Triệu Chứng Học Gãy Xương Slideshare / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Y Học Thường Thức: Gãy Xương Đòn

Gãy xương được phân làm nhiều dạng khác nhau. Sự phân loại này dựa vào phần nào của xương đòn bị gãy và kiểu gãy.

Triệu chứng của gãy xương thường gặp như :

Đau tại vùng xương đòn, đặc biệt đau tăng khi cử động cánh tay

Sưng vùng chấn thương

Bầm tím vùng chấn thương

Cứng, hạn chế vận động vùng vai

Cảm nhận được tiếng gãy xương khi cử động vai

Gãy xương đòn có thể làm cho xương đòn biến dạng có thể quan sát được ngoài da.

Bác sĩ sẽ cần hỏi những thông tin về hoàn cảnh và cơ chế chấn thương. Cùng với thăm khám lâm sàng thì việc chụp phim X Quang là cần thiết

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào dạng gãy xương và mức độ nặng của đường gãy. Bác sĩ sẽ điều trị giảm đau. Nếu bệnh nhân đau dữ dội hoặc có đường gãy phức tạp, có thể cần dùng đến những loại thuốc giảm đau mạnh hơn. Nếu đường gãy đơn giản, việc điều trị giảm đau có thể chỉ cần dùng đến các thuốc giảm đau không kê đơn.

Ở những bệnh nhân có đường gãy phức tạp, đó là những đường gãy dài hoặc di lệch nhiều có thể cần đến phẫu thuật. Phẫu thuật gãy xương đòn sẽ được các phẫu thuật viên điều chỉnh xương đòn trở lại vị trí bình thường.

Điều trị gãy xương đòn tại nhà

Đối với các trường hợp gãy xương nhẹ, đường gãy đơn giản có thể được điều trị tại nhà với:

Chườm đá lạnh: Bệnh nhân có thể dùng đá lạnh để chườm vào vùng chấn thương mỗi 1 – 3 tiếng, mỗi lần kéo dài khoảng 20 – 30 phút. Lưu ý nên dùng khăn mềm hoặc các vật liệu chứa đá lạnh để chườm, tránh chườm đá trực tiếp lên da. Việc chườm đá kéo dài 6 giờ sau chấn thương hoặc kéo dài đến 3 ngày sau chấn thương cho thấy có hiệu quả trong điều trị.

Đeo đai. Mục tiêu của việc đeo đai trong điều trị là giữ cố định xương đòn, giảm các cử động quá mức ảnh hưởng đến sự liền xương. Để giữ cố định vị trí của xương đòn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đeo đai, thường gặp nhất là dạng đai số 8.

Sau khi xương đòn đã liền xương, bác sĩ điều trị có thể yêu cầu bệnh nhân tiếp tục tập vật lý trị liệu. Việc này giúp cho bệnh nhân vận động khớp vai, khớp cổ tay và cánh tay để hồi phục hoàn toàn

Gãy xương đòn lành cần đến hàng tuần hoặc hàng tháng tùy thuộc vào dạng và mức độ nặng của đường gãy. Khi lành, vị trí gãy thường hóa can xương. Can xương là bình thường hình thành do xương lành. Ở trẻ em, can xương thường có thể biến mất sau đó, tuy nhiên ở người lớn can xương thường tồn tại kéo dài sau lành xương.

Bệnh nhân sẽ mang đai trong 4 – 8 tuần, trong thời gian này xương sẽ có can xương. Thời gian lành xương cũng khác nhau ở những bệnh nhân khác nhau. Ở trẻ em khỏe mạnh thì tốc độ lành xương thường nhanh hơn so với người lớn tuổi có nhiều vấn đề sức khỏe khác kèm theo.

Điều quan trọng nhất là tuân thủ tốt những hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Hạn chế vận động và ăn uống giúp ích cho quá trình lành xương.

Ăn uống theo thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, calcium, vitamin D và protein.

Ngừng hút thuốc, việc hút thuốc làm cho đường gãy xương đòn chậm lành hơn.

Biến chứng ở bệnh nhân gãy xương đòn có thể do tác động của lực chấn thương vào vị trí gãy xương và tổ chức phần mềm xung quanh. Nó cũng có thể do phương pháp điều trị không đúng hay quá trình phục hồi sai nguyên tắc. Các biến chứng thường gặp của gãy xương đòn như:

Xương chậm liền: Rõ được trên phim chụp X-Quang. Quá 3 tháng mà xương chưa lành được cần theo dõi tình trạng xương chậm liền.

Xương không liền: Quá 6 tháng mà bệnh nhân vẫn còn biểu hiện tại vị trí gãy xương còn đau, có cử động bất thường hay trên X-Quang không có dấu hiệu xương liền. Tình trạng này cần được theo dõi xương không liền, cần phải có phương pháp điều trị thay thế.

Xương liền bị lệch: Do trong quá trình nắn chỉnh xương hay do các di lệch thứ phát sau khi nắn chỉnh, kết hợp xương. Sự liền lệch này không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm chức năng của chi thể.

Đứt, dập mạch máu: Các mạch máu có thể bị xương làm đứt rách do chọc vào hay do mạch máu tình cờ nằm giữa hai đầu xương gãy. Làm máu chảy nhiều, thương tổn thêm nặng nề.

Tổn thương thần kinh lân cận: Có thể do quá trình chấn thương mạnh làm đụng giập, đứt rách dây thần kinh hay do sai sót trong quá trình xử trí chấn thương mà làm tổn thương thêm thần kinh. Thần kinh bị đứt rất khó phục hồi sẽ làm giảm khả năng vận động, dinh dưỡng, cảm giác của chi thể sau này.

Không phải tất cả các trường hợp gãy xương đòn đều có quá trình lành xương thuận lợi. Do đó bạn cần phải quay lại bệnh viện kiểm tra khi :

Đau dữ dội, sưng vùng chấn thương tăng nhiều.

Tê hoặc dị cảm vùng ngón tay.

Các đầu ngón tay tím hoặc xanh.

Yếu hoặc sưng cánh tay hoặc bàn tay.

Có mủ chảy ra từ vùng chấn thương.

Da xung quanh vùng chấn thương đổi máu, sưng tấy, kích ứng.

Y Học Thường Thức: Gãy Xương Cột Sống Cổ

Gãy xương cột sống cổ khi có một tổn thương như nứt, gãy hoặc vỡ ở các xương vùng cổ. Có nhiều loại gãy xương cột sống cổ khác nhau tùy thuộc loại gãy và xương nào gãy.

Một vài loại gãy xương cột sống cổ nguy hiểm hơn nhiều loại còn lại. Trong nhóm gãy xương nguy hiểm các nhánh thần kinh xuất phát từ tủy sống có thể bị tổn thương kèm theo. Việc này dẫn đến liệt vận động, liệt vận động là khi bệnh nhân không thể tự cử động các nhóm cơ của cơ thể.

Vì một số loại gãy xương cột sống cổ có thể dẫn đến liệt vận động, nên những bệnh nhân có thể có gãy xương cột sống cổ nên được bất động nằm yên sau chấn thương. Bệnh nhân nên chờ nhân viên cấp cứu đến, những nhân viên này có thể di chuyển bệnh một cách an toàn đến bệnh viện mà không làm tổn thương trầm trọng thêm. Ngược lại nếu di chuyển ở những bệnh nhân có gãy xương cột sống cổ có thể làm cho gãy xương thêm trầm trọng, tổn thương thêm tủy sống cổ.

2. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ LÀ GÌ?

Bệnh nhân có thể có nhiều triệu chứng khác nhau bao gồm :

3. BỆNH NHÂN CẦN ĐƯỢC THỰC HIỆN NHỮNG XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG NÀO?

Bác sĩ đầu tiên sẽ hỏi những triệu chứng và thăm khám bệnh nhân trước tiên. Sau đó các phương tiện chẩn đoán hình ảnh học có thể sẽ được chỉ định như X Quang, cắt lớp vi tính (CT) , những phương tiện này cung cấp những hình ảnh bên trong cơ thể. Nếu bệnh nhân nghi ngờ có tổn thương tủy sống đi kèm, lúc này chỉ định thêm một phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác, cộng hưởng từ MRI , là cần thiết.

4. GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Việc điều trị phụ thuộc nhiều và loại gãy xương cột sống cổ bệnh nhân mắc phải, tính trầm trọng và khả năng gây liệt vận động của loại gãy xương đó.

Những bệnh nhân có gãy xương cột sống cổ nặng nề hoặc biểu hiện liệt vận động cần được nhập viện điều trị. Ở bệnh viện, bác sĩ có điều kiện để theo dõi liên tục và điều trị các vấn đề sức khỏe kịp thời. Ví dụ những bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp qua ống thở hoặc cần sử dụng các thuốc giúp giảm chèn ép tủy sống cổ.

