Triệu Chứng Khi Bị Xuất Huyết Dạ Dày / Top 19 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Hướng Dẫn Sơ Cứu Khi Bị Xuất Huyết Dạ Dày

Góc chia sẻ: “Tôi là Tú Anh (25 tuổi) đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Do ăn uống, ngủ nghỉ không điều độ cùng với tính chất công việc căng thẳng nên tôi có dấu hiệu bị đau dạ dày. Tôi thường chủ quan, chỉ mua thuốc Tây về uống và nghĩ nó sẽ nhanh khỏi. Cho đến khi… tuần trước, ngay sát gia đình tôi có một người vừa mất, bác ấy ra đi một cách đột ngột, ngay cả những người trong gia đình vẫn không thể tin được điều này. Hỏi thì bác sĩ có nói rằng bác bị xuất huyết dạ dày, do không được cấp cứu kịp thời nên khi đưa đến được bệnh viện thì đã muộn. Nghe vậy tôi bắt đầu thấy lo. Tôi đang bị viêm loét dạ dày và ai cũng có thể bị, nhỡ đâu tình huống xấu nhất lại xảy ra với tôi hoặc những người xung quanh mình thì sao, tôi tự nhủ phải tự trang bị kiến thức về vấn đề này cho mình. Vậy, mong chuyên gia có thể hướng dẫn cho tôi cách sơ – cấp cứu cho người bị xuất huyết dạ dày hiệu quả. Tôi xin cảm ơn.

1. Triệu chứng nhận biết nhanh xuất huyết dạ dày

Nói một cách dễ hiểu, xuất huyết dạ dày chính là hiện tượng chảy máu trong dạ dày. Người bệnh có thể bị chảy máu dạ dày do các yếu tố ngoại sinh nhưng thường thì nó là một trong những biến chứng nặng của bệnh viêm loét dạ dày. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, các đồ uống chứa cồn hoặc do căng thẳng, sử dụng đồ cay nóng quá nhiều làm cho vết loét ngày càng sâu dẫn đến xuất huyết.

Các triệu chứng xuất huyết dạ dày mà chúng ta dễ dàng nhận biết là:

Đau dữ dội vùng thượng vị, sau đó các cơn đau tỏa khắp vùng bụng, bụng căng cứng.

Có dấu hiệu nôn ra máu.

Khi đại tiện, nếu chảy máu ít, phân bị dính máu có màu nâu sẫm hoặc đen hẳn, mùi khắm. Nhưng nếu máu trong dạ dày chảy nhiều thì phân bị loãng, lẫn cả máu tươi và máu khô.

Da tái xanh, niêm mạc nhợt nhạt, dễ mất tập trung, dễ bị tụt huyết áp và ngất xỉu.

Bị xuất huyết dạ dày ở người bình thường làm cho bệnh nhân xanh xao, thể lực giảm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Cần phải đặc biệt chú ý hơn nữa đối với người bị xuất huyết dạ dày khi đang mang thai, tránh tình trạng ảnh hưởng đến em bé.

2. Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày ♦ Quy trình sơ cứu:

Khi bị xuất huyết dạ dày thì bước sơ cứu đầu tiên đóng vai trò quyết định đến việc có giữ được tính mạng cho bệnh nhân hay không. Để sơ cứu hiệu quả, cần phải thực hiện qua những bước sau:

Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm cố định trên giường với tư thế nằm thẳng, ngay ngắn, kê cao hai chân, tuyệt đối không để người bệnh di chuyển. Khi đưa đi cấp cứu, cần phải nhẹ nhàng tránh chảy máu nhiều hơn. Cho bệnh nhân nằm nơi thoáng mát.

Bước 2: Cho người bệnh dùng thuốc cầm máu, các loại thuốc cầm máu thường là Hemocaprol, Posthypophyse, vitamin K.

Trong trường hợp không có sẵn thuốc cầm máu trong nhà, bạn có thể cho người bệnh uống nước muối pha. Lấy khoảng 100ml nước lọc và cho 6 – 8g muối tinh vào hòa tan, để người bệnh sử dụng dần.

