Triệu Chứng Đau Gót Chân Là Bệnh Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Đau Gót Chân Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?

Đau thốn gót chân có thể là biểu hiện của bệnh: chấn thương gan chân, viêm nơi bám gân gót, suy tĩnh mạch chi dưới gây đau, thốn, như có kim châm ở vùng da quanh gót chân nhất là vào sáng sớm ngủ dậy.

Nguyên nhân gây đau, thốn gót chân thường thấy là

Đau gót chân là triệu chứng thường gặp nhất ở những người ở tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là phụ nữ và gây ra những cơn đau thốn ở gót chân, khiến việc đi lại khó khăn. Có nhiều nguyên nhân được cho là gây đau gót chân sau đây:

Do chấn thương vùng gan chân: trước khi vận động, người bệnh không khởi động kỹ càng khiến cân gan chân chưa kịp giãn để thích nghi với việc đi bộ, chạy nhảy. Bên cạnh đó, những người chơi thể thao thường tiếp xúc với mặt sân cứng, thực hiện sai kỹ thuật chân cũng có thể khiến gót chân bị chấn động mạnh.

Viêm nơi bám gân gót: do gân gan chân bị kéo căng quá mức chịu đựng trong một thời gian dài.

Suy tĩnh mạch chi dưới: tĩnh mạch ở xương gót bị viêm tắc và ứ nghẽn có thể làm tăng áp lực máu và gây ra hiện tượng căng tức và đau xương ở gót chân.

Viêm cân gan chân: đây là nguyên nhân chủ yếu thường gây ra tình trạng đau gót chân do cân gan chân bị thoái hóa, mất đi sự mềm dẻo và trở nên chai cứng. Khi viêm cân gan chân lâu ngày có thể làm caxi lắng đọng và tạo thành gai ngọn ở lòng bàn chân hay gót chân.

Có nhiều nguyên nhân được cho là gây đau gót chân

Những người bị chân bẹt bẩm sinh, vòm chân cao, thường xuyên đi bộ hoặc chạy nhảy nhiều, người béo phì hay phụ nữ có thai thường dồn nhiều áp lực lên cân gan chân, dẫn đến viêm cân gan chân.

– Ngoài ra, phụ nữ mang giày cao gót nhiều, ở độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc người có tiền sử bị bệnh viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường cũng thể gặp phải tình trạng đau gót chân.

► Triệu chứng đau, thốn ở gót chân thường thấy

Đau do bị viêm nơi bám xương gân gót: Người bệnh thường thấy đau nhức xung quanh gót chân, bắp chân đau cứng lan đến tận gối. Mỗi khi gập bàn chân khiến gân gót bị căng thì cơn đau tăng lên.

Trường hợp đau gót chân do viêm cân gan chân: Lúc đầu, nhiều người sẽ cảm thấy đau thốn như kim châm ở gót chân, nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi ngồi lâu rồi chạm chân xuống đất đi lại hoặc sau khi tập thể dục rồi giảm đau từ từ khi nghỉ ngơi. Sau đó, cơn đau thốn đến thường xuyên mỗi khi vận động chân như đi bộ, chạy nhảy, chơi thể thao. Nhiều người bị đau dai dẳng cả ngày và thấy thốn khi ấn tay vào gót hoặc lúc đứng dậy.

Nếu bị suy tĩnh mạch chi dưới: Đau vùng gót chân và bị sưng quanh mắt cá chân. Cơn đau có thể lan đến bắp chân, đầu gối. Da mu bàn chân hiện rõ tĩnh mạch ngoằn ngèo do hệ tĩnh mạch bị viêm tắc.

► Vật lý trị liệu hoặc thực hiện các bài tập kéo dãn

Các bài tập kéo dãn cân gan chân, gân gót và cơ bụng chân có thể giúp người bệnh giảm căng ở vùng cân gan chân, kết hợp với thuốc chống viêm sẽ giúp đẩy lùi tình trạng viêm gân gót, viêm cân gan chân hiệu quả.

Các bài tập kéo dãn cân gan chân hiệu quả

Người bệnh được ngâm chân trong nước ngóng ấm có pha thuốc chỉ thống tán.

Người thực hiện ấn huyệt sẽ xác định A thị huyệt rồi day ấn từ nhẹ đến mạnh bằng ngón tay cái trong 5 phút, sau đó bấm tiếp trong 1 phút.

Tiếp đến, người thực hiện sẽ day ấn lên huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân 1 phút.

Cuối cùng, châm cứu ở các huyệt côn lôn, dương lăng tuyền, huyết hải, phong trì để giảm đau nhức chân và thư giãn cơ bắp.

Các thuốc thường được bác sĩ chỉ định là thuốc kháng viêm không steroid như celecoxib, ibuprofen, meloxicam, naproxen,…để điều trị trong 2 tuần.

Những thuốc này có thể có thể gây viêm loét dạ dày nên một số thuốc bảo vệ dạ dày cũng được chỉ định kèm theo khi sử dụng.

Người bệnh nên sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, ngừng chơi thể thao, thay bằng giày đế mềm để giảm thiểu cơn đau.

Chườm đá 20 phút từ 3-4 lần mỗi ngày để giảm các cơn đau gót chân.

Tập các bài lăn chân trên cây tròn, lon đứng để massage cho gan bàn chân hoặc tập cổ chân, bàn chân bằng cách đạp giẻ lau.

Nếu thường xuyên bị đau gót chân khi ngủ dậy thì trước khi khi đi ngủ hãy mang giày giày gập cổ chân 90 độ sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng này rất hiệu quả.

Đau Gót Chân Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì, Điều Trị Thế Nào?

Nguyên nhân dây đau gót chân là do các bệnh viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, viêm gân gan chân..có thể giảm đau bằng các phương pháp điều trị đơn giản

Những nguyên nhân dẫn đến đau gót chân

Đau gót chân thường do viêm gân gan chân, bản chất là cân mạc bị thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc chấn thương… Bị đau gót chân đôi khi cũng là triệu chứng của một số bệnh như viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân, suy tĩnh mạch chi dưới.

Đôi khi đau gót chân là do gân gan chân bị kéo căng quá mức, lập đi lập lại thời gian dài gây viêm, rách ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dài sẽ dẫn đến hình thành gai xương gót. Hoặc khởi động bàn chân không kỹ trước khi vận động, làm cân gan chân ở trạng thái đông cứng chưa kịp dãn thích nghi với động tác đi bộ, chạy nhảy.

Cách trị đau gót chân nhanh chóng và hiệu quả

Nguyên tắc chung: Nghỉ ngơi + tập kéo dãn gân gót và cân gan chân+ mang giày, dép mềm, có miếng độn cao su hoặc silicone dưới gót chân+ uống thuốc chống viêm.

– Tập kéo giãn là điều trị tốt nhất cho bệnh viêm cân gan chân. Nó có thể giúp giảm tình trạng căng vùng cân gan bàn chân của bạn cho đến khi tình trạng viêm ban đầu lùi dần .

Bạn cũng có thể chườm đá vào vùng đau trong 20 phút , 3 hoặc 4 lần một ngày để giảm các triệu chứng đau.

– Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc naproxen, meloxicam, celecoxib… Uống sau ăn và thường kèm thuốc bảo vệ dạ dày do tác dụng phụ gây viêm loét dạ dầy của các thuốc kháng viêm không steroid. Uống khoảng 2 tuần. Chóng mặt ù tai là triệu chứng của bệnh gì?

Trị đau gót chân bằng phương pháp dân gian

Theo Sức khỏe và Đời sống, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, gây cảm giác khó chịu và rất dễ tái phát nếu điều trị không triệt để. Khi không may lâm vào tình trạng này, ngoài việc tự xoa bóp bấm huyệt, bạn có thể áp dụng một trong những bài thuốc đơn giản sau đây:

Bài 1: Rễ cây cà (cà pháo, cà tím, cà bát… đều được) lượng vừa đủ, sắc lấy nước đặc ngâm chân hàng ngày trong 40 đến 60 phút, mỗi ngày có thể ngâm một đến hai lần.

Bài 2: Đậu phụ lượng vừa đủ. Cho đậu phụ vào nồi hấp cách thủy thật nóng rồi đổ ra chậu, lúc đầu đặt hờ bàn chân ở phía trên để xông hơi, chờ đậu phụ nguội bớt thì hạ chân xuống đặt lên trên đậu phụ để chườm. Khi đậu phụ nguội thì lại lấy ra hấp nóng và chườm tiếp, cứ như vậy lặp đi lặp lại từ 3 – 5 lần.

Bài 3: Xương rồng gai một đoạn, loại bỏ hết gai, dùng dao tách làm hai mảnh. Buổi tối, trước khi đi ngủ, rửa sạch chân, lau khô rồi lấy miếng xương rồng đắp trùm lên chỗ đau ở gót chân, dùng vải băng buộc chặt, cố định trong 12 giờ trở lên, ngày hôm sau thay miếng xương rồng khác, làm liên tục như vậy trong 7 ngày.

Bài 4: Rễ cây đỗ tương (phần dưới mặt đất) 500g sắc kỹ rồi ngâm chân hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ trong 40 – 60 phút.

Bài 5: Dấm ăn 2 lít đun nóng tới độ có thể cho chân vào ngâm được, đổ ra chậu rồi ngâm chân từ 30 – 60 phút (trong quá trình ngâm, khi dấm nguội thì đun lại). Thông thường ngâm chân 10 đến 15 ngày thì bắt đầu đỡ đau, ngâm liên tục trong 1 tháng sẽ hết đau. Chú ý, dấm đã ngâm có thể dùng đi dùng lại nhiều lần để tiết kiệm.

Bài tập điều trị đau gót chân, giúp giảm nguy cơ tái phát

Bài tập thứ 1: Bạn nghiêng về phía trước, 2 tay chống vào tường với một đầu gối và gót chân thẳng trên mặt đất. Đầu gối kia của bạn gập. Giúp cho làm căng vùng bắp chân, gân gót và cân gan chân. Giữ trong 10 giây, thư giãn và đứng thẳng lên. Lặp lại 20 lần cho mỗi gót chân đau. Lưu ý quan trọng là bạn cần giữ cho đầu gối thẳng hoàn toàn và bàn chân chạm đất bên gót chân đau.

Bài tập thứ 2: Bạn nghiêng về phía trước nắm 2 tay vào một khung, đặt một bàn chân trước và một bàn chân ở sau. Ngồi xổm xuống , giữ cho gót chân của bạn trên mặt đất càng lâu càng tốt. Bài tập này giúp cho kéo dãn gân gót và vòm của bàn chân. Giữ trong 10 giây, thư giãn và đứng lên. Lặp lại 20 lần.

Khoảng 90% những người bị viêm cân gan chân cải thiện đáng kể sau hai tháng điều trị ban đầu. Bạn nên mang giày dép mềm có đế cao khoảng 2 phân, hoặc mang giày có miếng lót cao su hoặc Silicon ở lòng bàn chân. Không mang guốc cao, dép xẹp hoặc đế giày cứng, không đi chân không trên nền đất.

Nếu bạn tiếp tục bị đau gót chân sau vài tháng điều trị tập luyện và uống thuốc kháng viêm , bác sĩ có thể tiêm vào gót chân của bạn thuốc chống viêm Corticoid có tác dụng trị viêm tại chỗ.

Nếu bạn vẫn còn có triệu chứng đau, bạn có thể cần phải mang nẹp bột khi đi bộ cho 2-3 tuần hoặc nẹp chức năng khi bạn ngủ. Trong một vài trường hợp, phẫu thuật là cần thiết cho viêm mãn tính Cân gan chân.

– Đặt gót chân bị đau lên trên chân kia của bạn. – Sử dụng bàn tay cùng bên gót chân bị đau của bạn, nắm lấy bàn chân bị đauvà kéo các ngón chân của bạn gập phía mặt lưng bàn chân. Điều này tạo ra sự căng thẳng kéo căng gân và vòm lòng bàn chân, giúp kéo dãn cân gan chân

– Kiểm tra sự kéo căng cân gan chân thích hợp bằng cách nhẹ nhàng cọ xát ngón tay cái của bạn bên không bị ảnh hưởng từ trái sang phải trong vòm của bàn chân bị ảnh hưởng. Sẽ cảm giác cân gan chân kéo căng như sợi dây đàn ở lòng bàn chân. Giữ căng và đếm đến 10. Lặp lại 10 lần. Thực hiện ít nhất 3 lần mỗi ngày. Lưu ý là bạn không thể thực hiện những bài tập kéo căng quá thường xuyên. Thời gian quan trọng nhất để tập kéo giãn là trước khi đi bước đầu tiên vào buổi sáng và trước khi đứng sau một thời gian ngồi kéo dài.

Bài tập số 4 Đặt một giày chèn dưới chân bị đau. Sau đó, đặt chân bị đau của bạn phía sau chân không bị đau với các ngón chân của bàn chân bị đau hướng về phía gót chân kia của bạn.

Tiếp đó, bạn chống tay vào tường.Gập đầu gối phía trước của bạn trong khi vẫn giữ lưng thẳng, gối thẳng với gót chân của bạn vững chắc trên mặt đất.Giữ căng và đếm đến 10. Lặp lại 10 lần. Thực hiện bài tập kéo căng ít nhất 3 lần một ngày.

theo suckhoedoisong, alobacsi

tu khoa

dau got chan la trieu chung gi

nguyen nhan gay dau got chan

huong dan tri dau got chan hieu qua

Có thế bạn quan tâm :

Đau Gót Chân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Uống Thuốc Gì Khỏi Bệnh?

Bàn chân là bộ phận giúp chúng ta giữ thăng bằng và thực hiện chức năng di chuyển, vận động. Do thường xuyên phải hoạt động nên bộ phận này dễ bị tổn thương, nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.

Gót chân là bộ phận trồi lên ở cuối bàn chân, được cấu thành từ xương gót chân. Cùng với cả bàn chân làm nhiệm vụ chống đỡ cho cơ thể. Đau nhức gót chân (hay gai gót chân) là tình trạng đau gót chân phải hoặc đau gót chân trái (cũng có thể là cả 2). Thường gặp do áp lực di chuyển, mang vác nặng…

Các trường hợp béo phì, thường xuyên đi giày cao gót, vận động viên hoặc người bị dị tật bẩm sinh ở chân có nguy cơ gặp phải tình trạng này nhiều hơn so với những đối tượng khác.

2. Nguyên nhân dẫn đến đau gót chân

Đau nhức gót chân không được xem là bệnh mà là triệu chứng lâm sàng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có rất nhiều. Tìm được nguyên nhân chính xác sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị hiệu quả.

2.1. Đau do viêm cân gan bàn chân

Cân gan bàn chân có tác dụng giảm nhẹ lực dồn xuống bàn chân khi di chuyển, vận động. Nếu vùng này bị viêm sẽ gây tổn thương trực tiếp đến phần xương cân bám vào gót chân gây nên bệnh gai xương gót chân gây đau nhức gót.

2.2. Bị đau gót chân do viêm gân Achilles

Viêm gân Achilles thường bắt đầu bằng cơn đau nhẹ ở phần gót chân. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi bạn chạy đường dài, leo cầu thang,..

Tuy nhiên, những cơn đau này sẽ được cải thiện nhanh chóng khi bạn hoạt động nhẹ nhàng kết hợp những bài tập massage cho gan bàn chân.

2.3. Thoái hoá gót chân

Theo thời gian xương gót chân dần bị thoái hóa, các gai xương mọc ra và đâm vào tổ chức mô xung quanh gây viêm, đau mu bàn chân và gót chân.

2.4. Đau do tổn thương gan bàn chân

Chấn thương gan bàn chân do đi vào bề mặt không bằng phẳng hoặc dẫm phải sỏi, đá khiến cho mô mỡ đệm ở gan chân bị tổn thương. Từ đó, gây ra đau gót chân hoặc đau gan bàn chân.

Trường hợp này không gây ra quá nhiều nguy hiểm bởi thông thường triệu chứng đau sẽ hết ngay sau vài ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hơn 1 tuần mà cơn đau không có dấu hiệu đỡ thì cần phải được thăm khám.

2.5. Đau xương gót chân do bệnh gout

Bệnh gout là một trong những tình trạng phổ biến nhất khiến các khớp xương và gót chân bị đau. Muốn khắc phục tình trạng đau nhức, người bệnh cần sớm phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý để bệnh không tái phát.

2.6. Đau ở gót chân do bệnh Lupus

Nhiều trường hợp đau gót chân là một trong những biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ. Khi này, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau tập trung nhiều vào buổi sáng sớm, giảm dần khi đi lại nhẹ nhàng trong ngày.

2.7. Suy tĩnh mạch chi dưới

Tĩnh mạch ở xương gót chân bị viêm, dòng máu bị tắc, ứ nghẽn, không lưu thông tới được gót chân, dẫn tới bị sưng, đau.

Rất khó có thể để biết được vấn đề nào gây ra tình trạng đau gót chân của bạn. Do vậy, nếu cơn đau tại gót chân kéo dài dai dẳng, cần phải đến cơ sở y tế thăm khám mới có thể xác định chính xác được nguyên nhân.

3. Triệu chứng đau gót chân

Khi có hiện tượng đau ở gót chân, đau lòng bàn chân khi ngủ dậy, đau khi bước chân xuống giường… thì đó chính là các biểu hiện của đau gót chân.

Cơn đau có thể nhè nhè, có khi nhức nhối, chói buốt. Cảm giác đau cũng có thể khởi phát sau một động tác mạnh đột ngột, do mang mang vác vật nặng hoặc đứng trên bề mặt cứng quá lâu.

Đối với các trường hợp xuất hiện gai xương, sẽ tác động vào phần mềm phía sau gây ra cảm giác đau đớn. Lâu ngày, các mô có thể bị viêm khiến cho chân sưng phù. Khi đó, cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi và đau lan sang khu vực quanh mắt cá chân.

4. Đau gót chân có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp đau nhức gót chân do những chấn thương nhẹ như chơi thể thao, dẫm phải sỏi đá,… đều không gây nguy hiểm cho con người. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi một vài ngày là khỏi, hoặc có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ để bôi.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp đau kéo dài phát triển theo chiều hướng viêm. Khi không được điều trị thích hợp sẽ phát triển thành mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và làm việc của người bệnh.

5. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Nếu đau gót chân trong các trường hợp sau bạn cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp:

Chấn thương nặng (gãy xương) gây phù nề, bầm dập, tụ máu phần mềm, khiến bản thân không đi lại được.

Khởi phát đau không rõ nguyên nhân.

Đau kéo dài, xuất hiện thường xuyên vào đêm và sáng.

Có dấu hiệu nhiễm trùng sốt, da đỏ hoặc ấm lên.

Đối với các trường hợp này, bạn không nên tự ý phán đoán tình trạng bệnh của mình mà cần tới cơ sở y tế để được thăm khám lâm sàng, chụp Xquang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI. Khi đó mới có thể đánh giá chính xác nguyên nhân, mức độ của bệnh và có đủ cơ sở để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

6. Đau gót chân khám ở đâu?

Tại Hà Nội:

Khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.

Địa chỉ: số 78 Giải phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Khoa Cơ xương khớp bệnh viện E.

Địa chỉ: số 87 – 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.

Khoa Khám xương khớp bệnh viện Việt Đức.

Địa chỉ: số 40, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tại Hồ Chí Minh:

Khoa Xương khớp bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Địa chỉ: số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP HCM.

Khoa Cơ xương khớp bệnh viện Nhân dân 115.

Địa chỉ: số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP HCM.

Khoa Cơ xương khớp bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM.

Địa chỉ: số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TPHCM.

7. Cách điều trị đau gót chân

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây đau mà bạn sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các trường hợp nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, dùng thuốc để khắc phục cơn đau. Trường hợp nặng có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật nếu có chỉ định.

7.1. Điều trị không phẫu thuật

Đối với những chấn thương nhẹ, không xuất hiện viêm nhiễm, bạn có thể áp dụng một số cách điều trị không phẫu thuật như sau:

Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau không steroid như: aspirin, diclofenac, meloxicam…

Tiêm corticoid tại chỗ đau.

Áp dụng vật lý trị liệu – phục hồi chức năng.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi nhiều hơn và hạn chế đi lại.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa đau gót chân dân gian tại nhà như: Chườm đá lạnh, ngâm muối, massage,… để giảm bớt các triệu trứng sưng, đau.

7.2. Điều trị bằng phẫu thuật

Cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ gai xương, cắt bỏ các mô viêm đã bị xơ chai khi các biện pháp kể trên không đem lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên như đã nói ở trên, gai xương chỉ là một trong các nguyên nhân gây đau gót chân. Do vậy, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này.

8. Một số cách phòng tránh đau gót chân tại nhà

Để làm giảm cơn đau gót chân và ngăn ngừa triệu chứng tái phát, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây:

Giảm cân, kiểm soát cân nặng ở ngưỡng hợp lý (tham khảo bảng chỉ số BMI) để giảm áp lực lên gót chân.

Thêm tinh bột nghệ, gừng vào trong các món ăn hàng ngày giúp chống viêm nhiễm hiệu quả.

Ngâm chân trong nước ấm kết hợp massage để chân được thư giãn.

Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu canxi.

Hạn chế hoạt dộng thể thao quá sức.

Chọn những loại giày thể thao có tác dụng nâng đỡ bàn chân, đối với phụ nữ hạn chế đi giày cao gót quá nhiều.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Của Bệnh Đau Gót Chân

Bệnh đau gót chân ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì?

Bệnh đau gót chân Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh đau gót chân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì?

Theo các giảng viên Tuyển Sinh Cao đẳng Y Dược chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định biểu hiện bệnh của bệnh đau gót chân ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, vì vậy bệnh nhân cần có hiểu biết rõ hơn về triệu chứng và nguyên nhân của bệnh đau gót chân để có phương pháp chữa trị hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.

Biểu hiện của bệnh đau gót chân

Người bệnh luôn thắc mắc và băn khoăn không biết đâu là n guyên nhân bệnh đau gót chân và cách điều trị bệnh ra sao để giúp người bệnh chữa khỏi bệnh để giảm cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Gót chân đau là một bệnh chuyên khoa thường gặp và rất phổ biến hiện nay và có thể xảy ra đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên trở lên. Một số biểu hiện thường gặp bệnh đau gót chân : ban đầu, bệnh có biểu hiện có những cơn đau nhẹ ở một bên chân và nếu như không điều trị bệnh sớm thì những cơn đau sẽ nặng hơn và nghiêm trọng hơn. Hệ quả của bệnh đau gót chân sẽ kéo thêm những triệu chứng khác như phù chân, cơn đau lan rộng sang các khu vực khác quanh mắt cá chân. Bên cạnh đó, một số người còn cảm thấy đau vô cùng khi ngồi, nằm hay đứng lên bước đi và còn cảm thấy đau buốt khi đứng quá lâu trong một ngày.

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh đau gót chân

Trong chương trình hỏi đáp bệnh học, thầy Nguyễn Hữu Định Tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội -Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết tùy vào từng vị trí đau gót chân thì có thể chia thành 2 nhóm chính: đau vùng dưới gót và đau phía sau gót. Đau bên dưới gót chân thường gặp nhất do các nguyên nhân: gai xương gót, viêm cân gan chân, chấn thương vùng gan chân do đi lại,… Những nguyên chính của đau vùng sau gót chân bao gồm: viêm bao hoạt dịch gân gót và viêm gân gót. Một số căn bệnh thường gặp của đau gót chân:

Bệnh này xuất hiện rất tự nhiên. Biểu hiện của người bệnh là buổi sáng thức dậy khi bước chân xuống giường thấy đau thốn dưới gót chân như bị kim đâm. Đi vài bước hoặc vận động một lúc thì thấy hết đau. Nhưng cũng có một số người đau cả ngày, ngồi nghỉ thì thấy đỡ đau nhưng khi đứng lên lại cảm thấy khó chịu dưới gót. Ở dưới bàn chân chúng ta có một lớp cân (gân) bám từ xương gót kéo dài ra năm ngón, khi vận động chạy nhảy, nơi bám của lớp cân này tại xương gót chịu một lực căng rất lớn. Có nhiều nhân gây ra bệnh này, chỗ bám này bị suy yếu, viêm mạn tính, rồi ngấm đọng chất canxi nên khi chụp Xquang bạn thấy có nốt vôi hóa chỗ đầu cân bám vào xương gót chứ không phải là xương gót mọc gai.

Để giảm những cơn đau của bệnh gây ra bệnh nhân và người nhà cần tuân theo chỉ định của Bác sĩ kết hợp cói vật lý trị liệu như: xoa bóp gan chân – gót chân, ngâm chân nước nóng. Bệnh nhân có thể các bài tậpthể dục nhẹ nhàng vào buổi sáng, buổi tối có thể giúp bạn giảm đau, phòng ngừa cơn đau tái phát. Chà xát lòng bàn chân đau của bạn lên ống quyển chân còn lại 50-100 lần, đứng nhón gót chân tại chỗ 50-100 lần, làm đi làm lại nhiều lần giúp máu lưu thông tại các cơ tuần hoàn hơn tránh được cảm giác tê buồn chân, sưng đau khiến cho người bệnh cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.

Để phòng tránh mắc phải căn bệnh này các bạn cần loại bỏ các yếu tố gây sưng đau và tổn thương cho bàn chân như việc đi giày dép không phù hợpkhi vận động, sinh hoạt và lao động, hạn chế sử dụng các loại giày dép quá cao, quá bí để tránh tổn thương cân gan chân. Ngoài ra các bạn còn có thể tập luyện các bài tập giúp tăng cường độ dẻo dai của cân gan chân.

Căn bệnh này rất hay gặp ở các vận động viên hay những người từng là vận động viên của các môn thể thao như: điền kinh, bóng chuyền, bóng đá,.. do việc vận động quá sức cộng với những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách làm gân gót mất tính mềm dẻo, trở nên thoái hóa, có những tổn thương rách nhỏ, do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân nên gân gót bị kéo căng quá mức dẫn đến đau gót chân.

Triệu chứng bệnh viêm chỗ bám xương của gân gót

Để hạn chế tác hại của bệnh cũng như phòng tránh mắc phải căn bệnh này, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi và luyện tập khoa học hợp lý kết hợp với việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều lượng khi bệnh kéo dài để tránh các hậu quả xấu có thể xảy đến. Cần chườm khăn lạnh vào vùng bị đau buốt kết hợp với các loại thuốc bôi xoa bóp, để chữa trị bệnh cả bên ngoài lẫn bên trong, mong muốn đạt được kết quả tốt nhất.

Trên trang Cẩm nang sức khỏe cho biết hội chứng đường hầm cổ chân nguyên nhân do chèn ép dây thân kinh chày sau dẫn đến đau hay rối loạn cảm giác như tê rát, tê cóng, căng chặt vùng bàn chân hay gót chân, có thể nhầm với viêm cân gan chân. Việc gây ra chèn ép có thể do gãy xương sau chấn thương, hạch, khối u lành hay ác tính…

Cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả là ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, nâng cao chân. Chườm lạnh vùng cổ, bàn chân hoặc xoa bóp, vận động bằng tay vùng cổ bàn chân. Tập luyện sự thăng bằng, điều hợp và sự nhanh nhẹn. Các bài tập giữ sự ổn định tư thế của bàn chân, các bài tập làm tăng tính mềm dẻo và linh hoạt của bàn chân và các bài tập luyện về sức mạnh và sự bền bỉ cho bàn chân.

Địa chỉ: P506, N2, Số 49 Thái Thịnh – Q.Đống Đa – TP.Hà Nội

Hotline: 04285.895.895 – 0948.895.895

Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn