Triệu Chứng Của Người Bị Bệnh Tiểu Đường / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Của Người Bị Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh rất phổ biến trên thế giới từ nhiều năm trước, thời gian gần đây khi cuộc sống của người dân tăng cao thì căn bệnh này càng gia tăng ở Việt Nam.

Bênh tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một loại bệnh do nội tiết bị rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat khi hoocmon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể.

Quá trình hình thành bệnh tiểu đường.

Khi thức ăn được nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa 1 lượng thành đường glucose tinh bột chính là nguồn năng chính để nuổi cơ thể.

Khi đó tuyến tụy sẽ sinh ra hoocmon Insullin để vẫn chuyển đường đi nuôi các tế bào để sản sinh năng lượng.

Trong quá trình vận chuyển đã không đến được các tế bào dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Bệnh tiểu đường phân ra là 2 loại bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

Bệnh tiểu đường tuýp 1.

Bênh tiểu đường tuýp 1 là do tuyên tụy không thể sản sinh ra hoocmon Insullin để vận chuyển đường đi nuôi các tế bào dẫn đến đương trong máu tăng cao. Trong trường hợp này các bệnh nhân thường là những người trẻ em, thiếu niên. Trong trường hợp này người bệnh sẽ được tiêm Isullin để nuôi cơ thể.

Bệnh tiểu đường tuýp 2.

Khác với bênh tiểu đường tuýp 1 thì bệnh tiểu đường tuýp 2 tuyến tụy vẫn sinh ra Isullin bình thường nhưng không không thực hiện được chức năng vận chuyển đường nên dẫn đến đường trong máu cao. Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là những người trên 40 tuổi.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường.

khát nước, khô miệng.

Đi tiểu nhiều và thường đi sau khi uống nước khoảng 20 phút.

Tăng cân và giảm cân đột ngột và người mệt mỏi.Trường hợp này cũng có thể do nguyên nhân khác, vì vậy phải đến ngay cơ sở y tế để khám

Mờ mắt, bệnh tiểu đường còn có thể gây ra mù tạm thời, nặng còn có thể gây mù vĩnh viễn

Buồn nôn.

Chậm phục hồi các vết thương, Trong sinh hoạt hằng ngày nếu ko may bị thâm tím, hoặc xây xát vết thương thì lâu lành hơn bình thường.

Nguồn: Nguyên nhân, dấu hiệu của người bị bệnh tiểu đường

Tiểu Đường Bị Hoại Tử Chân : Biến Chứng Nguy Hiểm Ở Người Bệnh Tiểu Đường

Tiểu đường bị hoại tử chân : biến chứng nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường

1/7/2021 4:23:09 PM

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị tiểu đường. Trong số đó, khoảng 4 – 10% bệnh nhân sẽ gặp phải biến chứng loét bàn chân. Chăm sóc loét bàn chân bệnh tiểu đường không phải là quá khó. Tuy nhiên, nếu không biết làm đúng cách, loét có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, buộc người bệnh phải cắt cụt chi.

Nguy cơ xảy ra hoại tử ở người thường do sự chủ quan của chúng ta từ những vết thương nhỏ, coi thường và không chăm sóc nó đúng cách. Ví dụ như vết đứt tay vì sử dụng vật sắc nhọn (dao, kéo, nạo,…), vết trầy xước do ngã, vết thương hở của một số bệnh nhân bị tiểu đường, không làm sạch các vết thương khiến nó bị nhiễm trùng. Ngoài ra, với một số người bị liệt không di chuyển được, vết thương hở dễ bị hoại tử do máu lưu thông kém, không thể hồi phục vết thương.

Mặc dù hoại tử chi xuất phát từ các nguyên nhân nhỏ nhưng hậu quả mà nó đem lại không hề nhỏ chút nào. Người bị hoại tử chi có thể phải chịu cắt bỏ toàn bộ phần bị hoại tử (tháo khớp, cưa chân,…) nhằm tránh lây lan ra các bộ phận khỏe mạnh khác, khiến phần bị hoại tử để lại sẹo, mất đi vẻ đẹp. Đặc biệt, nếu không cẩn thận, máu bị nhiễm trùng có thể gây đến tử vong.

