Xuất huyết dạ dày (xuất huyết bao tử) là một trong những biến chứng nguy hiểm của các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược, ung thư…Bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao. Nội dung bài viết này cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chảy máu dạ dày nhanh chóng, hiệu quả Bệnh xuất huyết dạ dày là gì
Nếu xuất huyết không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Việc cầm máu rất khó khăn vì vết thương ở bên trong dạ dày do hậu quả của bệnh viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.
Tình trạng xuất huyết bao tử có thể gặp cả ở nam và nữ giới tuy nhiên đàn ông vẫn có tỷ lệ cao hơn do uống nhiều rượu bia. Bệnh thường gặp ở những người độ tuổi từ 20 đến 50. Xuất huyết dạ dày ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh thường do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập gây tổn thương dạ dày.
Triệu chứng xuất huyết dạ dày
Đây là triệu chứng xuất huyết dạ dày điển hình, bệnh nhân có thể nôn ra máu tươi hoặc máu nâu đen. Đôi khi nôn ra cả thức ăn có lẫn máu sau đó máu mới trào ra. Màu sắc máu nôn ra cũng cho chúng ta biết được nhiều điều.
Ví dụ nôn ra máu sẫm màu thường là do xuất huyết tiêu hóa trên như dạ dày, máu sẫm màu thường là kết quả của nguồn chảy máu ít và ổn định. Còn máu đỏ tươi thường là kết quả của một đợt chảy máu cấp tính đến từ thực quản hoặc dạ dày, máu chảy nhanh.
Đau vùng thượng vị
Người bị xuất huyết dạ dày thường bị đau thượng vị, cơn đau được cảm nhận ở vị trí giữa bụng trên, ngay dưới lồng ngực. Có nhiều vấn đề về tiêu hóa cũng có thể gây đau thượng vị như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, trào ngược dạ dày…Vì vậy khi bị đau vùng thượng vị bạn nên đi khám sớm để chẩn đoán đúng tình trạng bệnh
Thiếu máu
Tình trạng xuất huyết dạ dày mãn tính có thể gây mất máu do thiếu sắt. Nhiều bệnh nhân không cảm nhận được là mình đang bị mất máu do nó xảy ra với số lượng nhỏ với nhu động ruột nên không đáng kể. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, các triệu chứng mất máu có thể đi kèm gồm xanh xao, chóng mặt, khó thở, đau thắt ngực, nôn ra máu
Đi ngoài ra phân đen, mùi tanh
Máu chảy ra từ dạ dày có thể chuyển sang màu đen khi nó đi qua cơ thể và tương tác với các enzym trong quá trình tiêu hóa. Điều này làm cho chúng ta khó phát hiện khi có máu trong phân. Còn trường hợp máu trong phân có màu đỏ tươi thì là do xuất huyết tiêu hóa dưới ở trực tràng hoặc đại tràng.
Mệt mỏi, chán ăn
Sẽ có gì là lạ khi bạn bị mất cảm giác ăn ngon miệng trong 1 hoặc 2 ngày. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy không muốn ăn, mệt mỏi, chán nản trong thời gian dài thì hãy đi khám ngay vì đây có thể là triệu chứng của vấn đề tiêu hóa nào đó, trong đó có xuất huyết dạ dày
Nguyên nhân xuất huyết dạ dày
Nhiều tình trạng sức khỏe có thể gây chảy máu dạ dày, dưới dây là một số nguyên nhân phổ biến
Sinh lý mạch máu: Angiodysplasia là tình trạng mở rộng bất thường của các mạch máu trong đường tiêu hóa khiến chúng trở nên mỏng và dễ vỡ dẫn đến xuất huyết.
Khối u lành tính và ung thư: Khối u lành tính và ung thư ở dạ dày có thể gây chảy máu khi chúng làm suy yếu niêm mạc của đường tiêu hóa. Một khối u lành tính là một sự phát triển mô bất thường không phải là ung thư.
Viêm loét dạ dày, tá tràng: tình trạng này chiếm 40% nguyên nhân xuất huyết dạ dày và thường gặp ở những người có tiền sử bị đau vùng thượng vị. Trường hợp này, bệnh nhân thường bị ói ra máu, đi ngoài phân đen
Do sử dụng thuốc kháng sinh: ảnh hưởng của một số loại thuốc như thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc chống đông máu có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày dẫn đến chảy máu. Bạn cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này
Hội chứng Mallory Weiss: tình trạng này xảy ra ở người bị nôn nhiều, nhất là sau khi uống rượu. Khi nôn nhiều sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không
Đây là tình trạng rất nguy hiểm có thể gây tử vong. Ban đầu, nếu xuất huyết nhẹ thì bệnh nhân chỉ cảm thấy đau bụng, mệt mỏi, huyết áp không thay đổi nhiều, thể trạng cơ thể bình thường. Tuy không gây mất máu nhiều như dạng cấp tính nhưng có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu
Nếu xuất huyết bao tử nặng sẽ gây mất máu cấp tính. Bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh, da nhợt nhạt, tụt huyết áp, mạch nhỏ nhưng nhanh và khó bắt mạch. Chảy máu nhiều ở dạ dày dẫn đến thở dốc, co giật, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời
Điều trị xuất huyết dạ dày
Cho dù là xuất huyết dạ dày cấp tính hay mãn tính thì bệnh nhân cũng cần được cấp cứu ở bệnh viện càng sớm càng tốt. Chỉ nên thực hiện các biện pháp sơ cứu tại nhà trong thời gian chờ đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Bất kỳ sự chậm trễ nào cũng phải trả giá đắt.
Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày tại bệnh viện
Trường hợp chảy máu nhẹ bác sĩ sẽ theo dõi từ 1 đến 2 ngày, tiến hành nội soi dạ dày và nếu không còn chảy máu nữa thì cho xuất viện, uống thuốc theo đơn
Trường hợp xuất huyết bao tử nặng thì phải cầm máu ngay lập tức sau đó dùng thuốc kháng sinh từ 10 đến 14 ngày nếu do vi khuẩn HP. Tiếp tục điều trị bằng thuốc chữa lành vết loét trong khoảng 6 đến 8 tuần sau đó.
Kết hợp Đông y và Tây y chữa xuất huyết dạ dày
Ưu điểm của thuốc Tây là tác dụng cầm máu nhanh, kịp thời, kháng viêm tốt, giúp giảm đau nhưng nếu sử dụng lâu dài thì rất dễ gây biến chứng. Mặt khác sử dụng thuốc đông y giúp mang lại hiệu quả bền vững, trị tận gốc các nguyên nhân gây xuất huyết, giảm nguy cơ bệnh tái phát
Lựa chọn loại thuốc Đông y chữa xuất huyết dạ dày phù hợp không phải là điều dễ dàng vì nếu mua phải thuốc dởm sẽ gây kích ứng cho cơ thể. Cao Bình vị Tâm Minh Đường là một trong những loại thuốc có hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh về dạ dày
Thuốc có chứa các thành phần như kim ngân, nhân trần, hoàng bá, bạch mao căn, cây chỉ thiên, được đánh giá là lục dược bình vị giúp cầm máu nhanh, kháng khuẩn tốt đồng thời tiêu diệt vi khuẩn Hp trong dạ dày một cách an toàn.
Theo thống kê tại nhà thuốc Tâm Minh Đường đã có hơn 6280 người bệnh đã dứt điểm xuất huyết tiêu hóa nhờ Cao Bình Vị, công năng phản ứng tốt trên 80% cơ thể người bệnh.
Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ để được tư vấn và đặt mua sản phẩm tại
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.876.437