Triệu Chứng Bị Tụt Huyết Áp / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Tụt Huyết Áp Là Gì, Bị Tụt Huyết Áp Phải Làm Sao?

Được viết: Thứ ba, 25-04-2017

Gần đây em hay bị chóng mặt, mệt mỏi lắm không biết có phải làm em bị tụt huyết áp không? Cho em hỏi triệu chứng của tụt huyết áp là gì và nếu bị tụt huyết áp thì em phải làm sao?

Tụt huyết áp là tình trạng huyết áp của người bệnh đột ngột giảm xuống mức thấp khiến cho áp lực đẩy máu tới các cơ quan bị thiếu hụt lượng máu cần thiết để có thể thực hiện các hoạt động bình thường. Khi đó cơ thể sẽ biểu hiện ra bên ngoài với các triệu chứng là choáng váng, mệt mỏi, giảm thị lực (mặt mũi tối sầm lại), cảm giác không tỉnh táo, da dường như bị tái nhợt đi, có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn mửa… Một số trường hợp nặng hơn có thể ngất xỉu. Tụt huyết áp có thể xuất hiện bất cứ khi nào, nhưng thường gặp nhất là khi bạn thay đổi tư thế: ví dụ như đang nằm hay ngồi lâu ở một tư thế sau đó đứng lên.

Để biết các triệu chứng của mình có phải do tụt huyết áp không, trước hết bạn cần theo dõi các triệu chứng của bản thân. Nếu thấy có các triệu chứng như đã nêu ở trên hãy tới các cơ sở y tế để kiểm tra huyết áp. Lưu ý: cần đo huyết áp nhiều lần và đo ở các tư thế khác nhau, trước và sau khi thay đổi tư thế.

Trong trường hợp bị tụt huyết áp, để đẩy lùi tình trạng mà bạn đang gặp phải, bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống theo hướng khoa học hơn: tăng cường rau xanh, quả tươi, thực phẩm tăng tạo máu như thịt nạc, sữa, trứng gà, tim gan động vật, đậu đỗ … và vận động thể chất đều đặn mỗi ngày, bạn có thể kết hợp thêm một số sản phẩm chuyên biệt cho người huyết áp thấp, tụt huyết áp với thành phần từ các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên như Tpcn Hồng Mạch Khang. Theo nghiên cứu lâm sàng được thực hiện tại khoa y học cổ truyền sản phẩm này có tác dụng nâng cao và ổn định huyết áp một cách bền vững lên tới 96,7% người bệnh, chỉ sau 2 tháng sử dụng.

Triệu Chứng Và Cách Chữa Bệnh Tụt Huyết Áp

Tụt huyết áp hay huyết áp thấp là một căn bệnh khá nguy hiểm và phổ biến ở nước ta. Tụt huyết áp có thể gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề do đó các bạn nên nắm được các triệu chứng cũng như cách chữa trị tụt huyết áp đơn giản tại nhà để xử lý khi cần thiết.

Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong cơ thể gây ra. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Do đó, tụt huyết áp hay huyết áp thấp là tình trạng khi huyết áp trong máu thấp hơn mức bình thường, trong đó huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mm thuỷ ngân (90 mmHg) và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mm thuỷ ngân (60 mmHg).

Bệnh tụt huyết áp có rất nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân phổ biến thường gặp gồm có:

Những biểu hiện phổ biến nhất của tụt huyết áp là choáng váng, chóng mặt, khó chịu bứt rứt trong người. Ngoài ra, tụt huyết áp có thể đi kèm với các triệu chứng của bệnh gây nên tụt huyết áp, cụ thể như: Tiêu chảy, đau bụng, sốt, nôn mửa, lạnh,… trong các trường hợp tụt huyết áp cấp tính. Cũng có thể tụt huyết áp chỉ gây hoa mắt chóng mặt thoáng qua, cơ thể hơi khó chịu khi tụt huyết áp do các nguyên nhân mạn tính như viêm phế quản, suy tim, ung thư, tiểu đường,…

