Trieu Chung Cua Benh Khoi U Gan / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Trieu Chung Benh Gan Nhiem Mo, Dau Hieu Gan Nhiem Mo

Gan nhiễm mỡ là một bệnh mãn tính, lành, tuy nhiên, bệnh nhân khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ lâu ngày không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, khi được chẩn đoán là mắc bệnh gan nhiễm mỡ thì bệnh nhân cần tiến hành điều trị kịp thời.

Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì hầu hết bệnh nhân khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ nhưng lại không nắm được những kiến thức về bệnh khiến cho việc chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế. Có nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ nhưng lại không nắm được những triệu chứng của bệnh, hoặc là bệnh nhân nhầm lẫn với những triệu chứng của bệnh lý khác làm cho bệnh gan chuyển sang mãn tính gây ra nguy hiểm cho người bệnh.

GAN NHIỄM MỠ CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?

Để có thể phát hiện sớm bệnh gan nhiễm mỡ và có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời thì bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế chuyên gan để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Tuy nhiên, nếu hàng ngày chúng ta bắt gặp những triệu chứng dưới dây, thì cũng rất có thể chúng ta đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ:

Mệt mỏi. Bệnh gan nhiễm mỡ ở thể trung bình có biểu hiện kiệt sức, dễ mệt mỏi. Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác, do đó nó rất dễ bị chẩn đoán nhầm. Khi bị gan nhiễm mỡ, gan không thực hiện tốt chức năng của nó khiến cho lượng người bệnh cảm thấy ăn không ngon, chất dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể giảm đi. Do đó, năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ. Điều này dễ dàng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức. Vì vậy, nếu bạn thấy cơ thể mình luôn bị mệt mỏi kéo dài thì nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể để phân định nguyên nhân.

Ăn uống kém ngon. Đây là một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh gan nhiễm mỡ vì lúc này gan không tốt chức năng chuyển hóa chất trong cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, ngoài việc nghi ngờ bệnh viêm dạ dày và các bệnh khác, bạn cũng nên xem xét khả năng gan nhiễm mỡ.

Buồn nôn, đầy bụng. Bệnh gan nhiễm mỡ nếu ở thể nhẹ có thể gây tổn thương chức năng gan, buồn nôn, mệt mỏi, đầy bụng… Nếu đầy bụng khó tiêu mà kèm theo với các triệu chứng khác như là: nước tiểu sậm màu, phân xám, vàng hoặc bạc màu, bị giãn tĩnh mạch, nôn ói, ói mửa, chán ăn, mệt mỏi, trì trệ và suy nhược . Đây có thể là triệu chứng bệnh lý của gan.

Vàng da. Vàng da là do sự chuyển hóa bilirubin trong cơ thể gặp trở ngại, khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, xâm nhập vào các mô, nhuộm vàng màng cứng, màng nhầy và da. Khi gan nhiễm mỡ các kiểu vàng da thường là tế bào gan, kiểu vàng da này thường kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Số ít người gan nhiễm mỡ sẽ vàng da thể nhẹ, sau khi chất béo trong gan được loại bỏ, bệnh vàng da sẽ lập tức biến mất.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác như: rối loạn nội tiết, đau bụng, thiếu hụt vitamin, sao mạch…. Nếu như bệnh nhân thấy mình xuất hiện những triệu chứng trên trong nhiều ngày thì bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh, từ đó chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp.

Trieu Chung Dau Bao Tu Ở Trẻ Em Bạn Biết Chưa ?

Đau bao tử ở trẻ em có phổ biến không ?

Trieu chung dau bao tu ngày càng được quan tâm hơn cả bởi tỷ lệ xảy ra ở trẻ em ngày càng tăng cao. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, đã có rất nhiều trường hợp bị trào ngược dạ dày. Tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày thực quản trên thế giới khác nhau tùy vào vùng miền như ở Nhật Bản là 10-15%, Mỹ là 15,1-20%, Trung Quốc từ 0,1-5%, còn ở trẻ em dao động từ 2-7%.

Triệu chứng đau bao tử ở trẻ em

Biểu hiện trào ngược dạ dày của trẻ em sơ sinh

Trẻ sơ sinh được coi như là những bệnh nhân có nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày cao nhất. Đay là nguyên nhân chính gây đột tử ở trẻ sinh non. Tuy nhiên nếu các mẹ biết cách theo dõi, phát hiện sớm. Thì triệu chứng này của bé sẽ biến mất một cách nhanh chóng.

