Triệu Chứng Của Dị Ứng Tôm / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Dị Ứng Tôm Cua Chữa Như Thế Nào

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – chuyên gia da liễu với hơn 15 năm kinh nghiệm, dị ứng cơ địa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với một hoặc nhiều tác nhân bên ngoài. Dị ứng cơ địa hình thành do cơ địa của mỗi người, từ khi sinh ra đã có mầm mống bệnh trong cơ thể chỉ cần có dị nguyên kích thích bệnh sẽ bùng phát .

Tùy vào thể trạng của mỗi người mà triệu chứng dị ứng cơ địa có thể xuất hiện nhanh hay chậm sau khi tiếp xúc với dị nguyên (khói bụi, thực phẩm, lông động vật, thời tiết…)

Thông thường, các triệu chứng của bệnh thể hiện rất rõ ràng qua tình trạng phát ban nổi mẩn ngứa tổn thương da, nếu không điều trị sớm và hiệu quả có thể gây biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm màng phổi, sốc phản vệ…

Nguyên nhân gây nên triệu chứng dị ứng cơ địa

Một số nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng mẩn ngứa cơ địa phải kể đến như:

Dị ứng thực phẩm: nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch xác định nhầm một số loại thực phẩm cụ thể hoặc các chất có trong thực phẩm như là tác nhân gây hại. Khi đó, các tế bào giải phóng histamine gây hiện tượng dị ứng.

Một trong những loại thực phẩm dễ gây dị ứng là tôm, cua. Nguyên nhân chủ yếu gây dị ứng tôm cua là do trong thịt, gạch của các loại tôm, cua, ghẹ,… có rất nhiều protein khác nhau. Trong cơ thể của những bệnh nhân dị ứng không thể nhận dạng được các protein này và xem chúng là những protein lạ. Do đó khi ăn tôm, cua, cơ thể của người bị dị ứng sẽ tiết các kháng thể thúc đẩy phản ứng.

Dị ứng thuốc: do cơ thể không dung nạp được với thành phần thuốc đến các biểu hiện gây hại cho sức khỏe của người dùng. Tùy theo cơ địa mà bệnh nhân có thể bị dị ứng với bất kỳ thuốc nào kể cả với loại có dược tính “nhẹ” như vitamin B1 .

Dị ứng với mỹ phẩm: trong thành phần các loại mỹ phẩm có chứa rất nhiều các hợp chất hóa học khác nhau. Đây chính là nguồn dị nguyên gây khởi phát bệnh.

Các cách điều trị dị ứng cơ địa hiệu quả

Tương tự như nhiều dạng dị ứng khác, điều trị dị ứng cơ địa cũng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ dị ứng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng biệt và phù hợp.

?Một số mẹo chữa dị ứng cơ địa tại nhà

Đối với những trường hợp dị ứng nhẹ với các dấu hiệu thông thường ngoài da, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp chữa dị ứng từ các nguyên liệu tự nhiên. Những cách này có thể giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết, khi có các dấu hiệu dị ứng cơ địa ở dạng nhẹ với dấu hiệu ngứa ngáy, mề đay ngoài da, bạn có thể áp dụng một số cách tự nhiên để làm dịu cảm giác khó chịu, bao gồm:

Cách này giúp cho quá trình giải độc tố, các dị ứng nguyên trong cơ thể được nhanh hơn. Khi có dấu hiệu dị ứng, bạn có thể uống ngay 1 – 2 ly nước để giúp tình trạng dị ứng da bớt khó chịu.

Cách này cũng có tác dụng giúp giảm các triệu chứng dị ứng vì mật ong có một số vitamin và các hoạt chất giúp trung hòa dị ứng nguyên. Dùng khoảng 2 muỗng mật ong pha với một ly nước ấm có thể giúp giảm ngứa ngoài da do dị ứng tôm cua.

Nước cam, chanh chứa nhiều vitamin C, vừa giúp làm dịu da, bù nước cho cơ thể và còn giúp da bạn trung hòa bớt độc tính, giúp thải độc nhanh hơn. Khi bị ngứa, mề đay do dị ứng da bạn có thể dùng một ít nước cam, chanh để giúp giảm các dấu hiệu khó chịu.

Nước chanh giúp giảm bớt các dấu hiệu dị ứng, bù nước và vitamin C, có thể áp dụng với những trường hợp dị ứng nhẹ.