2. Nguyên nhân gây hoại tử chi ở người bệnh tiểu đường

Như đã nói ở trên, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ hoại tử chi cao hơn nhiều so với người bình thường. Vậy nguyên nhân nào gây biến chứng hoại tử chi ở người bệnh tiểu đường

Một số yếu tố nguy cơ gây hoại tử chi được xác định gồm có tổn thương thần kinh ngoại biên, bệnh lý mạch máu ngoại vi và nhiễm khuẩn. Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm : Vi chấn thương, dị dạng cấu trúc, giới hạn vận động khớp, xuất hiện các vết chai, tăng đường huyết kéo dài, tăng đường huyết không kiểm soát được, tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt chi.

Bệnh mạch máu ngoại biên tiểu đường

Khi lượng đường trong máu tăng cao, làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng bàn chân, làm giảm lưu lượng máu đến bàn chân. Việc lưu lượng máu không tốt, làm cho da chân trở nên khô, nức nẻ, dễ bị loét, nhiễm khuẩn, các vết đau hoặc vết cắt sẽ mất nhiều thời gian lành hơn. Mặc khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể lở loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

3. Những điều nên và không nên làm khi chăm sóc bàn chân người tiểu đường

Việc cắt cụt chi không những gây tổn thất về mặt sức khỏe cho bệnh nhân mà còn gây ra các tổn thất về mặt kinh tế và xã hội đối với bệnh nhân và ngành y tế. Do đó, người bệnh cần biết cách tự khám, chăm sóc bàn chân hàng ngày. Cụ thể người bệnh :

Không đi chân trần, kể cả trong nhà để tránh tổn thương cho chân. Nên đi tất rộng vừa phải, làm bằng sợi bông hoặc cotton mềm và lộn trái tất để đi.

Không được chườm nóng hoặc sưởi chân, ngâm chân bằng nước nóng kể cả khi thấy tê bì hoặc lạnh chân để tránh bị bỏng hoặc tổn thương do nhiệt.

Bên cạnh việc chăm sóc bàn chân, tập luyện thể dục thể thao, người bệnh ĐTĐ cũng cần có chế độ dinh dưỡng chuyên biệt, trong đó, sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành riêng cho người bệnh đái tháo đường sẽ là sự lựa chọn hàng đầu.

Giải pháp đột phá hỗ trợ giảm đường huyết từ thảo dược

Tim Đập Nhanh Ở Người Tiểu Đường Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?

Triệu chứng tim đập nhanh ở người tiểu đường có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng thần kinh tự chủ, rung nhĩ hoặc nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm khác. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ đột quỵ, thậm chí tử vong.

Có khá nhiều người bệnh tiểu đường bị tim đập nhanh với các biểu hiện đặc trưng như đánh trống ngực, mạch nhanh, cảm giác tim rung lên trong lồng ngực, khó thở, đau ngực, chóng mặt… Tuy nhiên hầu hết đều không biết đó là hậu quả của bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân khiến người tiểu đường bị tim đập nhanh

Triệu chứng tim đập nhanh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng với người bệnh tiểu đường, tim đập nhanh thường do biến chứng thần kinh tự chủ, rung nhĩ hoặc một số biến chứng tim mạch khác.

Biến chứng thần kinh tự chủ: Hệ thần kinh tự chủ là một phần của hệ thần kinh ngoại vi, có vai trò điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng, trong đó có nhịp tim. Khi bị tiểu đường, đường huyết cao sẽ gây tổn thương hệ thần kinh này khiến người bệnh bị tim đập nhanh lúc nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác như: hạ huyết áp tư thế đứng (choáng váng, hoa mắt khi đứng lên), nuốt nghẹn, rối loạn tiêu hóa, ợ chua, da khô ngứa, rụng lông, bí tiểu, rối loạn kinh nguyệt hay rối loạn cương dương…

Các biến chứng tim mạch khác: Chủ yếu là bệnh động mạch vành (mạch máu nuôi tim). Tiểu đường khiến mạch vành bị xơ vữa làm máu khó lưu thông. Tim buộc phải co bóp nhanh hơn để đảm bảo đủ lượng máu đi nuôi cơ thể. Điều này sẽ gây tăng nhịp tim.

