Triệu Chứng Lâm Sàng Của Bệnh Parkinson / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Lâm Sàng Bệnh Parkinson!

Triệu chứng lâm sàng bệnh Parkinson!

Ba đặc điểm nhận dạng 1 bệnh nhân Parkinson là run (lắc, vẫy) khi nghỉ ngơi, cứng khớp và chậm chạp khi bắt đầu một cử động nào đó (được gọi là bradykinesia). Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân có 2 trong 3 đặc điểm trên. Tư thế không vững là dấu hiệu thứ tư, tuy nhiên nó chỉ xuất hiện trong trường hợp muộn, thường là khi bệnh nhân đã bị bệnh được 8 năm hoặc hơn.

– Thường là bắt đầu ở 1 bàn tay và có thể bắt đầu sau đó dừng lại.

– Ở hầu hết các trường hợp thì nó sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tình trạng stress và cải thiện khi nghỉ ngơi hoặc ngủ.

– Sau vài tháng hoặc vài năm, BN bắt đầu run giật cả hai tay nhưng không đối xứng.

– Triệu chứng run giật có thể có ở lưỡi, môi, hoặc cằm

– Tính chất run giật của bệnh hiện diện và dễ thấy nhất ở các chi khi nghỉ ngơi.

– Động tác run giật của bệnh nhân giống như động tác đang lăn 1 viên thuốc bằng bàn tay hoặc chỉ là sự run vẩy bàn tay hoặc cánh tay.

– Cứng khớp được biểu hiện qua giảm khả năng kháng lại lực tác động của người khác làm di chuyển các khớp.

– Lực kháng này có thể đi theo đường thẳng hoặc theo hình răng cưa.

– Bạn có thể nhờ người khác co và duỗi cổ tay của bạn trong trạng thái nghỉ ngơi để kiểm tra dấu hiệu này.

– Cứng khớp có thể thấy rõ ràng hơn khi có những cử động cố ý của chi đối bên.

– Triệu chứng này không chỉ ám chỉ đến sự chậm chạp trong di chuyển mà còn bao hàm cả giảm các cử động tự ý và tăng phạm vi cử động.

– Nó được biểu hiện ra ngoài bằng các dấu hiệu: viết chữ nhỏ, giảm khả năng thể hiện cảm xúc ở khuôn mặt, giảm tỷ lệ chớp mắt và nói nhỏ.

– Mất thăng bằng và phản xạ giúp đứng vững.

– Triệu chứng này là một cột mốc quan trọng vì nó rất khó trị và là nguyên nhân phổ biến của sự tàn tật trong giai đoạn muộn.

– Bạn có thể cảm thấy cứng người khi bắt đầu bước đi, xoay người, hoặc khi bước qua bậc cửa.

– Có thể xuất hiện tư thế cong gập của cổ, thân và chi.

– Những thay đổi về tâm thần có thể xảy ra muộn và ảnh hưởng đến khoảng 15-30% người bệnh Parkinson.

– Có thể giảm trí nhớ ngắn hạn và thị trường.

– Tính chất khởi phát điển hình của Parkinson là không đối xứng mà dấu hiệu phát hiện đầu tiên thường thấy nhất là run vẫy không đối xứng ở 1 tay. Khoảng 20% trường hợp có dấu hiệu đầu tiên được phát hiện ra là tình trạng vụng về xuất hiện ở 1 tay.

– Một thời gian sau, bạn sẽ cảm thấy các dấu hiệu tiến triển của triệu chứng cứng khớp, di chuyển chậm chạp và các vấn đề về bước đi (rối loạn dáng đi).

của bệnh Parkinson có thể không đặc hiệu và bao gồm cả mệt mỏi và trầm cảm.

– Một vài người cảm thấy giảm sự khéo léo và thiếu khả năng phối hợp đồng bộ trong các hoạt động như chơi golf, mặc quần áo hoặc leo cầu thang.

– Một số người thấy đau hoặc có cảm giác thắt nghẹt ở bắp chân hay ở vai.

– Bên tay bị ảnh hưởng đầu tiên sẽ không đong đưa hết biên độ theo nhịp bước đi, bàn chân ở cùng bên có thể sẽ đi kéo lê dưới sàn.

– Giảm phản xạ nuốt làm tăng lượng nước miếng và sau cùng là chảy nước mũi.

– Rối loạn hệ thần kinh tự chủ cũng thường hay gặp có thể là táo bón, đổ mồ hôi và rối loạn chức năng sinh dục.

Rối loạn giấc ngủ cũng thường hay gặp.

Có thể đưa ra chẩn đoán bệnh Parkinson tốt nhất khi bệnh nhân có triệu chứng run giật lúc nghỉ, không đối xứng và đáp ứng tốt với liệu pháp thay thế dopamin.

Lâm Sàng Bệnh Parkinson Ở Người Già

Run là những động tác bất thường, không hữu ý, do co nhịp nhàng luân chuyển của một nhóm cơ nhất định và các cơ đối động tưomg ứng. Run thường thấy rõ ở ngọn, đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân; cũng có thể ở mặt, nhất là ở mõi, lưỡi, có khi run cả hàm dưới và cằm. Run ở ngọn chi xuất hiện khá sớm rồi dần dần lan lên gốc chi và thường khu trú một bên cơ thể trong những năm đầu. Hiện tượng run thường khỏ’i phát lặng lẽ, âm thầm, có thể chỉ ở ngón chân hoặc ngón tay, thậm chí có khi chỉ riêng ngón tay cái. Run ở đây có biên độ nhỏ với tần số khoảng 4-8 lần trong 1 giây. Nếu run ở đầu ngón tay thì có động tác như cuộn thuốc lá, ở thân thì như gõ nhịp. Một đặc tính của run là xuất hiện ở tư thế nửa nghỉ vì khi làm động tác hữu ý, không run và khi nghỉ ngơi thoải mải, cũng không run. Tuy nhiên, dù nhất thời mất đi, chỉ một lát sau lại tái diễn. Cũng như khi bệnh nhân ngủ không thấy run nhưng khi xúc cảm, run tăng lên rõ rệt.

Trương lực cơ tăng quá mức, thường thấy ở các cơ chống đối với trọng lực, do đó khi đứng, bệnh nhân thường cố gắng giữ mình trong một tư thế nào vững nhất, đó là tư thế nửa gấp, tăng phản xạ tư thế và khi đã có một tư thế nào đó thì khó buông thả ra. Sờ nắn bắp cơ bao giờ cũng thấy cứng và căng. Mức độ co duỗi của bắp cơ cũng giảm nhiều, có thể thấy rõ khi làm các động tác bị động, cỏ hiện tượng cưỡng lại động tác bị động, xảy ra đều nhau đối với các cơ động lực cũng như cơ đối lực. Biểu hiện lâm sàng thường rõ nhất đối với vận động ở khớp lớn như khớp khuỷu tay. Cũng do tăng phản xạ tư thế và giảm độ co duỗi nên có thể sinh ra hiện tượng (răng cưa), thường thấy ở khuỷu tay. Mặc dù đã có sẵn một tư thế nào, ta vẫn có thể tạo cho bệnh nhân một tư thế.

3. Hội chứng giảm động tác

Ở bệnh nhân Parkison, các động tác tự động nguyên phát, mất đi hoặc bị rối loạn, gây trở ngại cho mọi hoạt động. Dáng bộ sững sờ bất động, không có cử động hồn nhiên, vẻ mặt như người đeo mặt nạ, ít chớp mắt, nhai nuốt chậm chạp, ngáp cười khóc cũng bị trở ngại. Nhìn chung, vẻ mặt không biểu lộ cảm xúc gì. Đối với những cử chỉ thỉ một mặt động tác hồn nhiên không có, mặt khác động tác tự động cũng ít đi. Đi thì khởi động rất chậm, có khi do dự khá lâu. Lúc đã bước đi thì đi rất nhanh như chạy theo trọng tâm của mình, muốn ngừng cũng khó Lời nói bắt đầu chậm chạp mất âm điệu; chữ viết càng ngày càng nhỏ đi, ăn cũng rất chậm

Các động tác hữu ý cũng chậm chạp, có thể bị ngắt quãng hoặc ngừng lại, thể hiện tính thiếu nhịp nhàng trong vận động. Khi cảm xúc lại hay có những động tác nghịch thường có khi ngồi đứng không yên

– Rối loạn cảm giác. Hay có loạn cảm, có cảm giác căng cứng không chịu được nóng, ngồi đứng không yên.

– Các phản xạ gân xương thường tăng.

– Có thể gặp co mi mắt hoặc cơn quay mắt.

