1. Bệnh cúm gà H5N1 là gì?
Bệnh cúm gà H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm lây từ gia cầm sang người. Có khả năng bùng phát thành đại dịch do virus cúm tuýp A chủng H5N1 thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, bệnh thuộc nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm của nước ta.
Virus H5N1 là một loại virus cúm gia cầm, được phát hiện xâm nhiễm trên người vào năm 1997 tại Hồng Kông và tạo nên đại dịch gia cầm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính từ tháng 12/2003 đến 19/06/2008 đã có 385 ca nhiễm H5N1 trong đó 243 người tử vong, chủ yếu là các nước châu Á.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh cúm gà H5N1
Tác nhân gây bệnh:
Virus cúm gia cầm được phát hiện đầu tiên tại Ý, thuộc nhóm virus cúm A họ Orthomyxoviridae. Bản chất của vỏ virus H5N1 là glycoprotein gồm 2 kháng nguyên: protein hemagglutinin nhóm 5 (H5) và neuraminidae nhóm 1 (N1).
Ổ chứa:
Chim nước di trú chủ yếu là các loại vịt, là ổ chứa tự nhiên của virus cúm gia cầm và chúng thường đề kháng với nhiễm virus tức là mang virus mà không bị bệnh. Các loại gia cầm nuôi đặc biệt cảm thụ với virus cúm chim.
Nguyên nhân phổ biến của dịch là do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với loài chim nước di cư.
Các chợ chim sống cũng là ổ dịch làm lan truyền dịch bệnh.
Gia cầm bị nhiễm virus phóng thích H5N1 trong nước bọt, dịch mũi và phân, các loài khác tiếp xúc và bị nhiễm bệnh.
Đường truyền nhiễm:
Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, người.
Đường lây truyền chính: tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh, các dụng cụ chứa phân gia cầm nhiễm bệnh.
Bệnh cúm gà H5N1 lây truyền qua không khí do dịch tiết hô hấp và phân gia cầm bị bệnh, đất.
Lây truyền từ trại chăn nuôi này sang trại chăn nuôi khác.
Một số gây nhiễm qua thức ăn như ăn thịt gia cầm bị bệnh, nguồn nước, vận dụng và quần áo.
Nguy cơ nhiễm cúm gà H5N1:
– Người chăn nuôi, giết mổ và chế biến thịt gia cầm.– Người sinh sống trong vùng đang có dịch cúm.– Người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, nhiễm AIDS,…
3. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh cúm gà H5N1
Thời kỳ ủ bệnh thường 2 – 5 ngày sau đó có các dấu hiệu cúm H5N1 điển hình là sốt, ho, thở nhanh hoặc khó thở:
Sốt cao liên tục trên 39ºC.Đau đầu, nhức mỏi cơ.Ho, đau họng.Buồn nôn, khó thở, đau ngựcMột số có thể kèm tiêu chảy, viêm kết mạc.Bệnh có thể nặng lên khi có dấu hiệu viêm phổi, khó thở, thở nhanh, tím tái dẫn đến tử vong.
Biến chứng của bệnh cúm gà H5N1:
Biến chứng phổi: tắc nghẽn đường thở, viêm phổi do virus cúm, nhiễm trùng thứ phát.Biến chứng viêm cơ, viêm cơ tim, viêm não, tổn thương gan, hệ thần kinh,…
Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh cúm gà H5N1:
– Xét nghiệm dương tính với cúm gà H5N1.– Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm.– Chụp X – quang phổi.– Chẩn đoán phân biệt với các bệnh viêm phổi do virus khác hoặc vi khuẩn.
4. Điều trị bệnh cúm gà H5N1
Nguyên tắc điều trị:
Sau khi phát hiện bệnh cần điều trị ngay trong 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.
Các loại thuốc dùng: thuốc kháng virus dùng để điều trị bệnh H5N1 có hai loại là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir (Relenza). Thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt, chốn viêm corticosteroid, kháng sinh.
Hồi sức hô hấp cho bệnh nhân khó thở.
Điều trị suy đa tạng (nếu có).
Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng và chăm sóc kỹ bệnh nhân giúp mau chóng phục hồi sức khỏe.
Để ra viện bệnh nhân cần đảm bảo:
– Hết triệu chứng sốt 7 ngày sau khi ngưng kháng sinh.– Thực hiện các xét nghiệm máu, X – quang tim và phổi ổn định.– Xét nghiệm virus cúm gà H5N1 âm tính.
5. Phòng bệnh cúm gà H5N1
Các biện pháp giúp phòng ngừa hạn chế sự lây nhiễm H5N1:
Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại gia cầm ốm hoặc chết, cần thông báo với cơ quan chức năng.Mang đồ bảo hộ khi tham gia giết mổ gia cầm.Thực hiện nấu chín kỹ thức ăn từ thịt gia cầm, không ăn thịt còn màu đỏ, trứng chưa chín, tiết canh.Sau khi tiếp xúc gia cầm, trước khi chế biến và chuẩn bị thức ăn cần rửa tay sạch bằng xà phòng.Cách ly người bệnh để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Biện pháp phòng dịch cúm gà H5N1:
Chính quyền địa phương tổ chức thành lập ban phòng chống dịch.Tuyền truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng về bệnh cúm gà H5N1.Quản lí, phát hiện sớm bệnh nhân, người tiếp xúc có thể mang mầm bệnh để cách ly và điều trị.Phòng chống đại dịch cúm ở người.
Biện pháp chống dịch cúm gà H5N1:
Xử lí khu vực ổ dịch: giám sát khu chăn nuôi gia cầm, tiêu hủy gia cầm bị bệnh có tổ chức và đúng cách.Phun hóa chất khử khuẩn trong vùng có dịch.Các phương tiện vận chuyển gia cầm cần được khử khuẩn.Xử lí trường hợp người bệnh tử vong do cúm H5N1 theo đúng quy trình.