Có những gãy cổ sống cổ cần đến phẫu thuật, trong cuộc phẫu thuật bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh xương về vị trí bình thường thông qua các dụng cụ cố định hàn xương.

Những loại gãy cột sống cổ không nặng thường được điều trị bằng cách đeo nẹp cổ chuyên dụng hoặc những khung cố định cổ. Bệnh nhân cần đeo hoặc giữ các khung cố định này đến khi các gãy xương lành hẳn.

Điều trị trong gãy xương cột sống cổ còn bao gồm điều trị thuốc giảm đau. Bệnh nhân có thể cần dùng những nhóm thuốc giảm đau mạnh nếu đau dữ dội sau những gãy xương nặng. Đối với nhóm gãy xương cột sống cổ mức độ trung bình, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân những nhóm thuốc giảm đau không kê toa như acetaminophen hay naproxen.

Sau khi đường gãy xương đã lành, bệnh nhân có thể cần được tập vật lý trị liệu thêm sau đó. Bác sĩ sẽ hướng dẫn những bài tập giúp cho vùng cơ cổ hồi phục sự vững chắc, nhờ đó vận động vùng cổ phục hồi tốt hơn.

5. MẤT BAO LÂU ĐỂ GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ CÓ THỂ LÀNH?

Gãy xương thường cần vài tháng để lành, thời gian cụ thể tùy từng loại gãy xương. Thời gian hồi phục còn khác nhau ở mỗi cơ địa, ví dụ như ở trẻ em khỏe mạnh tốc độ lành thường nhanh hơn nhóm người trưởng thành và nhóm người trưởng thành có những bệnh lý nội khoa kèm theo.

6. LÀM GÌ ĐỂ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH LÀNH CỦA XƯƠNG?

Quan trọng hàng đầu là tuân thủ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó các việc làm giúp ích cho sự lành của cột sống cổ bao gồm:

Ăn uống theo thực đơn giàu calcium, vitamin D và protein.

Nhóm thực phẩm giàu calcium gồm có : kem, sữa đậu nành, bánh mì, bông cải xanh, sữa, phô mai, hạnh nhân, sữa chua, ngũ cốc, đậu phụ…

Nhóm thực phẩm giàu vitamin D bao gồm : sữa, cá ngừ, sữa chua, ngũ cốc, cá mòi, cá thu và trứng.

Một số loại thực phẩm lại giàu cả hai.

Ngưng hút thuốc lá, việc hút thuốc lá làm chậm quá trình lành của cột sống cổ

7. KHI NÀO BẠN CẦN NHẬP VIỆN NGAY?

Trong quá trình điều trị hoặc sau khi điều trị hãy quay lại nhập viện ngay nếu bạn gặp những triệu chứng sau:

Gặp vấn đề trong cử động tay hoặc chân

Mất cảm giác ở tay hoặc chân

Gặp khó khăn trong việc đi tiểu hoặc đi đại tiện

Gặp các vấn đề khó chịu trong việc sử dụng nẹp cổ ví dụ như chảy dịch hoặc viêm tấy vùng da tiếp xúc

Gãy cột sống cổ là bệnh lý có thể để lại những tổn thương nặng nề như liệt vận động. Sơ cứu không đúng cách bệnh nhân gãy cột sống cổ có thể làm cho tổn thương thêm nặng nề hơn. Vì vậy hãy trang bị những kiến thức cơ bản cho bản thân, tránh gây hại thêm cho người thân khi mắc phải bệnh lý này.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Triệu Chứng Gãy Xương Và Cách Sơ Cứu

Triệu chứng gãy xương và cách sơ cứu gãy xương bạn cần biết để xử lý kịp thời, tránh các biến chứng gãy xương không đáng có xảy ra. Những thông tin sau giúp bạn phát hiện ra dấu hiệu bệnh nhân bị gãy xương và những thao tác sơ cứu cơ bản trước khi đến bệnh viện.

Sự cần thiết của bước sơ cứu khi gãy xương

Thao tác sơ cứu cho bệnh nhân bị gãy xương trước khi có sự can thiệp của bác sĩ đóng vai trò quan trọng. Có thể giúp người bệnhtránh được các nguy hiểm như: sốc do mất máu, liệt tứ chi, hoại tử chi do xương gãy chèn ép tủy,…

Sơ cứu không đúng cách có thể làm tình trạng chấn thương nặng thêm, gây ra các di chứng về mặt thẩm mỹ,… Vì vậy, khi sơ cứu gãy xương cần đáp ứng 2 nguyên tắc, đó là: Kịp thời và đúng cách. Sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể giúp bảo toàn tính mạng cũng như tránh được những thương tật vĩnh viễn. Để làm được điều này, cần nhận biết sớm dấu hiệu bị gãy xương.

Triệu chứng gãy xương

Triệu chứng gãy xương bạn cần biết

Tùy từng vị trí chấn thương mà bạn có thể quan sát và nhận biết được tổn thương này. Một số biểu hiện thường gặp khi bị gãy xương là:

– Cảm giác đau đớn, nhất là khi ấn vào ổ xương bị gãy thì rất đau nhói.

– Nhìn thấy vết thương ở da: vùng da trên ổ gãy bị bầm tím nếu bệnh nhân đến muộn 24 – 48 giờ thường do tai nạn.

– Sờ nắn nhẹ nhàng có thể thấy đầu xương gãy gồ lên ở dưới da (đối với gãy xương kín). Gãy xương hở dễ nhận thấy hơn khi tại vị trí gãy da bị rách và xương có thể thông ra bên ngoài.

– Cử động tại vùng gãy bị giới hạn hoặc có thể bị bất động.

– Nghe thấy tiếng lạo xạo tại vị trí xương gãy, chi gãy bị sưng nề, tràn dịch khớp,…

Cách sơ cứu gãy xương đơn giản

Nguyên tắc cơ bản để xử trí gãy xương là cầm máu (nếu chảy máu), bất động và kịp thời giảm đau tránh sốc. Tùy từng trường hợp cụ thể là gãy xương kín hay gãy xương hở và loại xương gãy mà có những điểm khác biệt. Cụ thể là:

– Gãy xương cẳng tay: Đỡ khuỷu tay nạn chân đồng thời tay kia nắm lấy bàn tay của nạn nhân kéo nhẹ theo trục của chi; nẹp ở mặt trước cẳng tay từ khuỷu đến khớp ngón bàn và đặt một nẹp đối xứng với nó ở mặt sau cẳng tay; độn bông vào các đầu nẹp và vùng tỳ đè; cố định nẹpbằng băng cuộn cố định; để cẳng tay nhân nạn nhân gấp 90° so với cánh tay.

– Gãy xương đùi: Để nạn nhân nằm; đỡ gót chân nạn nhân và kéo theo tư thế thẳng trục, tay kia nắm bàn chân nạn nhân hơi đẩy ngược về đùi sao cho bàn chân vuông góc với cẳng chân; đặt hai nẹp phía mặt trong và mặt ngoài của đùi; độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của xương cả phía trong và phía ngoài; dùng băng cuộn hoặc dây vài để cố định hai nẹp với nhau; băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân; dùng 3 dây để cố định hai chân vào với nhau ở các vị trí: cổ chân, gối, sát bẹn.

Sơ cứu khi gãy xương đùi

– Gãy đốt sống cổ: Bất động bệnh nhân, đồng thời đỡ đầu và cổ nạn nhân; đưa bệnh nhân ra khỏi các vật cản; nới rộng cổ áo đồng thời lót một vòng đệm ở cổ đảm bảo chắc chắn và không gây cản trở đường thở.

– Gãy khung chậu: Nạn nhân cần nằm bất động; đặt nạn nhân ở tư thế: nằm ngửa chân duỗi thẳng; dùng gối, chăn, màn mỏng kê ở dưới gối; buộc 2 vòng băng to bản ở khung chậu; băng số 8 xung quanh mắt cá chân và bàn chân, bên cạnh đó cần băng 1 băng rộng bản ở đầu gối.

– Gãy xương sống (gãy cột sống): Để nạn nhân nằm bất động; gấp vải, chăn để dọc sát 2 bên thân; đỡ vai và khung chậu của nạn nhân đặt đệm mềm vào giữa 2 chân; buộc băng hình số 8 ở quanh cổ chân và bàn chân, buộc các dải băng to ở đầu gối và đùi.

