Triệu Chứng Khi Mang Thai 3 Tuần / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Mang Thai Tuần Đầu Tiên

Chậm kinh và núi đôi thay đổi.

Chậm kinh được xem là triệu chứng mang thai tuần đầu tiên dễ nhận biết nhất, tuy nhiên dấu hiệu này không nhất thiết chỉ xảy ra ở những phụ nữ mang thai. Dấu hiệu này hoàn toàn có thể gặp ở những chị em có vòng kinh không đều hoặc quá căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên.

Núi đôi thay đổi là dấu hiệu khá sớm của những phụ nữ mang thai. Thông thường từ tuần 1 đến tuần thứ 6 của thai kỳ, người phụ nữ cảm thấy ngực căng cứng, hơi đau, nhạy cảm hơn, vùng núm sậm màu và nổi các tĩnh mạch …

Thèm ăn một cách bất thường nhưng sợ môt số mùi.

Khi mang thai, nhu cầu ăn uống của phụ nữ thường tăng lên cao hơn so với mức bình thường, vì vậy bạn đừng thắc mắc hay lo lắng nếu trước đây bạn là một người kén ăn nhưng bây giờ bạn thường có cảm giác thèm ăn nhiều thứ, bụng thì luôn trong tình trạng cồn cào và thường xuyên nghĩ đến các món ăn.

Bên cạnh việc thèm ăn, một số phụ nữ khi mang thai thường có cảm giác nôn nao và sợ một số mùi có thể nói là khá quen thuộc với họ trước đây như mùi xào nấu thức ăn, mùi cơm sôi…những mùi mà rất đỗi quen thuộc với công việc nội trợ hằng ngày.

Cảm giác đầy hơi, trướng bụng, đau đầu, chóng mặt.

Trước đây, bạn được chẩn đoán hoạt động của hệ tiêu hóa khỏe mạnh, không gặp bất kỳ rắc rối nào, nhưng nay, bạn thường xuyên có cảm giác trướng bụng, đầy hơi, nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm chức năng hệ tiêu hóa.

Sự thay đổi kích thích tố trong cơ thể khiến bạn bị đau đầu, huyết áp thấp gây ra những cơn choáng váng, hoa mắt. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi vì những triệu chứng đau đầu, chóng mặt ban nên nghỉ ngơi và tránh dùng thuốc mà nên theo dõi thêm các dấu hiệu khác, vì rất có thể đó cũng là một trong những triệu chứng mang thai tuần đầu tiên mà hầu hết các bạn khi mang thai đều phải trải qua.

Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, số lượng tiểu mỗi lần lại rất ít, đây là dấu hiệu xảy ra rất sớm chỉ sau một tuần thụ thai.

Đa số phụ nữ khi mang thai đều nhận thấy rằng triệu chứng mang thai tuần đầu tiên là sự biến đổi về tâm lý, bạn trở nên căng thẳng, dễ cáu gắt, nhạy cảm, dễ buồn, hay lo lắng vì những chuyện nhỏ nhặt. Điều này được các nhà khoa học lý giải là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, vì thế khi mang thai các bạn cần học cách điều chỉnh tâm lý, tránh những buồn vui thất thường, vì như thế sẽ không tốt cho quá trình phát triển của thai nhi.

chúng tôi

Đau Lưng Khi Mang Thai: Tuần Đầu, Tháng 2, 3, 4, 6, 7 Và Tháng Cuối

Đau lưng khi mang thai tuần đầu, tháng đầu, tháng thứ 2, 3, 4 tháng thứ 7 và tháng cuối cùng là mối lo của hầu hết các mẹ bầu. Bởi đây đều là những giai đoạn quan trọng trong thai kỳ, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Để có quá trình dưỡng thai khỏe mạnh, người mẹ nên nắm vững những thông tin sau.

Cột sống thắt lưng bị đau nhức, ê buốt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của các bà bầu. Trong giai đoạn này, các cơ xương trở nên mềm hơn, dễ thấm nước và tập thích ứng dần với sự thay đổi của bầu thai.

Điều này dẫn đến những cơn đau lưng dai dẳng dọc cột sống lưng và vùng khung xương chậu. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể kéo dài từ lúc mới mang thai cho đến tháng thứ 6 sau khi sinh.

