừng xích ma” như một ống chắc, ít di động.

2. Triệu chứng xét nghiệm:

a. Xét nghiệm phân:

– Có thể thấy hồng cầu, tế bào mủ.

– Anbumin hoà tan (+).

– Trứng ký sinh trùng, amip, lamblia.

– Cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh, có thể (+).

b. Soi đại trực tràng: thấy tổn thương trợt loét nông lan tỏa toàn bộ đại tràng hoặc khu trú tại từng đoạn của đại, trực tràng.

c. Chụp khung đại tràng có chuẩn bị

Cần phải chụp 2 lần.

Có thể thấy hình ảnh viêm đại tràng mạn.

Cần phân biệt với các hình dị thường của đại tràng: đại tràng to, dài quá mức, các hình khuyết (trong ung thư), hình túi thừa, các polip đại tràng.

d. Xét nghiệm máu:

Hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu, máu lắng ít thay đổi.

chúng tôi

Triệu Chứng Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng Của Suy Tim

Suy tim thường là diễn biến sau cùng của hầu hết các bệnh tim mạch, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về các triệu chứng của suy tim.

I. Suy tim trái

1. Triệu chứng cơ năng

a. Khó thở

Là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên, bệnh nhân nằm cũng khó thở nên thường phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau: có khi khó thở một cách dần dần, nhưng nhiều khi đến đột ngột, dữ dội như trong cơn hen tim hay phù phổi cấp.

b. Ho

Hay xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức. Thường là ho khan nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn ít máu.

2. Triệu chứng thực thể

a. Khám tim

Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập hơi lệch sang trái. Nghe tim: Ngoài các triệu chứng có thể gặp của một vài bệnh van tim đã gây nên suy thất trái, ta thường thấy có ba dấu hiệu:

– Nhịp tim nhanh.

– Có thể nghe thấy tiếng ngựa phi.

– Cũng thường nghe thấy một tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, dấu hiệu của hở van hai lá cơ năng vì buồng thất trái giãn to.

b. Khám phổi

– Thường thấy ran ẩm rải rác hai bên đáy phổi. Trong trường hợp cơn hen tim có thể nghe được nhiều ran rít và ran ẩm ở hai phổi, còn trong trường hợp phù phổi cấp sẽ nghe thấy rất nhiều ran ẩm to, nhỏ hạt dâng nhanh từ hai đáy phổi lên khắp hai phế trường nh “thủy triều dâng”.

– Trong đa số các trường hợp, huyết áp động mạch tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu lại bình thường nên số huyết áp chênh lệch thường nhỏ đi.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán

a. Xquang

– Tim to ra nhất là các buồng tim bên trái. Trên phim thẳng: tâm thất trái giãn biểu hiện bằng cung dưới bên trái phồng và kéo dài ra.

– Cả hai phổi mờ nhất là vùng rốn phổi. Đôi khi có thể bắt gặp đường Kerley (do phù các khoảng kẽ của hệ thống bạch huyết của phổi) hoặc hình ảnh “cánh bướm” kinh điển ở hai rốn phổi trong trường hợp có phù phổi.

b. Điện tâm đồ

Thường chỉ thấy dấu hiệu tăng gánh các buồng tim bên trái: Trục trái, dày nhĩ trái, dày thất trái.

c. Siêu âm tim

Thường thấy kích thước các buồng tim trái (nhĩ trái, thất trái) giãn to. Ngoài ra siêu âm còn giúp ta biết được sự co bóp của các vách tim cũng như đánh giá được chính xác chức năng tâm thu của thất trái. Trong nhiều trường hợp siêu âm tim còn giúp cho ta khẳng định một số nguyên nhân đã gây ra suy tim trái.

– Thăm dò huyết động cho phép:

– Đánh giá mức độ suy tim trái thông qua việc đo chỉ số tim (bình thường từ 2-3,5 l/phút/m2) và đo áp lực cuối tâm trương của thất trái.

– Đánh giá chính xác mức độ nặng nhẹ của một số bệnh van tim.