? Dùng thuốc Tây y

Đối với dị ứng cơ địa nổi mề đay dạng nhẹ, tùy theo trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc để cơn dị ứng tự chấm dứt. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc chống dị ứng, thuốc kháng histamine để giúp bệnh nhân làm dịu tình trạng dị ứng. Đồng thời một số thuốc bôi ngoài da, điều trị ngứa da cũng có thể được chỉ định để sử dụng song song.

Với những trường hợp sốc phản vệ, các bác sĩ thường chỉ định tiêm Epinephrine (hoặc adrenaline) và theo dõi phản ứng sau khi tiêm. Trong thời gian cấp cứu sốc phản vệ, các bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc khác nếu cần thiết.

Tuy nhiên, dùng thuốc tân dược để chữa dị ứng mẩn ngứa mang tính chất như con dao 2 lưỡi, nếu không lưu ý rất có thể chính thuốc chữa bệnh lại trở thành nguồn phát khiến tình trạng dị ứng ngày một trầm trọng hơn.

?Bài thuốc nam Đỗ Minh Đường – Điều trị tận gốc dị ứng cơ địa nhờ cơ chế trị bệnh đặc biệt

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Nguyên PGĐ Trung tâm Ứng dụng thuốc Dân tộc từng phát biểu: “Đông y với các bài thuốc thảo dược lành tính, không gây tác dụng phụ, an toàn cho mọi đối tượng được coi là phương pháp tối ưu giải quyết chứng bệnh dị ứng nổi cơ địa dai dẳng”.

Thành phần bài thuốc là sự kết hợp theo tỷ lệ vàng của 3 phương thuốc nhỏ, đem lại hiệu quả tổng hòa:

Bài thuốc đặc trị dị ứng phát ban: hỗ trợ giải độc, giảm sưng, tiêu viêm đánh bay mẩn ngứa

Bài thuốc bổ gan dưỡng huyết: mát gan, tăng cường chức năng ngũ tạng

Bài thuốc bổ thận giải độc: thanh nhiệt, đào thải độc hại, bổ sung sức đề kháng của cơ thể

Chính sự kết hợp độc đáo này đã giúp bài thuốc phát huy cơ chế chữa bệnh một cách toàn diện, giải quyết tận gốc căn nguyên bệnh, cho hiệu quả lâu dài.

Với gần 150 năm nghiên cứu và cải tiến, bài thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa của Đỗ Minh Đường được các chuyên gia trong ngành và người bệnh đánh giá cao.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT Trung ương, đánh giá về bài thuốc :”Các dược liệu trong bài thuốc chữa dị ứng của Đỗ Minh Đường hoàn toàn từ tự nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn CO – CQ theo cấp phép và kiểm định của Bộ Y tế nên an toàn cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh. Điểm mà tôi đánh giá cao ở bài thuốc chính là dạng thức bào chế. Thuốc có dạng cao nên tiện lợi khi sử dụng, khắc phục được nhược điểm sắc thuốc lỉnh kỉnh tốn thời gian của thuốc đông y từ nhiều đời nay.”

Bên cạnh đó, chất lượng bài thuốc hơn hết được khẳng định qua sức khỏe của người bệnh sau khi đến khám và điều trị tại Đỗ Minh Đường.

Lời khuyên từ chuyên gia cho người bị dị ứng cơ địa

Đối với các bệnh dị ứng, bao gồm dị ứng cơ địa, việc phòng ngừa luôn đóng vai trò quan trọng. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để tránh những rắc rối không mong muốn do dị ứng gây ra. Theo Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn – chuyên gia với hơn 15 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị da liễu, để hạn chế những ảnh hưởng do dị ứng cơ địa, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Người đã từng bị dị ứng thực phẩm nên tránh xa nguồn phát gây bệnh

Trong quá trình điều trị cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Khi phát hiện các triệu chứng dị ứng, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời

Dị Ứng Tôm Và Cách Xử Lý Ngay Tại Chỗ

Dọc bờ biển trải dài của nước ta là nguồn hải sản vô tận, trong đó tôm là thực phẩm quen thuộc được nhiều người ưu thích nhất hiện nay. Một ngày bạn thường xuyên bị nổi mề đay, mẩn ngứa toàn thân sau khi ăn tôm thì bạn nên nghĩ có thể mình đã bị dị ứng tôm. Đây là nhóm thực phẩm điển hình gây nên hầu hết các trường hợp bị dị ứng thực phẩm hiện nay. Nếu vô tình bạn bị dị ứng tôm hãy xử lý ngay giảm triệu chứng và phòng ngừa sốc phản vệ nguy hiểm tới tính mạng có thể xảy ra.