Ngoài những nguyên nhân trên, người tiểu đường còn có thể bị tim đập nhanh do hạ đường huyết. Khi này, bạn sẽ có thêm các triệu chứng khác như vã mồ hôi, run chân tay, đói, mệt, hoa mắt…

Đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi nếu bạn đang gặp triệu chứng tim đập nhanh để được chuyên gia tư vấn cách giảm nhịp tim hiệu quả.

Tim đập nhanh ở người tiểu đường có nguy hiểm không?

Người tiểu đường có triệu chứng tim đập nhanh sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm. Theo một số nghiên cứu, nguy cơ tử vong ở đối tượng này tăng 15 – 25% so với người chỉ bị một bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ dễ gặp các biến cố về tim mạch như:

Vì vậy, nếu triệu chứng đập nhanh khi nghỉ ngơi hoặc kèm hồi hộp, khó thở… xảy ra thường xuyên, bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám. Tại đây, bạn sẽ được làm điện tâm đồ, siêu âm tim… để biết nguyên nhân gây tim đập nhanh, từ đó có cách điều trị phù hợp.

Cách giảm tim đập nhanh cho người bệnh tiểu đường

Nhịp tim nhanh do hạ đường huyết có thể giảm nhanh chóng bằng cách ăn vài chiếc kẹo hay uống nước đường. Tuy nhiên, nếu tim đập nhanh xuất phát từ các nguyên nhân khác, bạn sẽ cần áp dụng nhiều biện pháp hơn để làm tim đập chậm lại.

Cách giảm nhịp tim nhanh tức thời

Ho mạnh.

Làm ướt mặt bằng nước lạnh.

Hít sâu thở chậm.

Thực hiện nghiệm pháp Valsalva: ngậm miệng, bịt mũi, hít thật sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh nhưng không cho hơi thoát ra. Giữ trạng thái đó trong 5 giây sau đó thở ra từ từ.

Cách giảm nhịp tim nhanh lâu dài

Để giữ nhịp tim ổn định lâu dài, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm cho bạn 1 số thuốc giảm nhịp tim. Phổ biến nhất là thuốc chẹn beta giao cảm ( áp dụng cho cả trường hợp tim đập nhanh do biến chứng thần kinh tự chủ và rung nhĩ), thuốc chẹn kênh calci ( dùng cho trường hợp rung nhĩ). Tuy nhiên, khi dùng bạn lưu ý tránh đứng dậy đột ngột vì các thuốc này có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng để giảm tần suất xuất hiện cơn nhịp nhanh. Bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất điện giải (táo, cam, hạnh nhân, sữa, hải sản…) để ổn định nhịp tim, thực phẩm chống viêm (rau lá xanh, trái cây tươi, cá…) để giảm xơ vữa mạch.

Trong những năm gần đây, các thảo dược Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu đã được sản xuất dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Đây là sản phẩm chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường, giúp phòng và cải thiện biến chứng hiệu quả.

Thực tế, đã có rất nhiều người bệnh tim mạch đã cải thiện sức khỏe sau vài tháng sử dụng thêm Hộ Tạng Đường cùng thuốc điều trị. Điển hình như trường hợp bà Vũ Thị Thanh Luyên (Miếu Hai Xã, Hải Phòng). Trước đây bà từng bị nhồi máu cơ tim hai lần phải cấp cứu. Thế nhưng sau khi dùng thêm tpbvsk Hộ Tạng Đường thì bà đã cảm thấy sức khỏe tốt hơn: ” Người tôi đỡ mỏi mệt. Ngay cả triệu chứng tê, ngứa ở ngón chân cũng giảm. Nhiều lúc tôi cảm thấy sức khỏe của mình như người bình thường chưa từng can thiệp tim mạch.”