II. Suy tim phải

1. Triệu chứng cơ năng

a. Khó thở

Ít hoặc nhiều, nhưng khó thở thường xuyên, ngày một nặng dần và không có các cơn kịch phát như trong suy tim trái.

b. Đau hạ sườn phải

Ngoài ra, bệnh nhân hay có cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải (do gan to và đau).

2. Triệu chứng thực thể

a. Chủ yếu là những dấu hiệu ứ máu ngoại biên

– Gan to đều, mặt nhẵn, bờ tù, đau một cách tự phát hoặc khi sờ vào gan thì đau. Lúc đầu gan nhỏ đi khi đ ợc điều trị và gan to lại trong đợt suy tim sau, nên còn gọi là gan “đàn xếp”. Về sau, do ứ máu lâu ngày nên gan không thể nhỏ lại được nữa và trở nên cứng.

– Tĩnh mạch cổ nổi to và dấu hiệu phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính. Áp lực tĩnh mạch trung ương và áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng cao.

– Tím da và niêm mạc: Tím là do máu bị ứ trệ ở ngoại biên, nên lượng Hemoglobin khử tăng lên trong máu. Tùy mức độ suy tim mà tím nhiều hay ít. Nếu suy tim nhẹ thì chỉ thấy tím ít ở môi và đầu chi. Còn nếu suy tim nặng thì có thể thấy tím rõ ở toàn thân.

– Phù: Phù mềm, lúc đầu chỉ khu trú ở hai chi dưới, về sau nếu suy tim nặng thì có thể thấy phù toàn thân, thậm chí có thể có thêm tràn dịch các màng (tràn dịch màng phổi, cổ chướng…). Bệnh nhân thường đái ít (khoảng 200 – 500ml/ngày). Nước tiểu sậm màu.

b. Khám tim

– Sờ: có thể thấy dấu hiệu Hartzer (tâm thất phải đập ở vùng mũi ức), nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có dấu hiệu này.

– Nghe: ngoài các triệu chứng của bệnh đã gây ra suy tim phải ta còn có thể thấy:

+ Nhịp tim thường nhanh, đôi khi có tiếng ngựa phi phải.

+ Cũng có khi nghe thấy tiếng thổi tâm thu nhẹ ở trong mỏm hoặc ở vùng mũi ức do hở van ba lá cơ năng. Khi hít vào sâu, tiếng thổi này thường rõ hơn (dấu hiệu Rivero-Carvalho).

+ Huyết áp động mạch tối đa bình thường, nhưng huyết áp tối thiểu thường tăng lên.

3. Các xét nghiệm chẩn đoán

Trừ trường hợp suy tim phải do hẹp động mạch phổi có những đặc điểm riêng của nó, còn trong đa số các trường hợp khác ta thấy:

a. X quang

– Trên phim tim phổi thẳng:

+ Cung dưới phải (tâm nhĩ phải) giãn.

+ Mỏm tim nâng cao hơn phía trên vòm hoành trái, do tâm thất phải giãn.

+ Cung động mạch phổi cũng giãn to.

+ Phổi mờ nhiều do ứ máu ở phổi.

– Trên phim nghiêng trái: Thất phải to làm cho khoảng sáng sau xương ức bị hẹp lại.

b. Điện tâm đồ

Thường thấy các dấu hiệu của trục phải, dày nhĩ phải, dày thất phải.

c. Siêu âm tim

Chủ yếu thấy kích thước thất phải giãn to. Trong nhiều trường hợp có thể thấy các dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi.

Thăm dò huyết động: có thể thấy:

– Áp lực cuối tâm trương của thất phải tăng (thường là trên 12 mmHg).

– Áp lực động mạch phổi cũng thường tăng.

III. Suy tim toàn bộ

Thường là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng:

1. Bệnh nhân khó thở thường xuyên, phù toàn thân.

2. Tĩnh mạch cổ nổi to, áp lực tĩnh mạch tăng rất cao.

3. Gan to nhiều..

4. Thường có thêm tràn dịch màng phổi, màng tim hay cổ chướng.

5. Huyết áp tối đa hạ, huyết áp tối thiểu tăng, làm cho huyết áp trở nên kẹt.

6. X quang: Tim to toàn bộ.

7. Điện tâm đồ: Có thể có biểu hiện dày hai thất.

IV. Đánh giá mức độ suy tim

Có nhiều cách để đánh giá mức độ suy tim, nhưng trên y văn thế giới người ta thường hay dùng cách phân loại mức độ suy tim theo Hội Tim mạch học New York (New York Heart Association) viết tắt là NYHA, dựa trên sự đánh giá mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân.

A. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA

Bảng 18-1. Phân loại mức độ suy tim theo NYHA.

Độ Biểu hiện

I Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường.

II Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều.

Bệnh nhân bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực.

III Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức rất ít, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực.

IV Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi không làm gì cả.

Trong thực tế lâm sàng, cách phân loại này rất tốt đối với suy tim trái, nhưng không thật thích hợp lắm đối với các bệnh nhân suy tim phải.

B. Phân loại mức độ suy tim trên lâm sàng

Ở nước ta, số lượng các bệnh nhân suy tim phải thường chiếm một tỷ lệ khá lớn trong số các bệnh nhân bị suy tim. Vì vậy, sơ bộ trên lâm sàng các thầy thuốc thường qui ước mức độ suy tim theo khuyến cáo của Hội Nội khoa Việt nam như sau:

Bảng 18-2. Phân loại mức độ suy tim trên lâm sàng.

Độ Biểu hiện

I Bệnh nhân có khó thở nhẹ nhưng gan chưa sờ thấy.

II Bệnh nhân khó thở vừa, gan to dưới bờ sườn vài cm.

III Bệnh nhân khó thở nhiều, gan to gần sát rốn nhưng khi được điều trị gan có thể nhỏ lại.

IV Bệnh nhân khó thở thường xuyên, gan luôn to nhiều mặc dù đã được điều trị.

Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai

Triệu Chứng Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng Của Bệnh Basedow

Bệnh Basedow là một trong những bệnh lý cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên. Bệnh Basedow với những triệu chứng điển hình như: bướu cổ, lồi mắt,…

1. Triệu chứng lâm sàng

– Bướu loại lan toả, thuỳ phải thường lớn hơn thùy trái, mật độ hơi chắc, căng, sờ nắn không đau, da vùng tuyến giáp bình thường. Bướu thường to độ II (70,62%) độ III ít gặp (13,03%) theo Đỗ Trung Quân 2003

– Bướu mạch: sờ thấy rung mưu. Nghe có tiếng thổi rõ nhất vùng cực trên của tuyến giáp, đôi khi có thể nghe thấy tiếng thổi liên tục.

1.2. Bệnh lý mắt

Đa số các trường hợp bệnh lý mắt Basedow biểu hiện mắt sáng, có cảm giác cộm như có bụi trong mắt hoặc chảy nước mắt, nặng hơn có thể lồi mắt (Đo độ lồi bằng thước Hertel, độ lồi bình thường 13 + 1,85mm). Thường phù nề mi mắt, xạm da quanh hố mắt… có nhiều dấu hiệu biểu hiện bệnh lý mắt Basedow.

– Dấu hiệu Von Graefe: mất phối hợp hoạt động sinh lý giữa nhãn cầu và mi khi nhìn xuống ta thấy liềm củng mạc lộ ra.

– Dấu hiệu Dalrymple: Khe mi mắt mở rộng do co cơ nâng mi trên.

– Stellwag: mi trên co, ít chớp mắt.

– Dấu hiệu Moebius: mất độ hội tụ nhãn cầu.

Phân loại bệnh lý mắt NO SPECS của Werner 1969.

Là biểu hiện chủ yếu của nhiễm độc giáp nhưng có biểu hiện đa dạng:

– Dấu hiệu cơ năng: hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác tức nặng ngực, tức ngực hoặc đau ngực không rõ ràng, đôi khi có biểu hiện khó thở.

– Dấu hiệu thực thể:

Dấu hiệu kích động mạch máu: mạch căng, nẩy mạnh, đập rõ, rõ nhất là vùng động mạch cảnh, động mạnh chủ bụng, mỏm tim đập mạnh có thể nhìn rõ trên lồng ngực.

Huyết áp tâm thu tăng nhẹ, huyết áp tâm trương bình thư

Dễ kích thích thần kinh:

Bệnh nhân dễ nóng giận, dễ xúc cảm, nói nhiều, vận động nhiều nhưng mau mệt, dễ lo âu sợ sệt đôi khi không tập trung được tư tưởng, mất ngủ, phản xạ gân xương đôi khi tăng.

Run tay, yếu cơ và teo cơ là những dấu chứng thuộc thần kinh cơ do nhiễm độc giáp, run thường ưu thế ở đầu ngón tay. Run thường xuyên, gia tăng khi xúc động hoặc lúc ít hoạt động, thường kết hợp với vụng về. Teo cơ thường gặp ở cơ gốc, kết hợp với yếu cơ.

Rối loạn thần kinh thực vật:

Mặt phừng đỏ, da nóng và ẩm, có cơn tiết mồ hôi thường xảy ra, rối loạn nhiệt về mùa đông và khát nước bất thường.

Dấu hiệu tiêu hoá:

Ăn nhiều, ăn ngon miệng hoặc đôi lúc chán ăn.

Buồn nôn hay nôn.

Tăng nhu động ruột gây tiêu chảy hay đại tiện nhiều lần.

Dấu tăng chuyển hoá:

Gầy, khó chịu nóng và dễ chịu lạnh.

Chuyển hoá cơ bản tăng.

Dấu hiệu tim mạch:

Thường mạch nhanh, tăng hơn khi gắng sức hoặc xúc động mạnh.

Có khi loạn nhịp.

Suy tim có thể xuất hiện: hồi hộp, mệt ngực…

Rối loạn sinh dục:

Phụ nữ có thể rối loạn kinh nguyệt.

Đàn ông có thể liệt dương.

Dấu hiệu da, lông, tóc, móng:

Da mỏng mịn và hồng, nóng ẩm; có hồng ban.

Lông tóc mảnh, khô, dễ gãy.

Móng tay dễ gãy.

Phù niêm trước xương chày.

1.5. Biểu hiện ngoại biên

Ngoài các biểu hiện trên còn tìm thấy một số dấu hiệu của các bệnh lí tự miễn phối hợp khác đi kèm như suy vỏ thượng thận, suy phó giáp, tiểu đường, nhược cơ nặng, trong bối cảnh bệnh đa nội tiết tự miễn.

2. Triệu chứng cận lâm sàng

– Xét nghiệm máu: nồng độ T3, T4 tăng và TSH giảm.

T3: (95 – 190 ng/dl = 1,5 – 2,9 nmol/l): tăng.

T4: (5 – 12 àg/dl = 64 – 154 nmol/l): tăng.

Tỷ T3 (ng %)/T4 (microgam %): trên 20 (đánh giá bệnh đang tiến triển).

TSH siêu nhạy (0,5 – 4,5 àU/ml): giảm.

– Độ tập trung I131 tại tuyến giáp sau 24 giờ tăng cao hơn bình thường, giai đoạn bệnh toàn phát có góc thoát (góc chạy). Lưu ý một số thuốc kháng giáp cũng gây hiện tượng này (nhóm carbimazol). Nên đánh giá vào các thời điểm 4, 6 và 24 giờ.

– Siêu âm tuyến giáp: tuyến giáp phì đại, eo tuyến dày, cấu trúc không đồng nhất, giảm âm. Siêu âm Doppler năng lượng có thể thấy hình ảnh cấu trúc tuyến giáp hỗn loạn như hình ảnh đám cháy trong thời kì tâm thu và tâm trương với các mạch máu giãn trong tuyến giáp, động mạch cảnh nhất là động mạch cảnh ngoài nảy mạnh. Trong nhiều trường hợp không điển hình (khởi đầu hoặc điều trị) khó phân biệt với hình ảnh của Hashimoto.

– Một số các xét nghiệm khác: xạ hình, chụp phim xương chày, ST scan, MRI…

Nguồn tham khảo

chúng tôi