Triệu Chứng Của Phụ Nữ Có Thai / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Của Bệnh Giang Mai Ở Phụ Nữ Có Thai Như Thế Nào?

Theo số liệu thống kê của bệnh viện Da liễu, tính đến năm 2014, trên địa bàn chúng tôi có tới 800 ca thai phụ bị giang mai. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, vì chủ quan hoặc không đi khám thai thường xuyên nhiều chị em đã không phát hiện được sớm bệnh giang mai, cuối cùng phải lãnh lấy nhiều hậu quả khôn lường.

Các bác sĩ phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM cho biết, giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Trên thực tế, tỉ lệ phụ nữ mang thai mắc giang mai hiện nay chiếm khoảng 1%. Tuy nhiên, hầu như các thai phụ này đều không đi khám thai hoặc chỉ khám thai tại các phòng khám nhỏ nhưng không thường xuyên nên không phát hiện được bệnh trong lúc mang thai.

Khi thai phụ bị giang mai giai đoạn 2 (kéo dài 3- 6 tuần) sẽ xuất hiện những hồng ban toàn thân hoặc những vết sẩn. Nếu không được điều trị, những triệu chứng này cũng tự hết nhưng sẽ chuyển sang giang mai tiềm ẩn và giang mai giai đoạn 3.

Giang mai ở thai phụ và nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm giang mai sẽ lây truyền bệnh cho thai nhi ở tháng thứ 4 và thứ 5 trở đi của thai kỳ. Bởi khi này bánh nhau mới cho phép những vật thể có kích thước lớn như xoắn khuẩn giang mai đi qua.

Một khi trẻ bị lây bệnh giang mai từ mẹ sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như khiến thai chết lưu, phù nhau thai; nhiễm trùng bào thai; giang mai bẩm sinh; đứa trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng nặng, da bị nhăn nheo như ông già, bị tim bẩm sinh, nổi ban khắp người,…

Với những trường hợp trẻ bị giang mai bẩm sinh muộn (thường xuất hiện khi trẻ 3-5 tuổi) sẽ có các biểu hiện như: viêm mống mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng ở một bên mắt, lâu dần có thể dẫn đến mù lòa,… Ngoài ra, nhiều trẻ còn bị điếc cả hai tai, to 2 đầu gối, đầu gối có nước (xuất hiện khi trẻ 16 – 20 tuổi),…

Thai phụ phải làm sao để tránh được những nguy cơ trên?

Các bác sĩ phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM khuyến cáo, giang mai ở phụ nữ mang thai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con, trước khi có ý định sinh con, người mẹ nên đi khám tiền hôn nhân, khám tiền thai và làm xét nghiệm huyết thanh học để tầm soát bệnh giang mai.

Phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu cũng nên đi khám thai và làm xét nghiệm tầm soát bệnh giang mai để phát hiện và điều trị bệnh trước khi nó có khả năng lây nhiễm cho thai nhi.

Một khi đã phát hiện ra mình mắc bệnh, hãy kiên trì, tích cực điều trị theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Hãy cân nhắc và lưu ý chọn cho mình địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín và chất lượng.

Nhiễm Herpes Ở Phụ Nữ Có Thai

Nhiễm Herpes đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai

Đáp: Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất. Kháng thế kháng virus herpes hầu như có thể tìm thấy ở tất cả mọi người. Nếu tìm thấy kháng thể nhưng không có biểu hiện lâm sàng thì hoàn toàn không cần điều trị. Phát hiện kháng thể ở phụ nữ đang có thai hoặc chuẩn bị có thai đồng nghĩa với việc cơ thể đã có kinh nghiệm đối phó với virus herpes, đã biết cách tạo sức đề kháng. Kháng thể này bảo vệ cả mẹ và em bé tương lai. Vì vậy, cần vui mừng vì chuyện này.

Hỏi: Có thể chữa khỏi hẳn bệnh do virus herpes gây ra không?

Đáp: Virus herpes sống trong một số tế bào của hệ thần kinh, chúng sống yên ổn ở đó và thường xuyên kiểm soát tình trạng miễn dịch của cơ thể. Virus ngó ra, nếu hệ miễn dịch ổn thì lại rút lui. Nhưng nếu thấy hệ miễn dịch đang yếu thì chúng sẽ bắt đầu nhân lên, gây ra các triệu chứng bệnh. Đáp lại, cơ thể sản sinh lượng kháng thể bổ sung. Virus bị trung hòa một phần. Nhưng trong các tế bào thần kinh, kho virus sẽ còn lại vĩnh viễn. Điều này có nghĩa là không có cách gì tống khứ hoàn toàn virus herpes ra khỏi cơ thể.

Virus không làm chết các tế bào, chúng sống hòa bình ở đó và định kỳ cấp tính hóa. Vì vậy không thuốc nào tiêu diệt hết được virus herpes. Có thể áp dụng các biện pháp giúp các đợt nhiễm virus cấp tính xuất hiện thưa hơn, nhẹ hơn, mau khỏi hơn, nhưng khoa học hiện nay chưa có cách nào loại bỏ chúng hoàn toàn.

