Triệu Chứng Của Bệnh Phù Thũng / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Sưng Phù Mắt Cá Chân Là Của Bệnh Gì, Cách Chữa Trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Uyên, 27 tuổi. Thời gian gần đây mắt cá chân tôi thường bị sưng lên, có cảm giác đau và căng da, chỗ mắt cá cũng xuất hiện những vết thâm. Tôi hiện tại đi lại khá khó khăn. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi là tôi đang bị bệnh gì và cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

1. Sưng mắt cá chân là gì

2. Nguyên nhân sưng mắt cá chân

3. Biến chứng của sưng mắt cá chân

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

5. Xét nghiệm cận lâm sàng

6. Điều trị sưng mắt cá chân

7. Phòng chống sưng mắt cá chân

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Mắt cá và bàn chân là 2 nơi thường gặp nhất của triệu chứng sưng phù do ảnh hưởng của trọng lực lên dịch ứ trong cơ thể. Tuy nhiên, sự ứ dịch không phải là nguyên nhân duy nhất gây sưng mắt cá chân. Chấn thương và những hậu quả của viêm cũng có thể gây ứ dịch và phù chân.

Sưng mắt cá chân hay phù chân có thể khiến cho phần dưới của chân bự hơn bình thường. Sưng chân có thể gây khó khăn trong việc đi bộ vì có thể gây đau, làm da cảm thấy căng và bó chặt vùng thấp của chân. Việc biết được nguyên nhân gây sưng phù có thể giúp loại trừ được những tình trạng nguy hiểm.

Nếu bạn đứng quá lâu thì cũng có nguy cơ bị sưng mắt cá chân. Ở lứa tuổi cao, nguy cơ mắc triệu chứng này sẽ tăng lên. Một chuyến bay hay lái xe trong thời gian dài cũng có thể gây sưng mắt cá chân, phù chân và bàn chân.

Một số tình trạng hay bệnh lý sau cũng có thể gây sưng mắt cá chân hay phù chân như:

Thừa cân, béo phì

Tĩnh mạch hoạt động kém

Có thai

Viêm khớp dạng thấp

Huyết khối ở chân

Suy thận

Nhiễm trùng ở chân

Sưng hạch bạch huyết, gây sưng phù ngoại vi do làm tắc nghẽn hệ bạch huyết (hệ bạch huyết góp phần trong lưu thông máu huyết)

Phẫu thuật trước đó như phẫu thuật vùng chậu, chân, mắt cá hay bàn chân

Một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến sưng mắt cá chân hay phù chân như:

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chẹn kênh canxi trong điều trị tăng huyết áp

Các loại thuốc có chứa thành phần hormon ví dụ như thuốc ngừa thai, estrogen hoặc testosterone

Thuốc giảm đau kháng viêm có chứa steroid

Sự viêm nhiễm do chấn thương cấp tính hoặc mạn tính ở chân có thể gây sưng mắt cá chân. Những tình trạng hoặc bệnh lí có thể gây ra kiểu viêm này bao gồm:

Bong gân vùng mắt các chân

Thoái hóa khớp

Gãy bàn chân

Rách hay đứt gân gót Achilles

Đứt dây chằng chéo trước

Một số biến chứng từ việc sưng phù mắt cá chân có thể bao gồm:

Sưng nặng hơn

Đỏ,nóng da vùng sưng

Đột ngột đau vùng sưng

Đau ngực kéo dài từ 1-3 phút

Cảm giác xỉu hoặc choáng váng

Mơ hồ

Nếu bất kì một trong các dấu hiệu trên xuất hiện thì bạn nên đến các cơ sở y tế ngay để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị thích hợp.

Bạn nên đi đến các cơ sở y tế nếu bạn có những triệu chứng ảnh hưởng lên tim như:

Bạn cũng cần lưu ý các biến dạng hay cong vùng mắt cá chân bất thường. Nếu chấn thương làm bạn khó đứng lên và di chuyển thì bạn cũng cần lưu ý.

Và bạn có thể đến các trung tâm y tế điều trị nếu các biện pháp tại nhà không hiệu quả.

Chăm sóc tại nhà

Để điều trị sưng mắt cá chân tại nhà bạn cần nhớ 4 bước cơ bản sau:

Nghỉ ngơi: hãy để mắt cá và chân của bạn được nghỉ ngơi cho đến khi bạn đi khám bác sĩ để có kết luận chính xác hoặc cho đến khi hết sưng.

Chườm lạnh: đặt túi đá lên vùng da sưng ngay lập tức và để trong vòng 15-20 phút. Sau đó, lặp lại mỗi 3 đến 4 giờ.

Băng ép: dùng băng quấn quanh mắt cá chân và cần bảo đảm lượng tuần hoàn lưu thông ở vùng này. Có thể mang vớ hỗ trợ nếu cần.

Nâng cao: bạn cần nâng cao chân hay mắt cá chân lên trên mức tim (càng cao càng tốt) hoặc bạn có thể nâng tựa trên 2 chiếc gối. Điều này giúp làm lưu thông dịch bị ứ chạy lên vùng phía trên cơ thể, làm giảm sưng chân.

Điều trị y khoa

Nếu bạn đến các cơ sở y tế thì các bác sĩ hầu như có thể chẩn đoán nguyên nhân gây tình trạng này, có thể làm thêm một số xét nghiệm như:

Nếu sưng phù gây ra bởi một tình trạng bệnh lí y khoa như suy tim xung huyết, bác sĩ có thể kê thêm thuốc lợi tiểu tác động lên cơ chế tái hấp thu dịch ở thận và giúp dịch được thải ra ngoài nhiều hơn. Do đó làm giảm sưng phù hiệu quả hơn.

Nếu sưng phù do chấn thương có thể cần phẫu thuật cố định lại xương và vùng bị chấn thương.

Nếu sưng phù gây đau, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm thông dụng trên thị trường như ibuprofen.

Nếu sưng phù nhẹ do thai kì thì thường sẽ tự khỏi sau khi sinh em bé hoặc chế độ nghỉ ngơi thích hợp.

Sau khi điều trị, bạn cần đến bác sĩ lại nếu như:

Sưng trở nên nặng hơn

Khó thở hoặc đau ngực

Cảm giác choáng, muốn xỉu

Điều trị ổn định bệnh nền

Nếu bạn bị bệnh lí nào đó có thể gây phù chân thì cần điều trị tốt và ổn định bệnh nền này. Ví dụ: người bị suy tim sung huyết hoặc suy thận cần giảm lượng dịch nhập vào mỗi ngày.

Tập thể dục

Trong khi bạn không thể lúc nào cũng có thể đề phòng những chấn thương trong các hoạt động thể lực hằng ngày thì việc khởi động tốt và đúng cách có thể giúp ích cho bạn, bao gồm cả đi bộ hoặc tản bộ nhẹ trước khi tập thể dục cường độ nặng. Những vật dụng hỗ trợ thể thao cũng có thể giúp ích. Có những loại giày thể thao có thể giúp ngăn ngừa chấn thương. Bạn cũng nên lựa chọn những loại giày phù hợp với hoạt động hoặc nhu cầu đặc biệt.

Vớ ép

Trong một vài trường hợp, vớ ép có thể giúp ngăn ngừa và làm dịu bớt sưng mắt cá chân và phù chân. Vớ ép tác động một lực ép lên vùng thấp của chân và giúp giảm phù gây ra bởi nhiều tình trạng bệnh lí khác nhau như:

Huyết khối tĩnh mạch sâu

Sưng hạch bạch huyết

Giãn tĩnh mạch

Tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả

Bạn nên khám bác sĩ trước khi dùng vớ ép trị sưng mắt cá chân. Chúng nên phù hợp với nhu cầu của bạn. Bạn cần mang vớ suốt ngày và có thể tháo chúng ra trước khi đi ngủ.

Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hạn chế muối sẽ giúp làm giảm ứ nước hay ứ dịch trong cơ thể. Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh và đóng hộp thường chứa nhiều lượng muối, do đó bạn nên đọc kĩ thành phần ở nhãn dán sản phẩm.

Nâng cao chân

Nếu bạn đứng quá nhiều trong một ngày, bạn có thể gác chân lên hoặc ngâm chân trong nước sẽ giúp ngăn ngừa sưng mắt cá chân.

Bạn Uyên thân mến, bạn hãy thử một số biện pháp tự điều trị mà chúng tôi đưa ra để khắc phục tình trạng sưng mắt cá chân. Nếu vẫn không thấy đỡ hoặc tình trạng trở nên xấu hơn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Điều Dưỡng Sài Gòn Chia Sẻ Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Phù Não

Bệnh phù não là một căn bệnh nguy hiểm, có thể khiến con người tử vong nhanh chóng. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra bệnh phù não và biểu hiện của nó như thế nào?

Ngoài tên gọi phù não thì chứng bệnh này còn được biết đến dưới cái tên “Tăng áp lực nội sọ”. Phù não có thể xảy ra ở những vị trí đặc biệt ở não hay phù toàn bộ não, phụ thuộc vào nguyên nhân gây phù. Não bị phù sẽ làm gia tăng áp lực bên trong hộp sọ, do đó phù não còn được gọi là “Tăng áp lực nội sọ”. Áp lực gia tăng này có thể chèn ép mạch máu nuôi não, làm máu không tới được các phần của não, hạn chế nguồn cung cấp oxy cho các tế bào não. Ngoài tăng áp lực nội sọ, các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn còn cho biết phù não còn có thể làm tắc các đường dẫn dịch não tủy (dịch não tủy là loại dịch trong, do mạch máu ở các não thất tạo ra, có nhiệm vụ nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào thần kinh trong não), làm cho tình trạng phù ngày càng tồi tệ hơn. Từ đó có thể dẫn tới tổn thương hoặc thậm chí chết tế bào thần kinh, gây tử vong nhanh chóng.

Phù là phản xạ của cơ thể trước nhiều kiểu chấn thương. Thông thường, tình trạng phù xảy ra nhanh chóng và dễ dàng điều trị bằng các biện pháp như nghỉ ngơi, chườm đá, kê chi cao, dùng thuốc hoặc rút bớt dịch thừa ra ngoài. Não cũng có thể bị phù do chấn thương, hay do bệnh lí thực thể hoặc do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên phù não có thể nhanh chóng gây ra các vấn đề nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Khác với tình trạng phù nề ở các cơ quan khác, phù não thường rất khó điều trị. Với vai trò là chỉ huy của toàn bộ cơ thể, não bộ rất quan trọng với con người. Do tầm quan trọng như vậy nên não được bảo vệ bởi một hộp sọ rất cứng và dày, nhưng chỉ có một khuyết điểm duy nhất là không có khoảng không gian đủ rộng để não giãn to ra khi bị phù nề. Phù não là một tình trạng cấp cứu, nếu để chậm trễ sẽ dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị phù não. Nếu được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phục hồi tốt và để lại ít di chứng trên não.

Nguyên nhân gây bệnh phù não là do đâu?

Chấn thương não hay chấn thương đầu, là một sự kiện xảy ra đột ngột gây tổn thương não. Vật từ ngoài đập vào đầu hay sự tăng giảm đột ngột tốc độ di chuyển của hộp sọ có thể gây chấn thương não. Nguyên nhân gây chấn thương não thường gặp nhất là té ngã, tai nạn giao thông, bị xô đẩy đập đầu vào vật sắc và tấn công bằng hung khí vào đầu. Các nguyên nhân này làm mô não bị dập và phù nề. Ngoài ra, những mảnh xương vụn có thể làm rách các mạch máu não và các phản ứng của cơ thể trước tình trạng chấn thương có thể làm nặng thêm tình trạng phù não. Nếu não phù quá nhiều, sự lưu thông dịch não tủy có thể bị ngưng trệ, làm cho não càng bị phù nhiều hơn.

Nhồi máu não là kiểu tai biến mạch máu não thường gặp nhất, gây ra bởi cục máu đông trong mạch máu hay tắc nghẽn mạch máu não. Não không nhận đủ máu và oxy cần thiết cho hoạt động sống, làm cho các tế bào não bắt đầu chết và tình trạng phù não xuất hiện.

Xuất huyết não và tai biến mạch máu não

Nhiễm trùng: các nhiễm trùng thần kinh trung ương như viêm màng não, viêm não, bệnh Toxoplasma, áp – xe não có thể gây nên tình trạng phù não.

U não

Thay đổi độ cao

Các nguyên nhân khác như lạm dụng các chất kích thích, ngộ độc khí CO, nhiễm độc từ vết cắn của một vài loại động vật, bò sát hay các động vật dưới nước có độc,…

Nhức đầu, chóng mặt

Đau mỏi cổ hoặc cứng cổ

Buồn nôn, nôn ói

Thở mệt, khó thở hoặc thở bất thường

Thay đổi hoặc mất thị lực

Mất trí nhớ

Không đi lại được

Khó nói

Co giật, mất tri giác

Thay đổi cảm xúc, trạng thái

Tiêu tiểu không tự chủ

Yếu người

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh phù não?

Những trường hợp phù não nhẹ do hội chứng sốc độ cao mức độ trung bình hay chấn thương đầu nhẹ thường hồi phụ trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp phù não cần điều trị tích cực bằng thuốc hoặc các phương pháp khác.

Mục đích điều trị phù não là cung cấp đủ máu và oxy để duy trì hoạt động của các tế bào não trong khi giải quyết tình trạng phù nề và nguyên nhân gây phù bằng cách dùng thuốc và phẫu thuật. Điều trị phù não kịp thời sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn và ít để lại di chứng hơn, nếu không não có thể bị tổn thương vĩnh viễn và di chứng sau phù nặng nề hơn.

Liệu pháp oxy (tăng thông khí vừa phải)

Tiêm thuốc

Hạ thân nhiệt

Dùng thuốc

Liệu pháp thẩm thấu

Dẫn lưu khoang dưới nhện

Phẫu thuật

Cách Đối Phó Với Triệu Chứng Phù Nề Khi Mang Thai

1. Nguyên nhân gây phù nề ở bà bầu:

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Sự gia tăng chất lỏng bổ sung này là rất cần thiết để giúp người mẹ “làm mềm” cơ thể, cho phép cơ thể mẹ có thể “nở rộng” ra để đáp ứng nhu cầu lớn lên của em bé. Chất lỏng bổ sung này cũng giúp khớp xương chậu và các mô tế bào giãn ra khiem bé chào đời, nó chiếm khoảng 25% trọng lượng tăng thêm trong thời gian mang thai . Điều này cũng dẫn tới hiện tượng phù nề ở các mẹ bầu. Các nguyên nhân gây phù thường gặp như sau: – Đứng lâu. – Chế độ ăn ít kali. – Tiêu thụ nhiều caffein. – Ăn nhiều natri (muối). – Một ngày làm việc vất vả. – Thời tiết nóng bức mùa hè.

2. Nhận biết tình trạng phù nề:

Phù nề nặng thì biểu hiện bên ngoài rất rõ ràng, hầu như ai cũng có thể nhận biết đó là thấy sưng (nhưng thường không kèm đau) ở mắt, mặt, chân tayhay ở bụng. Đặc biệt khi nắn, bóp vào vùng da bị phù có thể thấy nơi đóbị lõm xuống khá lâu mới đầy lên được. Tuy nhiên, trong trường hợp phù nhẹ thì nhiều khi xác định không dễ dàng.

3. Cách làm giảm triệu chứng phù nề:

– Chế độ ăn uống

Nếu bạn bị phù nề do thiếu kali thì hãy nhanh chóng bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày. Một số món ăn giàu kali mẹ bầu có thể ăn như: hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt đều cung cấp kali cho bà bầu. Mẹ bầu có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết mình đang bị thiếu kali: do nôn (hoặc tiêu chảy) mạn tính, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút, táo bón và nhịp tim bất thường. Và tốt nhất bạn hãy thăm khám bác sĩ để được xác định kịp thời. – Uống đủ nước : Giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Uống đủ nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hoá, tiết niệu… hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù.

Cách tốt nhất để đối phó với sưng phù trong khi mang thai là đi bơi. Khi bơi, nước bao phủ toàn bộ cơ thể, tạo áp lực lên da có hiệu quả kích thích lưu thông bạch huyết. Bơi ngửa có tác dụng tốt nhất, vừa giúp thắt chặt mông, vừa giúp thư giãn vùng dưới lưng, đồng thời hoạt động của cơ bắp chân trong quá trình bơi kích thích lưu thông máu từ chân về tim. Nếu có thể, mẹ bầu nên đi bơi khoảng 2 – 3 lần trong một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút.

Đi bộ hàng ngày có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe của bà bầu, khi đi bộ các cơ bắp chân được hoạt động, các mạch máu được tăng cường và cải thiện lưu thông giúp hệ thống bạch huyết không bị tắc nghẽn, nhờ đó có thể ngăn ngừa phù nề.Hãy dành 20 phút mỗi ngày để đi bộ sẽ rất tốt cho cơ thể mẹ cũng như sự phát triển của bé

Các nghiên cứu đã cho thấy tập yoga khi mang thai có rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai tập yoga không chỉ sở hữu một sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, mà còn giảm được chứng phù nề do cơ thể không tăng quá nhiều. Thư giãn cơ bắp, giảm mệt mỏi cho cơ thể, đặc biệt là phần chân. Giúp chân không bị chuột rút, mắt cá chân và bàn chân không sưng tấy.

Tránh mặc quần áo chật, tránh đi tất, giầy chật, đặc biệt là những đôi giày, tất thít chặt lấy cổ chân vì nó càng làm cho hiện tượng phù nề gia tăng.

– Tránh đứng lâu:

Ngoài ra, để không bị phù chân, mẹ bầu nên để chân được nghỉ ngơi ngay khi có thể và tránh đứng trong một thời gian dài. Khi ngồi, cần chắc chắn là cả cơ thể và bụng bầu ở tư thế thoải mái, ngay ngắn. Có thể kê chân lên gối hoặc một cái bục.

Mát-xa chân là bài tập khá đơn giản nên các mẹ bầu có thể tự làm được. Mẹ bầu hãy chọn chiếc ghế không quá cao, sao cho cả bàn chân có thể tiếp xúc với mặt đất. Sau đó thực hiện mát-xa cho lòng bàn chân, ngón chân, gót chân rồi đến mắt cá chân. Nếu chân của bạn sưng quá mức và da căng thì có thể ngâm chân trong 1chậu nước ấm với vài cánh hoa cúc (hoặc hoa oải hương) để thư giãn và làm dịu sự khó chịu.

– Tập thể dục tại nhà

– Vận động trong văn phòng

Các bà mẹ nên vận động mỗi giờ trong chuỗi thời gian làm việc kéo dài của mình. Để tránh không làm ảnh hưởng tới những người xung quanh, chỉ đơn giản, bạn hãy đứng lên và đi lại một vài vòng xung quanh phòng làm việc sẽ làm bạn thoái mái hơn. Tốt nhất cứ 30 phút bạn nên đứng dậy và đi lại 1 lần. Hoặc bạn cũng có thể lấy thêm 1 cái ghế để dưới gầm bàn và kê cao chân lên khoảng 15 – 20 phút cũng rất có hiệu quả trong việc giảm đi tình trạng phù nề này

