Triệu Chứng Gãy Xương Quay / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Gãy Đầu Dưới Xương Quay Có Nguy Hiểm Không?

Gãy đầu dưới xương quay là một kiểu gãy ngang ở đầu dưới xương quay. Nếu không được chữa trị dứt điểm có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng sau này. Vì vậy, bạn cần phải biết một số thông tin để có thể phòng tránh.

Đầu dưới xương quay và tầm quan trọng

Đầu dưới xương quay có chức năng gì

Các chức năng của đầu dưới xương quay là:

Giúp vận động các khớp khuỷu thông qua khớp quay

Đầu dưới xương quay còn đóng vai trò như một yếu tố giữ vững thứ phát chống lại sự vẹo ngoài của khuỷu và chống bán trật ra sau khi khuỷu gấp.

Đầu dưới xương quay còn phải chịu khoảng 60% lực qua khớp khuỷu . Lực này nhiều hơn khi khuỷu ở tư thê duỗi và sấp. Trong một số trường hợp, lực truyền qua chỏm quay có thể lên đến 90% trọng lượng cơ thể.

Gãy đầu dưới xương quay có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gãy đầu dưới xương quay

Thường là do khi ngã thì sẽ chống tay xuống để đỡ từ đó rất dễ gây gãy đầu dưới xương quay ở người có kèm loãng xương. Cũng có một số là do tai nạn giao thông và chấn thương do chơi thể thao.

Triệu chứng cơ năng: đau vùng cổ tay, vận động gấp duỗi hoặc sấp ngửa hạn chế.

Sưng vùng cổ tay, ít khi thấy bầm tím, nếu gãy thấu khớp sẽ thấy bao khớp căng phồng. Ấn thấy đau nhói ở đầu dưới xương quay.

Cách sơ cứu

Khi bị gãy xương đầu dưới xương quay thì phải tiến hành sơ cứu bằng phương pháp bó nẹp. Phương pháp này cần 2 người thực hiện.

Người thứ 1 đứng phía trước nạn nhân đỡ trên và dưới ổ gãy:

Người thứ 2 đặt nep:

Độn bông:

Cố định nẹp:

Dùng băng cuộn cố định hai nẹp vối nhau theo thứ tự: trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy, bàn tay, khuỷu(nếu cần).

Đỡ tay nạn nhân:

Ngay sau đó đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ khám và chữa trị.

Hậu quả khi gãy đầu dưới xương quay

Nếu không may bị gãy đầu dưới xương quay bạn cần phải chữa trị đúng cách nếu không sẽ để lại một số hậu quả như:

Đây là trường hợp có thể xảy ra sau khi gãy xương. Di chứng này thường rất nặng, dai dẳng và khó chữa trị.

Phương pháp điều trị gãy đầu dưới xương quay

Với cách điều trị này, thông thường người ta sẽ sử dụng một số bài thuốc được làm từ các vị thuốc đông y.

Đây là cách mà nhiều người lựa chọn nhất. Khi điều trị bằng tây y thì thường sẽ là phẫu thuật để đạt kết quả nhanh nhất. Tùy vào từng trường hợp mà chọn cách chữa trị tây y cho phù hợp như: đóng đinh cố định vết gãy;….

Trong thời gian chờ vết gãy lành lặn thì người bệnh phải trải qua vật lý trị liệu. Điều đó sẽ giúp vết thương liền lại nhanh hơn.

Chữa gãy đầu dưới xương quay tại phòng khám La Văn Lường

Để chữa trị gãy dưới xương quay nhanh nhất bạn cần phải đến những phòng khám uy tín. Trong đó phòng khám La Văn Lường là một trong những địa chỉ mà nhiều người tin tưởng. Với hơn 70 năm kinh nghiệm, phòng khám luôn được đáp ứng được mọi yêu cầu của người bệnh.

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng P14 Quận Bình Thạnh TPHCM

Hotline: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

+ Email: pklavanluong@gmail.com

+ Website: https://www.phongkhamlavanluong.vn

+ Giờ làm việc

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường

Triệu Chứng Gãy Xương Và Cách Sơ Cứu

Triệu chứng gãy xương và cách sơ cứu gãy xương bạn cần biết để xử lý kịp thời, tránh các biến chứng gãy xương không đáng có xảy ra. Những thông tin sau giúp bạn phát hiện ra dấu hiệu bệnh nhân bị gãy xương và những thao tác sơ cứu cơ bản trước khi đến bệnh viện.

Sự cần thiết của bước sơ cứu khi gãy xương

Thao tác sơ cứu cho bệnh nhân bị gãy xương trước khi có sự can thiệp của bác sĩ đóng vai trò quan trọng. Có thể giúp người bệnhtránh được các nguy hiểm như: sốc do mất máu, liệt tứ chi, hoại tử chi do xương gãy chèn ép tủy,…

Sơ cứu không đúng cách có thể làm tình trạng chấn thương nặng thêm, gây ra các di chứng về mặt thẩm mỹ,… Vì vậy, khi sơ cứu gãy xương cần đáp ứng 2 nguyên tắc, đó là: Kịp thời và đúng cách. Sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể giúp bảo toàn tính mạng cũng như tránh được những thương tật vĩnh viễn. Để làm được điều này, cần nhận biết sớm dấu hiệu bị gãy xương.

Triệu chứng gãy xương

Triệu chứng gãy xương bạn cần biết

Tùy từng vị trí chấn thương mà bạn có thể quan sát và nhận biết được tổn thương này. Một số biểu hiện thường gặp khi bị gãy xương là:

– Cảm giác đau đớn, nhất là khi ấn vào ổ xương bị gãy thì rất đau nhói.

– Nhìn thấy vết thương ở da: vùng da trên ổ gãy bị bầm tím nếu bệnh nhân đến muộn 24 – 48 giờ thường do tai nạn.

– Sờ nắn nhẹ nhàng có thể thấy đầu xương gãy gồ lên ở dưới da (đối với gãy xương kín). Gãy xương hở dễ nhận thấy hơn khi tại vị trí gãy da bị rách và xương có thể thông ra bên ngoài.

– Cử động tại vùng gãy bị giới hạn hoặc có thể bị bất động.

– Nghe thấy tiếng lạo xạo tại vị trí xương gãy, chi gãy bị sưng nề, tràn dịch khớp,…

Cách sơ cứu gãy xương đơn giản

Nguyên tắc cơ bản để xử trí gãy xương là cầm máu (nếu chảy máu), bất động và kịp thời giảm đau tránh sốc. Tùy từng trường hợp cụ thể là gãy xương kín hay gãy xương hở và loại xương gãy mà có những điểm khác biệt. Cụ thể là:

– Gãy xương cẳng tay: Đỡ khuỷu tay nạn chân đồng thời tay kia nắm lấy bàn tay của nạn nhân kéo nhẹ theo trục của chi; nẹp ở mặt trước cẳng tay từ khuỷu đến khớp ngón bàn và đặt một nẹp đối xứng với nó ở mặt sau cẳng tay; độn bông vào các đầu nẹp và vùng tỳ đè; cố định nẹpbằng băng cuộn cố định; để cẳng tay nhân nạn nhân gấp 90° so với cánh tay.

– Gãy xương đùi: Để nạn nhân nằm; đỡ gót chân nạn nhân và kéo theo tư thế thẳng trục, tay kia nắm bàn chân nạn nhân hơi đẩy ngược về đùi sao cho bàn chân vuông góc với cẳng chân; đặt hai nẹp phía mặt trong và mặt ngoài của đùi; độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của xương cả phía trong và phía ngoài; dùng băng cuộn hoặc dây vài để cố định hai nẹp với nhau; băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân; dùng 3 dây để cố định hai chân vào với nhau ở các vị trí: cổ chân, gối, sát bẹn.

Sơ cứu khi gãy xương đùi

– Gãy đốt sống cổ: Bất động bệnh nhân, đồng thời đỡ đầu và cổ nạn nhân; đưa bệnh nhân ra khỏi các vật cản; nới rộng cổ áo đồng thời lót một vòng đệm ở cổ đảm bảo chắc chắn và không gây cản trở đường thở.

– Gãy khung chậu: Nạn nhân cần nằm bất động; đặt nạn nhân ở tư thế: nằm ngửa chân duỗi thẳng; dùng gối, chăn, màn mỏng kê ở dưới gối; buộc 2 vòng băng to bản ở khung chậu; băng số 8 xung quanh mắt cá chân và bàn chân, bên cạnh đó cần băng 1 băng rộng bản ở đầu gối.

– Gãy xương sống (gãy cột sống): Để nạn nhân nằm bất động; gấp vải, chăn để dọc sát 2 bên thân; đỡ vai và khung chậu của nạn nhân đặt đệm mềm vào giữa 2 chân; buộc băng hình số 8 ở quanh cổ chân và bàn chân, buộc các dải băng to ở đầu gối và đùi.

– Gãy xương vùng cột sống lưng – thắt lưng: Để nạn nhân lên một tấm ván cứng có chiều dài bằng cơ thể; khi nâng nạn nhân lên cáng, cố gắng đừng để cột sống bị xoắn và gấp góc; dùng vải buộc 2 chân bệnh nhân với nhau, buộc thân người và cố định đầu bệnh nhân vào cáng.

*Bên cạnh đó cần lưu ý:

+ Trường hợp gãy xương kín: Bất động xương gãy (chi) theo tư thế cơ năng (đối với chi dưới duỗi gối ở tư thế 170° – 180°, đối với chi trên gấp khuỷu 90°). Thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận, phải có người phụ kéo nắn chi liên tục cho tới khi cố định xong.

+ Trường hợp gãy xương hở: Phải bất động ở tư thế gãy, không kéo nắn và kết hợp xử trí vết thương phần mềm. Nếu có tổn thương mạch máu phải cầm máu trước khi bất động. Sau khi cố định xong: đối với chi trên dùng băng tam giác treo đỡ tay lên cổ, còn chi dưới thì buộc hai chi vào nhau.

Gãy Xương Sườn : Triệu Chứng, Phương Pháp Điều Trị?

Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Khi bị bạn sẽ cảm thấy đau chói vùng xương đó. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết một vài điểm khác biệt so với cơn đau do tim. Đau do sẽ trầm trọng hơn khi:

Một số triệu chứng khác như:

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ sự nghi ngờ về gãy xương sườn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

Nguyên nhân thường gặp nhất là do chấn thương ngực. Ví dụ như do tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương thể thao…Xương sườn cũng có thể bị gãy bởi những chấn thương lặp đi lặp lại từ thể thao như chơi golf, chèo thuyền, hoặc tình trạng ho nặng, kéo dài.

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ gãy xương sườn:

Loãng xương khiến mật độ khoáng chất trong xương giảm sút. Điều này làm giảm chất lượng xương. Xương giòn và rất dễ gãy.

Những môn thể thao đối kháng như bóng đá, khúc côn cầu, boxing, đấu vật…làm tăng nguy cơ chấn thương ngực.

Ung thư làm cho xương yếu. Vì vậy, xương dễ bị gãy khi bị lực tác động hơn.

4. Những biến chứng khi bị gãy xương sườn

Khung sườn như chiếc áo giáp, giúp bảo vệ những cơ quan bên trong lồng ngực. Đó là tim, phổi, mạch máu… Vì vậy, có thể làm tổn thường đến các cơ quan bên trong, đưa đến những biến chứng nguy hiểm.

Đầu xương gãy có thể đâm chọc vào phổi, khiến phổi bị xẹp. Ngoài ra, còn có thể gây tràn máu vào màng phổi, tràn khí màng phổi… Đây là những trường hợp cần được can thiệp y tế ngay.

Đầu gãy sắc nhọn của xương sườn có thể làm rách động mạch chủ hoặc những mạch máu quan trọng khác.

Nếu bị gãy những xương sườn phía dưới, đầu xương gãy có thể đâm và làm tổn thương gan, lách, thận…

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị gãy xương sườn, bạn sẽ được yêu cầu đi chụp phim lồng ngực.

X – quang ngực có thể phát hiện được 75% trường hợp gãy xương sườn. Đây là xét nghiệm rẻ tiền, tiện lợi, nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn giúp phát hiện tình trạng xẹp phổi, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi nếu có.

CT – scan có thể phát hiện được những trường hợp mà chụp X – quang bỏ sót. Hơn nữa, CT – scan có thể phát hiện được tổn thương mô mềm và các cơ quan kèm theo, như phổi, gan, thận, lách…

Hầu hết, gãy xương sườn cần khoảng 6 tuần để lành. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc lành xương còn phụ thuộc vào mức độ gãy xương, thể trạng sức khỏe của mỗi cá nhân.

Điều trị gãy xương sườn đã có nhiều thay đổi gần đây. Bác sĩ đã từng điều trị bằng cách quấn chặt thân trên để xương sườn không bị di chuyển. Tuy nhiên, cách này dễ gây khó thở và các biến chứng phổi, như viêm phổi.

Ngày nay, có thể tự lành mà không cần dụng cụ hỗ trợ hay băng.

Phụ thuộc và mức độ sưng, đau, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm cho bạn.

Hãy dành nhiều thời gian để cơ thể nghỉ ngơi.

Nếu có thể, hãy cố gắng ngủ với tư thế thẳng đứng hơn trong một vài đêm đầu sau chấn thương.

Những trường hợp gãy trầm trọng, như gây khó thở, thì cần đến phẫu thuật. Một vài trường hợp phải cần đến đinh để cố định xương sườn.

Những thông tin điều trị này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc điều trị là khác nhau giữa mỗi cá nhân. Vì vậy, bạn cần được bác sĩ thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Chăm Sóc Bệnh Nhân Gãy Xương Chậu Và Gãy Xương Đòn

Đây là một trường hợp không thường xuyên xảy ra bởi vì xương chậu là một vùng xương lớn và rất chắc chắn. Trường hợp bị ngã hoặc gặp chấn thương với một lực tác động nhỏ thì không thể nào làm xương chậu gãy được. Hầu hết những bệnh nhân gãy xương chậu đều gặp phải một tai nạn nghiêm trọng và phần xương chậu chính là vị trí bị va chạm trực tiếp.

Chính vì thế những trường hợp gãy xương chậu thường rất nghiêm trọng. Xương chậu là phần xương có diện tích lớn nhất trong cơ thể con người. Nó nằm ở vị trí ngang với hông, nằm trên xương đùi và cuối của xương cột sống.

Hiện tượng gãy xương chậu rất nguy hiểm và có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại, đứng, ngồi thậm chí gây khó khăn cho bệnh nhân trong cả việc nằm nghỉ ngơi. Nếu một người bị gãy xương chậu sẽ phải nằm bất động một chỗ trong khoảng thời gian khá dài và cần phải có người chăm sóc.

Chăm sóc bệnh nhân gãy xương chậu

Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương chậu không hề đơn giản, ở tình huống này người bệnh không thể di chuyển cũng như không thể tự thực hiện được bất cứ việc gì. Vì vậy vai trò của người chăm sóc cực kỳ quan trọng và là yếu tố quyết định đến thời gian phục hồi cũng như sức khỏe bệnh nhân.

Nếu bạn là người thân chăm sóc cho người thân của mình bị gãy xương chậu thì công việc sẽ khá vất vả. Trong khoảng thời gian mới nhập viện, người bệnh nhân lúc nào cũng cần phải có người chăm sóc bên cạnh. Người này sẽ có nhiệm vụ theo dõi tình trạng bệnh nhân và giúp đỡ người bệnh thực hiện việc vệ sinh cá nhân cũng như một số công việc khác phát sinh theo yêu cầu bệnh nhân hoặc bác sĩ.

Trong giai đoạn sau ở quá trình điều trị vai trò của người chăm sóc càng quan trọng hơn khi cần phải giúp bệnh nhân trọng rất nhiều vấn đề sao cho bệnh nhân được hồi phục nhanh nhất.

Chăm sóc bệnh nhân gãy xương đòn

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân gãy xương đòn hoặc gãy xương ở bất kỳ vị trí nào cũng cần phải tuân thủ theo những lưu ý sau:

Đảm bảo vấn đề về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân: Cung cấp đủ chất canxi, vitamin và khoáng chất cho cơ thể bệnh nhân. Không được ăn măng và thịt bò quá nhiều sẽ gây thêm đau nhức và ngứa trong phần bị đau.

Đảm bảo vấn đề vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho người bệnh, việc tắm rửa, gội đầu, giúp bệnh nhân đi đại tiện, tiểu tiện… Tất cả phải được thực hiện bởi sự giúp đỡ của người chăm sóc.

Xoa bóp cho bệnh nhân khi mỏi, người bệnh phải nằm một chỗ nên cơ, xương rất mệt mỏi. Nếu bạn là người chăm sóc nên tâm lý và chủ động đấm bóp cho bệnh nhân lúc rảnh rỗi.

Giúp bệnh nhân cải thiện tinh thần: Điều này rất quan trọng bởi vì việc tâm lý thoải mái có tác động rất lớn đến quá trình hồi phục vết thương của người bệnh.