Hậu quả của tụt huyết áp

Đối với những người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, cơ thể sẽ không thể tự điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và khí oxy cho các cơ quan có chức năng quan trọng nhất như não, tim, thận,… về lâu dài sẽ gây ra tổn thương. Nếu không điều trị kịp thời, huyết áp thấp sẽ gây ra các biến chứng như nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận,… gây ảnh hưởng tới tính mạng. Huyết áp thấp cũng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não. Ngoài ra, tụt huyết áp đột ngột có thể gây sốc, mất tự chủ dẫn tới nguy hiểm nếu người bệnh đang lái xe, làm việc trên cao,…

Đặt người bệnh nằm hoặc ngồi đúng tư thế

Khi nhận thấy người bệnh bị tụt huyết áp, nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt nằm trên giường, đầu hơi thấp, hai chân nâng cao. Đồng thời lấy dụng cụ đo huyết áp (nếu có) kiểm tra cho bệnh nhân để có phương pháp xử lý thích hợp.

Cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương khoảng 480ml. Nếu có thể thì cho bệnh nhân uống trà gừng, nước sâm, cà phê, rau cần tây, nước nho,…

Bệnh nhân đang mắc bệnh tụt huyết áp nên lưu ý đem theo những loại thuốc hỗ trợ như heptamyl, coramin,… Ngoài ra theo một nghiên cứu của Đại học Havard, sôcôla chứa nhiều flavon có tác dụng bảo vệ thành mạch máu do đó lúc tụt huyết áp, ăn sô cô la cũng là một cách đơn giản và hiệu quả.

Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến huyệt thái dương khoảng 30 lần.

Thói quen ăn ít, bỏ bữa, ăn cách nhau quá xa sẽ làm giảm sự đàn hồi, dẻo dai của mạch máu, lâu dài sẽ dẫn đến tụt huyết áp. Do đó, phải duy trì chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn kiêng. Tránh ăn các loại thức ăn có thể gây ngộ độc thực phẩm dẫn đến mất nước ở cơ thể gây tụt huyết áp.

Tìm hiểu thêm về: Các triệu chứng biểu hiện của ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Những người có tiền sử hoặc đang bị tụt huyết áp nên uống một số loại đồ uống có khả năng tăng huyết áp như: cà phê, nước chè, nước sâm, nước nho,… Có thể ăn hơi mặn để giữ nước trong cơ thể, tăng lượng máu lưu thông. Nếu bị tụt huyết áp do thiếu máu (thường gặp ở phụ nữ) có thể ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như thịt đỏ, gan động vật, rau muống, rau dền, lựu, táo,… Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích gây tổn hại cho hệ thần kinh.

Tránh stress và cố gắng cân bằng tâm lý. Một số người bị tụt huyết áp do bẩm sinh nên tích cực tập luyện thể thao như đi bộ, chạy, bơi, chúng tôi nhiên không nên tập quá nặng và quá sức, không tập cố hay tập khi đói. Tập dưỡng sinh, Yoga cũng rất có lợi cho sức khoẻ và hệ tuần hoàn.

Nên ưu tiên chữa trị các bệnh mạn tính đang mắc phải như suy gan, tiểu đường, viêm phế quản,… Với những người lớn tuổi nên sắm máy đo huyết áp để kiểm tra thường xuyên cũng như khám định kỳ sức khoẻ 2 lần một năm để điều chỉnh cơ thể tránh tụt huyết áp bất ngờ.

Người Bị Hay Tụt Huyết Áp Nên Làm Gì?

Tụt huyết áp là bệnh lý phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Tuy nhiên, tụt huyết áp nếu được xử trí kịp thời và đúng cách, cơ thể có thể phục hồi tốt và tránh được các nguy hiểm không mong muốn. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các biện pháp xử trí khi tình trạng này xảy ra để bảo vệ tốt sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình.

Tụt huyết áp là gì?

Tụt huyết áp (hay còn gọi là hạ huyết áp) là tình trạng huyết áp bị giảm xuống thấp đột ngột, trong đó chỉ số huyết áp tâm thu giảm xuống dưới 90 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương giảm dưới 60 mmHg.

Huyết áp giảm càng thấp và càng nhanh thì nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tụt huyết áp sẽ càng lớn.

Vì sao bạn bị tụt huyết áp?

Hạ huyết áp do tư thế: Hiện tượng này xảy ra khi huyết áp giảm nhanh trong quá trình thay đổi tư thế, cơ thể đột ngột từ đang nằm hoặc ngồi sang đứng lên. Ngoài ra, giữ tư thế đứng quá lâu cũng là một nguyên nhân gây tụt huyết áp thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em và người trẻ tuổi.

Do tự ý sử dụng hoặc không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi dùng các thuốc giảm huyết áp trong điều trị bệnh tăng huyết áp.

Sử dụng các thuốc gây tụt huyết áp: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn alpha, thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta, một số nhóm thuốc điều trị đái tháo đường,…

Dùng các loại đồ uống có cồn.

Hạ huyết áp do các bệnh lý khác trong cơ thể: Bệnh tim mạch, nội tiết (bệnh tuyến cận giáp, suy thượng thận, đái tháo đường…).

Mất máu, mất nước nhiều, tình trạng nhiễm trùng nặng, phản ứng dị ứng (phản vệ) nghiêm trọng.

Thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống (thiếu vitamin B12, acid folic và sắt), suy nhược cơ thể, căng thẳng, mất ngủ.

Phụ nữ có thai

Việc xác định được nguyên nhân gây tụt huyết áp là rất quan trọng. Khi bạn bị tụt huyết áp thường xuyên mà chưa rõ nguyên nhân, bạn nên tìm hiểu, thăm khám sớm để biết được lý do chính xác khiến mình mắc phải tình trạng này. Điều này sẽ giúp bạn có biện pháp xử trí phù hợp khi bị tụt huyết áp cũng như điều trị tận gốc và phòng ngừa bệnh tái phát đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết khi bị tụt huyết áp

Chóng mặt hoặc choáng váng.

Mờ mắt.

Buồn nôn.

Mệt mỏi.

Mất tập trung.

Buồn ngủ.

Cảm thấy yếu người, ngất xỉu.

Ngoài ra, tụt huyết áp có thể có rất nhiều biểu hiện khác, bao gồm đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều, nổi mề đay, sốt, khó tiêu và nôn mửa.

Có cần xử lý sớm tình trạng tụt huyết áp không?

Bình thường, huyết áp luôn được cơ thể giữ ổn định bằng nhiều cơ chế để cung cấp máu đều đặn đến các cơ quan. Khi bạn bị tụt huyết áp, máu đến các cơ quan sẽ giảm, dẫn đến việc thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài mà không được xử lý có thể dẫn đến rất nhiều nguy cơ như: Sốc, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy các cơ quan, suy giảm trí nhớ, chấn thương do té ngã bất ngờ, đặc biệt là khi lái xe, đi cầu thang, làm việc trên cao…

Vì vậy, việc xử lý sớm và đúng cách tình trạng tụt huyết áp là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bảo vệ tốt sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.

Bị tụt huyết áp nên làm gì?

Thay đổi tư thế

Khi có dấu hiệu của tụt huyết áp, điều quan trọng nhất là bạn cần giữ bình tĩnh, không nên lo lắng, hoảng hốt. Sau đó, tùy vào vị trí, bạn nên lập tức tìm nơi thoáng mát để từ từ ngồi xuống hoặc nằm xuống bề mặt phẳng, nâng cao hai chân lên trên mức tim. Nếu bạn có dụng cụ đo huyết áp bên cạnh, bạn nên nhờ người khác đo huyết áp hiện tại của mình để theo dõi tình trạng huyết áp và có hướng xử lý tốt nhất.

Bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng huyết áp

➤ Muối: Hàm lượng natri cao trong muối có thể giúp tăng huyết áp của bạn một cách nhanh chóng. Vì vậy, khi cơ thể có những biểu hiện của tụt huyết áp, bạn nên sử dụng một nhúm muối pha với nước để uống sẽ cải thiện đáng kể tình trạng này.

➤ Đường glucose: Nếu bạn hay bị tụt huyết áp, lời khuyên dành cho bạn là hãy luôn mang theo gói đường glucose bên mình. Bạn có thể pha hai thìa cà phê đường glucose cùng với một chút muối vào nước, khuấy đều rồi uống sẽ rất tốt cho huyết áp của bạn.

➤ Cà phê: Caffeine có tác dụng co mạch, vì vậy, bổ sung Caffeine là một biện pháp dễ thực hiện và có hiệu quả nhanh chóng trong việc làm tăng huyết áp. Cà phê có chứa nhiều caffeine, do đó, sử dụng cà phê (đặc biệt là cà phê đen) sẽ rất tốt cho người đang bị tụt huyết áp.

➤ Trà xanh: Giống như cà phê, trà xanh cũng có hàm lượng caffeine cao và giúp cải thiện tình trạng tụt huyết áp của bạn. Bạn có thể pha trà xanh hoặc sử dụng bột trà xanh pha với nước nóng đều mang lại hiệu quả cao.

➤ Nho khô: Nho khô được biết đến là thực phẩm có hiệu quả tốt trong việc duy trì huyết áp ổn định. Do đó, khi bị tụt huyết áp, hãy ăn 10 – 15 quả nho khô ngay lập tức, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng của tụt huyết áp được cải thiện dần.

➤ Mật ong: Bất cứ khi nào nhận thấy các dấu hiệu của tụt huyết áp, bạn hãy lập tức pha một ly nước nhỏ với mật ong và một nhúm muối để uống.

➤ Nhân sâm, cam thảo: Đun sôi một muỗng trà nhân sâm hoặc cam thảo với nước. Sau đó, bạn lọc trà, để nguội, thêm một muỗng mật ong và uống sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn.

➤ Nước: Nếu bạn không có sẵn các loại thực phẩm trên bên cạnh khi bị tụt huyết áp, nước sẽ là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất dành cho bạn. Uống 2 cốc nước (tương đương với 480ml) có thể giúp kích thích nhịp tim, nâng chỉ số huyết áp tạm thời và cải thiện tình trạng tụt huyết áp gần như ngay lập tức.

➤ Socola: Khi bị tụt huyết áp, bạn nên ăn một ít socola (tốt nhất là socola đen) sẽ giúp bảo vệ thành mạch máu, tăng cường lưu thông máu và giữ huyết áp ổn định hơn.

Nếu bạn thường xuyên bị tụt huyết áp, bạn nên chuẩn bị sẵn những thanh socola nhỏ trong nhà để phòng ngừa cơn tụt huyết áp đột ngột.

Xoa bóp bấm huyệt cải thiện tình trạng tụt huyết áp

➤ Day huyệt thái dương: Huyệt thái dương có vị trí nằm ở cuối mi mắt. Nếu bạn đang bị tụt huyết áp, bạn nên dùng phần tay mềm của hai ngón tay day lên huyệt thái dương, day từ 20 – 50 lần với mức độ mạnh dần.

➤ Vuốt trán: Dùng hai ngón tay của bạn vuốt từ giữa phần trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Thực hiện động tác này 30 lần.

➤ Day huyệt phong trì: Khi nhận thấy dấu hiệu của tụt huyết áp, bạn nên dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt 10 lần. Phương pháp này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn não hiệu quả.

Để xác định huyệt phong trì, bạn có thể sử dụng cách sau: Xòe hai bàn tay, đặt hõm giữa lòng bàn tay vào đỉnh hai tai, các ngón tay ôm chặt lấy đầu, hướng ngón cái về phía sau gáy rồi miết hai ngón tay cái từ trên xuống dưới, vượt qua một ụ xương rơi xuống một chỗ hõm ở hai bên khối cơ nổi sau gáy, đó là vị trí huyệt phong trì.