Hỏi: Những mụn rộp nhìn thấy trên môi có xuất hiện bên trong cơ thể hay không?

Đáp: Không, trong cơ thể không xuất hiện các mụn rộp loại này. Vị trí yêu thích của virus herpes là ranh giới giữa da bình thường và môi, chúng thích sinh sôi nảy nở ở đó, còn mức độ sinh sôi nảy nở lại phụ thuộc hệ miễn dịch của chúng ta.

Hỏi: Có vacxin phòng bệnh herpes hay không?

Đáp: Đây là một vấn đề lớn, y học đã nghiên cứu về vấn đề này trong nhiều năm, đã có vacxin chống lại một vài loại virus herpes. Được biết nhiều nhất là vacxin phòng thủy đậu. Vacxin này rất hiệu quả, đã được đưa vào chương trình tiêm chủng của một số nước có điều kiện vì giá thành khá cao. Y học vẫn cố gắng tạo các vacxin chống herpes typ 1 và typ 2. Đã có những thử nghiệm cho thấy hiệu quả với herpes sinh dục, nhưng chưa phổ biến rộng. Chắc chắn rằng việc đưa vào sử dụng vacxin chống herpes simplex sẽ không còn là câu chuyện quá xa xôi. Y học đang trên ngưỡng cửa chế tạo các vacxin loại này.

Hỏi: Thưa bác sĩ, con trai tôi được chẩn đoán nhiễm virus Eipstein Barr mạn tính, có thể tiến hành tiêm chủng cho cháu trong giai đoạn này được không?

Đáp: Nếu con bạn từng mắc bệnh có tên bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, do virus Eipstein Barr gây ra, thì mãi mãi sẽ tìm thấy trong máu của bé kháng thể đối với virus này. Đợt nhiễm Eipstein Barrr cấp tính chỉ kéo dài 3 tuần, nhưng cả cuộc đời kháng thể sẽ còn lại trong máu, được gọi là ‘Epstein Barr mạn tính’. Vì vậy việc phát hiện kháng thể không phải là chống chỉ định với tiêm chủng. Tất nhiên, không nên tiêm cho bé trong vòng 1-2 tháng đầu sau bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng cấp tính, còn muộn hơn thì có thể được.

Hỏi: Nên điều trị các nốt phồng rộp thế nào?

Đáp: Chính là với virus herpes chúng ta khá may mắn. Hiện có khoảng dưới 10 loại thuốc chống virus, rất may là có thuốc cho virus herpes, đó là Acyclovir, có khả năng ức chế sự nhân chia của virus herpes. Nhưng cũng giống như các thuốc chống virus herpes khác, thuốc này không có hoạt tính khi virus nằm yên, virus càng hoạt động mạnh bao nhiêu thì thuốc càng có tác dụng bấy nhiêu.

Nếu bệnh nhân có biểu hiện ngứa điển hình, xuất hiệm mụn rộp đầu tiên, nghĩa là virus đang hoạt động rất mạnh, thì giai đoạn này dùng thuốc dạng uống rất hiệu quả. Thường thì 3 ngày sau khi nổi mụn rộp, thuốc không còn tác dụng nữa.

Có thể dùng thuốc chống virus herpes cho người thường xuyên nổi mụn rộ, các đợt nổi mụn rộp ngày càng mau hơn. Những người này nên có sẵn thuốc trong tay, và bắt đầu dùng thuốc ngay khi xuất hiện triệu chứng ngứa điển hình.

Cũng có thể điều trị tại chỗ bằng kem Acyclovir, nhưng thuốc uống có tác dụng tốt hơn vì tạo được nồng độ thuốc trong tế bào cao hơn.

Nói chung việc điều trị nhiễm virus herpes là việc làm khó khăn, lâu dài và tốn kém nhưng có thể làm được. Nếu bạn bị nổi mụn rộp 3 tháng một lần, mỗi đợt kéo dài 3 ngày rồi tự mất đi và không có rắc rối gì khác thì tốt nhất là nên chịu đựng. Nhưng nếu bệnh có xu hướng nặng lên, các đợt bệnh mau hơn thì cần đi khám bác sĩ để được đánh giá tình trạng hệ miễn dịch và điều trị.

Hỏi: Herpes ở phụ nữ có thai có nguy hiểm không và ảnh hưởng thế nào tới em bé và điều trị thế nào?

Đáp: Bệnh herpes sinh dục đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai.

Nếu thai phụ đã có các biểu hiện nhiễm trùng herpes sinh dục từ trước khi có thai thì không lo ngại vì đã có kháng thể, em bé không gặp nguy hiểm gì, nguy cơ nếu có cũng không cao hơn 1%. Nhưng nếu người mẹ trước đó chưa từng bị herpes sinh dục và xuất hiện triệu chứng bệnh trong thời gian có thai, thì vô cùng nguy hiểm.

Video buổi nói chuyện bằng tiếng Nga:

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh trầm trọng lên tới 100%.Tuổi thai càng lớn thì nguy cơ càng giảm. Tuy nhiên, nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối của thai kỳ cũng dẫn tới nguy cơ cao bị viêm não do herpes. Trong trường hợp tốt nhất trẻ bị bệnh này cũng có nguy cơ tàn tật lên tới 90%. Vì vậy nhiễm bệnh trong thời kỳ có thai đặc biệt nguy hiểm, đòi hỏi những quyết định hết sức nghiêm túc và điều trị đặc biệt tích cực.