Chia sẻ của bà V. T. T. Luyên về tpbvsk Hộ Tạng Đường.

TPBVSK Hộ Tạng Đường và những lợi ích cho người tiểu đường

Thay vì lo lắng khi bị rối loạn nhịp tim hay tim bỏ nhịp, bạn nên bình tĩnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với việc nghỉ ngơi và tập luyện điều độ. Khi áp dụng các cách làm giảm nhịp tim đập nhanh, bạn sẽ không còn phải lo lắng về các vấn đề tim mạch của mình nữa.

http://care.diabetesjournals.org/content/26/5/1553 https://www.diabetesselfmanagement.com/diabetes-resources/definitions/arrhythmia/ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tachycardia/symptoms-causes/syc-20355127 https://www.wikihow.com/Slow-Your-Heart-Rate-Down http://www.diabetesincontrol.com/elevated-resting-heart-rate-mortality-risk/ http://www.timmachhoc.vn/vi/tong-quan-cac-van-de-tim-mach-hoc/1485-vai-tro-cua-dai-thao-duong-trong-roi-loan-nhip-tim.html

Triệu Chứng Của Bệnh Tiểu Đường Là Gì?

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Tiểu đường được chia làm 3 dạng đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường tuýp 3 (tiểu đường thai kì). Trong đó tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là hai loại phổ biến hơn. Bệnh tiểu đường có những triệu chứng để nhận biết chung và riêng cụ thể như:

1. Các triệu chứng chung của bệnh tiểu đường

► Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và đói: Các tế bào cần năng lượng để hoạt động từ glucose. Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường thì insulin sẽ không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Do đó cơ thể sẽ muốn chúng ta phải ăn để tiếp năng lượng cho các tế bào. Đó chính là nguyên nhân khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi và đói.

► Thường xuyên khát nước và đi tiểu: Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ bơm nước vào máu để pha loãng lượng đường huyết, đó là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên khát nước. Bên cạnh đó thận cũng làm việc liên tục để đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể. Một người bình thường sẽ đi tiểu 4 – 10 lần trong ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn và kéo dài thì nguy cơ bạn mắc bệnh tiểu đường là rất cao.

► Da và miệng bị khô: Lượng nước nạp vào liên tục bị đào thải ra ngoài nên bạn sẽ cảm thấy da và miệng lúc nào cũng bị khô mặc dù uống nước rất nhiều.

► Giảm thị lực: Lượng glucose trong máu quá cao khiến thủy tinh thể bị sưng lên, điều đó sẽ khiến mắt dễ bị mỏi và mờ.

2. Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1

► Giảm cân đột ngột: Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng giảm cân liên tục vì các tế bào không đủ năng lượng để hoạt động. Do đó cơ thể sẽ phải sử dụng năng lượng ở các tế bào mỡ.

► Buồn nôn và nôn: Khi chất béo trong cơ thể bị phân giải sẽ tạo ra một chất mới gọi là ketone. Lâu ngày chúng sẽ làm nhiễm toan ceton khiến cơ thể hay buồn nôn.

3. Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 2

► Đau, tê tay chân: Lượng đường trong máu cao khiến máu khó lưu thông, dẫn đến tổn thương hệ thần kinh, mà điển hình nhất là dây thần kinh dẫn đến các ngón tay, chân.

► Nhiễm nấm và xuất hiện nhiều vết thâm nám: Khi mắc bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ yếu đi khiến da dễ nhiễm nấm, ngứa, hoặc các vùng da có nếp gấp như cổ, nách, ngón tay sẽ xuất hiện hiện tượng bị sẫm màu và khô hơn các vùng da khác do cơ thể bị thiếu nước.

► Các vết thương lâu lành: Cơ thể sẽ bị giảm đề kháng khi mắc bệnh tiểu đường. Do đó nếu bị thương thì các vết thương sẽ lâu lành.