Bệnh không gây nguy hiểm nếu bà bầu biết cách lựa chọn tư thế hoạt động, dáng đứng, nằm, ngồi thoải mái kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ vấn đề đĩa đệm, xương khớp hay các yếu tố khác, thì người mẹ nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị chính xác nhất.

Theo nhiều bác sĩ khoa sản, đau lưng khi mang thai tuần đầu tiên có thể là dấu hiệu nhận biết của việc có thai sớm. Lúc này, người mẹ sẽ cảm thấy đau mỏi các đốt sống dọc thắt lưng, kèm theo các triệu chứng ợ chua, đau tức vùng ngực, chóng mặt,…

Trong giai đoạn này, những cơn đau không quá dữ dội mà thường xuất hiện khi bà bầu thay đổi tư thế đột ngột.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai. Nhằm chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ tiết ra một loại hóc môn là relaxin, là tác nhân gây ra sự giãn nở dây chằng, khiến các khớp xương lỏng lẻo, tạo ra những cơn đau ở vùng cột sống thắt lưng.

Để giảm thiểu tình trạng này, bà bầu nên di chuyển nhẹ nhàng, không đi giày cao gót, không dùng gối cứng để nâng bụng khi nằm,…

Tháng đầu tiên khi mang thai, người phụ nữ vừa chịu đựng quá trình thay đổi về cơ thể vừa trải qua những cảm xúc tâm lý khi làm mẹ. Cả hai yếu tố này dẫn đến sự hình thành những cơn đau mỏi dọc thắt lưng và lan xuống vùng xương chậu.

Người mẹ có thể giải quyết tình trạng này bằng cách luyện tập yoga, xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, áp dụng những bài thuốc giảm đau dân gian. Rất nhiều bà bầu sử dụng ngải cứu để chườm ấm hoặc mát xa bằng rượu gừng lên vùng lưng bị đau.

Tháng thứ hai khi mang thai vẫn nằm trong giai đoạn 3 tháng đầu, nên nhiều bà bầu vẫn chưa thích nghi kịp với thai nhi trong bụng. Giai đoạn này, ngoài cơn đau ở vùng lưng người mẹ có thể bị đau xương chậu sau, vùng mông, hoặc hai bắp đùi sau. Một vài hoạt động thường ngày như đứng lên, ngồi xuống, leo cầu thang, trở mình khi ngủ,… đều có khả năng gây ra đau.

Tuy nhiên, tác nhân chính yếu vẫn là do sự điều tiết hóc môn trong cơ thể mẹ để tạo điều kiện cho thai nhi thuận lợi trao đổi chất hơn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nên bà bầu không cần quá lo lắng, chú ý giữ tâm thế thoải mái để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ở tháng thứ 7, thai nhi đã phát triển vượt bậc, khiến cơ thể người mẹ trở nên nặng nề hơn. Bụng càng lớn sẽ càng chèn ép các cơ quan nội tạng, tạo áp lực lên cơ xương khớp, dẫn đến tình trạng lưng đau nhức, mỏi gối. Lúc này, người mẹ nên dùng tay đỡ phần lưng khi di chuyển, tập thói quen đi đứng thẳng lưng, mặc trang phục rộng rãi để thỏa mái hoạt động hơn.

Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu bị cảm lạnh, gây ảnh hưởng đến thận, có thể khiến triệu chứng đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bà bầu nên chú ý giữ ấm bàn chân và thắt lưng khi trời lạnh.

Mang thai tháng cuối cùng là giai đoạn người mẹ trải qua nhiều biến đổi lớn, đồng thời cũng là tháng vất vả nhất của thai kỳ. Không những phải chấp nhận một thân hình quá cỡ mà mẹ bầu còn phải chịu đựng những cơn đau dữ dội.

Để chuẩn bị cho thời kỳ sinh nở, các dây chằng sẽ giãn ra, cơ xương khớp bị nới rộng, tử cung lớn dần, tạo áp lực lớn lên vùng xương chậu khiến trọng tâm cơ thể thai phụ dồn về phía trước, tăng độ cong của lưng, từ đó gây kích ứng làm lưng trở nên đau nhức hơn và hạn chế khả năng bị đau lưng sau sinh ở phụ nữ.

Tháng cuối cùng của thai kỳ tương đối quan trọng vì lúc này thai nhi đã thành hình, đạt đến một mức cân nặng nhất định. Do đó, các bà mẹ phải thật cẩn thận khi di chuyển, tránh đi đứng sai tư thế, hạn chế nâng nhấc đồ vật nặng,… Đau khi mang thai tháng cuối này cũng có thể là một dấu hiệu sắp sinh, nên mẹ bầu hãy chú ý theo dõi, chuẩn bị kỹ trước khi đón bé chào đời.

Latest posts by Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng ( see all)

Triệu Chứng Khi Mới Mang Thai

Triệu chứng khi mới mang thai điển hình nhất

Xuất hiện các dấu hiệu lạ trên cơ thể như

Màu sắc âm đạo và âm hộ thay đổi bất thường: Âm hộ và âm đạo thường có màu sắc hồng, tuy nhiên nó sẽ chuyển sang màu tím hay đỏ thẫm khi thai kỳ tiến triển. Sự thay đổi này là do sự gia tăng lượng máu được cung cấp tới các mô ở khu vực này.

Nếu chị em đang ở thời điểm mà lẽ ra là chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo, sẽ có thể nhận thấy một số thay đổi trong dịch tiết âm đạo. Cụ thể dịch tiết âm đạo sẽ nhiều hơn trong thai kỳ. Điều này là vô hại, và nó không khác gì so với thời gian trước khi chị em có thai.

Xuất hiện các đốm dịch: Bạn có thể thấy có đốm dịch màu hồng nhạt hay nâu trong quần lót, hoặc cảm thấy bị chuột rút nhẹ. Hầu hết các chuyên gia không xác định được chính xác nguyên nhân gây ra những đốm này trong thời kỳ đầu nữ giới mang thai, nhưng có khả năng nó là do trứng đã được thụ tinh làm tổ trong tử cung, hay các hormone kiểm soát trong chu kỳ kinh nguyệt gây ra.

Đau ngực: Đây cũng là một trong các triệu chứng khi mới mang thai khá chính xác. Khi nữ giới mang thai trong khoảng 1 – 6 tuần đầu sẽ có dấu hiệu đau tức và căng cứng ngực.

Tắc kinh nguyệt: Theo thống kê, tất cả nữ giới mang đều bị mất kinh nguyệt tạm thời trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, mất kinh cũng có thể là do một số nguyên nhân khác như stress, mất cân bằng hormone, đau ốm, bệnh tật hay dị ứng thực phẩm hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc mà chị em đang sử dụng. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn thì mất kinh chính là một hiện tượng có thai đáng tin cậy.

Ốm nghén: Hiện tượng ốm nghén có thể bắt đầu hai tuần sau khi thụ thai thành công, nghĩa là khi đó bạn đã thực sự mang thai bốn tuần. Những, bạn sẽ thấy cảm giác ốm nghén thường xuyên hơn khi thời kỳ mang thai sau khoảng sáu tuần. Cảm giác buồn nôn xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày và cả đêm.

Thay đổi cảm giác thèm ăn: Cảm giác chán ăn thường là triệu chứng khi mới mang thai phổ biến hơn, nhất là nếu bạn bị ốm nghén. Chị em nên chọn ăn các thực phẩm giúp giảm bớt cảm giác ốm nghén thay vì các thực phẩm mà bạn thèm ăn. Chị em có thể không chịu được mùi vị của những món ăn vẫn thường ăn, không thích những thứ có vị và mùi đặc biệt, chẳng hạn như trà, rượu, cà phê, gia vị hay những loại thực phẩm chiên và trứng.

Mệt mỏi: Chị em đang mang thai có thể thấy triệu chứng khi mang thai là mệt mỏi ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Họ cũng có thể cảm thấy muốn khóc và rất dễ xúc động, nhưng đôi khi lại rất phấn chấn. Mệt mỏi mặc dù không phải là một dấu hiệu riêng biệt nhưng lại phổ biến khi nữ giới mang thai, thường đi kèm với tình trạng ốm nghén.