– Ra nhiều mồ hôi, tiết nước bọt, tăng tiết tuyến bã, tao bon, tim ngon

– Chức năng trí tuệ vẫn tốt tuy hoạt động tâm thần chậm chạp – có thể rối loạn tình cảm, nhất là phản ứng trầm cảm.

Hoặc có thể gọi ngay số điện thoại sau để được tư vấn trực tiếp.

Triệu Chứng Lâm Sàng Của Bệnh Trĩ

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh:

+ Ỉa máu tươi: thông thường máu chảy thành tia, rỏ giọt hoặc máu dính vào phân hay vào giấy lau. Máu hay chảy ở cuối bãi phân và với số lượng ít nhưng dai dẳng, kéo dài gây ra tình trạng thiếu máu mạn tính, có khi bệnh nhân đến bệnh viện với mức độ thiếu máu nặng.

+ Sa lồi búi trĩ: bệnh nhân phát hiện thấy một khối bất thường ở hậu môn, thương sau khi đi ngoài hay gắng sức. có thể sa một búi hay cả vòng trĩ, tự co lên hay phải đẩy lên, thậm chí còn bị sa lồi thường xuyên.

+ Ngứa do hiện tượng xuất tiết viêm xung quanh búi trĩ.

+ Đau rát khi đại tiện nhất là khi bệnh nhân ỉa lỏng nhiều.

+ Tắc mạch trĩ với biểu hiện chính là cơn đau đột ngột vùng hậu môn, mà cơ chế thì còn chưa được làm rõ.

Trĩ ngoại tắc mạch: đó là một khối nhỏ màu xanh tím, chắc, đau, nằm dưới da, rìa hậu môn. Nếu để tự diễn biến sẽ tiêu đi thành một miếng da thừa.

Trĩ nội tắc mạch: hiếm gặp hơn, biểu hiện bằng cơn đau dữ dội trong ống hậu môn. Thăm hậu môn trực tràng thấy một khối nhỏ chắc, đau. Soi hậu môn thấy khối này màu xanh tím, niêm mạc hơi nề.

Sa trĩ tắc mạch: có búi trĩ sa ra ngoài kèm theo đau dữ dội vùng hậu môn, khó có thể đẩy trĩ vào lòng ống hậu môn, luôn luôn kèm theo hiện tượng viêm phù nề niêm mạc vùng hậu môn trực tràng. Để tự diễn biến tự nhiên đau giảm dần, búi trĩ nhỏ lại, giảm phù nề và di tích là mảnh da thừa hay u nhú phì đại, tuy nhiên một số trường hợp bị hoại tử cần cân thiệp bằng phẫu thuật.

+ Ngoài ra bệnh nhân còn có thể có một số biểu hiện khác như :dấu hiệu tiết niệu, trĩ kèm nứt kẽ hậu môn.

+ Thăm khám hậu môn trực tràng: khi búi trĩ nằm trong ống hậu môn không biến chứng búi trĩ mềm thì thăm trực tràng thường khó thấy búi trĩ. Ngón tay thăm có thể thấy các tổ chức xơ hóa (nếu đã tiêm xơ) hoặc các tổn thương khác như polyp, lỗ rò, nhú phì đại; chú ý đánh giá trương lực cơ tròn, độ mềm mại của hậu môn.

+ Soi hậu môn hoặc tốt hơn là soi trực tràng sẽ thấy các búi trĩ nội, tuy nhiên nếu như thấy nghi ngờ có tổn thương khác cần chụp khung đại tràng hay soi đại tràng toàn bộ.

copy ghi nguồn: https://health-guru.org/

link bài viết: Triệu chứng lâm sàng của bệnh trĩ

Triệu Chứng Của Bệnh Suy Thận (Lâm Sàng)

Triệu chứng bệnh nhân suy thận ( lâm sàng)

Nhìn chung, sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mãn tính suy sụp, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu kéo dài, tóc thưa dễ rụng, cơ chân tay teo nhẽo, da khô và có thể nhiều vết xước do gãi, mặt mày phờ phạc, vô lực; thờ ơ lạnh nhạt với mọi công việc; tình trạng mệt mỏi kéo dài liên miên nếu không được điều trị.

Triệu chứng của bệnh suy thận : Toàn thân

Nhìn chung, sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mãn tính suy sụp, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu kéo dài, tóc thưa dễ rụng, cơ chân tay teo nhẽo, da khô và có thể nhiều vết xước do gãi, mặt mày phờ phạc, vô lực; thờ ơ lạnh nhạt với mọi công việc; tình trạng mệt mỏi kéo dài liên miên nếu không được điều trị.

Ở một bệnh nhân bị bệnh thận, xuất hiện triệu chứng thiếu máu thì nguyên nhân thiếu máu đầu tiên là do suy thận mãn tính và nhiều tác giả đã dựa vào dấu hiệu thiếu máu để phân độ suy thận mãn.

Thiếu máu kết hợp với tăng huyết áp là hai triệu chứng lâm sàng có giá trị chẩn đoán suy thận. Cơ chế bệnh sinh của thiếu máu là do thiếu erythropoietin, do tủy xương bị ức chế và do đời sống hồng cầu giảm.

Thiếu máu sẽ gây nên những triệu chứng mệt mỏi, ù tai, chóng mặt, khả năng tư duy và tập trung kém, hay quên, một trạng thái âm u khó chịu, mất khả năng tình dục, chất lượng cuộc sống giảm sút rõ rệt.

Nếu tình trạng thiếu kéo dài gây nên tình trạng khó thở, ngột ngạt, thiếu ôxy mãn tính. Thiếu máu mãn tính dẫn đến tăng lưu lượng tim, tăng gánh nặng cho tim gây suy tim.

Số lượng tiểu cầu và hoạt động của tiểu cầu giảm là nguy cơ của rối loạn đông máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Số lượng bạch cầu bình thường nhưng hoạt động của bạch cầu đa nhân trung tính, của đại thực bào và của các tế bào lympho đều giảm là nguy cơ của nhiễm khuẩn trong suy thận mãn tính.

Biểu hiện về tiêu hoá của suy thận mãn tính thời gian đầu tản mãn với các triệu chứng chán ăn, cảm giác không đói, sôi bụng. Suy thận mãn tính giai đọan III và IV thì các triệu chứng về tiêu hoá chiếm ưu thế.

Nôn mửa là triệu chứng nổi bật hàng đầu trong suy thận giai đoạn cuối, lúc đầu chỉ nôn sau khi ăn, sau đó là liên tục triền miên, nôn ra mật xanh mật vàng, nôn khan, không thể nào ăn uống được, bệnh nhân mệt lả, không thuốc nào cầm được nôn. Phương pháp duy nhất để cho bệnh nhân hết nôn là giảm urê máu bằng chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc.

Đi lỏng ngày 5 – 6 lần, đi lỏng như tháo cống kèm theo đau quặn vùng bụng. Đây là phản ứng của hệ thống tiêu hoá trước thực trạng của tăng urê máu, là biện pháp đào thải urê ra khỏi cơ thể. Mặt khác, ruột bị kích thích bởi NH3 được tạo ra do hậu quả phân hủy urê của vi khuẩn đường ruột.

Viêm loét hệ thống tiêu hoá

– Viêm niêm mạc miệng, chảy máu chân răng, loét mép không há được miệng; môi khô, nứt môi rớm máu

– Viêm tuyến nước bọt: hai tuyến nước bọt mang tai sưng to.

– Viêm loét thực quản gây cảm giác nóng rát và đau sau xương ức, nuốt vướng nghẹn. Những tổn thương ở đường tiêu hoá trên sẽ gây nên một cảm giác khó chịu ở vùng miệng, ăn uống rất khó khăn, thậm chí không thể ăn được, không thể uống được.

– Viêm niêm mạc dạ dày-ruột: đau bụng, đau lâm râm ở vùng thượng vị không có chu kỳ rõ rệt, bệnh nhân kêu ca suốt ngày, hay đầy bụng, chướng hơi. Một số ít trường hợp xuất hiện cơn đau bụng cấp tính.

– Tăng tiết dịch tiêu hoá:

. Tăng tiết dịch dạ dày-ruột.

. Tăng tiết dịch tụy, dịch mật.

. Tăng gastrin gây tổn thương ống tiêu hoá giống như hội chứng Zollinger-Ellison.

Xuất huyết đường tiêu hoá là một biến chứng hết sức nguy hiểm. Biểu hiện lâm sàng của xuất huyết tiêu hoá là nôn ra máu, ỉa phân đen và khắm; thiếu máu trầm trọng xuất hiện đột ngột; bệnh nhân đi vào hôn mê do tăng urê máu, do nhiễm toan.