– Gãy xương vùng cột sống lưng – thắt lưng: Để nạn nhân lên một tấm ván cứng có chiều dài bằng cơ thể; khi nâng nạn nhân lên cáng, cố gắng đừng để cột sống bị xoắn và gấp góc; dùng vải buộc 2 chân bệnh nhân với nhau, buộc thân người và cố định đầu bệnh nhân vào cáng.

*Bên cạnh đó cần lưu ý:

+ Trường hợp gãy xương kín: Bất động xương gãy (chi) theo tư thế cơ năng (đối với chi dưới duỗi gối ở tư thế 170° – 180°, đối với chi trên gấp khuỷu 90°). Thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận, phải có người phụ kéo nắn chi liên tục cho tới khi cố định xong.

+ Trường hợp gãy xương hở: Phải bất động ở tư thế gãy, không kéo nắn và kết hợp xử trí vết thương phần mềm. Nếu có tổn thương mạch máu phải cầm máu trước khi bất động. Sau khi cố định xong: đối với chi trên dùng băng tam giác treo đỡ tay lên cổ, còn chi dưới thì buộc hai chi vào nhau.

Triệu Chứng Học Lao Xương Khớp

Các đặc điểm chung về lâm sàng và xét nghiệm trong lao khớp

Triệu chứng toàn thân: hội chứng nhiễm khuẩn mạn tính: sốt về chiều, thiếu máu, gầy sút, mệt mỏi, chán ăn, ra mồ hôi “trộm”…

Các triệu chứng nhiễm lao ở các cơ quan khác: lao khớp thường xuất hiện sau lao các cơ quan khác. Có khoảng 50% các trường hợp có kèm các triệu chứng của lao phổi, màng phổi, màng tim, màng bụng, lao hạch… (ho ra máu, khó thở, hạch to, phù…).

Các xét nghiệm

+ Phản ứng Mantoux chỉ dương tính trong 90% số bệnh nhân. Xét nghiệm này hỗ trợ chẩn đoán, giúp định hướng các thăm dò khác để chẩn đoán.

+ Phát hiện bằng chứng nhiễm lao tại cơ quan khác nếu có: chụp phổi, tìm BK trong đờm, trong dịch rửa phê quản, hạch đồ hoặc sinh thiết hạch…

+ Các phương pháp phát hiện vi khuẩn lao

Xét nghiệm giải phẫu bệnh: tổn thương do lao là viêm đặc hiệu, tạo thành các nang lao. Nang lao có trung tâm là hoại tử dạng bã đậu, trong đó có một hoặc nhiều tế bào khổng lồ, có hàng trăm nhân xếp lại thành một vành móng ngựa hay vành khăn gọi là tế bào Langhans. Vùng rìa có các tế bào lympho, tế bào bán liên, tế bào xơ sắp xếp lộn xộn hoặc thành vòng hướng tâm.

Soi tìm vi khuẩn lao trực tiếp: nhuộm soi theo phương pháp Zielh-Neelsen. Tỷ lệ phát hiện được vi khuẩn trong ổ ấp xe cột sông là 20%.

Nuôi cấy: dùng môi trường nuôi cấy đặc biệt Loeweinstein- Thòi gian mọc vi khuẩn sau một hai tháng. Nuôi cấy cho kết quả dương tính cao hơn phương pháp soi kính (90%).

PCR (Polymerase Chain Reaction): là kỹ thuật tạo ra hàng triệu bản copy có thể xác định được trình tự ADN hoặc ARN đặc hiệu. Kết quả nhận được sau 24 – 48 giờ. Phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (độ nhạy 74 – 91% và độ đặc hiệu 95 – 100%).

ELI SA: cho phép xác định kháng thể kháng vi khuẩn lao trong huyết thanh bệnh nhân.

Triệu chứng học lao các khớp ngoại vi

Trỉêu chứng hoc lao các khớp ngoai vi

Viêm khớp do lao là viêm khớp bán cấp hoặc mạn tính, thứ phát sau một nhiễm khuẩn do trực khuẩn lao. Phần lốn chỉ bị một khớp, thường gặp nhất là khớp háng và khớp gối, khớp cổ chân chiếm 50% các lao khớp ngoại vi. Lao khớp ngoại vi cũng chia làm ba giai đoạn, cần chú ý giai đoạn sớm mặc dù các dấu hiệu khá kín đáo, nhưng nếu phát hiện được thì điều trị sớm có kết quả rất tốt, không để lại di chứng. Tiền sử lao khai thác được trong 20% các trưòng hợp. Có hai cách diễn biến: Tổn thương lao từ đầu xương lan sang diện khớp và bao hoạt dịch. Đây là thể lao khớp kinh điển. Hoặc tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch, sau đó mới lan sang diện khớp, đầu xương. Thể này ít gặp và khó chẩn đoán hơn.

Lâm sàng: đặc điểm của tổn thương tại khớp: thường tổn thương một khớp đơn độc. Tính chất viêm bán cấp: đau vừa phải, khớp sưng rõ, tăng lên khi vận

động. Khớp sưng nề do tràn dịch xuất hiện nhanh, giảm vận động khớp, teo cơ nhanh. Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn lao tương tự như phần trên.

Xét nghiệm: các xét nghiệm chung tương tự như trên.

Xét nghiệm dịch khớp: bạch cầu tăng cao từ 10.000 – 20.000 tê bào/mm 3, protein trên 3,5 g/dl. Nhuôm tìm vi khuẩn kháng cồn kháng toan trong dịch khớp hay màng hoạt dịch khớp chỉ dương tính 10 – 20%. Nuôi cấy trên môi trường Loewenstein từ dịch khớp dương tính 80% và từ màng hoạt dịch khớp dương tính tới 94%.

Sinh thiết màng hoạt dịch bằng kim hay phẫu thuật cho thấy tổn thương lao điển hình (nang lao, bã đậu, BK). Đây là phương pháp chẩn đoán rất có giá trị. Đặc biệt nội soi khớp và sinh thiết màng hoạt dịch dưới nội soi cho phép đánh giá trực tiếp tổn thương và sinh thiết màng hoạt dịch đúng vị trí tổn thương.

Sinh thiết hạch gốc chi của khớp tổn thương đôi khi cũng có thể thấy tổn thương lao.

Xquang xương khớp

Rất có giá trị chẩn đoán sớm thể lao xương khớp. Tuy vậy, đối với thể lao màng hoạt dịch, hình ảnh Xquang quy ước ít thay đổi. Giai đoạn sớm có thể thấy khe khớp bị hẹp, mất chất khoáng dưối sụn, bò xương bị bào mòn nham nhở. Hình bào mòn, khuyết xương, hốc ở đầu xương hoặc dưới sụn khớp là những biểu hiện khá đặc hiệu. Giai đoạn này nên chụp cộng hưởng từ.

Hình ảnh Xquang khớp tổn thương: tổn thương bao gồm mất chất khoáng đầu xương lan rộng; hẹp khe khớp, khốp nham nhở cả về hai phía đầu xương (hình ảnh soi gương) do sụn khớp bị phá huỷ nham nhở, có hình ảnh khuyết hoặc hang, hốc ở đầu xương. Phần mềm quanh khớp đậm đặc, cản quang hơn bình thường do sự hình thành ổ áp xe.

Lăm sàng: khớp đỡ sưng, lỗ rò có thể để lại sẹo xấu, hạn chế vận động khớp nhiều. Nếu không điều trị tốt có thể có các biến chứng như lao lan sang bộ phận khác hoặc rò mủ kéo dài và có bội nhiễm.

Xquang: các tổn thương huỷ hoại xương khớp nặng, dẫn đến dính khốp.

Đối với viêm khớp do lao, tổn thương giải phẫu bệnh thường tiến triển từ giai đoạn viêm bao hoạt dịch đặc hiệu lao đến giai đoạn bã đậu hoá, sau đó tiến triển đến viêm xương khớp, có thể để lại các hậu quả huỷ hoại khớp nghiêm trọng. Tiến triển thường chậm hơn (trong vòng 4-5 năm), so vối các viêm khớp mủ thông thường.

Viêm khớp do lao thương là viêm khớp mạn tính, gặp nhiều ở chi dưới hơn chi trên. Mỗi khốp bị lao lại có những đặc điểm riêng biệt.

Khớp gối(29% các trường hợp): thường khởi phát từ viêm lao ở xương chày, xương bánh chè, xương đùi. Thưồng gặp ổ áp xe lạnh ở khu vực này. Xquang tổn thương ở phần mâm chày và phía sau lồi cầu dưới xương đùi.

Khớp cổ – bàn chân (20%): kèm theo teo cơ cẳng chân, gây tổn thương kiểu chân ngựa, nổi hạch khoeo chân và thường nhanh chóng xuất hiện áp xe rò mủ. Xquang: tổn thương ở phần trên xương sên và đầu dưới xương chày.

Khớp vai (15%): sưng vùng vai, teo cơ delta và cơ trên gai, hạch nách to. Xquang cho thấy hình ảnh khuyết xương phía trên ngoài của chỏm xương cánh tay.

Khớp háng (10%): đau khớp với dấu hiệu tại chỗ kín đáo. Teo cơ mông và cơ đùi, có thể có hạch bẹn, và áp xe ở bẹn hay mông. Xquang khớp háng cho thấy hẹp khe khớp không đồng đều, đôi khi kết hợp với viêm mấu chuyển lớn là những dấu hiệu rất gợi ý lao. Tiếp đó bệnh gây huỷ hoại phần trên ngoài chỏm xương đùi và bán trật trên ngoài khốp háng.

Khớp cùng chậu (10%): thường chỉ ở một bên. Biểu hiện bởi đau mông, tăng lên khi đi lại. Xquang cho thấy khớp cùng chậu mò, đôi khi có xương chết. Có thể sò thấy khối áp xe khung chậu khi thăm trực tràng.

Viêm khớp nhiều ổ (5%): gặp ở người cao tuổi, tiền sử dùng nhiều corticoi Có thể kết hợp với viêm đốt sống đĩa đệm do lao hoặc lao nội tạng.

Các thể lao đăc bỉêt

Cốt tuỷ viêm do lao

Bệnh chiếm 15% cốt tuỷ viêm mạn tính do nhiễm khuẩn và 15% trường hợp lao khốp. Phần lổn tổn thương một ổ (90% các trường hợp). Thường hay gặp tổn thương xương ống và xương dẹt.

Lâm sàng bệnh tiến triển âm thầm kéo dài, do đó thường được chẩn đoán muộn và hay có các biến chứng như áp xe phần mềm, rò mủ. Khi có lỗ rò có thể kết hợp bội nhiễm vi khuẩn thường.

Xquang điển hình có các tổn thương dạng huỷ xương có xơ xương phản ứng tối thiểu, ít gặp mảnh xương chết.

Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ. Đây là một thể lâm sàng của cốt tuỷ viêm do lao gây tổn thương xương dài ở bàn tay hoặc bàn chân. Thường hay gặp ở xương ngón tay, bao gồm huỷ xương ở phần trung tâm với phản ứng của màng xương rõ, khiến cho xương có hình ảnh phình ra. Triệu chứng lâm sàng là phù nề tại chỗ, phần thân xương bị tổn thương không đau, có các triệu chứng loạn dưỡng da trên vùng tổn thương.

Thường hay gặp ở người lốn và người già. Viêm bao gân hay gặp ỏ bàn tay và cổ tay, đặc biệt ở bên phía tay thuận. Viêm túi thanh mạc thường thấy ở nơi dễ bị chấn thương như khuỷu tay, mấu chuyển. Dấu hiệu lâm sàng thường gặp là phù nề tại chỗ, không đau hoặc đau ít, kèm theo hạn chế vận động. Chẩn đoán dựa trên phân lập được vi khuẩn lao từ mô tổn thương hoặc tìm thấy u hạt ở màng hoạt dịch.

Bệnh có biểu hiện bởi viêm đa khớp vô khuẩn, xuất hiện trên nền một lao tiến triển ở nơi khác. Thường hay gặp viêm các khớp ở bàn tay hay bàn chân của bệnh nhân đang bị lao hoặc có tiền sử bị lao có nhóm HLADR4. Các dấu hiệu lâm sàng mất đi sau khi điều trị bằng thuốc chông lao. Cơ chế của bệnh là dị ứng do có một protein sốc nhiệt của BK phản ứng chéo vối proteoglycan của sụn khớp gây ra phản ứng của tế bào T ở những bệnh nhân có HLA DR4.

+ Tiêu chuẩn viêm khớp.

Về lâm sàng: viêm một khớp mạn tính, khởi phát từ từ. Có thể có lỗ rò. Xquang: hẹp khe khớp, huỷ xương về hai phía của khốp (hình ảnh soi gương).

+ Tiêu chuẩn xác định nguyên nhân do vi khuẩn lao: như trên.

Cần chẩn đoán phân biệt vối các viêm khớp do nguyên nhân khác: do vi khuẩn sinh mủ, do nấm, đợt viêm của thoái hoá khốp, giả gút….

chữa thoái hóa đốt sống cổ

chữa thoái hoá đốt sống lưng

Triệu Chứng Lâm Sàng Gãy Xương Chính Mũi

Khi bị chấn thương vùng mũi, chúng ta nghĩ ngay đến gãy XCM và đánh giá ngay tình trạng của XCM. Khi có chảy máu mũi, gãy hở XCM chiếm tỉ lệ khá cao. Khi bệnh nhân cho biết dạng sống mũi có thay đổi và có nghẹt mũi, tì lệ gãy XCM kèm theo khá cao. Trong bệnh sử, chúng ta phải để ý đến lực, hướng và bản chất của va chạm.

Khám lâm sàng giúp chúng ta xác định đúng tổn thương. Nhiều nạn nhân không nói đúng sự thật của lực để chỉ được điều trị nội khoa. Một số nghiên cứu cho thấy hầu hết phân nửa nạn nhân được khám ở các bệnh viện đa khoa hay ở phòng cấp cứu và được đánh giá tại phòng cấp cứu. Phù nề có thể che lấp triệu chứng gãy xương. Mui phải được khám từ ngoài vào và từ trong ra để tìm các biến dạng, các nơi bị vẹo, bị hẹp hay các cấu trúc lân cận bị ảnh hưởng. Với vết thương xây xát nặng, nạn nhân dễ bị chảy máu mũi, bầm hoặc tụ máu. Đây là các triệu chứng gợi ý có gãy XCM kèm theo. Ngoài ra còn một sô” triệu chứng khác như phù nề, bầm da, thâm tím vùng quanh hô” mắt, hoặc đọng máu giấc mạc. Bầm tím quanh mắt (dâu đeo mắt kính) là có gãy xương vùng sàn sọ trước. Khám bên trong mũi có thể thây niêm mạc bị phù nề và có đọng máu trong hốc mũi. Phải cẩn thận khi lây vảy máu khô trong mũi, nếu không bệnh nhân sẽ bị chảy máu mũi tái phát, có khi máu chảy nhiều và khó cầm.

Nắn XCM để tìm dâu lạo xạo, nơi xương bị gãy. Biết được nơi vùng xương bị lõm vào, bị đổi vị trí, chúng ta có thể xử trí đúng mức. Nếu ta khám mũi bằng cách cho một dụng cụ vào hốc mũi phối hợp với ngón tay nắn bên ngoài, ta có thể biết được nơi xương bị gãy. Phải cẩn thận tô”i đa, nhất là khi hô”c mũi bị phù nề. Kiểm tra cẩn thận vùng XCM, nhiều khi có thể phát hiện được trật khớp XCM, sụn cánh mũi, sụn tứ giác của vách ngăn mũi bị lệch. Để ý đến sụn bên, van mũi và sụn tứ giấc, các phần này dễ bị tổn thương. Chóp mũi phải được nắn tìm xem có còn di động hay không và để ý chân thương gãy các phần ở dưới mà không hay biết. Nắn với hai ngón tay, ép gai mũi trước để biết tình trạng của xương cày. Mọi di lệch khác hoặc xương bị gập góc là dâu hiệu của gãy xương. Kiểm tra hô”c mũi với ống nội soi mềm, nếu có.

Chụp ảnh để làm tài liệu và để so sánh hình dạng thấp mũi trước và sau phẫu thuật. Nên tìm hình ảnh mũi trước chân thương của nạn nhân để so sánh với tình trạng mũi hiện nay. Khoảng 30% mũi bị dị dạng bẩm sinh chấp nhận được trước khi bị chân thương. Phải để ý đến chân thương nơi khác như gãy răng, vỡ nhãn cầu, chân thương hệ thống lệ và chảy dịch não tủy. Chảy dịch não tủy có thể xuất hiện trong vài ngày sau chân thương, nhưng chúng ta vẫn nghi ngờ khi bệnh nhân bị mâ”t mùi, và đặc biệt là nạn nhân bị vỡ mảnh sàng kèm theo. Nói tóm lại, tìm dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng và dâu hiệu X quang là những điểm chủ yếu để định tổn thương chính xác để điều trị sớm và tránh được di chứng sau này.

viêm mũi dị ứng thời tiết

triệu chứng viêm mũi dị ứng

thông xoang tán có tốt không