Nguyên nhân vì sao xuất hiện dị ứng tôm

Dị ứng là phản ứng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài cụ thể là ăn tôm. Sau khi ăn không lâu các phản ứng bắt đầu biểu hiện ra ngoài bằng những cơn ngứa bứt dứt, nổi mẩn đỏ kèm theo chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, hạt huyết áp…

Lý do ăn tôm tạo ra phản ứng dị ứng là do trong tôm có chứa nhiều chất đạm lạ ( protein lạ ) khi vào cơ thể khiến cho hệ miễn dịch không nhận dạng được và tạo phản ứng tiêu diệt các chất này gây dị ứng. Các chất đạm lạ này đóng vai trò là các bán nguyên hay kháng nguyên không đầy đủ khi vào cơ thể sẽ phản ứng với các phản ứng dị ứng. Ngoài ra một lý do nữa là do trong hải sản nói chung và tôm nói riêng có chứa nhiều chất histamin, chính chất này khi vào cơ thể cũng tự bạo chất trung gian gây dị ứng ngứa nổi mề đay.

Những yếu tố này đã làm nguy cơ dị ứng tôm cao, người có cơ địa nhạy cảm hoặc ít nhạy cảm đều nên cảnh giác với thực phẩm này. Những người hay bị dị ứng tôm cũng có khả năng gặp phải dị ứng cua, ghẹ, và nhiều loại hải sản khác.

Có 2 loại dị ứng tôm hay gặp đó là dạng phát bệnh nhanh và dạng phát bệnh chậm tùy vào thời gian bùng phát bệnh nhanh hay chậm. Đối với dạng nào thì những biểu hiện của bệnh cũng bắt đầu với những biểu hiện bên ngoài là ngứa ngoài da, xuất hiện nốt đỏ, thường sảy ra ở toàn thân. Trong trường hợp nhẹ để giảm nhanh cơn ngứa người bị dị ứng tôm có thể tận dụng ngay 3 cách đơn giản như sau:

1. Áp dụng mật ong trị dị ứng tôm

Mật ong như là một chất kháng sinh chống nhiễm khuẩn và có khả năng làm dịu giảm kích ứng ngoài da tốt. Khi cơ thể bị dị ứng tôm với các biểu hiện như trên thì người bị dị ứng tôm nên pha 1 ly nước ấm với 2 thìa mật ong để uống nhằm trung hòa đường ruột, cải thiện bệnh dị ứng từ bên trong cơ thể. Sau 4 giờ nếu vẫn còn ngứa, nổi mẩn thì có thể uống thêm 1 ly nước mật ong nữa giúp thanh lọc trị bệnh.

2. Áp dụng nước chanh trị dị ứng tôm

Nước chanh giàu vitamin C và môi trường acid khi vào cơ thể ngoài việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể lại giúp thanh lọc, mát gan, đào thải chất độc giúp thuyên giảm các triệu chứng dị ứng tôm ngay tức khắc. Uống 1 ly nước chanh sau khi phát hiện dấu hiệu bệnh dị ứng tôm thì khoảng 30 phút sẽ thấy giảm ngứa và nổi mẩn đỏ.

Dị Ứng Tôm: Nhiều Người Bị Mà Không Biết Cách Chữa!

Nhận biết triệu chứng dị ứng tôm

Dị ứng thực phẩm nói chung và dị ứng tôm thông thường có chung một triệu chứng, chúng chỉ khác nhau về tác nhân gây ra dị ứng mà thôi.

☆ Một số triệu chứng dị ứng với tôm mà bạn có thể dễ dàng nhận biết như sau:

Ngứa: Ngứa là triệu chứng đầu tiên của mọi loại dị ứng. Dấu hiệu ngứa sẽ xuất hiện trong khoang miệng gần như là sau 5 đến 10 phút kể từ lúc bạn tiếp xúc với tôm. Sau đó cơn ngứa có thể lan ra tay, mặt và cả cơ thể.

Nổi mề đay: Nổi mề đay không phải lúc nào cũng là do dị ứng với tôm, mà có thể do dị ứng môi trường, thuốc kết hợp hoặc nhiều yếu tố khác.Nhưng nếu sau khi ăn tôm mà bạn bị nổi mề đay thì 99% là bạn đang dị ứng với nó rồi.

Da đỏ tấy hoặc sưng: Dị ứng tôm thường làm da bị đỏ tấy nhất là khu vực quanh môi và vùng lân cận trên mặt.

Tụt huyết áp: Đây là một biện chứng có thể xảy ra khi dị ứng tôm và nó nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Trong trường hợp này, bạn nên nhanh chóng đưa người bị dị ứng với cơ quan y tế để được thăm khám và đề phòng các biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn tiêu hóa: Nôn mửa, tiêu chảy đôi khi cũng là dấu hiệu của chứng dị ứng tôm, phản ứng của cơ thể khi không thể chấp nhận được thức ăn và xảy ra hiện tượng đào thải ra bên ngoài.

Tức ngực, khó thở: Đây là dấu hiệu đầu tiên của chứng sốc phản vệ khi bị dị ứng thức phẩm, ở đây là tôm. Các chất dị ứng trong thức ăn phản ứng với hệ miễn dịch gây ra hiện tượng thắt thanh quan làm cho bệnh nhân cảm thấy khó thở. Trường hợp này có cảm giác giống như có một vật hay một loại thức ăn nào đó mắc trong cổ họng mà người bệnh không có cách nào lấy ra được.

Nếu có một trong các triệu chứng kể trên sau khi bạn tiếp xúc hay ăn tôm thì có nghĩa là bạn mắc phải chứng dị ứng tôm. Lúc này bạn cần tìm ra nguyên nhân cụ thể để có cách khắc phục và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dị ứng tôm

Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Ở đây, tôm là tác nhân gây dị ứng.

☆ Lý do dị ứng khi ăn tôm có thể giải thích như sau:

Trong tôm có chứa rất nhiều loại protein bỗ dưỡng nhưng nó cũng có chứa nhiều protein khá lạ, cho nên khi đi vào cơ thể sẽ trở thành những kháng nguyên kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra hiện tượng dị ứng.

Các chất đạm lạ trong tôm cũng đóng vai trò như một chất kháng nguyên hay bán nguyên khi đi vào cơ thể sẽ gây ra hiện tượng dị ứng.

Trong tôm và hải sản nói chung có chứa khá nhiều histamin, chất này đi vào cơ thể gây nên các triệu chứng ngứa và dị ứng.

Đối với dị úng hải sản nói chung và dị ứng tôm nói riêng thì mức độ dị ứng không hề phụ thuộc vào số lượng ăn nhiều hay ít mà là phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cá nhân đối với hải sản hay tôm.

Trường hợp dị ứng tôm thường xảy ra rất nhanh, chỉ trong vòng vài giờ sau khi ăn tôm thì bạn có thể đã có tất cả các triệu chứng của việc dị ứng. Tình huống xấu nhất là khi sốc phản vệ xảy ra, do đó bạn cần nắm rõ các bước để xử lý khi bị dị ứng tôm.

Cách chữa dị ứng với tôm nhanh nhất

☆ Sử dụng nước chanh để chữa dị ứng tôm:

Trong chanh có chứa nhiều vitamin C có thể tăng sức đề kháng và thanh lọc cơ thể, giúp mát gan và đào thảo các chất độc ra khỏi cơ thể làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa do dị ứng tôm gây ra.

Để có hiệu quả điều trị cao, tốt nhất bạn nên uống ngay một ly nước cam ngay khi có dấu hiệu dị ứng tôm. Sau khoảng 30 phút, bạn sẽ thấy rõ mẩn đỏ và ngứa giảm hẳn.

☆ Dùng mật ong chữa dị ứng tôm:

Mật ong là một chất kháng sinh tự nhiên có thể làm giảm các chất kích thích bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Khi có dấu hiệu dị ứng hải sản nói chung và dị ứng tôm thì dùng mật ong có thể là cách chữa tốt nhất.

Khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu dị ưng tôm thì nên pha ngay một lý nước ấm cùng với 2 thìa mật ong nguyên chất để uống nhầm khắc phục nhanh các triệu chứng dị ứng.

Mật ong có thể trung hòa đường ruột, cải thiện các bệnh về dị ứng nói chung từ bên trong cơ thể. Nếu sau 4 giờ đống hồ mà vẫn cảm thấy ngứa hay nổi mẩn đỏ thì bạn có thể uống thêm một ly nước mật ong nữa.

Tuy nhiên, trong trường hợp chứng dị ứng tôm có những dấu hiệu nặng hơn, ngứa ngáy với cường độ lớn vượt qua tầm kiểm soát của bạn hoặc nếu người bệnh có dấu hiệu phù nề niêm mạc mắt, họng, khó thở, phát sốt, mất ý thức thì bạn nên nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh trường hợp người bệnh ngưng thở và gây tử vong.

Cách phòng ngừa dị ứng tôm

Dị ứng có thể có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nó lại không có một biện pháp khắc phục cụ thể nào cả. Điều này có nghĩa là nếu bạn dị ứng với một món ăn nào đó thì cách tốt nhất là dừng ăn loại thức ăn đó hoặc hạn chế tùy theo mức độ mẩn cảm của bạn.

☆ Ngoài ra, có một số lưu ý bạn cần quan tâm để phòng ngừa chứng dị ứng tôm:

Không dùng chung chén, đũa, muỗng, nồi hay bất cứ vật dụng với ai, nhất là những đồ vật dùng đã tiếp xúc với hải sản.

Hạn chế ăn các món nộm, trộn, xà lách nhất là khi bạn không biết trong đó tôm hay không. Vì trường hợp bạn dị ứng nặng, một mẩu nhỏ tôm cũng có thể gây ra dị ứng.

Không nên tiếp xúc, chế biến hay đánh bắt tôm nếu bạn dị ứng với nó nhất là trường hợp dị ứng đặc biệt nặng.

Triệu Chứng, Biểu Hiện Của Dị Ứng Thực Phẩm

Nhẹ và vừa

– Ở da: mày đay, đỏ bừng, phù mạch.

– Ở hệ tiêu hóa: nôn mửa, quặn bụng đau bụng, tiêu chảy.

– Ở hệ hô hấp: viêm mũi, hen phế quản (khởi phát đột ngột tình trạng khò khè và nặng lên sau một thời gian ngắn), phù thanh quản.

Cũng có thể chán ghét thức ăn, thay đổi hành vi, khí sắc.

Nặng

6 triệu chứng để bạn biết rằng mình có bị dị ứng thức ăn hay không?

1. Phát ban

Phát ban không phải lúc nào cũng có nguyên nhân từ dị ứng thực phẩm, đôi khi đó có thể là vì dị ứng môi trường, thuốc hoặc kết hợp nhiều yếu tố. Tuy nhiên, phát ban là một triệu chứng phổ biến hơn cả khi bị dị ứng thực phẩm.

Các nốt phát ban là những mụn nổi đỏ thường rất ngứa, chúng mọc theo từng mảng hoặc lan thành vùng rộng trên cơ thể.

2. Da tấy đỏ hoặc bị sưng

Dị ứng thường làm da bị tấy đỏ hoặc sưng, nhất là khu vực quanh môi hoặc trên mặt. Các loại hải sản và trứng là những tác nhân dị ứng đôi khi gây ra những triệu chứng như thế này.

3. Viêm mũi dị ứng

Bệnh sốt mùa hè hay viêm mũi dị ứng thường do đất hoặc phấn hoa gây ra, viêm mũi cũng là triệu chứng thường thấy khi bị dị ứng với các sản phẩm bơ sữa. Bạn cũng nên tính tới khả năng dị ứng thức ăn là một nguyên nhân của chứng sung mãn kinh niên nếu các triệu chứng dị ứng không cải thiện chút nào khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển vị trí cư trú.

4. Chàm bội nhiễm (Eczema)

Eczema còn gọi là chứng viêm da atopic làm người bệnh rất ngứa và đau đớn, các nốt phát ban có vảy thường mọc gần mặt, khuỷu tay và đầu gối. Tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn do mồ hôi, quần áo hoặc thời tiết khô và rất khó chữa. Eczema là triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng với sữa, trứng, cá và bột mỳ.

5. Rối loạn tiêu hoá

Tiêu chảy, nôn mửa và táo bón đôi lúc cũng là biểu hiện của dị ứng thức ăn, nhất là với những sản phẩm làm từ bơ sữa. Tuy nhiên, có thể chúng cũng là những dấu hiệu của tình trạng cơ thể không chịu được thức ăn. Không chịu được chất lactose và gluten là hai tình trạng không thích nghi khá phổ biến gây ra những triệu chứng này.

6. Nổi mề đay cấp tính

Nổi mề đay cấp tính là triệu chứng nghiêm trọng nhất nhưng thật may, đây cũng là triệu chứng dị ứng hiếm gặp và rõ rệt nhất.

Nổi mề đay cấp tính là phản ứng dị ứng trên toàn cơ thể, gây khó thở do bị sưng nề đường thở và huyết áp giảm đột ngột do thành mạch máu bị giãn. Nổi mề đay cấp tính thường nặng lên rất nhanh khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, do đó sẽ dễ dàng tìm ra nguyên nhân dị ứng.

Khi bị nổi mề đay cấp tính cần được cấp cứu ngay. Nếu các triệu chứng tiến triển không ngừng, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức và thực hiện tất cả các biện pháp cấp cứu cần thiết do bác sỹ yêu cầu

Theo chúng tôi