Triệu Chứng Bệnh Giun Tim Ở Chó / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Giun Móc Ở Chó

Giun móc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là ở cún con. Như vậy, chủ của thú cưng cần cảnh giác với các dấu hiệu của giun móc ở chó. Những ký sinh trùng hút máu này có thế xâm nhập, trú ngụ và sống trong ruột non của chó. Ở ấu trùng giai đoạn thứ tư, giun móc có thể gây ra chứng thiếu máu và viêm ruột non ở chó. Giun hoạt động để lại các vết cắn và những vết này tiếp tục rỉ máu.

Cả loài chó và loài mèo đều có thể bị bệnh giống như mô tả trong bài. Nếu bạn muốn tìm hiểu ảnh hưởng của bệnh này đối với loài mèo thì hãy truy cập vào trang này.

Triệu chứng của bệnh giun móc ở loài chó

Chú chó có ký sinh trùng trông không khỏe mạnh và ăn không ngon miệng; niêm mạc mũi, môi và tai tái nhợt. Nếu ấu trùng giun móc xâm nhập vào phổi, chú chó sẽ bị ho, cũng như biểu hiện nhiều triệu chứng khác, gồm phân đen và dính, tiêu chảy và táo bón. Nếu chú chó không được điều trị ngay lập tức, nó có thể chết đột ngột.

Nguyên nhân của bệnh giun móc ở loài chó

Chó con thường mắc phải bệnh này từ sữa mẹ. Chó nhiễm ký sinh do nuốt phải hoặc ấu trùng thâm nhập qua da, ấu trùng thường ở trong nước hoặc môi trường bị ô nhiễm.

Chẩn đoán bệnh giun móc ở loài chó

Giun móc không nhìn thấy được bằng mắt thường và do đó phải được bác sĩ thú y tìm thấy qua kính hiển vi trong xét nghiệm mẫu phân. Xét nghiệm này cũng sẽ giúp bác sĩ thú y xác định quá trình điều trị và kê toa. Nếu vài chú chó cùng một lứa đẻ bị chết, thì nên nghi ngờ do giun móc.

Chữa trị bệnh giun móc ở loài chó

Để loại bỏ giun, một loại thuốc giết hoặc trục xuất chúng sẽ được kê toa. Đôi khi chỉ cần uống thuốc đó. Tuy nhiên, bổ sung dinh dưỡng và sắt cũng có thể cần thiết. Chó con nên được uống thuốc giun khi hai tuần tuổi và tiếp tục cho đến khi cai sữa và điều trị hằng tháng sau khi cai sữa để đảm bảo rằng tất cả ấu trùng được loại bỏ.

Với chó mang thai, điều trị loại bỏ giun nên bắt đầu hai tuần sau khi sinh và tiếp tục trong hai đến bốn tuần sau khi chó con được sinh ra, để bảo vệ chó con.

Trong trường hợp nghiêm trọng, chó (hoặc chó con) cần được nhập viện để điều trị bằng liệu pháp truyền dịch, truyền máu và truyền oxy bổ sung, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bênh thiếu máu và tình trạng của con vật. Nên biết rằng, chó có khả năng tử vong đột ngột ngay cả khi được điều trị.

Phòng ngừa bệnh giun móc ở loài chó

Môi trường thả chó của bạn cần phải sạch sẽ. Hãy đặc biệt chú ý đến nước đọng trong thùng chứa, khu vực trũng, hoặc thậm chí trong ao. Nếu bạn thấy các triệu chứng được liệt kê phía trên xuất hiện ở thú cưng, hãy đem một mẫu phân đến bác sĩ thú y.

Không thể tiêm chủng phòng ngừa sự xâm nhập của ký sinh trùng, vì vậy cách duy nhất bạn có thể bảo vệ thú cưng của mình là quan sát và hành động nhanh chóng. Và mặc dù trường hợp giun móc hiếm gặp ở người, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào da người, vì vậy phải cẩn trọng khi điều trị động vật bị nhiễm ký sinh.

Triệu Chứng Của Nhiễm Bệnh Giun Sán Chó

BỆNH SÁN CHÓ LÀ GÌ? Bệnh sán chó hay bệnh nang sán chó, bệnh sán dây chó, bệnh kén sán chó là một bệnh ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus.

Toxocara canis (Toxocara cati) là một loại giun tròn thường được gọi là giun đũa của chó, mèo hay trong dân gian còn gọi là sán chó. Các giun này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân chó ra ngoài môi trường. Các trứng này sẽ hóa phôi sau 1 – 2 tuần. Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng.

Sau khi nuốt phải trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, chúng sẽ đi xuyên qua thành ruột, sau đó theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Các ấu trùng sán chó có thể sống sót nhiều tháng trong cơ thể người và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể người tiêu diệt. Sau khi chúng đã gây tổn thương tại các mô, các ấu trùng mới ngừng phát triển.

NGUYÊN NHÂN BỆNH SÁN CHÓ LÀ GÌ? ✜ Bệnh sán chó có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng thường xảy ra ở những nơi mà con người có tiếp xúc gần gũi với vật nuôi hoặc chó.

✜ Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm sán chó do trẻ em thường chơi những trò chơi tiếp xúc với đất, hay ngậm, liếm đồ chơi, mút tay, bồng bế, sờ vào chó, mèo.

✜ Bạn còn có thể bị nhiễm sán chó do ăn các loại thịt bị ô nhiễm hoặc chưa được nấu chín, các loại trái cây và rau xanh bị nhiễm giun sán mà không rửa sạch, do sử dụng nguồn nước nhiễm giun sán.

✜ Sán chó cũng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua những vết thương hở trên da.

✜ Mọi người trong gia đình có thể cùng nhiễm bệnh sán chó do môi trường sống cùng bị ô nhiễm hoặc do cùng nhau những đồ ăn, thực phẩm có nhiễm ấu trùng sán chó.

NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SÁN CHÓ Như đã nói ở trên, trứng sán chó khi vào trong ruột người sẽ nở thành các ấu trùng, sau đó xâm nhập thành ruột non và được chuyên chở theo đường máu di chuyển đến các cơ quan của người như gan, phổi, não bộ, mắt… Ở những cơ quan này, ấu trùng sán chó lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc chỉ nằm im, chúng trở thành những vật lạ và gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh sán chó thường gặp nhất là xảy ra ở da như: ngứa da, nổi mề đay, sung phù một vùng da, nổi cục u ở da… Các triệu chứng của bệnh sán chó này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác nên phần lớn các trường hợp sau khi điều trị bệnh da liễu một thời gian không khỏi sẽ khi nghĩ đến sán chó.

Ngứa là một trong những triệu chứng của bệnh sán chó thường gặp

Khi ấu trùng sán chó di chuyển đến mắt, triệu chứng của bệnh sán chó lúc này là mờ mắt. Khi đi thăm khám thường sẽ thấy viêm màng bồ đào hay viêm kết mạc sung huyết đỏ và kèm theo ngứa, có khi thấy cả hình ảnh giun sán.

Ngoài ra, sán chó còn gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, dễ gây nhầm lẫn với bệnh viêm đại tràng mãn tính, tràn dịch màng phổi, ho kéo dài.

CÁCH PHÒNG BỆNH SÁN CHÓ Vì bệnh sán chó có thể lây lan qua đường ăn uống khi chúng ta ăn những thức ăn có chứa ấu trùng giun nên để phòng tránh bệnh sán chó bạn cần thực hiện những điều sau:

Những cách phòng tránh bệnh sán chó

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp.

Thực hiện ăn chín, uống sôi.

Không cho chó đi vào nhà thường xuyên, không ôm và ngủ chung với chó dù đó là thú cưng của bạn.

Nên tắm cho chó thường xuyên và cho chó đi tẩy giun định kỳ.

Nếu trong nhà bạn có trẻ em, bạn không để trẻ chơi với chó, không để bé bò dưới đất (đặc biệt là những nơi chó thường nằm).

Không cho chó đi vào khu vực trồng rau của vườn nhà để tránh tình trạng nhiễm sán từ phân chó.

Lưu ý: Nếu thường xuyên tiếp xúc với chó mà cơ thể có các triệu chứng của bệnh sán chó như mệt mỏi, ăn không ngon, đau bụng, sụt cân, ngứa, nóng sốt, ho, khò khè…thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán xem có mắc bệnh sán chó hay không. Việc phát hiện sớm và điều trị bệnh sán chó kịp thời sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh Giun Tim Ở Chó Cực Kỳ Nguy Hiểm, Tỷ Lệ Tử Vong Cao

Bệnh giun tim ở chó cực kỳ nguy hiểm do giun Dirofilaria unmitis ký sinh bên trong tim và các mạch máu lớn. Đây là một trong những bệnh giun tròn hay gặp ở chó và có thể lây sang người. Tỷ lệ chó tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh giun tim ở chó

Giun Dirofilaria unmitis là tác nhân gây bệnh giun tim ở chó, chúng có hình thái dài và nhỏ. Kích thước con đực dài 12 – 18 cm, con cái dài 25 – 30cm.

Giun cái trưởng thành đẻ ra các ấu trùng chuyển động (microfilaria) đi vào máu.

Muỗi là vật chủ trung gian truyền bệnh giun tim cho chó.

Khi một số loài muỗi là ký chủ trung gian (Anopheles, Culex, Acdes, Mansonia) hút máu sẽ hút luôn cả ấu trùng vào cơ thể muỗi.

Trong cơ thể muỗi, sau 2 – 3 tuần những ấu trùng này phát triển thành dạng ấu trùng lây nhiễm.

Khi những con muỗi có mang trong mình những ấu trùng lây nhiễm bệnh chích – hút máu của những động vật khác; ấu trùng lây nhiễm đi qua phần miệng của muỗi vào da của con vật đó.

Ấu trùng lây nhiễm sống ở da 90 – 120 ngày, sau đó nó vào máu, đi vào tim và phát triển thành dạng trưởng thành.

Thời gian hoàn thành vòng đời, tính từ khi micofilaria được muỗi hút vào cơ thể rồi lại xâm nhập vào động vật khác, phát triển thành dạng trường thành, đẻ ra microfilaria thế hệ mới, khoảng 8-9 tháng.

Giun trưởng thành sống rất lâu trong cơ thể chó (5 – 9 năm).

Bệnh có khắp nơi trên thế giới, nhưng thường gặp ở những vùng nhiệt đớt, cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm có nhiều muỗi hoạt động.

Người có thể mắc bệnh, khi bị muỗi mang ấy trùng đốt, hút máu.

Triệu chứng và bệnh tích

Triệu chứng bệnh giun tim ở chó không nhận biết được cho đến khi giun phát triển đến giai đoạn trường thành.

Chó có thể nhiễm bệnh 9 – 10 tháng vẫn chưa có triệu chứng.

Khi phôi chuyển động (micofilaria) và giun trưởng thành đủ nhiều sẽ gây viêm thành mạch quản, nếu quá nhiều dẫn đến nghẽn mạch máu. Lượng máu về tim không đủ, gây hở van tim. Phần bên phải của tim giãn rộng, xảy ra đồng thời với hiện thượng phù phổi, gan, thận.

Con vật ho kéo dài, dạng mạn tính. Thở khó, chảy nhớt dãi ở miệng.

Nếu nhiễm nhiều, chó bị suy sụp, rất nhanh mệt khi vận động nhiều, chậm chạp, uể oải, lười vận động, gầy còm và thiếu máu kéo dài.

Chó có triệu chứng phù nề ở phần dưới bụng, ngực, vùng bàn ngón.

Nước tiểu đục, lẫn máu do độc tố của giun gây viêm thận.

Độc tố của giun có thể gây nhiễm độc thần kinh, biểu hiện liệt nhẹ 2 chân sau, động kinh.

Chẩn đoán giun Dirofilaria unmitis

Chẩn đoán chính xác giun tim Dirofilaria unmitis ở chó, người nuôi có thể áp dụng một trong các cách sau đây:

Lấy máu xem tươi, kiểm tra dưới kính hiển vi.

Chẩn đoán nhanh bằng dụng cụ HW WITNESSTM của hãng Merial.

Chụp X – quang.

Chẩn đoán bằng phản ứng ELISA.

Biện pháp phòng bệnh

Revalution: dạng thuốc mỡ, bôi ngoài da vùng gáy (giữa 2 xương bả vai) của chó, mỗi tháng 1 lần.

Advanmix: dạng thuốc mỡ, bôi ngoài da mỗi tháng dùng 1 lần.

Phun thuốc diệt trừ muỗi, dọn dẹp khu vực xung quanh chuồng trại không cho muỗi có điều kiện sống và sinh sản.

Cách trị bệnh giun tim ở chó 1. Trị ấu trùng

Heartgart TM plus, dạng viên, mỗi lần dùng 1 viên, mỗi tháng dùng 1 lần. Thuốc chỉ có tác dụng với ấu trùng, không có tác dụng với giun trưởng thành. Một số giun non có thể bị tiêu diệt nhưng không có tác dụng diệt sach.

Thuốc có tác dụng phụ: động vật thẫn thờ, nôn mửa, biếng ăn, tiêu chảy, hoa mắt, choáng váng, chảy nước dãi, co giật.

Diethylcarbamazin: liều dùng 3mg/1kg thể trọng, chai 2 – 3 lần trong 1 ngày, uống sau bữa ăn. Liệu trình 4 – 5 ngày. Sau 1 tháng kiểm tra nếu còn ấu trùng giun cho uống tiếp liều nữa.

2. Trị giun trưởng thành

Caparsolate: liều dùng 0.2ml/1kg thể trọng, chia 2 lần dùng trong 1 ngày, tiêm chậm tĩnh mạch, liệu trình 2 ngày. Thuốc độc với gan và thận, vì vậy chỉ định thận trọng đối với những chó có các quá trình bệnh lý ở các cơ quan này.

Immiticide (melarsomine): liều dùng 0.1ml/1kg thể trụng, tiêm bắp thịt vùng thắt lựng.

Arsenamide: mỗi năm sử dụng 2 lần.

Dựa vào hình ảnh X – quang, siêu âm tiến hành phẫu thuật lấy giun trưởng thành.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Người nuôi cần phải cho chó “ăn chín, uống sôi”, thường xuyên vệ sạch chuồng trại để ấu trùng không có nơi ẩn náu.

Giun Móc Ở Chó, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Bệnh giun móc là gì? Có nguy hiểm cho chó không? Là bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh giun tròn của chó do 2 loại giun móc chính: Ancylostoma canium và Uncirania stenocephala gây ra.

Giun móc có kích thước khoảng 5 – 19cm, đầu hơi phình to, tròn hướng về phía bụng mang 3 đôi răng cong khỏe bám móc chặt vào thành ruột non tựa như móc câu.

Giun móc gây hội chứng thiếu máu, bại huyết do hồng cầu bị phá hủy, tiêu chảy có máu và nhầy mũi do niêm mạc ruột tổn thương phân hủy (thường bị lầm tưởng do kiết lỵ Amíp). Giun móc trưởng thành bám chặt vào thành ruột non ở chó.

Bệnh giun móc ở loài chó

Giun móc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là ở cún con. Như vậy, chủ của thú cưng cần cảnh giác với các dấu hiệu của giun móc ở chó. Những ký sinh trùng hút máu này có thế xâm nhập, trú ngụ và sống trong ruột non của chó. Ở ấu trùng giai đoạn thứ tư, giun móc có thể gây ra chứng thiếu máu và viêm ruột non ở chó. Giun hoạt động để lại các vết cắn và những vết này tiếp tục rỉ máu.

Chó bị lây nhiễm giun móc như thế nào?