Sử dụng các loại thuốc điều trị

Nếu bạn hay gặp phải tình trạng tụt huyết áp, đã thăm khám và được bác sĩ kê đơn thuốc tăng huyết áp, bạn có thể sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng tụt huyết áp nhanh chóng.

Ngoài ra, trong trường hợp nguyên nhân gây tụt huyết áp của bạn là do bệnh mãn tính, bạn cần phải sử dụng các thuốc điều trị bệnh mãn tính đó. Ví dụ: Nếu bạn bị suy tim dẫn đến tụt huyết áp thường xuyên, bạn cần uống thuốc trợ tim khi bị tụt huyết áp,…

Sau khi thực hiện các biện pháp trên, nếu tình trạng tụt huyết áp được cải thiện, bạn có thể ngồi hay đứng dậy từ từ để tiếp tục thực hiện các công việc của mình, tránh chuyển tư thế đột ngột. Bạn cũng cần lưu ý cử động chân tay một lúc trước khi thay đổi tư thế để máu được lưu thông tốt hơn, tránh tụt huyết áp tái phát, đặc biệt trong trường hợp tụt huyết áp do tư thế.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Trong đa số các trường hợp, tình trạng tụt huyết áp thường nhẹ và có thể thuyên giảm khi thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện các biện pháp tại nhà mà vẫn không thấy đỡ, hoặc tụt huyết áp đi kèm với các tình trạng cấp tính khác như mất nước do nôn, tiêu chảy, xuất huyết, nhiễm trùng, dị ứng hay có dấu hiệu của sốc (cực yếu, lo lắng tột độ, nhịp tim nhanh, ra mồ hôi…), bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, đôi khi tụt huyết áp còn là dấu hiệu của một bệnh lý mãn tính trong cơ thể. Vì vậy, nếu tình trạng tụt huyết áp của bạn diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và làm việc thường ngày, bạn cũng cần đến gặp bác sĩ sớm. Bạn sẽ được thăm khám để tìm rõ nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Làm thế nào để phòng tránh tình trạng tụt huyết áp?

Hiện tượng tụt huyết áp lặp lại nhiều lần sẽ khiến bạn mệt mỏi, cơ thể suy yếu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Do đó, bên cạnh việc nắm rõ cách xử lý khi tụt huyết áp, phòng ngừa nguy cơ tụt huyết áp cũng rất quan trọng và cần được quan tâm. Khi cơ thể đã trở lại bình thường sau cơn tụt huyết áp, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để phòng tránh tình trạng tụt huyết áp tái phát:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn nhiều muối: 10 – 15g muối mỗi ngày.

Ăn nhiều chất dinh dưỡng, không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột như gạo, bánh mì, khoai tây,…

Bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu các thành phần protein, vitamin C và các loại vitamin nhóm B.

Không nên ăn các thực phẩm có tính lợi tiểu như rau cải, dưa hấu, bí ngô,…

Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn.

Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh

Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu, stress.

Tránh thay đổi tư thế đột ngột, khi ngồi dậy cần phải từ từ.

Ngủ đủ giấc, khi ngủ nên gối đầu thấp, kê chân cao.

Sử dụng nước nóng để tắm giúp tăng cường lưu thông máu, tuy nhiên bạn không nên tắm quá lâu hay xông hơi.

Tập thể dục vừa sức, đều đặn hàng ngày (10 – 15 phút/ngày) và tránh hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ lên cao.

Sử dụng tất nếu cần.

Theo dõi huyết áp thường xuyên.

Thăm khám sức khỏe định kỳ.

https://www.verywellhealth.com/sudden-drop-in-blood-pressure-1324162

https://www.webmd.com/heart/understanding-low-blood-pressure-basics#1

https://www.wikihow.com/Raise-Low-Blood-Pressure

Tụt Huyết Áp Đột Ngột , Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Mẹo Sơ Cứu

Tụt huyết áp , huyết áp thấplà triệu chứng bện ngày càng trở lên phổ biến hiện nay tại Việt Nam . Người mắc bệnh tụt huyết áp có những triệu chứng như thường xuyên chóng mặt , quay cuồng . Một vài tính huống hạ huyết áp đột ngột có thể gây gây ra tình trạng ngất xỉu , chóng mặt do lượng máu nên não không đủ

Về nguyên nhân gây tụt huyết áp đột ngột có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này . sau đây là các nguyên nhân phổ biến :

Do di truyền : đây là một nguyên nhân tương đối phổ biến có một số ngừoi khi sinh ra đã có một tình trạng huyết áp thấp . những người này thường có bề ngoài tương đối gầy còm . Mức huyết áp thường xuyên dưới mức trung bình 120/80 . Tuy nhiên nếu huyết áp bạn dưới mức này thường xuyên nhưng bạn vẫn bình thường và huyết áp ổn định thì đó không phải vấn đề . Khoảng 7% số ngừoi mắc bệnh huyết áp thấp là do nguyên nhân này

Suy Tim – là diễn biến cuối cùng của một bệnh lý tim mạch trong trường hợp này suy tim dẫn đến tình trạng tim không hoạt động không tốt áp lực máu từ cơ tim không đủ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp

Tác dụng phụ của thuốc

Do stress , Trầm cảm , suy nhược cơ thể

Ngoài ra còn một số nguyên nhân không rõ ràng khác

Nếu bạn thường xuyên mắc chứng tụt huyết áp hãy tham khảo tư vấn bác sỹ

Tụt huyết áp ở người trẻ

Thông thường bệnh lý huyết áp thấp chỉ gặp ở ngừoi cao tuổi trên 50 tuổi . Tuy nhiên hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị mắc chưng bệnh tụt huyết áp . Đây là một căn bệnh diễn ra âm thầm thường không có triệu chứng cụ thể . Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh Tim mạch khác như thiếu máu não , đột quỵ …..

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt huyết áp ở ngừoi trẻ hiện nay chủ yếu đến từ :

Di Truyền

Các bệnh lý tim mạch , thưỡng người trẻ mắc bệnh huyết áp thấp là những ngừoi đang mang trong mình những bệnh lý tiềm tàng về tim mạch

Lối sống thiếu lành mạnh : Ăn uống không đầy đủ , thiếu ngủ , rựơu bia không kiểm soát , Áplực công việc cuộc sống …..

Tụt huyết áp ở phụ nữ mang thai

Việc tăng giảm huyết áp khi mang thai ở phụ nữ là điều rất thường xuyên gặp . Huyết áp của phụ nữ trong giai đoạn này thường xuyên biến động và được gọi là ” Huyết Áp Thai Kỳ ” . Hormone progesterone là Nguyên Nhân chính gây ra tác động này trong thời gian mang thai Hormone progesterone tăng hơn bình thường sẽ làm giãn các mạch máu, và ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể . Thường xuất hiện nhiều nhất và tháng thứ 3 của thai kỳ . Vì thế kiểm tra huyết áp là việc cần làm thường xuyên của chị em trong thời gian mang thai . Việc kiểm tra huyết áp hiện nay cực kỳ đơn giản với nhiều loại máy đo huyết áp điện tử sử dụng đơn giản chỉ với 1 vài thao tác

Nếu người bệnh bị tụt huyết áp đột ngột cách sơ cứu đơn giản nhất là đặt người bệnh nằm xuống chân cao hơn đầu để máu về não, cho uống thêm nước trà gừng ấm để hồi phục.

Ngoài ra việc thay đổi chế độ ăn uống cũng là một cách can thiệp vào tình trạng huyết áp thấp

Chế độ ăn nhiều muối hơn :

Tránh các loại thức ăn có cồn

1 Ly caphe mỗi sáng sớm

Uống nhiều nước

Chia nhỏ bữa ăn

Tranh đứng hoặc ngồi đột ngột

Tham vấn bác sỹ