Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có 3,5 triệu người bị tiểu đường, 4,9 triệu người tiền tiểu đường và con số đang không ngừng tăng lên. Phân loại tiểu đường có nhiều loại nhưng chiếm phần lớn các ca mắc tiểu đường là phân loại tiểu đường type 2. Chúng ta cùng tìm hiểu đầy đủ về tiểu đường type 2 qua bài phân tích chi tiết này!
Tiểu đường type 2 là gì?
Hiện nay, y học hiện đại chia tiểu đường thành nhiều loại: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, tiểu đường thai kì và các thể đặc biệt khác do hóa chất, thuốc, gen di truyền,… Trong đó 90-95% là tiểu đường type 2.
Trái với type 1 – cơ thể thiếu insulin thì ở type 2, bệnh nhân lại không thể hấp thụ được, tế bào của cơ thể kháng insulin dù nó vẫn được tiết ra với số lượng bình thường.
Đặc điểm quan trọng nhất trong sinh lý bệnh của đái tháo đường type 2 là sự tương tác của yếu tố di truyền và môi trường.
Yếu tố di truyền
Ví dụ: Nếu một người trong cặp sinh đôi mắc bệnh tiểu đường, thì người còn lại có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến tận 90%, trong khi tỷ lệ cho anh chị em trong một gia đình là 25-50%.
Yếu tố môi trường
Là nhóm các yếu tố bệnh nhân có thể can thiệp được để phòng và giảm thiểu các biến chứng. Các yếu tố môi trường có thể gây ra tiểu đường type 2 đó là:
Sự thay đổi lối sống: giảm các hoạt động thể lực; thay đổi chế độ ăn uống theo hướng tăng tinh bột, giảm chất xơ gây dư thừa năng lượng.
Chất lượng thực phẩm: ăn nhiều các loại carbohydrat hấp thu nhanh (đường tinh chất, bánh ngọt, kẹo…), chất béo bão hòa, chất béo trans…
Các stress về tâm lý.
Tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao: Đây là yếu tố không thể can thiệp được.
Đối tượng nào dễ mắc tiểu đường type 2?
Tuổi ≥ 45
Huyết áp trên 130/85 mmhg
Trong gia đình có người đái tháo đường ở thế hệ cận kề (Bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường týp 2).
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc có tiền sử thai sản đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, tiền đái tháo đường, sinh con to – nặng trên 3600 gam, sảy thai tự nhiên, thai chết lưu).
Tiền sử được chẩn đoán mắc Hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường (Suy giảm đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp đường).
Rối loạn Lipid máu.
Lối sống không lành mạnh, ít tập thể dục và thường xuyên dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2
4 nhiều: Đái nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều.
Đái nhiều lần, hay tiểu đêm, viêm âm hộ, âm đạo, niệu đạo, bao quy đầu, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngủ lịm, người yếu, mệt.
Các biến chứng mãn tính: Hôn mê, nhiễm toan ceton, bệnh lý mạch máu, tim, thận, thần kinh, bệnh mắt, nhiễm khuẩn, bệnh khớp.
✔ Giai đoạn khởi đầu của tiểu đường type 2 rất kín đáo, mọi người ít quan tâm và thường bị bỏ sót trong chẩn đoán.
✔ Khi bệnh sang giai đoạn đường máu tăng cao, có thể xuất hiện một số triệu chứng bao gồm tăng khát đi kèm tăng tần suất đi tiểu. Giảm cân nặng mặc dù gia tăng cơn đói đi kèm với mỏi mắt, mờ mắt.
✔ Các triệu chứng khác bao gồm nhiễm trùng thường xuyên, các vết loét lành lại rất chậm và xuất hiện các viền da màu tối.
Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2
Biến chứng mạn tính
Biến chứng tim mạch: Tiểu đường type 2 làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.
Biến chứng thận: Do ảnh hưởng gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hoặc suy thận.
Biến chứng thần kinh: các biến chứng có thể bị gây ra bởi tiểu đường type 2 là tổn thương dây thần kinh, tê bì chân tay, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, teo cơ, đau, tổn thương dây thần kinh sọ có thể dẫn đến sụp mi, lác trong, liệt mặt, và tổn thương dây thần kinh thực vật có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa.
Biến chứng về thị giác: đây là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường type 2, người bệnh có thể bị mắt kém hoặc thậm chí mù lòa, các bệnh lý về võng mạc bị gây ra bởi mức glucose trong máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterone cao
Biến chứng cấp tính
Hạ đường huyết: Khi đường huyết để hạ xuống quá thấp dưới 3.6 mmol/L sẽ dẫn đến hiện tượng hạ đường huyết, thường là do người bệnh ăn uống kiêng khem quá mức hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, tập luyện quá mức và uống nhiều rượu. Hạ đường huyết sẽ khiến người bệnh có cảm giác cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê, thậm chí tử vong.
Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, đây là biến chứng nặng nhất và rất dễ tử vong đòi hỏi người bệnh cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Nhiễm toan ceton: là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nồng độ axit, đây là kết quả của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Chẩn đoán tiểu đường type 2 bằng cách nào?
Tiểu chuẩn chẩn đoán tiểu đường chung cho toàn thế giới theo WHO như sau:
Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0mmol/l (≥126mg/dl).
Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol theo Liên đoàn Sinh hóa Lâm sàng Quốc tếIFCC).
Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kì ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).
