Triệu Chứng Bệnh Whitmore Ở Trẻ Em / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Bệnh Lao Ở Trẻ Em

Thông thường bệnh lao trẻ em được phân thành bốn loại cần phải điều trị là:

Lao sơ nhiễm hay còn gọi là lao khởi đầu

Lao cấp tính: có lao màng não và lao kê

Lao hô hấp sau sơ nhiễm: gồm lao phổi và lao màng phổi

Lao ngoài phổi: có nhiều loại như lao hạch, lao xương khớp, lao cột sống, lao màng bụng, màng tim, lao niệu – sinh dục, lao ruột

Trẻ bị sơ nhiễm lao thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt nhẹ về chiều, thỉnh thoảng có sốt cao. Ngoài ra còn có thể có ho khan, khạc đàm, đau ngực, khó thở. Tùy theo trẻ mắc loại lao gì mà bệnh cảnh còn có thêm những triệu chứng điển hình khác.

Lao khởi đầu (lao sơ nhiễm)

Thường gặp nhiều nhất, có thể xảy ra ở trẻ từ dưới 14 tuổi, nhưng thông thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và chưa được chủng ngừa BCG. Khi bị sơ nhiễm lao thường trẻ không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng của cảm cúm thoáng qua, hay nóng sốt mệt mỏi… Một số trường hợp diễn tiến nhẹ và tự khỏi nếu trẻ có sức đề kháng tốt.

Lao màng não

Xảy ra từ 2-12 tháng sau sơ nhiễm lao, báo hiệu với triệu chứng sốt nhẹ, thay đổi tính nết. Sau đó một tuần sốt 380C, nhức đầu, ói mửa, khám thấy có cứng cổ và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, hôn mê, lé mắt, động kinh, sụp mí mắt. Nếu chẩn đoán chậm đưa đến di chứng nặng như di chứng tâm thần (thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, động kinh); yếu liệt nửa người, tay chân co rút, mù mắt, điếc…

Lao kê

Là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.

Lao đường hô hấp

Lao màng phổi và phổi thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ. Thường có triệu chứng ho kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân, ăn uống kém…

Lao ngoài phổi

Thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn – nếu là bé trai; lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài.

Chẩn đoán và điều trị lao ở trẻ em

Ở trẻ em việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đàm. Đối với lao sơ nhiễm trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán.

Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn. Tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh

Các bậc phụ huynh hãy đưa con em đi tiêm phòng văcxin BCG theo chương trình tiêm chủng mở rộng; phát hiện và điều trị sớm những người trong gia đình bị bệnh lao, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây lao; giữ gìn sức khỏe cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất để chống suy dinh dưỡng; giữ gìn môi trường sống tốt, nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ…

Trong gia đình có người bị lao thì cách ly trẻ, không nên tiếp xúc gần gũi (hôn hít) với trẻ… Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm…) cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của chương trình chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).

Theo meyeucon

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Các Triệu Chứng Của Bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore và nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh Whitmore là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm. Nó do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có trong bùn đất gây nên. Nếu nói đây là một căn bệnh mới thì cũng không phải. Bởi thực chất bệnh Whitmore đã xuất hiện từ lâu, vào khoảng đầu thế kỷ 20. Nhưng nó khá hiếm gặp và chủ yếu được bắt gặp ở phía nam Việt Nam.

Nguyên nhân nào gây ra căn bệnh đáng sợ này? Như đã nói ở trên, vi khuẩn gây bệnh có trong bùn đất. Vì vậy chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu chúng ta hít phải bụi bẩn nhiễm vi khuẩn hoặc vùng da bị trầy xước vô tình tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn nhiễm khuẩn. Một số trường hợp khác còn có thể là do uống phải nguồn nước bị nhiễm bệnh.

Bệnh Whitmore sống rất dai trong các môi trường đất và nước bị nhiễm khuẩn. Thời gian ủ bệnh của chúng trong cơ thể người hoặc động vật cũng tương đối dài. Tuy nhiên, một khi bệnh đã phát thì diễn biến vô cùng nhanh và phức tạp. Thậm chí có thể lấy đi mạng sống chỉ trong vòng 48 giờ. Chính vì vậy, nó từng được lính Pháp và Mỹ đặt tên là “bom hẹn giờ.”

Một điểm đặc biệt của Whitmore đó là không phải ai cũng dễ bị mắc phải. Và thật may mắn, nó không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Các triệu chứng của bệnh Whitmore

Thực sự hiện nay các triệu chứng của bệnh Whitmore còn khá mơ hồ và không rõ ràng. Chính vì vậy, nó gây nên tâm lý chủ quan và có khả năng chẩn đoán nhầm sang các căn bệnh khác như quai bị, viêm tấy… Nguyên nhân là do bệnh có nhiều loại melioidosis khác nhau, nên mỗi loại lại gây ra một triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng sau đây, bạn nên đi đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu sốt cao, nhức đầu, chán ăn, ho nhiều, đau ngực khi thở, suy hô hấp và đau các cơ. Đó cũng chính là các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân có thể đang bị nhiễm trùng phổi. Bên cạnh đó, nếu có thêm các triệu chứng tiêu chảy, mất phương hướng, vết loét có mủ trên da… thì đang có nguy cơ bị nhiễm trùng máu. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xảy ra các hiện tượng như đau hoặc sưng ở một nhất định. Chẳng hạn như tuyến mang tai, khiến nhiều người lầm tưởng là bị quai bị hoặc có những nốt u cục cứng màu xám/trắng. Dần dần nó gây nên vết thương hở trông giống vi khuẩn ăn thịt người gây nên.

Và thật đáng buồn, bệnh Whitmore hiện nay chưa có vaccine phòng và điều trị bệnh. Nếu mắc bệnh, người bệnh sẽ phải dùng một lượng kháng sinh vô cùng lớn và nhiều loại. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa nhờ những biện pháp sau đây:

Luôn giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sạch sẽ.

Rửa tay và chân ngay sau khi ra ngoài, đặc biệt là khi tiếp xúc với bùn đất.

Mang ủng khi đến những vùng đọng nước để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.

Nếu có các dấu hiệu trên, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Triệu Chứng Bệnh Sốt Virus Ở Trẻ Em

Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Trong cơn sốt trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.

Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…

Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhày.

Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.

Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.

Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

Diễn biến của sốt virut

Cơ thể trẻ em do chưa có sức đề kháng cao nên rất dễ bị nhiễm bệnh, trong những ngày hè, nhiều trẻ phải nhập viện do sốt virut là hiện tượng rất hay gặp tại khoa nhi các bệnh viện. Trong điều kiện bình thường cũng có những virut ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa… khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh.

Một số loại virut thường gây sốt như: Myxo virut, coxackie, entero virut, sởi, … Virut có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm virut qua đường hô hấp, tiêu hóa… có thể gây thành dịch. Một trong các triệu chứng nổi bật của tình trạng nhiễm virut là sốt cao. Trong thuật ngữ y học thường gọi là sốt virut. Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ, sau 3-5 ngày sẽ giảm dần và mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.

Các xét nghiệm cho thấy: Bạch cầu thường giảm hoặc bình thường. Huyết sắc tố bình thường. CRP < 6mg/ml. Một số trường hợp có thể phân lập virut từ dịch ngoáy họng hoặc máu. Sử dụng kỹ thuật PCR có thể giúp tìm virut trong dịch hầu họng, máu.

Triệu Chứng Viêm Xoang Ở Trẻ Em

Viêm xoang ở trẻ em có đặc điểm khác biệt với người lớn do ở trẻ hệ thống xoang chưa phát triển hoàn thiện. Ngay từ khi mới ra đời, bé đã có nguy cơ mắc viêm xoang, vì lúc này xoang sàng đã xuất hiện. Sau đó theo thời gian bé lớn dần lên thì các xoang cũng lần lượt hình thành và phát triển: khi bé khoảng 3 – 4 tuổi xoang hàm bắt đầu hình thành; lúc bé 7 – 8 tuổi thì hình thành thêm hai xoang mới đó là xoang trán và xoang bướm. Khi trưởng thành, thường lầ ở độ tuổi 20 thì hệ thống xoang mới hoàn thiện. Việc chẩn đoán và điều trị viêm xoang cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn vì khó có thể phát hiện viêm xoang do khi mới xuất hiện, các xoang của trẻ chưa có cấu trúc rõ ràng như của người lớn, có khi chỉ là một rãnh hằn vào xương nên rất dễ bị tắc.

Khi cơ thể của trẻ xuất hiện các dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp trên như ho, sốt, sổ mũi, quấy khóc,…quá 7 ngày mà không khỏi dù mẹ đã cho trẻ uống thuốc thì rất có thể trẻ đã mắc viêm xoang. Thông thường các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên sẽ mất dần từ 5 – 7 ngày, có thể tự khỏi được.

Cảm lạnh kéo dài từ 10 – 14 ngày có thể kèm theo sốt hoặc không. Cảm lạnh cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm xoang ở mọi lứa tuổi nói chung.

Bé bị sốt liên tiếp trong 4 ngày, kèm theo đó là các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên.

Ta có thể nhận biết viêm xoang ở trẻ qua màu sắc và mùi của dịch chảy ra bên ngoài: dịch có màu đục, vàng hoặc xanh, có thể có mùi hội.

Viêm xoang gây cho trẻ những cảm giác khó chịu, đau đớn như: ngứa họng, ho, khó thở bằng mũi, đau họng do dịch mũi chảy xuống phía sau họng, nhất là về đêm, trẻ không ngủ được, ngủ không yên giấc, khóc suốt đêm trông rất đáng thương.

Trẻ không thể bú sữa hơi dài như lúc bình thường do ngạt mũi, trẻ có thể không thở được bằng mũi, chỉ có thể thở bằng miệng.

Các đợt viêm họng, viêm mũi,… ở trẻ tái phát nhiều lần trong năm thì rất có thể trẻ đã bị viêm xoang mạn tính, giai đoạn nặng của viêm xoang. Vì vậy, những bậc làm cha mẹ cần hết sức chú ý quan sát trẻ để sớm phát hiện ra những triệu chứng, tránh để nặng thêm gây biến chứng ảnh hưởng không tôt tới sức khỏe của con yêu.

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.

Cách phòng ngừa và điều trị viêm xoang ở trẻ

Viêm xoang do vi khuẩn gây nên, vì vậy cha mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chơi đồ chơi. Và nhớ rửa tay bằng xà phòng, vì rửa bằng nước không thể loại sach vi khuẩn.

Trong những ngày đông, thời tiết lạnh thì cha mẹ cần mặc ấm cho trẻ. Cho trẻ tiêm chủng đẩy đủ theo lịch tiêm phòng của quốc gia.

Cha mẹ có thể bổ sung các chất đề kháng cho cơ thể của trẻ bằng cách tăng cường chất dinh dưỡng (kẽm, DHA, omega 3,…), các loại thực phẩm giàu vitamin, nhất là vita min A, C.

Lưu ý trong việc chăm sóc trẻ bị viêm xoang

Tăng cường vitamin A, C cho trẻ thông qua đường ăn uống. Vitamin A.C có tác dụng tằng cường miễn dịch, cũng như sức đề kháng trong cở thể của trẻ. Viatmin A,C có ở trong các loại thực phẩm như: cam, quýt, cà chua, chứng, sữa, tôm cá, gan động vật,…

Cho trẻ uống nhiều nước, phải là nước ấm. Nước có tác dụng làm loãng chất nhầy, giúp đẩy các chất ra bên ngoài cơ thể dễ dàng. Vậy tại sao lại phải là nước ấm mà không phải nước lạnh. Như đã nói ở trên, cảm lạnh gây ra viêm xoang, nước lạnh sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Rửa mũi thường xuyên cho trẻ bằng nước mũi sinh lý, hoặc thuốc sịt mũi. Nước muối sinh lý và thuốc sịt mũi đều có tác dụng kháng viêm hiệu quả.

Xì mũi đúng cách: trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể giúp trẻ xì mũi cho trẻ bằng những dụng cụ phù hợp, phải hết sức nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc của trẻ. Nếu trẻ đã lớn có thể tự xì mũi được, thì cha mẹ cần hướng dẫn trẻ xì mũi sao cho đúng cách: xì từng bên mũi bằng cách bịt lỗ mũi còn lại.

Mẹ khuyên bé tuyệt đối không được dùng tay để ngoáy mũi, vì khi đó vi khuẩn có thể theo tay đi vào đường hô hấp làm cho bệnh nặng hơn.

Bậc cha me nên chú ý không nên vì quá lo lắng mà cho trẻ dùng thuốc bừa bãi dẫn tới tình trạng nhờn thuốc, mà nên tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi đi ngủ cha mẹ nhớ kê đầu trẻ nằm cao hơn thần, làm như vậy giúp cho chất nhầy không bị ứ đọng ở xoang.