– Vận động ở phòng tập

Trong thời gian mang bầu, bạn có thể tham gia một số lớp học ở các trung tâm thể dục, một tuần nên tham gia 2 đến 3 buổi, đặc biệt là ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Ngoài ra, bạn có thể tập thêm yoga nó không chỉ làm giảm chứng phù nề mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn trong và sau sinh. Hãy cố gắng thường xuyên vận động dù chỉ là những bài tập nhẹ sẽ rất tốt cho bà bầu trong việc giảm vấn đề phù nề. Vận động cũng sẽ làm cho bạn cảm thấy dễ chịu và thoái mái hơn trong giai đoạn thai kỳ khó khăn nàyXEM THÊM CÁC BÀI VIẾT: 1: Hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thaihttp://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/03/hien-tuong-chay-mau-am-ao-khi-mang-thai.html2:Phải làm gì khi có dấu hiệu bị động thai ?http://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/02/phai-lam-gi-khi-co-dau-hieu-bi-ong-thai.html3:Hiện tượng bong màng nuôi khi mang thaihttp://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/01/hien-tuong-bong-mang-nuoi-khi-mang-thai.html4: Cách an thai, Bài thuốc an thai và cách sinh hoạt tốt cho thai nhihttp://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/04/cach-thai-bai-thuoc-thai-cho-ba-bau.html5:Những lưu ý đặc biệt quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ.http://dongythaiphuong.blogspot.com/2015/02/nhung-luu-y-e-giu-thai-va-thai-trong-3.html

Triệu Chứng Chó Bị Cảm Lạnh Và Cách Chữa Trị Phù Hợp

Cảm lạnh là căn bệnh rất thường gặp ở chó, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa hay thời tiết trở lạnh. Tuy bệnh cảm lạnh được xem là một căn bệnh vặt và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, thế nhưng nếu các bạn lơ là và bỏ qua bước điều trị thì rất có thể sẽ gây nguy hại đến tính mạng của chó. Vậy khi phát hiện triệu chứng chó bị cảm thì chúng ta cần phải làm gì?

Triệu chứng chó bị cảm và cách điều trị phù hợp

Thời tiết thay đổi thường xuyên, lúc thì nóng lúc thì lạnh, khi nắng khi mưa mà không khí còn ẩm ướt thì đừng nói đến chú cún yêu, ngay cả bản thân chúng ta cũng rất dễ bị cảm lạnh nếu không cẩn thận. Có lẽ nhiều người vẫn nghĩ rằng, cảm lạnh là một chuyện rất chi là bình thường, dễ dàng điều trị và cũng rất nhanh khỏi. Thế nhưng bạn không biết là căn bệnh này cũng rất dễ bị biến chứng và gây ra những căn bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm phổi cấp hay thậm chí là sốt cao đến mức lâm vào hôn mê,… Do vậy mà việc phòng ngừa và điều trị ngay khi phát hiện ra những triệu chứng chó bị cảm là điều cực kỳ quan trọng mà các bạn cần phải lưu ý.

Nguyên nhân gây ra bệnh cảm lạnh ở chó

Có 2 nguyên nhân chính gây ra căn bệnh cảm lạnh thường gặp ở chó. Đầu tiên là do Virus và thứ 2 chính là sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ môi trường sống xung quanh, ngoài ra thì điều kiện nhiệt độ không đảm bảo cũng là yếu tố khiến chú cún yêu của chúng ta mắc bệnh.

Những triệu chứng chó bị cảm lạnh

Một trong những triệu chứng chó bị cảm lạnh thường gặp nhất là nhiệt độ cơ thể của chó tăng lên. Cơ thể chó bị lạnh, khi nhìn trực tiếp về phía ánh sáng mắt rất khỏ mở ra, chảy nước mũi, ho nhiều mà thường dùng chân để gãi mũi. Thời gian trung bình kể từ khi chó bị cảm lạnh cho đến khi khỏi hẵn thường mất từ vài tuần cho đến tận 2 tháng sau. Những chú chó con và hay những con chó có sức đề kháng yếu là đối tượng dễ mắc bệnh cảm lạnh nhất.

Các triệu chứng chó bị cảm lạnh trên thực tế không quá khó phân biệt nhưng đôi khi những triệu chứng này cũng gây ra một số nhầm lẫn nhất định. Có hai trường hợp cảm cúm thường xảy ra ở cún là vào đầu mùa xuân và cuối mùa thu khi thời tiết thay đổi thất thường, khoảng thời gian này chó hay bị cảm lạnh một cách độ ngột. Chẳng hạn như khi gió lùa vào trong phòng, người bị ướt hay sau khi tắm xong mà không sấy khô lông liền mà cứ để người ướt. Các triệu chứng chó bị cảm lạnh thông thường là: Cơ thể uể ải, không hào hứng hay vui đùa, mắt đỏ, bỏ ăn hay chán ăn, chảy nước mắt.

Ngoài ra, khi chó bị cảm lạnh chúng còn có thể bị ho, thở nhanh, sốt cao, cơ thể lạnh và run rẩy. Nếu các bạn không kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường này và có hướng điều trị dứt điểm sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng viêm phế quản cấp, viêm khí quản cùng một số căn bệnh nguy hiểm khác. Bên cạnh đó, cảm cúm cũng một phần là do Virus gây nên, triệu chứng chính chính là hiện tượng sốt cao.

Dấu hiệu cho thấy chó con đang bị cảm lạnh

Bệnh cảm giả hay còn được gọi là giai đoạn ban đầu của các căn bệnh truyền nhiễm, đây là triệu chứng cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên các bạn cũng không cần phải quá lo lắng, trên thực tế thì triệu chứng của bệnh cảm lạnh và bệnh truyền nhiễm giai đoạn ban đầu vẫn có một số điểm khác biệt. Khi một con chó bị nhiễm Virus thì nhiệt độ cơ thể thường sẽ thay đổi liên tục theo hai chiều hướng, lúc nóng lúc lạnh, lúc cao lúc thấp. Và trên hết là những chú chó bị nhiễm Virus đều có gỉ trên khóe mắt, không những thế mà khi nhiễm Virus chó còn thường bị nôn mửa, tiêu chảy và kèm theo không ít triệu chứng khác.

Cách điều trị và phòng tránh bệnh cảm lạnh

Phòng và điều trị bệnh cảm lạnh không có gì là quá khó khăn, chủ yếu là các bạn phải tăng cường sức đề kháng cho chó là được. Hãy đảm rằng chú cún của bạn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mỗi ngày, ngoài ra bạn cần cho chúng hoạt động thường xuyên để tăng cường thể chất bằng cách dẫn chúng đi dạo, chạy bộ,… Dù bạn có bận rộn thế nào thì khi đã quyết định chăm sóc một chú cún, các bạn phải nhớ dành ra một khoảng thời gian mỗi ngày để chơi cùng chúng. Ngoài ra, nhớ phải lưu ý đến nhiệt độ xung quanh môi trường sống, chỗ cho chó ở phải đảm bảo ấm áp, thoáng gió, không ẩm thấp, tránh tuyệt đối việc chúng bị cảm lạnh.

Điều trị bệnh cảm lạnh cho chó cũng khá dễ dàng, bạn chỉ cần lưu ý đến những dấu hiệu cho thấy chú chó của mình có tình trạng sức khỏe như thế nào. Khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường thì bạn chỉ cần đưa chúng đến ngay các cơ sở thú y để được thăm khám và điều trị nhanh chóng. Vì vậy, cách điều trị bệnh cảm lạnh cho chó tốt nhất mà bạn cần làm là luộn quan sát chú chó của mình và chẩn đoán xem chúng có đang gặp vấn đề về sức khỏe hay không.