Chỉ cần kết quả xét nghiệm có 1 trong 4 tiêu chí trên thì xin chia buồn. Bạn đã bị tiểu đường.
Cần lưu ý là tiểu đường loại nào, type nào thì chỉ được phân định bằng kết quả xét nghiệm.
Tiểu đường type 2 có chữa được không?
➤ Đọc chi tiết hơn: Các phương pháp chẩn đoán tiểu đường
Nguyên nhân sâu xa “Vì sao tuyến tụy lại giảm sản xuất insulin, hoặc vì sao insulin làm việc chưa tốt” vẫn chưa có lời giải.
Vì vậy, cho đến thời điểm viết bài này, Y học chưa thể trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có các phương pháp kiểm soát bệnh.
Phương pháp kiểm soát tiểu đường type 2.
Phương pháp không dùng thuốc
Nên ăn nhiều rau, quả và ngũ cốc nguyên hạt. Nên giảm bớt tinh bột, các thức ăn có nguồn gốc động vật và thay thế bằng các thức ăn có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, lạc, …
Nên kiêng các thức ăn cung cấp đường nhanh (là các thức ăn có vị ngọt như bánh kẹo, trái cây ngọt như mít, xoài, dứa). Có thể dùng các chất ngọt (đường hóa học) thay thế đường thông thường như sacharin.
Cần chú ý làm giảm cân nếu có béo phì hoặc thừa cân bằng chế độ ăn giảm calo. Ở người không thừa cân hoặc béo phì, không nên ăn kiêng thái quá.
Bệnh nhân dù ăn kiêng để giảm cân nhưng vẫn phải đảm bảo các vitamin, nhất vitamin nhóm B.
Nên tăng cường tập luyện thể lực (đi bộ, chạy, bơi). Tăng cường vận động trong sinh hoạt hàng ngày như đi bộ, tránh dùng xe máy khi không thật cần thiết,…
Giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng nhiễm trùng: vệ sinh cơ thể và điều trị ngay các xây xát tay chân, vệ sinh răng miệng,…
Sinh hoạt điều độ, tránh rượu, bỏ thuốc lá.
Phương pháp dùng thuốc
Là thuốc nền tảng điều trị đái tháo đường, nên dùng bắt đầu điều trị và luôn dùng phối hợp nếu cần thêm thuốc khác.
Thuốc không gây hạ đường huyết
Phản ứng phụ hay gặp là ỉa chảy
Nên bắt đầu bằng liều thấp rồi tăng dần để đạt đường huyết < 7 mmoL/L.
Thuốc có thể gây hạ đường huyết
Thuốc uống trước các bữa ăn để tránh hạ đường huyết
☛ Metformin:
Giảo cổ lam – giải pháp hiệu quả cho tiểu đường type 2
☛ Gliclazide và glibenclamide:
Các chất trong Giảo cổ lam không chỉ có tác dụng làm sạch các loại cholesterol xấu trong máu mà còn có tác dụng ổn định đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Năm 2004, Viện Dược liệu TW kết hợp với Viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển đã tìm ra môt hoạt chất mới từ cây Giảo Cổ lam, có tác dụng kích thích tạo insulin. Các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất này là một saponin mới và đặt tên là Phanoside (lấy tên nhà khoa học việt Nam Đào Văn Phan, trưởng nhóm nghiên cứu). Khi sử dụng trên chuột người ta thấy rằng phanoside đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với phanoside khi nồng độ glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp. Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.
Từ thành công ban đầu tìm ra phanoside, năm 2007 các tác giả này đã tìm ra cơ chế kiểm soát đường huyết của phanoside là do khả năng kích thích tiết insulin từ đảo tụy. Và đến năm 2010, một cuộc thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, sau khi sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3 mmol/L so với trước khi sử dụng, đồng thời Giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh nhân tiểu đường.
Một nghiên cứu lâm sàng khác năm 2011 do TS. Vũ Thị Thanh Huyền, bộ môn Dược lý, trường Đại học Y Hà Nội phối hơp với Hội đái tháo đường Thụy Điển thực hiện trên 65 bệnh nhân tiểu đường type 2 tại bệnh viện Lão khoa TW có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 13 mmol/L, sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày (tương đương 3 gói trà Giảo cổ lam 2g), trong thời gian 12 tuần. Kết quả cho thấy, sau 12 tuần sử dụng trà Giảo cổ lam làm giảm đường huyết xuống 3 mmol/L, so với nhóm đối chứng không sử dụng Giảo cổ lam. Nghiên cứu cũng nhận thấy nếu sử dụng một thuốc hạ đường huyết gliclazide đơn thuần trong 4 tuần đầu. Đồng thời nghiên cứu của TS. Vũ Thị Thanh Huyền cũng nhận thấy sử dụng trà Giảo cổ lam làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, khả năng sử dụng glucose của tế bào, do đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu.
Như vậy sau nhiều năm nghiên cứu người ta đã hiểu được một cách rõ ràng về khả năng kiểm soát đường huyết của giảo cổ lam.
Không có cách chữa khỏi tiểu đường tuýp 2 triệt để nhưng cơ hội kéo dài tuổi thọ vẫn đang nằm trong tay bạn. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu về bệnh của mình thật kỹ để có thể điều trị đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất.
➤ Để biết chi tiết hơn cách sử dụng giảo cổ lam với người bị tiểu đường hãy đọc bài viết: Giảo cổ lam chữa tiểu đường như thế nào?