Triệu Chứng Gãy Xương Cổ Tay / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Gãy Xương Cổ Chân

Ba xương tạo nên khớp cổ chân gồm:

Xương chày và xương mác có cấu trúc cụ thể tạo nên hai mắc cá chân.

Giải phẫu mắc cá chân: các bác sĩ phân loại gãy xương mắc cá chân theo khu vực xương bị gãy. Ví dụ một vết gãy ở phần chỏm của xương mác thì được gọi là gãy xương mắc cá ngoài. Hoặc nếu cả xương chày và xương mác bị gãy thì nó được gọi là gãy hai xương mắc cá hay gãy hai xương cổ chân.

Khớp cổ chân: nơi xương chày, xương mác và xương sên gặp nhau.

Khớp bất động sợi: khớp giữa xương chày và xương mác được nối với nhau bởi dây chằng. Các dây chằng chằng chịt tại cổ chân là yếu tố giúp khớp cổ chân ổn định.

Gãy xương cổ chân là tổn thương một hay nhiều xương thuộc khớp cổ chân. Chúng bao gồm gãy đầu dưới xương chày và xương mác hay gãy xương sên. Các loại gãy này có thể là gãy phạm khớp (đường gãy thông vào khớp) hay không phạm khớp (đường gãy không thông vào khớp).

Cổ chân có thể bị gãy từ một vết gãy đơn giản ở một xương. Điều này có thể không gây cản trở việc đi lại. Hoặc cổ chân có thể gãy một vài vết gãy. Điều naỳ khiến mắc cá chân bị di lệch và có thể ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại.

Nói một cách đơn giản, càng nhiều xương bị gãy thì cổ chân càng không ổn định. Gãy xương có thể có tổn thương dây chằng kèm theo. Các dây chằng cổ chân giữ các xương cổ chân cố định với nhau và giữ chúng đúng vị trí của nó khi chuyển động.

Gãy các xương cổ chân ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi.

Tác động trong một tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt…

Lực xoắn hoặc vặn khớp cổ chân quá lớn.

Các triệu chứng phổ biến cho gãy xương vùng này bao gồm:

5.1 Hỏi bệnh và khám:

Sau khi hỏi bệnh về các triệu chứng và cơ chế chấn thương xảy ra. Bác sĩ sẽ kiểm tra cổ chân, bàn chân và ngón chân.

5.2 Kiểm tra hình ảnh cận lâm sàng:

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị gãy xương cổ chân. Họ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để cung cấp thông tin về chấn thương.

X – quang: là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất và có sẵn rộng rãi. X – quang có thể cho thấy nếu xương bị gãy. Nó cũng có thể cho thấy có bao nhiêu mảnh xương gãy và gãy như thế nào.

Chụp cắt lớp vi tính (CT – Scan): kiểu chụp này có thể tạo ra hình ảnh cắt ngang mắc cá chân và đôi khi được thực hiện để đánh giá thêm chấn thương mắc cá chân. Nó đặt biệt hữu ích khi gãy xương kiểu phạm khớp.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): phim này cung cấp hình ảnh có độ chính xác cao của cả xương và mô mềm như dây chằng. Đối với một số gãy xương vùng cổ chân. Chụp MRI có thể được thực hiện để đánh giá dây chằng mắc cá chân.

Việc điều trị phụ thuộc vào xương bị gãy, vị trí gãy cũng như là kiều gãy.

6.1 Gãy xương mắc cá ngoài:

Vị trí gãy là ở đầu dưới xương mác.

Tuỳ theo vị trí gãy, kiểu gãy mà có các phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị không cần phẫu thuật:

Điều trị phẫu thuật: nếu gãy xương nhiều và cổ chân không ổn định thì có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ ghép các mảnh xương gãy vào đúng vị trí giải phẫu bình thường của chúng. Chúng được giữ bằng các nẹp vít và các tấm kim loại gắn vào bề mặt ngoài của xương. Trong một số trường hợp đóng đinh vào bên trong xương có thể được sử dụng để giữ các mảnh xương lại với nhau.

6.2 Gãy xương mắc cá trong:

Vị trí gãy là đầu dưới xương chày. Gãy xương mắc cá trong thường kèm theo gãy xương mắc cá ngoài hay gãy xương chày sau hay chấn thương dây chằng mắc cá chân.

Cũng giống như gãy xương mắc cá ngoài. Gãy xương mắc cá trong cũng có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc không cần phẫu thuật.

Điều trị không phẫu thuật: Điều trị phẫu thuật:

Phẫu thuật được xem xét khi gãy xương phức tạp và di lệch nhiều. Tuy nhiên trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể xem xét ngay cả khi gãy xương không di lệch. Điều này được thực hiện để giảm nguy cơ gãy xương không lành.

Tuỳ thuộc vào vết gãy, các mảnh xương có thể được cố định bằng cách sử dụng nẹp vít, đóng đinh nội tuỷ hay cố định ngoài.

6.3 Gãy xương mắc cá sau:

Là gãy xương ở mặt sau của xương chày. Trong hầu hết các trường hợp gãy xương mắc cá sau, mắc cá ngoài cũng có nguy cơ bị vỡ. điều này là do chúng được kết nối chung bởi một dây chằng.

Tuỳ thuộc vào mảnh vỡ lớn như thế nào, mặt sau mắc cá chân có thể không ổn định. Một số nghiên cứu cho rằng nếu mảnh vỡ lớn hơn 25% khớp mắc cá chân, mắc cá chân trở nên không ổn định và cần được điều trị bằng phẫu thuật.

6.4 Gãy hai xương mắc cá:

6.5 Gãy ba xương mắc cá:

Có nghĩa là cả ba mắc cá chân đều bị gãy. Đây là một chấn thương không ổn định và thường được chỉ định phẫu thuật.

Phương pháp điều trị phẫu thuật cũng tương tự như trên.

6.6 Chấn thương do khớp giữa hai mắc cá trong và ngoài:

Khớp bất động sợi nằm giữa xương chày và xương mác, và được giữ bởi các dây chằng. Một chấn thương nơi này có thể chỉ là dây chằng, đây còn được gọi là một kiểu bông gân mắc cá chân. Tuỳ thuộc vào mức độ không ổn định của mắc cá chân, những chấn thương này có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật.

Trong nhiều trường hợp những chấn thương bông gân này thường kết hợp với một hay nhiều loại gãy xương. Đây là những trường hợp không ổn định và thường khó lành.

Bác sĩ thường làm X – quang để xem khớp bất động sợi có bị tổn thương hay không.

6.7 Điều trị đau sau chấn thương:

Đau sau chấn thương hoặc phẫu thuật là một phần tự nhiên của quá trình lành vết thương.

Xin lưu ý rằng opioid giúp giảm đau sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Tuy nhiên chúng là một chất có thể gây nghiện. Điều quan trọng là chỉ sử dụng opioid theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

7. Biến chứng của gãy xương cổ chân:

Những người có bệnh nền như đái tháo đường, người lớn tuổi hay người hút thuốc lá…có nguy cơ cao bị biến chứng sau phẫu thuật.

Đối với trường hợp điều trị không phẫu thuật:

Các xương bị gãy bị di lệch ra khỏi vị trí đúng của nó trước khi lành. Đây là lý do tại sao bạn phải tái khám theo lịch trình của bác sĩ.

Nếu đi lệch nhiều thì có thể dẫn đến sự không ổn định của cổ chân sau này và có thể gây biến chứng viêm khớp ở mắc cá chân.

Đối với trường hợp điều trị phẫu thuật có thể gây biến chứng như:

Tóm lại, gãy xương cổ chân là một loại gãy xương cũng hay thường gặp trong các loại gãy xương chung. Bài viết phía trên cung cấp cho các bạn một kiến thức tổng quát chung về gãy xương cổ chân. Nếu các bạn có các dấu hiệu cũng như triệu chững của gãy xương cổ chân hay có thắc mắc gì về vấn đề gãy xương cổ chân thì hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cũng như điều trị một cách phù hợp.

Nguồn: youmed.vn Từ khóa tìm kiếm: Gãy xương cổ chân

Gãy Hai Xương Cẳng Tay, Nguyên Nhân Và Triệu Chứng

Gãy thân hai xương cẳng tay là gẫy cả xương quay và xương trụ ở đoạn có màng liên cốt giữa hai xương, tức là khoảng 2cm dưới lồi cơ nhị đầu của xương quay đến trên khớp cổ tay 4cm. Đây là một loại gãy nặng có nhiều biến chứng (chèn ép khoang) và di chứng (mất cơ năng). Nếu gãy 1/3 phần dưới, khả năng điều trị còn khả quan. Nếu gãy cao 2/3, kết quả điều trị khá xấu, thường chỉ định phẫu thuật.

Khi điều trị yêu cầu phải đảm bảo được giải phẫu bình thường của xương. Đó là đầu dưới xương quay có độ dài tương đối hơn xương trụ 6mm, độ cong sấp tốt, màng liên cốt rộng. Chỗ gãy này không bị xoay, di lệch này không thấy trên X-Quang. Sau đó sẽ kết hợp với phục hồi chức năng cẳng tay.

Cẳng tay có nhiều cơ đối lực chi phối gồm các cơ gấp (phía trước), cơ duỗi (phía sau) nên gãy xương thường di lệch lớn, màng liên cốt giữa 2 xương là một trở ngại cho việc nắn chỉnh, vì vậy nhiều khi phải điều trị bằng phẫu thuật.

Nguyên nhân gãy xương cẳng tay

Gãy xương có thể do các nguyên nhân trực tiếp như ngoại lực trực tiếp đập vào 2 xương cẳng tay gây gãy, thường gây gãy hở. Cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp do ngã chống tay xuống đất trong tư thế duỗi làm cho cẳng tay gấp, cong lại và bị bẽ gãy. Đây là nguyên nhân thường gặp.

Tai nạn này xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở trẻ em, do trẻ hiếu động, dễ té ngã.

Nếu gãy hai xương cẳng tay di lệch nhiều, bệnh nhân sẽ đau nơi cẳng tay, mất vận động cơ năng hoàn toàn. Bệnh nhân thường đến bệnh viện trong tình trạng tay lành đỡ tay đau, cẳng tay sưng nề biến dạng thấy rõ, lúc này nó như một ống tròn, bầm tím rộng. Ngoài ra, tay có thể cử động bất thường và nghe tiếng lạo xạo của xương. Khi khám sẽ thấy biến dạng mạch máu, thần kinh.

Nếu gãy cành tươi ở trẻ em, biểu hiện lâm sàng sẽ nghèo nàn hơn. Tại vùng gãy đau nhói, sưng nề và có bầm tím muộn.

Nếu điều trị đúng phương pháp và kịp thời, xương sẽ liền lại sau khoảng 12 tuần. Tuy nhiên, đây là một chấn thương phức tạp và có thể xảy ra biến chứng. Gãy hai xương cẳng tay có thể gây nên một số biến chứng làm cho việc điều trị trở nên khó khăn.

Biến chứng đầu tiên có thể gặp là vết gãy hở. Nó thường hay gặp ở những chấn thương trực tiếp như tai nạn giao thông, đánh nhau làm va đập rất mạnh của ngoại lực. Biểu hiện của gãy hở là nhìn thấy đầu xương gãy bằng mắt thường. Vết thương ở phần mềm có dịch tủy xương chảy ra và sau cắt lọc, vết thương thông với ổ gãy.

Biến chứng tiếp theo có thể gặp là hội chứng chèn ép khoang cổ tay. Biểu hiện là cổ tay căng cứng, tròn như một cái ống, tăng cảm giác đau ngoài da, đau khi vận động thụ động các ngón tay. Các ngón tay to, nề, lạnh hơn bình thường, nhiều khi liệt vận động, mất cảm giác. Mạch quay, mạch trụ khó bắt hoặc không bắt được. Tuy nhiên, nếu mạch quay vẫn bắt được vẫn không loại trừ biến chứng này vì tuần hoàn máu chính vẫn lưu thông nhưng tuần hoàn vi quản thì đã mất.

Một biến chứng khác có thể gặp là biến chứng mạch máu, thần kinh. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu thiếu máu ngoại vi như bàn tay lạnh, nhợt, tê bì, cảm giác mất vận động, dây thần kinh có thể bị đứt.

Ngoài ra, còn một số biến chứng khác như rối loạn dinh dưỡng làm xuất hiện các nốt phỏng ở da, loét, nhiễm khuẩn. Hội chứng voklman làm co rút khối cơ cẳng tay trước gây co rút gân gấp bàn tay.

Mỗi biến chứng sẽ cần một phương pháp điều trị thích hợp. Điều quan trọng là bệnh nhân và người nhà cần theo dõi phục hồi chức năng sau điều trị. Nếu có điều gì bất thường cần thông báo kịp thời cho bác sĩ.

Bài viết đã đăng ký bản quyền nội dung số.Mọi sao chép phải tuân thủ quy định của NKB

Gãy Xương Cẳng Tay: Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Gãy xương cẳng tay là một chấn thương phổ biến xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Sau khi bị gãy xương, nếu không xử trí, điều trị đúng phương pháp ngay từ đầu có thể sẽ dẫn tới các biến chứng đe dọa tính mạng, gây tàn phế suốt đời.

– Thường do té ngã, đánh nhau, tai nạn lưu thông.

– Cơ chế trực tiếp: Ngã đập cẳng tay xuống mô đất cứng, giơ tay cản đỡ đòn đánh trực tiếp vào cẳng tay; thường gãy ngang 1 hoặc cả 2 xương ở cùng vị trí.

– Cơ chế gián tiếp: Ngã chống tay khuỷu duỗi làm uốn bẻ gập 1 hoặc 2 xương gây nên gãy chéo, xoắn, gãy bậc thang. Hai xương thường gãy ở hai vị trí khác nhau. Xương trụ gãy thấp, xương quay gãy cao.

– Cơ chế hỗn hợp: Vừa trực tiếp vừa gián tiếp, gây ra các kiểu gãy phức tạp: gãy 2 tầng, gãy có mảnh thứ 3…(đánh giá khả năng di lệch nhiều hay ít)

– Theo vị trí: chia làm 3 thể (gãy 1/3 trên , 1/3 giữa và gãy 1/3 dưới).

Gãy xương ở người lớn.

Gãy xương ở trẻ em: Gãy tạo hình thì xương quay bị cong không thấy đường gãy và gãy cành tươi thì xương chỉ gãy một bên vỏ xương, vỏ còn lại chỉ bị uốn cong.

​- Gãy kín hoặc gãy hở.

3. Dấu hiệu gãy xương cẳng tay

– Đau chói tại vị trí xương gãy, đau tăng khi cử động.

– Cẳng tay biến dạng, cổ tay cong lại…

– Không thể cử động cẳng tay như bình thường

– Có những cử động lạ tại vị trí gãy

4. Chụp Xquang cẳng tay: để chẩn đoán gãy xương và đánh giá mức độ di lệch xương gãy

– Xử trí cấp cứu: Giảm đau, chống sốc (nếu có), nẹp cố định xương gãy. – Điều trị đặc hiệu: tùy theo thể lâm sàng, độ tuổi…

Điều trị bảo tồn: Nắn chỉnh, bó bột, nẹp cố định. Chỉ định các trường hợp gãy rạn, ít di lệch, hoặc không có chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật can thiệp trực tiếp kết hợp xương: xuyên đinh, đinh nội tủy, nẹp vis, bất động khung cố định ngoài với nhưng trường hợp có chỉ định phẫu thuật.

​- Phục hồi chức năng: Tập sớm theo chỉ định của bác sĩ với các hoạt động đơn giản phù hợp, lượng giá tầm vận động khớp khuỷu, sấp ngửa cẳng tay, cổ sau điều trị.

Khi bị gãy xương cẳng tay điều quan trọng là phải được cấp cứu kịp thời, tránh những biến chứng xấu xảy ra với bệnh nhân và tình trạng tổn thương kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục giải phẫu cẳng tay.

Vậy điều trị gãy xương cẳng tay tại Bệnh viện Nam Thăng Long thực hiện như thế nào có lẽ là câu hỏi của nhiều người?

Như trường hợp bệnh nhân N.T.B (25 tuổi) bị tai nạn giao thông, ngã đập cẳng tay trái vào vật cứng, sưng nề biến dạng cẳng tay trái sau tai nạn và được đưa vào Bệnh viện Nam Thăng Long cấp cứu. Bệnh nhân được chẩn đoán: Gãy phức tạp 1/3 giữa 2 xương cẳng tay trái di lệch. Các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu tích cực cho bệnh nhân cũng như hồi sức dự phòng chống sốc chấn thương, tiêm truyền thuốc giảm đau, dự trù máu, hội chẩn và hoàn thiện xét nghiệm để tiến hành phẫu thuật kết hợp xương bệnh nhân một cách nhanh nhất

Hình ảnh X- Quang 2 xương cẳng tay trước và sau phẫu thuật kết hợp xương

Khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Nam Thăng Long hiện đang triển khai phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng phương pháp sử dụng nẹp vít để cố định xương thẳng trục. Đây là phương pháp ít xâm lấn, phòng ngừa biến chứng cho bệnh nhân gãy xương với nhiều ưu điểm như: Ít tổn thương phần mềm xung quanh, bộc lộ chính xác vị trí ổ gãy xương, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Với sự đầu tư về nhân lực và máy móc trang thiết bị, bệnh viện Nam Thăng Long là địa chỉ uy tín thực hiện phẫu thuật kết hợp xương hiệu quả với chi phí hợp lý và được thanh toán Bảo hiểm y tế.

BS. Đào Xuân Vũ – Khoa Chấn thương chỉnh hình

Điều Trị Gãy Xương Bàn Ngón Tay

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÀN NGÓN TAY

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÀN NGÓN TAY

I. ĐẠI CƯƠNG

Có 27 xương ở bàn tay và gãy xương bàn tay là một chấn thương phổ biến. Gãy xương nặng có thể gây ảnh hưởng đến dây chằng, dây thần kinh hoặc mạch máu. Nếu xương gãy chọc thủng da (gãy xương hở) thuốc kháng sinh sẽ là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng xương (viêm tủy xương).

Bàn tay có vai trò quan trọng đối với con người. Điều trị yêu cầu phục hồi chức năng (CN) tối đa cho bàn tay.

– Thứ tự ưu tiên trong điều trị bàn ngón tay là:

Ngón cái (đảm nhiệm 50% CN bàn tay) → ngón 2 (đảm nhiệm 20% CN bàn tay) → ngón út (nhờ ngón út mà cầm được các vật lớn) →ngón giữa (nhờ ngón giữa mà cầm được các vật nhỏ trong lòng bàn tay) → ngón 4.

– Tổn thương hay gặp trong sinh hoạt, tai nạn, chiến đấu…

– Chức năng: cầm, nắm, cầm tinh vi, phức tạp, xúc giác, nhận biết đồ vật bằng sờ mó tinh tế; 4 động tác chính của bàn tay là:

Cầm tinh vi (còn gọi là động tác nhón nhặt): Được thực hiện qua các đầu mút ngón tay: ví dụ như cầm kim.

Cầm và kẹp: Ví dụ như cầm chĩa khoá.

Cầm và bóp: Ví dụ như cầm cốc, cầm quả bóng.

Cầm và xách: Ví dụ như xách nước.

Đặc điểm: VT bàn tay dễ nhiễm khuẩn.

II. CHẤN ĐOÁN

1. Gãy nền xương bàn I: Có 2 loại gãy:

· Gãy ngoài khớp.

· Gãy Bennett: đường gãy thường chéo từ phần giữa diện khớp xuống dưới và vào trong do đó tách một mảnh nhỏ, mảnh nầy vẫn giữ nguyên vị trí ở gan tay. Xương bàn trật ra ngoài và mặt gãy trượt dọc bờ ngoài xương thang.

a. Chẩn đoán:

Triệu chứng lâm sàng:

· Sưng nề khớp thang-bàn.

· Nền xương bàn gồ ra ngoài.

· Đau chói nền xương bàn I.

· Dồn dọc trục ngón I đau tăng.

· Bệnh nhân không dạng tối đa ngón cái được.

Cận lâm sàng:

· Phim X-quang 2 bình diện thẳng nghiên: Cho biết đường gãy, vị trí và di lệch.

Có thể điều trị bảo tồn hay phẫu thuật.

· Điều trị bảo tồn:

Nắn bó bột cẳng-bàn tay qua khớp bàn đốt, ngón I tư thế dạng và đối chiếu, giữ 6 tuần.

Thuốc: Kháng sinh(uống hoặc tiêm), kháng viêm, giảm đau, vitamin, tiêm ngừa uốn ván (khi có Mổ bộc lộ ổ gãy, nắn lại cho chính xác rồi dùng kim kirschner xuyên vết thương hoặc xây xát da đi kèm).

· Điều trị phẫu thuật:

· cố định vào xương thang.

· Có thể không mở ổ gãy, sau khi nắn xương để ngón cái dạng tối đa, xuyên 2 kim Kirschner vào nền xương bàn và xương thang.

· Có thể găm kim Kirschner từ xương bàn I qua xương bàn II để giữ khoảng cách cho ngón cái dang và đối chiếu. Kim Kirschner giữ 6 tuần.

Điều trị sau mỗ:

-Nẹp bột cố định tạm sau mỗ.

-Truyền dung dịch đẳng trương.

-Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn)

-Thuốc:

. Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3,4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.

. Giảm đau.

. Kháng viêm.

. Cầm máu.

2. Gãy nền các xương bàn II, III, IV, V: Chẩn đoán chính xác nhờ XQ bàn tay

Điều trị bảo tồn bằng nẹp bột, hoặc bó bột cẳng bàn tay, giữ 4 tuần.

Điều trị thuốc giống như điều trị gãy nền xương bàn 1.

3. Gãy thân và chỏm các xương bàn

· Lâm sàng:

. Dấu hiệu không chắt chắn: sưng, đau, bầm tím, mất cơ năng.

. Dấu hiệu chắt chắn: biến dạng, cử động bất thường, tiếng lạo xạo xương.

· Cận lâm sàng:

. Xquang 2 bình diện thẳng nghiên: Cho biết đường gãy, vị trí và di lệch.

. Xét nghiệm cơ bản(trong trường hợp điều trị bảo tồn):

. Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn(18 thông số máu).

. Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.

. Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.

. Nước tiểu 10 thông số(máy).

. Xét nghiệm tiền phẫu(trong trường hợp phẫu thuật): xem bài chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

Có thể điều trị bảo tồn hay phẫu thuật

· Ngón I: Nắn bó bột cẳng-bàn tay qua khớp bàn ngón.

· Ngón II, III, IV, V: Có thể làm nẹp bột hoặc bó bột cẳng bàn tay hoặc nẹp Iselin nẹp nầy gắn trong bột giữ 4 tuần.

· Thuốc : Kháng sinh(uống hoặc tiêm), kháng viêm, giảm đau, vitamin, tiêm ngừa uốn ván(khi có vết thương hoặc xây xát da đi kèm).

Chỉ mổ khi di lệch nhiều mà nắn không hiệu quả. Mổ :

· Dùng 2 cây kim Kirschner găm nội tủy để giữ trục.

· Dùng nẹp vít bản nhỏ để hết hợp xương.

Điều trị sau mỗ:

· Nẹp bột cố định tạm sau mỗ.

· Truyền dung dịch đẳng trương.

· Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn).

· Thuốc:

. Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3, 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.

. Giảm đau.

. Kháng viêm.

. Cầm máu.

4. Gãy các xương ngón tay

· Lâm sàng:

. Dấu hiệu không chắt chắn: sưng, đau, bầm tím, mất cơ năng.

. Dấu hiệu chắt chắn: biến dạng, cử động bất thường, tiếng lạo xạo xương.

· Cận lâm sàng:

. Xquang 2 bình diện thẳng nghiên: Cho biết đường gãy, vị trí và di lệch.

. Xét nghiệm cơ bản(trong trường hợp điều trị bảo tồn):

.Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn(18 thông số

máu).

. Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.

. Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.

. Nước tiểu 10 thông số(máy).

. Xét nghiệm tiền phẫu(trong trường hợp phẫu thuật): xem bài chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

· Gãy đốt I:

* Điều trị bão tồn:

· Ngón cái: bó bột cẳng bàn tay qua khớp liên đốt.

· Ngón II, III, IV, V: bó bột cẳng – bàn tay + nẹp Iselin.

-Thuốc : Kháng sinh(uống hoặc tiêm), kháng viêm, giảm đau, vitamin, tiêm ngừa uốn ván(khi có vết thương hoặc xây xát da đi kèm).

* Điều trị phẫu thuật: Chỉ định mổ rộng rãi hơn gãy xương bàn vì có nhiều ưu điểm hơn bó bột do dễ di lệch thứ phát, làm hẹp bao gân gấp, làm gấp các ngón khó khăn.

Đường mổ ở mặt lưng ngón tay qua gân duỗi; dùng 2 cây kim Kirschner xuyên từ 2 bên chỏm lên. Nếu không vững bó bột tăng cường.

*Điều trị sau mỗ:

· Nẹp bột cố định tạm sau mỗ.

· Truyền dung dịch đẳng trương.

· Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn).

· Thuốc:

. Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3, 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.

. Giảm đau.

. Kháng viêm.

. Cầm máu.

· Gãy đốt II: (chẩn đoán, cận lâm sàng, điều trị bằng thuốc trong điều trị bão tồn và phẫu thuật giống gãy xương đốt 1)

· Ngón I:

· Bảo tồn: bó bột cẳng-bàn tay qua khớp liên đốt, giữ 4 tuần.

· Phẫu thuật: chỉ mổ khi đứt chổ bám của gân

· Ngón II, III, IV, V:

· Bó bột cẳng-bàn tay+nẹp Iselin.

· Hoặc bó bột một ngón tay kiểu đuôi đạn từ đốt I đến đốt III, các khớp liên đốt gập khoảng 30 0

· Gãy đốt III:(chẩn đoán, cận lâm sàng, điều trị bằng thuốc trong điều trị bão tồn và phẫu thuật giống gãy xương đốt 1)

Điều trị:

· Gãy không di lệch: Gãy không di lệch chỉ cần quấn băng keo quanh đốt II và III, đốt gãy gập nhẹ 20-30 0 giữ 4-6 tuần.

· Gãy đứt chổ bám của gân duỗi:

+ Bó bột trong tư thế duỗi quá mức đốt III

+ Dùng kim Kirschner cố định duỗi đốt xa tối đa.

+ Có thể dùng chỉ thép nhỏ khâu vào gân và đưa ra ngoài búp ngón theo kiểu khâu gân Sterling-Bunnell.

· Trật khớp bàn – đốt I:

· Nắn theo kiểu Farabeuf: bẻ ưỡn thêm và đẩy nền đốt I về chỏm xương bàn nhằm đưa xương vừng ra trước, trước khi kéo thẳng đốt I và gập về phía lòng. Sau nắn bó bột cẳng-bàn tay đốt I ngón cái và giữ 3 tuần.

(Lượt đọc: 28796)