Bước 3: Sau khi đã thực hiện được xong bước cầm máu, cần phải chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.

♦ Quy trình cấp cứu:

Sau khi đưa đến cơ sở y tế, người bệnh sẽ được cấp cứu cấp tốc thông qua nhiều bước:

Bước 1: Áp dụng các biện pháp hồi sức cho bệnh nhân

Bệnh nhân được đặt cố định ở tư thế nằm, đầu luôn luôn thấp hơn chân. Trong những tình huống xấu là máu tràn làm sặc vào phổi, cần phải có ống nội khí quản để bệnh nhân sử dụng. Khi đó các bác sĩ sẽ bắt đầu đặt 2 đường truyền tĩnh mạch chắc chắn và đủ lớn cho bệnh nhân, đặt sonde tiểu để theo dõi nước tiểu, đặt sonde trong dạ dày và rửa sạch dạ dày, lấy máu để xé nghiệm.

Sau khi được áp dụng các biện pháp hồi sức, các bác sĩ sẽ bắt đầu thực hiện truyền dung dịch keo, dung dịch NaCl 0.9%… và theo dõi tốc độ truyền dịch cho bệnh nhân.

Trong các trường hợp xuất huyết nặng, xuất huyết đang tiến triển thì cần phải truyền máu, cho đến khi lượng huyết động ổn định.

Bước 4: Điều trị cầm máu theo nguyên nhân

Hầu hết đa số bệnh nhân viêm loét dạ dày đều có thể tự cầm máu, tuy nhiên trong một số trường hợp, cần can thiệp cầm máu bằng các biện pháp như:

√ Sử dụng thuốc ức chế tiết dịch vị như Ranitidine, Omeprazole…

√ Can thiệp bằng nội soi cùng với các chất co mạch tại chỗ, các chất gây xơ

√ Có thể được chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật với các trường hợp chảy máu nặng, máu chảy khó cầm…

3. Một số lưu ý trong chế độ ăn hàng ngày của người bị xuất huyết dạ dày

Ngoài việc đã được sơ cứu và được điều trị tại bệnh viện, chế độ ăn hàng ngày của người bị bệnh xuất huyết dạ dày cũng cần phải được quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến dạ dày.

Người bị xuất huyết cần tăng cường ăn các loại thực phẩm làm giảm bớt việc tiết dịch vị của dạ dày như: Bánh mì mềm, mật ong, dầu thực vật, bánh quy…

Nên ăn nhiều trái cây và rau củ non để cung cấp thêm nhiều vitamin, khoáng chất ít xơ sợi.

Không cho người bệnh ăn các loại thức ăn chế biến ở dạng cứng tránh việc gây đau và gây khó khăn cho việc tiêu hóa. Các cách chế biến thức ăn phù hợp là ninh, luộc kỹ , hấp…

Không để cơ thể bị thiếu nước, phải uống nước thường xuyên.

Dùng khoai, các loại bánh mì… cũng rất tốt cho người bị xuất huyết dạ dày do đó là các loại thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nhận Diện Nhanh Triệu Chứng Xuất Huyết Dạ Dày (Chảy Máu Dạ Dày)

Thứ Ba, 13-12-2023

Xuất huyết dạ dày (hay chảy máu dạ dày) là một trong số những bệnh lý dạ dày nguy hiểm. Xuất huyết dạ dày nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Nhận diện triệu chứng xuất huyết dạ dày nhanh chóng giúp cho việc điều trị có thể tiến hành nhanh chóng và ít gặp nguy hiểm hơn.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày thường gặp Đau bụng

Hiện tượng đau bụng được xem là dấu hiệu khởi phát của bệnh xuất huyết dạ dày.

Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày thường có dấu hiệu đau dữ đội tại vùng thượng vị. Cơn đau sẽ nhanh chóng lan ra khắp bụng. Bệnh nhân cứng bụng, toát mồ hôi, da có tình trạng tái xanh. Người bệnh nôn ra máu, đi ngoài có phân đen…

Nôn ra máu

Tình trạng nôn ra máu là dấu hiệu điển hình của bệnh xuất huyết dạ dày. Người bệnh thường nôn nao, khó chịu trước khi nôn. Khi nói có cảm giác bị lợm giọng, buồn nôn và nôn.