* BS Komarovskiy E.O, sinh năm 1960, là chuyên gia hàng đầu về nhi khoa tại Ukraina. Ông là tác giả của rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo và sách phổ biến kiến thức.

Bệnh Quai Bị Với Phụ Nữ Có Thai

Quai bị là một bệnh nhiễm cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đối với phụ nữ mang thai bệnh quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn có ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Bà bầu bị quai bị không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng lớn tới thai nhi

Virut quai bị là virut có tính hòa tan tế bào, nó có thể gây viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời làm cho tế bào trứng bị phá hủy, thậm chí có thể lây nhiễm sang thai nhi thông qua nhau thai.

Sau khi phụ nữ mang thai bị quai bị thường phát bệnh nhanh, triệu chứng giống như bị cảm cúm như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng đặc trưng là một hoặc hai bên amidan sưng to, lấy tai làm trung tâm lan tỏa ra phía trước, sau và phía dưới, ấn thấy đau, đồng thời đạt mức cao điểm từ 2 – 3 ngày, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày.

Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng.

Bị quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Phòng tránh bệnh quai bị trong thai kỳ

Tốt nhất, trước khi lên kế hoạch mang bầu, bạn nên tiêm phòng quai bị. Bạn không nên đợi đến khi mang thai mới tiêm phòng quai bị. Bởi vì vacxin phòng quai bị có chứa virus sống, chúng có khả năng xâm nhập vào thai nhi. Tương tự, bạn cũng nên tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng chứng bệnh này.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với những người mắc (hoặc đang nghi mắc) quai bị để tránh lây nhiễm.

Những điều nên làm khi bị quai bị trong thai kỳ

Khi có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm, bạn nên nhanh chóng đi khám. Tuy chưa có loại thuốc nào chữa quai bị, nhưng bác sĩ sẽ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu cho bạn như sốt, sưng quai hàm…

Bạn nên ăn đồ ăn mềm, lỏng như: soup, sữa bò, mì sợi, thực phẩm bột, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp bạn dễ chịu nếu mắc phải quai bị.

Ngoài ra, bạn cần giữ gìn vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục viêm nhiễm và nhớ súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Một điều bạn cần hết sức lưu ý là khi mắc bệnh quai bị trong thai kỳ, bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, bạn cần đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Nếu bạn bị quai bị trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn cần thông báo cho bác sỹ về tình trạng mang bầu của mình khi đi khám và điều trị bệnh quai bị. Sau khi bạn đã khỏi bệnh, bạn cần thường xuyên đi khám thai để xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không và nhận được lời khuyên hợp lý của bác sĩ về tình trạng của bạn.

chúng tôi

Triệu Chứng Đái Tháo Đường Ở Phụ Nữ Mang Thai

Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai là một dạng bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại: bệnh đái tháo đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữa mang thai thường xuất hiện trong quá trình mang thai và kết thúc khi bé chào đời.

Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữa mang thai là một bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé nếu không được phát hiện sớm, theo dõi và điều trị hợp lý. chúng tôi chia sẻ đến các bà bầu hiểu rõ cách phòng tránh, điều trị bệnh khi mang thai.

Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai thường gặp ở đối tượng:

+ Những phụ nữ dễ bị tiểu đường cao nhất là những phụ nữ đang bị tiểu đường hoặc đã từng bị. Những phụ nữ thừa cân, béo phì, từng sảy thai. + Gia đình đã có người mắc bệnh đái tháo đường + Những người có dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, mẩn ngữa ngoài da,.. + Ngoài ra những người lớn tuổi, có trọng lượng khủng sau khi sinh cũng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Lưu ý: Để chắc chắn là mình có bị bệnh tiểu đường hay không thì các bà mẹ nên kiểm tra sức khỏe thai và đường máu theo định kỳ của bác sỹ.

Những lưu ý mẹ bầu có triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai cần biết:

+ Nên đi khám bác sĩ ngay từ trước khi mang thai và nếu có mang thai thì cần làm xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm (ba tháng đầu) của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24-28. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.

Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai

+ Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữa mang thai rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc không làm nghiệm pháp dung nạp glucose vì bệnh thường không có các triệu chứng hay các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy, tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải khám sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Trước đây, việc sàng lọc dựa vào kết quả xét nghiệm nước tiểu, theo kết quả này thì sẽ không chính xác vì nhiều phụ nữ mang thai không bị đái tháo đường thai kỳ mà vẫn có đường niệu dương tính. Mặt khác những người đái tháo đường thai kỳ cũng có những lúc không có đường trong nước tiểu. + Hiện nay các bác sĩ khuyến cáo khi phụ mang thai nên đi làm xét nghiệm đường glucose ở tuần 24 -28 của thai kỳ để sớm phát hiện và có hướng điều trị, tránh những nguy cơ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cả mẹ và bé.

Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai ảnh hưởng đối với thai nhi: