Triệu Chứng Bệnh Sỏi Thận / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Của Bệnh Sỏi Thận

Sỏi thận là một tình trạng bệnh lí đã được đề cập từ rất lâu trong y văn và là một bệnh thường gặp, dễ gây các biến chứng như nhiễm trùng, suy thận cấp tính hoặc mạn tính. Sỏi thận hình thành do tập hợp muối và khoáng chất thường được tạo thành từ canxi, oxalate hoặc axit uric. Chúng hình thành bên trong thận và có thể di chuyển đến các phần khác của đường tiết niệu. Vậy triệu chứng sỏi thận thường gặp là gì?

I. Triệu chứng sỏi thận và cách nhận biết bệnh sỏi thận.

Đau là triệu chứng điển hình của sỏi thận tiết niệu do sỏi di chuyển trong lòng niệu quản hẹp gây tắc nghẽn và tăng áp lực tích tụ trong thận. Biểu hiện của đau sỏi thận – phân biệt với đau do các nguyên nhân khác:

Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, thành cơn do cơ thể cố đào thải sỏi qua nước tiểu, niệu quản co thắt gây đau dữ dội.

Cơn đau thường thay đổi vị trí và cường độ dọc theo đường di chuyển của sỏi trong lòng niệu quản hẹp.

Vị trí, tính chất:Cơn đau điển hình biểu hiện đau dữ dội thường ở một bên, lưng hoặc bụng. Là một trong những cơn đau mạnh nhất. Nhiều người trải qua cơn đau sỏi thận so sánh đau như đau đẻ hoặc đau như dao đâm. Cũng có thể là những cơn đau không điển hình, đau âm ỉ vùng hông lưng.

Sỏi thận lớn đôi khi bị mắc kẹt trong niệu quản. Sự tắc nghẽn này có thể làm chậm hoặc ngừng dòng chảy của nước tiểu, mỗi lần đi tiểu chỉ có thể tiểu một chút, gây ra các triệu chứng như: Đái khó, tiểu dắt, tiểu ngắt quãng không thành tia

Dòng nước tiểu ngừng hoàn toàn là một trường hợp cấp cứu y tế.

Khi viên sỏi di chuyển vào phần dưới của đường tiết niệu sẽ gây ra hội chứng kích thích với các triệu chứng như:

Nước tiểu bình thường màu vàng trong và không có mùi mạnh.

Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi có thể là dấu hiệu nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu.

Một nghiên cứu cho thấy khoảng 8% người bị sỏi thận cấp tính bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nước tiểu đục là dấu hiệu của mủ trong nước tiểu, hoặc niệu.

Mùi có thể đến từ vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Mùi cũng có thể xuất phát từ nước tiểu đậm đặc hơn bình thường.

Sỏi thận là sự tích tụ muối và khoáng chất hình thành trong thận của bạn và có thể đi đến các phần khác của hệ thống tiết niệu.

Triệu chứng sỏi thận thường thấy là đau, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục hoặc có mùi, tiểu máu, buồn nôn và ói mửa, sốt và ớn lạnh.

Một số viên sỏi sẽ tự đi qua. Những trường hợp khác cần điều trị bằng sóng âm thanh hoặc phẫu thuật để phá vỡ hoặc loại bỏ chúng.

*Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của sỏi thận. Nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng này vì khi đó có thể cho thấy bạn bị nhiễm trùng hoặc biến chứng nghiêm trọng khác:

Bs.Đỗ Được Đại học Y Hà Nội

Đau đến nỗi bạn không thể thoải mái.

Đau đi kèm với buồn nôn, nôn, ói mửa.

Đau đi kèm sốt, ớn lạnh.

Máu trong nước tiểu.

Đi tiểu khó khăn.

Bệnh Sỏi Thận Có Triệu Chứng Gì?

Bệnh sỏi thận là gì? Mức độ nguy hiểm đến đâu?

Cho đến nay nhiều người vẫn còn hết sức thờ ơ, chủ quan trước căn bệnh này vì không hề biết đến mức độ nguy hiểm của nó. Suy nghĩ sỏi thận không phải là một bệnh lý nguy hiểm chỉ đúng khi người bệnh phát hiện và điều đúng cách. Ngược lại nếu để bệnh phát triển trong thời gian dài, khiến kích thước sỏi ngày một lớn, sỏi cứng, sỏi san hô… người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

Nhiễm trùng đường tiểu

Tắc đường tiểu, bí tiểu

Hội chứng suy thận cấp hoặc suy thận mãn tính

Bể thận hay vỡ thận

Với những biến chứng nguy hiểm trên nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Chính vì thế khi bị sỏi thận người bệnh cần tiến hành điều trị ngay để nhanh chóng loại bỏ sỏi khỏi cơ thể.

Bệnh sỏi thận có triệu chứng gì?

Bệnh sỏi thận có triệu chứng gì? Làm thế nào để nhận biết bệnh là một trong những thông tin mà mọi người đều cần phải nắm rõ bởi căn bệnh này có thể gặp ở bất kỳ ai từ phụ nữ đến nam giới, từ người già đến trẻ nhỏ. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn, giảm những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở người bệnh.

Thay đổi bất thường khi đi tiểu:

Tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu dù lượng nước uống vào rất ít.

Màu nước tiểu thay đổi:

Nước tiểu màu đậm, vẩn đục, có mùi hôi do hàm lượng hóa chất, chất độc hại trong cơ thể người bệnh cao.

Tiểu ra máu:

Triệu chứng xuất hiện khi những viên sỏi di chuyển gây tắc niệu đạo

Đau bụng, lưng và mạn sườn:

Khi những viên sỏi di chuyển trong niệu đạo sẽ gây ra ma sát khiến người bệnh đau vùng bụng dưới có thể lan rộng ra phía mạn sườn, sống lưng. Đặc biệt nếu sỏi to, nhọn, cứng khi va chạm tạo áp lực lên thận sẽ gây ra những cơn đau quặn thận.

Sốt:

Khi bị sỏi lớn, thận bị tổn thương chức năng lọc thải chất độc cũng suy giảm từ đó khiến khả năng miễn dịch trong cơ thể thấp, người bệnh dễ bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng gây ra hiện tượng sốt, ớn lạnh, gai người.

Phù nề:

Thận bị suy giảm chức năng khiến thận không thể loại bỏ các chất lỏng dư thừa các chất độc hại trong cơ thể. Bởi vậy các chất này tích tụ trong cơ thể khiến cơ thể bị phù như : phù chân, tay cổ, mặt hay cả người.

Mệt mỏi:

Bình thường cơ thể sẽ tạo ra một loại hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể để tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận có vấn đề các erythropoietin tạo ra ít hơn vì thế các hồng cầu vận chuyển oxy ít đi khiến cơ thể nhanh mệt. Biểu hiện này là thiếu oxy trong máu có thể điều trị tương đối dễ dàng.

Bị ngứa và bị phát ban ở da:

Thận có nhiệm vụ loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu. Khi bị sỏi thận thì sự tích tụ của các chất thải trong máu nhiều lên và gây ra phát ban hay những trận ngứa ở mức độ nặng.

Làm gì khi mắc bệnh sỏi thận?

Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc để bào mòn sỏi, chỉ định cho những trường hợp sỏi nhỏ, kích thước dưới 10mm.

Điều trị ngoại khoa: Chữa trị bằng các phương pháp chữa bệnh hiện đại, chỉ định cho những trường hợp sỏi kích thước lớn, sỏi dày, sỏi cứng, sỏi san hô…

Tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi nội soi ngược dòng

Phẫu thuật nội soi lấy sỏi

Lấy sỏi qua da

Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi

Phẫu thuật sỏi bằng robot

Điều trị sỏi thận bằng phương pháp Đông y: Áp dụng những bài thuốc Đông y với thành phần dược liệu từ tự nhiên giúp giải độc, lợi tiểu, giãn cơ, thúc đẩy quá trình bào mòn sỏi và đẩy chúng ra ngoài theo đường tiểu. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những trường hợp sỏi dưới 15mm, đảm bảo tính hiệu quả và không lo bị tái phát trở lại.

Lời khuyên của bác sĩ

Tùy theo mức độ bệnh mà bạn có thể lựa chọn cho mình những phương pháp điều trị sỏi thận phù hợp nhưng hãy lưu ý rằng trước khi thực hiện bất kỳ bài thuốc tiêu sỏi nào bạn đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không tự mình dùng thuốc vì có thể gây ra những tác dụng phụ.

Song song với đó bạn cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học, ăn uống điều độ, cân bằng dưỡng chất, tránh xa những tác nhân gây bệnh như: Đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều Protein, Oxalate, bia rượu…

[fruitful_alert type=”alert-success”]

Nếu bạn đọc muốn điều trị dứt điểm sỏi thận có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0332 020 608 hoặc tới địa chỉ: Số 2/28 Ngõ 210 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội để được thăm khám.[/fruitful_alert]

Triệu Chứng Đau Do Sỏi Thận

Trong cuộc đời mỗi một con người, tài sản quý giá nhất là sức khỏe, bởi sức khỏe không thể quy đổi thành tiền, có sức khỏe là có tất cả. Có sức khỏe con người mới có khả năng sinh hoạt, sáng tạo, làm ra của cải vật chất và hưởng thụ những thành quả mà mình đạt được. Thế nhưng, không phải ai cũng có một cơ thể hoàn hảo, khỏe mạnh, không bệnh tật. Phần lớn con người thường do bệnh tật, ốm yếu mà chết. Một trong những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và tính mạng của con người là bệnh thận. Theo thống kê trung bình cho thấy từ 25 – 30% bệnh nhân bị cắt thận trong số những người mắc sỏi thận gây viêm thận, bể thận. Tỉ lệ tái phát của sỏi thận là từ 10 – 20%. Sỏi thận là nguyên nhân thứ ba sau bệnh nhiễm cầu thận nguyên phát và viêm cầu thận thứ phát gây suy thận mạn tính. Sỏi hệ thống tiết niệu là một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra từ các chất như canxi, photpho… Sỏi thận có thể được phân chia vị trí như: sỏi thận (sỏi đài thận, sỏi bể thận), sỏi niệu quản (sỏi niệu quản đoạn trên, sỏi niệu quản đoạn giữa, sỏi niệu quản đoạn giữa, sỏi niệu quản đoạn dưới), sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.

Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước tiểu bắt đầu tích tụ trong thận, gây ra các cơn đau sỏi thận. Giai đoạn này có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn đau mạnh hay lao động nặng. Có khi sỏi được thải ra ngoài cùng nước tiểu. Khi thấy có cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu. Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đâu thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng.

Triệu chứng đau do sỏi thận: Đau đớn từng cơn, đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi. Đó là do sỏi nút lại như nút chai, khiến nước tiểu không thoát ra ngoài được. Khi nước tiểu bị tắc nhiều hay ít sẽ tạo ra các cơn đau khác nhau. Nhiều khi bệnh nhân cảm thấy đau, cựa mình một lúc lại hết đau là do viên sỏi chưa quá lớn, lúc đầu gây bít tắc nước tiểu, nhưng viên sỏi lại di chuyển vị trí khiến nước tiểu rỉ ra được một chút làm cơn đau giảm bớt. Đau một bên là do bị sỏi ở một bên thận, và nếu bị sỏi cả hai thận thì người bệnh sẽ đau cùng lúc cả hai bên hố thắt lưng. Tiểu ra máu do sỏi va vào thành niệu quản, gây xước và chảy máu. Tiểu buốt, tiểu dắt. Cũng có khi hòn sỏi to di chuyển xuống gây tắc niệu quản dẫn đến ứ nước, thận căng to và đau dữ dội cả vùng trước và sau hố thắt lưng. Cũng có khi hòn sỏi nhỏ di chuyển chỉ gây đau nhẹ và lan nhanh.

Đau vùng hố sườn lưng, thường đau âm ỉ một bên hoặc cả hai bên. Đau cả vùng hạ sườn. Khi vỗ hố lưng, bệnh nhân nhức nhối. Thường do sỏi đài bể thận. Khi có kèm thận to thì có thện ứ nước hoặc ứ mủ và hòn sỏi có thể ở niệu quản. Đau kèm bí tiểu: Sỏi đã chít tắc cổ bàng quang hoặc đã ra niệu đạo.Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang chứa tinh chất cao khô kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời, hòa tan sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và thải ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu).

Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác.

Dược sĩ tư vấn: 043.990.6195

Triệu Chứng Bệnh Sỏi Thận Dễ Nhận Ra Nhất

Bệnh sỏi thận hay còn có các tên gọi khác như bệnh sạn thận. Đây là bệnh xảy ra do các khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng lại trong các cơ quan như thận, bàng quang, niệu quản… Từ đó, dẫn đến việc hình thành các tinh thể rắn hoặc tinh thể Calci. Chúng được gọi với tên là sỏi thận. Kích thước sỏi thận có thể phát triển lên đến vài cm.

Nguy cơ hình thành sỏi thận là do khi lượng nước tiểu và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao trong nhiều ngày. Sỏi thận nhỏ có thể được đẩy ra theo đường đi tiểu.

Tuy vậy, với những viên sỏi thận cỡ lớn thì khó có thể chui ra theo cách này. Nó dễ gây ra những tổn thương cho các cơ quan khác như thận, bàng quang, niệu quản…. Đặc biệt, sỏi thận không chỉ gây ra đau đớn thông thường mà nó có thể dẫn đến việc đi tiếu khó khăn hoặc tắc đường tiểu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho sỏi thận được hình thành. Những nguyên đó là:

Chế độ ăn uống không hợp lý, không khoa học.

Thói quen uống nước ít, không đủ liều lượng.

Sử dụng các loại thuốc tùy tiện mà không theo chỉ dẫn bác sĩ.

Nhịn tiểu thường xuyên cũng gây nên bệnh sỏi thận.

Mất ngủ kéo dài.

Nhịn ăn sáng thường xuyên.

Những triệu chứng bệnh sỏi thận không thể không biết

Triệu chứng của bệnh sỏi thận tương đối dễ dàng. Người mắc sỏi thận sẽ phải trải qua những triệu chứng như sau:

Các cơn đau, đau dữ dội, kéo dài ở niệu quản, gò mu. Cơn đau lan ra cả các vùng khác như hông, lưng và có thể kèm theo các dấu hiệu khác như buồn nôn hoặc nôn.

Tùy thuộc vào kích thước của sỏi thận lớn hoặc nhỏ thì tình trạng đau này có thể diễn ra khác nhau. Sỏi thận càng lớn thì cơn đau càng dữ dội. Bạn cần thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sỹ kịp thời để giảm bớt những cơn đau này.

Ngoài các triệu chứng như trên, bệnh nhân bị sỏi thận có thể phải trải qua các triệu chứng như:

Sốt: Có thể bị sốt cao, run và đau các vùng lưng, hông, đi tiểu buốt…

Đái rắc, đái buốt hoặc đái mủ: Đây là các triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu.

Tắc nghẽn đường niệu: Có thể là tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.

Mặc dù khi sỏi thận còn nhỏ thì việc nhận ra mắc sỏi thậ là rất khó khăn. Tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu bệnh sỏi thận không thể bỏ qua như:

Đi tiểu thấy sỏi

Đi tiểu ra máu

Đi tiểu buốt hoặc đi tiểu nhiều lần

Buồn nôn hoặc nôn

Đau bên hông hoặc bụng dưới

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Các dấu hiệu nghiêm trọng không thể ngồi, đứng

Có dấu hiệu sưng thận, ngứa vùng xung quanh vùng thận…

Từ triệu chứng bệnh sỏi thận để chữa trị bệnh

Nhận biết được các dấu hiệu của bệnh và thăm khám sẽ giúp các bạn tìm cách chữa bệnh nhanh và hiệu quả hơn. Chữa sỏi thận khi còn nhỏ các bạn có thể thực hiện bằng những cách đơn giản như:

Uống đầy đủ nước, uống các loại nước có tính chất tiêu sỏi như: Nước râu ngô.

Uống thuốc giãn cơ để niệu quản giảm bớt việc bị co thắt. Tạo cơ hội đào thải sỏi thận ra bên ngoài dễ dàng hơn.

Các loại thuốc khác như: Kiêm tiền thảo, trái sung… có tác dụng tốt trong việc tiêu sỏi, tán sỏi…

Nếu phát hiện sỏi thận quá muộn, sỏi thận đã to thì việc đầu tiên là hãy đi khám. Các bác sỹ sẽ giúp bạn giải quyết cần phải làm gì, như thế nào đối với sỏi thận lúc này. Hiện nay công nghệ về điều trị sỏi thận đã phát triển tốt hơn rất nhiều nên các bạn có thể: Mổ hoặc tán sỏi đẩy chúng ra ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi, hay tán sỏi qua da…