Người bệnh khi nôn không có dấu hiệu báo trước và thường nôn rất nhiều. Nếu bệnh nhân vừa mới xuất huyết nôn ra ngay thì sẽ có máu tươi chảy ra ngoài. Nếu bệnh nhân không nôn ra ngay thì thường có máu đen lẫn máu cục và thức ăn, do máu chảy ra còn đọng ở dạ dày một thời gian. Chất nôn lúc này có màu hồng, nâu do pha loãng máu với dịch dạ dày và những thức ăn đang tiêu hóa.

Đại tiện ra phân đen

Một số trường hợp bệnh nhân không nôn mà đại tiện ra phân có màu đen như bã cà phê phin. Phân có mùi khắm, khó chịu do máu đã được tiêu hóa một phần trong dạ dày.

Nếu bệnh nhân xuất huyết dạ dày nhiều mà không nôn thường có phân loãng, nước màu đỏ xen lẫn với phân màu đen, người bệnh cần lưu ý tới triệu chứng này nếu cảm thấy có cơn đau bụng dự dội trước đó.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày dựa theo mức độ

Lượng máu và thời gian xuất huyết có những ảnh hưởng khác nhau đến tình trạng của bệnh nhân. Những mức độ nặng nhẹ khác nhau cũng có ảnh hưởng và tạo ra các triệu chứng xuất huyết dạ dày khác nhau ở bệnh nhân.

Xuất huyết dạ dày nhẹ

Bệnh nhân xuất huyết dạ dày nhẹ có lượng máu ra ít (thường khoảng vài chục – vài trăm ml) thường chỉ cảm thấy mệt mỏi, khó nhận biết ngay các biểu hiện này.

Xuất huyết dạ dày nặng Xuất huyết dạ dày ít nhưng kéo dài

Xuất huyết dạ dày ít nhưng kéo dài không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cho bệnh nhân thiếu máu. Tình trạng này khiến cho niêm mạc nhợt nhạt. Bệnh nhân xuất huyết dạ dày có dấu hiệu mệt mỏi, suy tim và một số dấu hiệu khác.

Lưu ý cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày

Bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên tránh các thực phẩm gây tăng tiết dịch vị: đường, bánh quy, mật ong, dầu thực vật,…

Bổ sung thêm các thực phẩm trung hòa axit dịch vị: sữa trứng,…

Bổ sung tinh bột để tráng niêm mạc dạ dày: sắn, gạo, khoai, bánh mì…

Hạn chế thực phẩm cứng, gia vị cay, thức ăn dai, khó tiêu, thức ăn sống, thức ăn chua, thức ăn có nhiều xơ.

Tránh các thức ăn chiên nhiều chất béo.

Không để dạ dày quá đói hoặc quá no.

Không ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Chia Sẻ Cách Xử Lý Khi Bị Xuất Huyết Dạ Dày Tại Nhà

Một trong những kiến thức mà mọi người cần phải trang bị chính là cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày tại nhà. Bởi chảy máu trong đường tiêu hóa là một triệu chứng rất thường gặp. Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày có thể đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau và theo đó cần phải có phương án sơ cứu kịp thời nhằm khắc phục tình trạng chảy máu từ nhẹ đến nặng này.

Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là một triệu chứng chảy máu tại dạ dày của người bệnh. Nó được xem là một dấu hiệu nhằm cảnh báo về sức khỏe nói chung và đường tiêu hóa nói riêng.

Nguyên nhân

Những nguyên nhân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra xuất huyết dạ dày là:

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm dạ dày

Ung thư dạ dày

Polyp dạ dày

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Nhiễm trùng H.pylori

Lạm dụng rượu

Biến chứng phẫu thuật

Nghiện thuốc lá

Dấu hiệu nhận biết

Xuất huyết dạ dày thường sẽ gây ra những biểu hiện như:

Đau bụng

Chóng mặt, ngất xỉu (do thiếu máu)

Phân đen, hắc ín

Buồn nôn, nôn, nôn ra máu hoặc vật có màu bã cà phê

Người xanh xao, sụt cân

Tiêu chảy

Các biện pháp xử lý khi bị xuất huyết dạ dày

Lời khuyên đầu tiên dành cho những bệnh nhân đang nghi ngờ gặp phải tình trạng xuất huyết dạ dày chính là đến gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất chi tiết và xác nhận tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

1. Uống nhiều nước

Nếu như bệnh nhân đang bị chảy máu dạ dày hoặc tiêu chảy thì mối nguy hiểm nhất chính là mất chất điện giải. Vì vậy người bệnh cần phải giữ đủ nước trong khoảng thời gian trước khi đến gặp bác sĩ. Khi có dấu hiệu cảnh báo sốc phản vệ, bệnh nhân có thể cần phải được truyền dịch tĩnh mạch khẩn cấp.

Nước ép lô hội (nha đam) được tin rằng có thể làm tăng khả năng tự chữa lành chảy máu dạ dày của đường tiêu hóa. Đồng thời, lô hội sẽ làm dịu tình trạng viêm ruột, thúc đẩy chữa lành vết thương và giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. Cần lưu ý rằng cần phải sử dụng loại nước ép lô hội không có chất bảo quản, được nuôi trồng tại môi trường thiên nhiên lành tính. Liều lượng được kiến nghị là 15ml x 3 lần/ngày khi bụng đói.

2. Bổ sung khoáng và vitamin

Xuất huyết dạ dày sẽ kéo theo nguy cơ giảm thiểu khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của hệ thống tiêu hóa. Bệnh nhân cần cân nhắc bổ sung thêm khoáng chất, vitamin C, vitamin B để làm giảm mức độ chảy máu.

Ngoài ra, bổ sung Coenzyme Q10 (một chất chống oxy hóa mạnh) và Omega-3, N-Acetyl Glucosamine (NAG) có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc chữa lành vết loét dạ dày tá tràng. Liều lượng được khuyến cáo gồm:

Coenzyme Q10: Liều bình thường được đề nghị là từ 30 mg đến 60 mg mỗi ngày.

Omega-3: 15-20ml axit béo trong dầu hạt lanh hoặc dầu cá mỗi ngày.

N-Acetyl Glucosamine: Liều khuyến cáo là khoảng 6 viên mỗi ngày.

3. Cân bằng vi sinh đường ruột

Điều lưu ý xử lý khi bị xuất huyết dạ dày chính là quan tâm đến hệ thống vi khuẩn của hệ tiêu hóa. Nếu bệnh nhân đang gặp phải tình trạng chảy máu trong, hệ vi khuẩn có lợi dường như đang hoạt động không hề hiệu quả hoặc không được cân bằng.

Để cân bằng hệ vi khuẩn của đường ruột, bệnh nhân cần lưu ý rằng:

Loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh (nấm men, vi khuẩn, kí sinh trùng, virus, …) bằng cách chữa lành nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh. Thông thường các bác sĩ sẽ giúp đỡ bệnh nhân đưa ra đơn thuốc phù hợp để tiêu diệt các dấu hiệu nhiễm trùng này. Thế nhưng bệnh nhân cũng có thể hỗ trợ thêm bằng cách sử dụng các loại thực phẩm có trong tự nhiên như: dầu olive, tinh dầu kinh giới,…

Tăng cường uống men vi sinh: các loại khuẩn có lợi sẽ giúp ích trong vai trò tái tạo đường ruột và tăng cường sức đề kháng. Chúng có thể đảm bảo quá trình tiêu hóa tốt được diễn ra liên tục và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh nhiễm trùng. Hãy thử bắt đầu uống loại men vi sinh nhãn hiệu Natren (Megadophilus, Bifido Factor và Digesta-Lac) ở dạng bột vì các viên nang có thể sẽ tốn nhiều thời gian hơn để hấp thụ.

4. Chế độ ăn

Khẩu phần ăn lành mạnh sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình chữa lành và phục hồi của dạ dày. Đặc biệt người bệnh có thể nhờ đến một chế độ ăn thân thiện để xử lý khi bị xuất huyết dạ dày tại nhà.