Tính khí thất thường: Khi mang thai ở tuần đầu tiên hay trong cả quá trình mang thai, thì lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi làm cho tâm trạng của chị em trở nên thất thường hơn. Nhiều người trước khi mang thai ít nói, hiền nhưng sau khi mang thai lại có thể thay đổi hẳn tính khí dễ bị kích thích, dễ bị kích động, dễ vui nhưng cũng dễ buồn. Cũng có những chị em hay quên, bị giảm sút trí nhớ trầm trọng, lúc thì ngủ li bì, lúc thì mất ngủ dài, rất dễ nóng giận, bứt rứt khó chịu trong người.

Khướu giác nhạy đến không ngờ: Khi mang thai, nữ giới trở nên cực kỳ thính mũi và rất nhạy cảm với các mùi, dù đó là mùi thuốc bạn ghét hay mùi một loài hoa yêu thích nào đó , bạn đều có thể ngửi được từ xa. Chính sự thay đổi về lượng hormone của thai kỳ đã cho bạn sự trải nghiệm mới mẻ và thú vị về mùi này.

Mùi hương của cam thảo, bạc hà, oải hương và gừng sẽ rất dễ chịu cho bạn đấy. Trường hợp bạn cảm thấy buồn nôn khi ở trong phòng, hãy cố gắng mở cửa số để cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời nên lưu ý với người thân và bạn bè về một số mùi khiến bạn khó ở để được hỗ trợ tốt nhất.

Triệu chứng khi mang thai ngoài tử cung chị em cần cảnh giác

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nhi nằm ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung vô cùng nguy hiểm vì rất khó chẩn đoán được sớm, nếu thai vỡ sẽ khiến thai phụ mất nhiều máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản sau này cũng như tính mạng của bản thân.

Một số triệu chứng khi mang thai ngoài tử cung chị em cần đặc biệt cảnh giác bao gồm:

Chậm kinh: Chị em có dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt không đều như khi có thai bình thường, nếu thử nước tiểu cũng cho thấy triệu chứng mang thai, thậm chí chị em cũng có thể gặp các dấu hiệu ốm nghén.

Đau bụng: Tình trạng đau bụng thường là do hiện tượng căng giãn quá mức của vòi trứng. Chị em thường có biểu hiện đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn, cơn đau có thể giảm tạm thời với những thuốc giảm đau tuy nhiên sẽ đau trở lại sau khi thuốc giảm đau hết tác dụng. Một số trường hợp, có chị em còn có cảm giác đau vùng vai, là vì có hiện tượng tích tụ dịch hoặc máu trong ổ bụng, gây ra phản xạ trên thần kinh vùng bụng và làm đau vai.

Chảy máu âm đạo: Triệu chứng khi mới mang thai ngoài tử cung này xuất hiện muộn hơn, lượng máu ra ít và có màu đen sẫm, kéo dài. Có lúc chảy máu xuất hiện gần với ngày hành kinh, làm cho chị em nhầm tưởng là mình đang có kinh, hoặc đang bị rong kinh nên chủ quan không đi thăm khám.

Mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này, làm chị em phụ nữ bị vô sinh hiếm muộn mà nó còn có thể đe dọa tới tính mạng của thai phụ nếu không được xử lý kịp thời. Vì thế, riêng với triệu chứng khi mới mang thai ngoài tử cung thì chị em cần bắt buộc đi thăm khám để được nghe chỉ dẫn cụ thể từ các bác sĩ chuyên khoa

Những lưu ý khi thấy triệu chứng khi mới mang thai

Theo các chuyên gia phụ khoa, nếu chị em thấy mình xuất hiện các triệu chứng khi mang thai, để chắc chắn hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa như thử máu, thử nước tiểu, siêu âm…để chắc chắn việc mang thai là có thật, và thai đã làm tổ trong tử cung hay chưa.

Nếu mang thai mà đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thì chị em nên thực hiện chữa bệnh ngay, tránh kéo dài và ảnh hưởng tới thai nhi cũng như việc sinh nở về sau.

Hãy tìm hiểu các kiến thức về việc mang thai, những điều cần kiêng, chế độ ăn uống, những vi chất cần bổ sung…. Để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi.

Hãy chú ý trong việc trang điểm, làm tóc, dùng thuốc,….hạn chế tiếp xúc với chất hóa học độc hại.

Cần đi siêu âm thai theo định kỳ để nắm được sự phát triển của thai nhi, giúp sàng lọc những bất thường và xử lý chúng.

Tại Phòng khám Đông Phương, chúng tôi đang áp dụng nhiều ưu đãi cho các gói khám thai định kỳ tổng quát chính xác và nhanh chóng. Nếu bạn muốn được các chuyên gia phụ khoa uy tín của chúng tôi tư vấn các kiến thức thai kỳ cần thiết cũng như triệu chứng khi mới mang thai thì hãy gọi ngay tới số 0962.299.497 hoặc chát tư vấn trực tuyến với chuyên gia của chúng tôi.

Các Triệu Chứng Khi Mang Thai 3 Tháng Dưới Đây Có Thực Sự Nguy Hiểm?

Lưu lượng máu đến tử cung, âm đạo, cổ tử cung và âm hộ tăng bất thường khiến các mô ở những bộ phận này chuyển xanh hoặc đỏ tía. Phần lớn chị em không tự nhận thức được triệu chứng này. Trừ khi bác sĩ phụ khoa hoặc chồng của họ quan sát kỹ mới thấy.

Mẹ sẽ thấy đói nhiều hơn hoặc có cảm giác bụng cồn cào khi mang thai. Cảm giác này có thể kéo dài và chỉ cải thiện khi ăn vào. Chúng sẽ tiếp tục lặp lại liên tục.

Hay buồn tiểu nhưng lại không tiểu được nhiều như thường lệ. Tình trạng này thoạt đầu có vẻ giống như bị nhiễm trùng đường niệu hoặc do uống nhiều chất chứa caffeine.

Buồn nôn nghén và thường xuyên cảm thấy khó chịu ở dạ dày. Tình trạng bất ổn này sẽ xuất hiện cả ngày lẫn đêm hoặc ít hơn đối với những mẹ bầu may mắn.

Ngực bị đau, căng cứng và nhạy cảm và đầu vú bị nứt đáng kể. Ngực cũng có thể sậm màu và lan rộng hơn bình thường. Cảm giác khá giống những ngày sắp hành kinh nhưng có thể khó chịu hơn.

Chảy máu nhẹ vùng âm đạo dưới dạng những đốm nhỏ. Hiện tượng xuất huyết này thường xảy ra khi trứng mới thụ tinh bám vào thành tử cung dày với nhiều mạch máu.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là không thấy có kinh dù đã đến ngày. Thông thường phụ nữ sẽ thấy kinh sau khi rụng trứng 2 tuần.

Bị đau lưng khi mang thai cũng rất phổ biến.

Trở nên nhạy cảm với mùi và có những mùi khiến bạn buồn nôn và xây sẩm. Đặc biệt là mùi thịt sống, hành tỏi,…. Thậm chí những mùi nấu ăn trước kia thấy bình thường nay cũng khiến mẹ khó chịu

Một số triệu chứng mang thai bất ổn có thể khiến mẹ lo lắng

Cảm giác nặng và đầy hơi ở vùng bụng dưới dù chế độ ăn uống bình thường.

Mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi rã rời xuyên suốt cả ngày. Điều này càng tệ hơn nếu cuộc sống của bạn bận rộn.

Thân nhiệt của các mẹ bầu có xu hướng tăng lên trong khoảng 18 ngày. Điều này hoàn toàn bình thường ở thời điểm rụng trứng. Sau đó có thể sẽ trở về mức bình thường.

Những triệu chứng khi mang thai 3 tháng khiến các mẹ bầu lo lắng

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu

Mất ngủ hay khó ngủ là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Chúng có thể vô hại với thai nhi nếu diễn ra không thường xuyên. Tuy nhiên nếu mẹ rơi vào tình trạng mất ngủ kéo dài và mỗi giấc ít hơn 6 tiếng mỗi đêm thì có thể có nguy cơ sinh mổ cao hơn. Đồng thời thời gian chuyển dạ sẽ dài hơn so với các mẹ có giấc ngủ 7 tiếng trở lên. Thai nhi sinh ra cũng nhẹ cân, quấy khóc và khó nuôi hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bởi vào những tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ phải hoạt động liên tục để huy động máu và oxy để hình thành nhau thai, nuôi dưỡng bào thai. Ngoài ra, việc thai nhi lớn dần theo thời gian làm giãn nở khung chậu của mẹ. Việc chèn ép vào các mạch máu gây phù chân, đau lưng cũng khiến giấc ngủ khó đến hơn.

Khi mang thai, người mẹ cần phải chia sẻ chất dinh dưỡng và oxy cho bé nên luôn rơi vào tình trạng thở gấp, thấy hụt hơi. Điều này khiến các mẹ cảm thấy khó chịu từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

Hiện tượng chóng mặt khi mang thai được mô tả là cảm giác lâng lâng và choáng váng. Chúng có thể xảy ra khi mẹ đứng dậy quá nhanh, sau khi cúi xuống hoặc sau khi ngồi lâu. Lí giải cho hiện tượng này là bởi lượng máu dồn xuống thân dưới không kịp di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Thông thường, bà bầu sẽ bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu.

Một nguyên nhân khác là do sự thay đổi nội tiết tố làm giãn nở các thành mạch máu gây hạ huyết áp. Từ đó khiến mẹ bầu cảm thấy choáng váng, chóng mặt. Ngoài ra, khi cơ thể của mẹ bầu không hấp thu đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết do tình trạng ốm nghén cũng khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt.

Bị tê tay khi mang thai 3 tháng đầu

Thông thường các biểu hiện của chứng tê chân tay ở phụ nữ mang thai cũng khá nhẹ nhàng. Chúng chỉ dừng lại ở cảm giác tê tê giống như bị châm chích, kiến bò. Đặc biệt là ở đầu ngón tay và ngón chân. Nhưng với nhiều phụ nữ hiện tượng này còn đi kèm cảm giác nóng, đau nhức khá đáng lo.

Đối với phụ nữ mang thai hiện tượng tê chân tay là biểu hiện sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu đi kèm những triệu chứng như: tê bại không nhấc nổi cánh tay, rơi vào tình trạng lơ mơ,… thì nên cần đến bệnh viện. Chúng có thể là dấu hiệu những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Ví dụ như bệnh rối loạn chức năng gan, đái tháo đường, thiếu chất hay dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch….

Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu

Viêm họng là bệnh dễ xảy ra với người thường và không mấy đáng lo. Nhưng đối với mẹ bầu thì mọi căn bệnh đều có thể tiềm tàng nguy hiểm.

Trường hợp viêm họng nhẹ mẹ có thể chủ động súc miệng nước muối, dùng các thảo dược thiên nhiên như chanh mật ong để cải thiện. Nhưng trường hợp cần điều trị viêm họng bằng thuốc sẽ có phần nguy hiểm hơn. Vì thuốc sẽ đi qua đường máu xuống cuống rốn của thai nhi. Dù ít hay nhiều thì cũng có ảnh hưởng đến em bé.

Mẹ luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Nếu mẹ bị viêm họng 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển đầy đủ của bé do vi khuẩn hoặc siêu vi gây bệnh. Vì vậy, mẹ luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào. Kể cả những phương pháp điều trị viêm họng để đảm bảo an toàn nhất cho thai nhi. Hậu quả khi sử dụng thuốc không được bác sĩ khuyên dùng là không thể lường trước được.

Bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu

Sốt là tình trạng gây nguy hiểm cho mẹ bầu, dù là mức độ nhẹ hay nặng. Đặc biệt nếu sốt cao trên 39,5 độ C còn có nguy cơ sảy thai. Nếu mẹ bầu bị sốt cao trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ khá lớn trẻ sẽ bị dị tật ống thần kinh. Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, sốt mới trở nên bớt nguy hiểm.

Trong giai đoạn đầu mang thai sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa protein. Hoạt động này rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu cơ thể bị sốt có thể khiến làm cho protein đi sai lộ trình. Hậu quả là sảy thai.

Việc sử dụng thuốc hạ sốt ở bà bầu cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về loại, liều và cách thức. Trường hợp phải dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê cho mẹ loại thuốc phù hợp, an toàn cho thai nhi. Và chỉ dùng thuốc khi những biện pháp như chườm trán hay sử dụng phương thuốc thiên nhiên không có tác dụng.