Các triệu chứng điển hình của bé khi bị trào ngược dạ dày có thể nhắc đến như sau:

Ợ hơi, nôn nhiều sau khi bú.

Lười ăn, hay quấy khóc, xuất hiện tình trạng ọc sữa đột ngột.

Chậm phát triển, cơ thể suy nhược, kèm theo tiêu chảy, khó thở.

Đặc biệt,sau khi bé ăn xong, tránh tình trạng bế xóc, ép vào bụng bé. Điều này làm cho axit dạ dày trào lên dẫn đến hiện tượng trớ sữa.

Dấu hiện nhận biết đau bao tử ở trẻ em

Bạn đã biết được biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với trẻ em ở lứa tuổi lớn hơn, các trieu chung dau bao tu cũng cần để ý hơn cả. Đặc điểm dễ nhận biết nhất khi bé bị đau bao tử là biểu hiện chán ăn. Càng ở độ tuổi lớn, triệu chứng đau bao tử ở trẻ em ngày càng rõ rệt.

Tình trạng ợ hơi, buồn nôn xuất hiện nhiều hơn sau mỗi bữa ăn. Thường xuyên xuất hiện các cơn đau thượng vị. Các mẹ cần chú ý mỗi khi thấy trẻ kêu đau bụng hoặc buồn nôn. Bởi đây chính là triệu chứng điển hình nhất của các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, nếu thấy có hiện tượng xuất huyết máu đường tiêu hóa, đi ngoài ra phân. Nên cho con đi khám ngay tại các trung tâm y tế bởi tình trạng bệnh lúc này đã trở nên nghiêm trọng hơn cả.

Cách chữa đau bao tử ở trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh mắc chứng trào ngược dạ dày. Các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn cũng như sinh hoạt của con một cách hợp lý và khoa học nhất. Chú ý nên chia các phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Ăn xong tránh cho bé vận động rung lắc nhiều hoặc nằm ngay. Hạn chế tối đa cho bé mặc quần áo quá chặt, tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá.

Ăn Chung Với Người Mắc Bệnh Viêm Gan B Có Lây Không?

Viêm gan B là căn bệnh do virus siêu vi gây ra. Rất nhiều bạn còn đang thắc mắc rằng viêm gan B có lây không? Và lây truyền bằng cách nào?

Thực chất viêm gan B có lây không, và lây truyền bằng cách nào?

Viêm gan B là bệnh có thể lây truyền từ người sang người. Có nhiều con đường dẫn đến việc bị lây truyền viêm gan B. Và sau đây là những con đường mà virus siêu vi B có thể xâm nhập từ người bệnh qua người khác.

Lây truyền qua đường máu: Viêm gan B có lây nhiễm qua đường máu chỉ khi máu của người mắc bệnh đi vào cơ thể bạn. Có thể xảy ra trong nhiều trường hợp như do máu dính vào vết thương hở hay vết trầy xước trên cơ thể bạn. Ngoài ra, việc bạn dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, bấm móng tay, đi xăm mình, tiêm chủng ở những nơi không có những biện pháp tiệt trùng an toàn, … đều là những kẽ hở để virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể bạn và gây bệnh.

Lây truyền từ mẹ sang con: Người mẹ mắc bệnh viêm gan B, có khả năng tới 90% sẽ lây truyền sang con, đặc biệt là trong quá trình sinh nở.

Vậy nếu bạn ăn chung với người bệnh viêm gan B có lây không?

Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị viêm gan triệt để, mặc dù vậy, bạn vẫn cần có những phương pháp để phòng ngừa viêm gan B lây nhiễm có hiệu quả.

Kể cả người lớn và trẻ em đều được khuyến cáo nên tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B, loại vacxin này rất an toàn và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Phương pháp này có thể giúp bạn và gia đình giảm nguy cơ mắc bệnh lên tới hơn 90%.

Trong trường hợp thai phụ có nồng độ virus trong máu cao thì rất dễ lây truyền vào máu của thai nhi. Do vậy, để phòng ngừa lây nhiễm các thai phụ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm theo dõi và dùng thuốc giảm nồng độ virus ngắn hạn, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm vaccin phòng viêm gan B trong 12 giờ đầu. Trẻ sẽ được tiêm nhắc lại 2 lần vào 2 tháng tuổi và 6 tháng tuổi.