Những lưu ý bao gồm:

Chọn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu

Sử dụng các nhóm thực phẩm tốt cho tiêu hóa như: mật ong, bánh quy giòn, dầu thực vật, sữa chua,…

Loại bỏ hoàn toàn các loại thức ăn cay nồng, nhiều gia vị, dầu mỡ.

Tránh sử dụng thức uống có cồn, nước ngọt có gas

Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ: rau củ quả tươi.

Uống nhiều nước

Chia thành 6 cữ ăn nhỏ và mỗi bữa ăn cần cách nhau 2-3 giờ đồng hồ.

Sơ cứu và cấp cứu khi bị xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày có thể gây ra nguy cơ mất máu đột ngột, sốc phản vệ hoặc suy hô hấp. Để phòng ngừa những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, bệnh nhân và gia đình nên trang bị thêm những phương pháp sơ cứu và cấp cứu khẩn cấp.

1.Sơ cứu

Để sơ cứu khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu của xuất huyết dạ dày, cần:

Đặt bệnh nhân cố định trên giường với tư thế nằm thẳng. Hai chân cần được kê cao bằng gối mềm.

Cho người bệnh dùng thuốc cầm máu như: Hemocaprol, Posthypophyse, vitamin K hoặc pha loãng muối và nước để uống.

Sau đó cần lập tức đưa người bệnh đi cấp cứu.

2. Cấp cứu

Thời gian cấp cứu phải được chú ý nhanh và kịp thời. Khi đến cơ sở y tế gần nhất, bệnh nhân sẽ được:

Áp dụng biện pháp hồi sức

Chống sốc bằng cách truyền dịch (theo dõi tốc độ truyền dịch để nắm bắt tình hình)

Truyền máu

Điều trị cầm máu bằng cách sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Cách Xử Lý Khi Bị Xuất Huyết Dạ Dày Ai Cũng Nên Biết

Tình trạng xuất huyết dạ dày có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Nếu không biết cách xử lý kịp thời bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ mất máu nguy hiểm. Bài viết thông tin về cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày giúp ứng phó linh hoạt trong tình huống nguy kịch.

Cách nhận biết khi bị xuất huyết dạ dày

Triệu chứng là hậu quả của việc lạm dụng nhiều bia rượu, ăn uống kém khoa học, lạm dụng kháng sinh kéo dài, thần kinh căng thẳng quá mức. Ngoài ra đây còn là biến chứng của hội chứng Mallory Weiss, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, hoặc là dấu hiệu khởi phát ung thư dạ dày.

Nếu bạn nằm trong những nguy cơ trên, tình trạng xuất huyết dạ dày có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Do đó khi nhận thấy các biểu hiện xuất huyết dạ dày cần nhanh chóng xử lý ngay. Nếu không, người bệnh có thể bị mất máu và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Những dấu hiệu xuất huyết bạn cần nhận biết sớm gồm có:

Người bệnh có biểu hiện xuất huyết dạ dày nôn ra máu.

Đau bụng dữ dội, đặc biệt là cơn đau vùng thượng vị.

Cơn lan dần từ vùng thượng vị ra khắp vùng ổ bụng

Dùng ngón tay ấn vào bụng thấy căng cứng, đau

Đi ngoài có lẫn máu, màu máu là nâu sẫm và mùi tanh.

Trường hợp xuất huyết dạ dày nặng, người bệnh có thể đi ngoài ra máu tươi.

Người bệnh có biểu hiện mất máu nghiêm trọng với làn da tái xanh, sắc mặt nhợt nhạt.

Bệnh nhân hoa mắt, chóng mặt, lạnh tay chân, mạch đập yếu, tụt huyết áp.

Nghiêm trọng hơn người bệnh có thể ngất xỉu do sốc mất máu.

Trong tình huống người bệnh ngất xỉu, bệnh nhân cần được sơ cứu và đưa đi bệnh viện ngay để tránh nguy cơ biến chứng hoặc mất máu đến tử vong. Trong trường hợp biểu hiện xuất huyết nhẹ hơn, người thân của bệnh nhân có thể xử lý khi bị xuất huyết dạ dày cơ bản để cầm máu. Trang bị kiến thức này sẽ giúp bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch.

Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày

Người thân của bệnh nhân là đối tượng cần nắm rõ quy trình xử lý khi bị xuất huyết dạ dày. Hướng dẫn thực hiện cụ thể các bước sơ cứu như sau:

1. Quy trình sơ cứu:

Khi người bệnh bị xuất huyết dạ dày, cần lưu ý bước sơ cứu đầu tiên đóng vai trò quyết định đến việc có giữ được tính mạng cho bệnh nhân hay không. Quy trình gồm 2 bước chính bao gồm:

Bước 1: Người bệnh nên đặt bệnh nhân nằm cố định trên giường với tư thế nằm thẳng, ngay ngắn, đặt nơi thoáng mát. Tư thế kê cao hai chân, tuyệt đối không để bệnh nhân tự ý di chuyển. Trong lúc đưa bệnh nhân đi cấp cứu, cần phải nhẹ nhàng di chuyển người bệnh tránh cử động mạnh sẽ gây chảy máu nhiều hơn.

Bước 2: Chuyên viên y tế sẽ cho người bệnh uống thuốc cầm máu, thường được sử dụng là nhóm thuốc Hemocaprol, Posthypophyse, vitamin K. Để cầm máu cho bệnh nhân tại nhà, người nhà dùng nước muối pha loãng cho bệnh nhân uống. Liều lượng 100ml nước lọc và cho 6 – 8g muối tinh vào hòa tan, sau đó cho bệnh nhân sử dụng dần.

Bước 3: Khi đã cầm được máu, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị càng sớm càng tốt.

2. Quy trình cấp cứu:

Sau khi người bệnh đã được đưa đến Trung tâm y tế, bệnh nhân sẽ được xử lý cầm máu và chống sốc theo quy trình sau:

Bước 1:

Thực hiện các biện pháp hồi sức cho bệnh nhân.

Đặt bệnh nhân nằm tương tự như tư thế trên, chú ý cố định ở tư thế nằm, đầu luôn luôn thấp hơn chân.

Nếu như bệnh nhân có dấu hiệu sặc vào phổi, hỗ trợ bệnh nhân bằng ống nội khí quản để tránh nguy cơ suy hô hấp.

Bệnh nhân được đặt 2 đường truyền tĩnh mạch chắc chắn và đủ lớn và đặt sonde tiểu để theo dõi nước tiểu.

Tiếp đó bệnh nhân được đặt sonde trong dạ dày và rửa sạch dạ dày, lấy máu để xé nghiệm.

Bước 2:

Áp dụng các phương pháp hồi phục và chống sốc

Sau khi hồi sức cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ truyền dung dịch keo, dung dịch NaCl 0.9%…

Trong thời gian truyền dịch bệnh nhân được heo dõi tốc độ truyền và các phản ứng phản xạ.

Bước 3:

Truyền máu cho bệnh nhân.

Trong các trường hợp xuất huyết nặng, xuất huyết đang tiến triển thì cần phải truyền máu.

Truyền máu tiếp tục cho đến khi lượng huyết động ổn định.

Bước 4:

Điều trị cầm máu cho bệnh nhân từ nguyên nhân. Phần lớn người bệnh bị viêm loét dạ dày đều có thể tự cầm máu. Với một số trường hợp đặc biệt bệnh nhân cần được cầm máu bằng các biện pháp như:

Dùng thuốc ức chế tiết dịch vị như Ranitidine, Omeprazole…

Thực hiện can thiệp bằng nội soi cùng với các chất co mạch tại chỗ, các chất gây xơ

Có thể can thiệp bằng phẫu thuật với các trường hợp chảy máu nặng, máu chảy khó cầm…

Các cách sơ cứu khi bị xuất huyết dạ dày theo kinh nghiệm dân gian

Bên cạnh những cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày y tế dành cho những trường hợp nghiêm trọng kể trên. Một số phương pháp sơ cứu cho những trường hợp xuất huyết nhẹ sau có thể được áp dụng trong thời gian chờ đợi can thiệp từ y tế:

Cho người bệnh nằm nghỉ

Bằng cách cho người bệnh nghỉ ngơi theo tư thế nằm ngửa, chân kê cao ơn đầu có thể giúp phòng ngừa tình trạng máu tắc nghẽn lên não. Người nhà cũng nên ủ ấm cho bệnh nhân để tránh nguy cơ đông máu xảy ra.

Cho bệnh nhân uống nước củ sen

Trong tài liệu Đông Y ghi nhận củ sen có tác dụng thanh nhiệt mát máu, cầm máu, ích máu tạo cơ, kiện tì khai vị. Do đó khi bệnh nhân có biểu hiện bị xuất huyết dạ dày có thể dùng củ sen rửa sạch nghiền thành bột rồi lọc lấy nước uống. Áp dụng phương pháp này mỗi ngày cũng có thể ngăn chặn nguy cơ xuất huyết xảy ra.

Dùng nước mía và rễ cỏ tranh

Nước mía và rễ cỏ tranh đều là những nguyên liệu có công dụng chính là thanh nhiệt, lọc máu và cầm máu. Sử dụng các nguyên liệu này đeo phơi khô dưới dạng thuốc sắc uống hàng ngày. Bằng cách này có thể cầm máu rất hiệu quả, đồng thời uống mỗi ngày cũng hỗ trợ điều trị từ nguyên nhân gây viêm loét dẫn đến xuất huyết.

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày

Tràng bị các kiến thức xử lý khi bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có thể sẽ giúp người nhà chủ động kiểm soát được các nguy cơ biến chứng không xảy ra. Trong quá trình điều trị xuất huyết dạ dày, người nhà cần lưu ý những vấn đề sau để việc chăm sóc bệnh nhân được thuận lợi. Cụ thể:

Người bệnh cần đảm bảo được nghỉ ngơi trong không gian thư giãn, yên tĩnh, thoáng mát, tránh những khu vực có gió lùa, đồng thời không để bệnh nhân nằm gối đầu.

Người bệnh viêm loét dạ dày hoặc bị xuất huyết dạ dày không nên ăn thức ăn quá cay hay quá nóng, thực phẩm quá lạnh cũng sẽ khiến dạ dày bị kích thích và co bóp nhiều.

Bệnh nhân nên được ăn khoảng 6 – 8 bữa nhỏ một ngày, điều này giúp dạ dày hoạt động tốt, tránh được những tổn thương nghiêm trọng do áp lực từ việc hoạt động co bóp.

Không nên cho bệnh nhân ăn khi người bệnh vẫn có biểu hiện bị xuất huyết, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Chỉ cho bệnh nhân uống nước để duy trì được sự tỉnh táo.

Trong thời gian điều trị chỉ cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp hay sữa. Sau đó tùy tình trạng hồi phục sức khỏe mà tăng dần độ đặc của thức ăn.

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của người bệnh, chỉ số huyết áp, mạch đập, tình trạng nôn ói hay đau bụng để nhận được cấp cứu hỗ trợ kịp thời.

Người nhà nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và việc sử dụng thuốc, cũng như chế độ ăn uống của bệnh nhân.

Người bệnh cần được uống đủ nước và bổ sung trái cây hoặc uống sinh tố có vị ngọt, hạn chế dùng trái cây chua để cải thiện sức đề kháng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe.

Không nên cho bệnh nhân ăn thực phẩm thô cứng làm ảnh hưởng đến sự hồi phục của dạ dày và làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm loét.

Bệnh nhân có thể ăn thịt bò, thịt nạc lợn bằng cách băm nhuyễn và hầm nhừ cùng với cháo sẽ giúp giảm tải các gánh nặng cho dạ dày.

Người bệnh cần được bổ sung tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ, nhưng lưu ý không bổ sung quá mức vì nhiều chất xơ dễ khiến bệnh nhân đau bụng, khó tiêu và chảy máu nhiều hơn.

Nên ưu tiên chế biến món ăn cho người bệnh bằng cách hấp, luộc, nấu hoặc hầm nhừ. Hạn chế thêm nhiều dầu mỡ vào trong món ăn.

Bài viết tổng hợp những cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày đúng cách để người thân chủ động ứng phó trong tình huống khẩn cấp. Xuất huyết dạ dày là một triệu chứng nguy hiểm, có thể để lại di chứng cho người bệnh nếu không được xử lý cầm máu kịp thời. Do đó người nhà của bệnh nhân cần trang bị những kiến thức trên để hỗ trợ người bệnh qua cơn nguy kịch.

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Xuất Huyết Dạ Dày

Xuất huyết dạ dày là biểu hiện lâm sàn của tình trạng xuất huyết ở niêm mạc dạ dày. Nó biểu hiện bằng hành động nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu. Bệnh xuất huyết dạ dày ngày càng phổ biến và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mỗi người. Vì vậy mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức sẵn có về nguyên nhân và triệu chứng của xuất huyết dạ dày để biết cách ngăn chặn bệnh kịp thời.

Các chuyên gia khuyên rằng bệnh nhân không nên chủ quan với các bệnh về đường tiêu hóa. Đặc biệt là với chứng xuất huyết dạ dày kéo dài.

là bệnh lý cấp tính về đường tiêu hóa. Bệnh xuất hiện chủ yếu là do hậu quả của hiện tượng viêm loét dạ dày kéo dài gây nên. Cần khắc phục ngay tình trạng bệnh vì nó vô cùng nguy hiểm. Hiện tượng xuất huyết dạ dày gây tổn thương rất nhiều đến dạ dày và gây mất máu nghiêm trọng.

Trong trường hợp không phát hiện bệnh kịp thời hoặc để bệnh kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy mà bệnh nhân không được chủ quan với tình trạng bệnh.

Nguyên nhân và triệu chứng của xuất huyết dạ dày là gì?

– Bệnh nhân có tiền sử với bệnh viêm loét dạ dày: bệnh nhân từng bị viêm loét dạ dày nhưng không biết cách khắc phục. Viêm loét dạ dày gây nên các mẩn, viêm trong thành dạ dày. Khi chúng ta đưa vào cơ thể lượng lớn chất kích thích, axit, aspirin, corticoid, thuốc chống đông máu,.. Chúng làm cho dạ dày bị tổn thương và dẫn đến xuất huyết. Vì vậy điều này lý giải tại sao bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thường chống chỉ định với các thành phần trên. Ngoài ra bệnh nhân bị chứng viêm loét dạ dày cũng không nên để cơ thể bị căng thẳng, áp lực.

– Vận động mạnh: người bệnh viêm loét dạ dày khi vận động quá sức cũng gây xuất huyết dạ dày. Chúng không biểu hiện dữ dội nhưng có thể gây nôn, khó chịu vùng thượng vị.

1/. Đau dữ dội ở vùng thượng vị

Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh xuất huyết dạ dày. Đầu tiên gây đau dữ dội vùng thượng vị, sau đó đau lan khắp vùng bụng và gây chướng bụng, cứng bụng.

Nôn ra máu là biểu hiện của dạ dày đang gặp vấn đề khẩn cấp và cần được phục hồi. Lúc này thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra kèm theo máu. Trước khi nôn bệnh nhân có biểu hiện khó chịu trong người, buồn nôn và đau bụng dữ dội. Có khi nôn ngay không có dấu hiệu nào báo trước. Máu có màu đỏ tươi hoặc máu cục và có nhầy. Do máu chảy ra không đọng lại trong dạ dày mà bị cuốn bởi dịch nhầy và thức ăn đưa ra ngoài.

Có thể bệnh nhân sẽ không có biểu hiện nôn mà đi đại tiện có phân đen. Phân có mùi khẳm do máu đã được tiêu hóa một phần. Có khi phân loãng và có máu nhầy trong đó.

Trường hợp bệnh nhân xuất huyết quá lâu và trong tình trạng đau dữ dội thì nên cho bệnh nhân nằm thẳng người.

Cho bệnh nhân uống nước muối pha loãng.

Đưa bệnh nhân đến bệnh viện sau khi sơ cứu.