+ Viêm màng phổi với biểu hiện đau ngực và có tiếng cọ màng phổi (viêm màng phổi khô). Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm màng phổi xuất tiết gây tràn dịch màng phổi, tràn máu màng phổi. Biểu hiện lâm sàng của tràn dịch màng phổi với các triệu chứng: khó thở, đau ngực và hội chứng 3 giảm ở nền phổi và thường là nền phổi phải.

+ Tình trạng bội nhiễm ở phổi:

Phổi là cửa ngõ quan trọng của cơ thể với môi trường xung quanh.

Với một cơ địa kém, sức đề kháng suy giảm, hệ thống bảo vệ dọc theo khí-phế quản giảm hoạt động, đó là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đường hô hấp hoạt động gây viêm phế quản hoặc viêm phổi, áp xe phổi ổ nhỏ mà nhiều lúc cơ thể mất phản ứng, không sốt

+ Trạng thái thiếu ôxy mãn tính:

Thường xuyên có cảm giác ngột ngạt, mệt mỏi. Phân áp ôxy máu thường xuyên giảm nhưng thông khí phổi bình thường. Bệnh sinh của thiếu ôxy là do phù nề tổ chức kẽ của phổi, giảm khả năng hấp thu ôxy ở phổi. Suy thận mãn tính giai đoạn cuối thường xuất hiện ngừng hô hấp đột ngột dẫn đến tử vong.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê do nhiễm toan chuyển hoá, mất ý thức trong trạng thái hoảng loạn la hét, chửi bới, run giật các sợi cơ, co giật, co cứng do giảm canxi máu, co giật cục bộ, nhịp thở Kussmaul, hơi thở khai, đồng tử co nhỏ, đái ỉa không tự chủ, trụy mạch và tử vong.

Ngoài những tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, có thể xuất hiện tình trạng viêm đa dây thần kinh ngoại vi, giảm phản xạ gân xương, giảm cảm giác và có thể liệt hai chi dưới, bàn chân thuổng, đau nhức vùng cẳng chân và bàn chân không rõ căn nguyên, có khi đau dữ dội làm bệnh nhân kêu la, vật vã. Một số trường hợp có tai biến mạch máu não (xuất huyết não) liệt 1/2 người.

– Xuất huyết dưới da rất hay gặp, nhất là xuất huyết chỗ tiêm lan rộng thâm tím từng mảng.

– Xuất huyết niêm mạc miệng, chân răng, máu chảy rỉ rả cả ngày, môi se rớm máu.

. Tràn máu màng tim.

. Tràn máu màng phổi.

. Xuất huyết võng mạc.

Cơ chế xuất huyết là do giảm tiểu cầu, giảm antiprothrombin, sức bền thành mạch giảm và có thể xuất hiện tình trạng đông máu rãi rác trong lòng mạch ở nhiều cơ quan nội tạng.

– Viêm khớp do tăng axit uric máu (Gút thứ phát) hoặc viêm khớp do lắng đọng b2 microglobulin. Sự tích tụ b2 microglobulin trong khớp và nội tạng hình thành amylodosis. Amyloidosis do lắng đọng b2 microglobulin thường gặp ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối được lọc máu chu kỳ.

– Vôi hoá gân cơ quanh khớp, co rút gân cơ, hạn chế cử động khớp. Đau nhức xương do nhuyễn xương, thưa xương và do viêm xơ xương phá hủy (viêm xương xơ nang).

Khoảng 10% tổn thương xương biểu hiện trên lâm sàng, 40 – 90% có biểu hiện trên X quang và trên sinh thiết xương.

Các rối loạn về xương là do cường chức năng cận giáp, giảm 1,25 dihydroxy vitamin D3, tăng phosphat máu, giảm canxi máu, kết hợp với tình trạng nhiễm độc nhôm hoặc sắt.

Sự tăng phosphat và tăng huy động canxi từ tổ chức xương vào máu, tạo nên phức hợp canxi-phosphat lắng đọng trong cơ quan gây nên vôi hoá, xơ cứng mạch máu ở nội tạng, dưới da và gân cơ.

– Suy giảm chức năng sinh dục do giảm hormon sinh dục nam và sinh dục nữ; vô kinh đối với phụ nữ, liệt dương bất lực đối với nam giới. Ngoài ra có thể suy giảm chức năng của một số tuyến nội tiết khác.

TRUAGE CỦA BẠN LÀ BAO NHIÊU?’