Khi quan hệ tình dục, cần sử dụng các biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su, hay vợ chồng nên đi tiêm phòng hoặc khám để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, tránh lây nhiễm không mong muốn.

Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học. Cân đối thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Giữ thói quen tập thể dục thường xuyên để chăm sóc thật tốt sức khỏe của bạn.

Đi khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/1 lần để có thể phát hiện bệnh một cách sớm nhất và tùy thuộc vào cơ địa từng người để có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Đặc biệt, khi phát hiện bệnh không được tùy ý sử dụng thuốc điều trị mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ, để tránh căn bệnh chuyển biến xấu, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

U Tuyến Gan Là Gì?

U tuyến gan ( Hepatocellular adenomas) hay còn gọi là u tuyến ở gan, u tuyến tế bào gan, là một dạng khối u lành tính của gan. Gặp chủ yếu ở nữ giới trong độ tuổi từ ba mươi đến bốn mươi.

Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết u gan lành tính và u gan ác tính

Nguyên nhân dẫn đến u tuyến gan Những ca u tuyến gan hầu như đều ở phụ nữ từ 30-40 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh càng rõ khi dùng thuốc tránh thai. Do đó các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh có thể ảnh hưởng bởi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Nguy cơ mắc u tuyến gan cao ở những người dùng steroid đồng hóa hoặc androgen ngoại sinh. Đôi khi có sự kết hợp với sự rối loạn chuyển hóa glycogen typ I ( Bệnh von Gierke)

Giải phẫu Khối u thường xảy ra ở thùy phải của gan, có thể có nhiều u, đườngkính từ 2-3 cm, những khối u lớn có thể lên đến hơn 30cm. Chúng gồm những tế bào gan thường và hơi bất thường ( chứa nhiều glucogen, nhạt màu và lớn hơn bình thường). Khối u có các tế bào gan xếp thành dây, không có khoảng cửa, và các vi quản mật. Có thể có một màng mỏng, là mô liên kết hình lưới, có ú mật và có hoại tử do chảy máu.

Triệu chứng Thông thường u tuyến gan không có triệu chứng, bệnh thường được phát hiện ngẫu nhiên khi chụp siêu âm mổ bụng. Những trường hợp hiếm, có triệu chứng thì sẽ có những dấu hiệu sau:

Tìm hiểu thêm: U gan đa ổ là gì?

Chẩn đoán: Kết hợp kĩ thuật siêu âm, chụp cắt lớp cắt điện toán ( CT Scan), chụp cộng hưởng từ ( MRI) cho thấy khối u. Chụp mạch máu gan chọn lọc và chụp đồng vị phóng xạ( Radionuclide Scan) cho thấy hình ảnh từ vùng ít mạch máu đến nhiều mạch máu tới khối u.

Cần chẩn đoán phân biệt giữa khối u bị hoại tử xuất huyết ới viêm túi mật cấp, viêm bể thận cấp bên phải.

Điều trị – Chỉ định cắt bỏ khối u khi có hoại tử hoặc xuất huyết hoặc có nguy cơ bị ung thư hóa ( nếu tổn thương quá lớn 8-10cm, gần bề mặt). Nếu những khối u nhỏ cần được theo dõi, quan sát định kì theo thời gian bác sĩ chỉ định.

– Với những bệnh nhân đang uống thuốc ngừa thai, U tuyến gan có thể tự khỏi khi ngừng uống. Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ với những khối u không teo lại sau khi đã ngừng uống thuốc tránh thai.

– Khi mang thai, nguy cơ xuất huyết khối u tuyến gan là rất lớn. Do đó, cần tránh mang thai ở những phụ nữ có khối u lớn.

– Những bệnh nhân có nhiều u tuyến lớn ( VD: những người có bệnh tích trữ glucogen) thì có thể xem xét việc ghép gan.

– Tóm lại, u tuyến gan là một dạng u lành tính của gan, tuy nhiên người bệnh cần theo dõi , khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời nếu xuất hiện nhiều khối u và khối u lớn dần, có nguy cơ xuất huyết, hoặc tiến triển thành ung thư gan.