Trứng giun móc qua phân chó thải ra ngoài sẽ tiếp tục phát triển. Sau 24 giờ hình thành phôi thai. 3 – 6 ngày sau nở thành ấu trùng tùy thuộc nhiệt độ môi trường. Ấu trùng hình gậy lớn nhanh, biến thái và trở thành ấu trùng hình sợi bọc kén để dễ bề xâm nhập vào ký chủ qua đường da hay đường miệng.

Khi vào cơ thể ký chủ, ấu trùng giun móc tự mất vỏ cứng để dễ bề di hành vào ống tiêu hóa, thậm chí vào phổi. Sau đó hình thành túi miệng và các khí quan. Đặc biệt bộ răng sắc nhọn bám chặt vào thành ruột non, cùng vòi hút máu để ký sinh và hủy hoại ký chủ.

Qua đường miệng do nuốt phải hoặc ngửi bãi phân chó có ấu trùng giun móc.

Qua da, kẽ móng chân hoặc gan bàn chân tiếp xúc với môi trường có ấu trùng giun móc.

Qua nhau thai trong kỳ mang thai cơ thể mẹ có nhiễm ấu trùng.

Qua bú sữa mẹ.

Vòng đời và cách lây nhiễm giun móc ở chó – đặc biệt bộ răng sắc nhọn bám chặt vào thành ruột non, cùng vòi hút máu để ký sinh và hủy hoại ký chủ.

Triệu chứng của bệnh giun móc ở loài chó Nguyên nhân của bệnh giun móc ở loài chó

Chó con thường mắc phải bệnh này từ sữa mẹ. Chó nhiễm ký sinh do nuốt phải hoặc ấu trùng thâm nhập qua da, ấu trùng thường ở trong nước hoặc môi trường bị ô nhiễm.

Chẩn đoán bệnh giun móc ở loài chó

Giun móc không nhìn thấy được bằng mắt thường và do đó phải được bác sĩ thú y tìm thấy qua kính hiển vi trong xét nghiệm mẫu phân. Xét nghiệm này cũng sẽ giúp bác sĩ thú y xác định quá trình điều trị và kê toa. Nếu vài chú chó cùng một lứa đẻ bị chết, thì nên nghi ngờ do giun móc.

Chữa trị bệnh giun móc ở loài chó

Để loại bỏ giun, một loại thuốc giết hoặc trục xuất chúng sẽ được kê toa. Đôi khi chỉ cần uống thuốc đó. Tuy nhiên, bổ sung dinh dưỡng và sắt cũng có thể cần thiết. Chó con nên được uống thuốc giun khi hai tuần tuổi và tiếp tục cho đến khi cai sữa và điều trị hằng tháng sau khi cai sữa để đảm bảo rằng tất cả ấu trùng được loại bỏ.

Trong trường hợp nghiêm trọng, chó (hoặc chó con) cần được nhập viện để điều trị bằng liệu pháp truyền dịch, truyền máu và truyền oxy bổ sung, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bênh thiếu máu và tình trạng của con vật. Nên biết rằng, chó có khả năng tử vong đột ngột ngay cả khi được điều trị.

Phòng ngừa bệnh giun móc ở loài chó

Môi trường thả chó của bạn cần phải sạch sẽ. Hãy đặc biệt chú ý đến nước đọng trong thùng chứa, khu vực trũng, hoặc thậm chí trong ao. Nếu bạn thấy các triệu chứng được liệt kê phía trên xuất hiện ở thú cưng, hãy đem một mẫu phân đến bác sĩ thú y.

Không thể tiêm chủng phòng ngừa sự xâm nhập của ký sinh trùng, vì vậy cách duy nhất bạn có thể bảo vệ thú cưng của mình là quan sát và hành động nhanh chóng. Và mặc dù trường hợp giun móc hiếm gặp ở người, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào da người, vì vậy phải cẩn trọng khi điều trị động vật bị nhiễm ký sinh.

Nỗi Khiếp Sợ Về Căn Bệnh Giun Tim Ở Chó, Nguyên Nhân Do Đâu? Pethealth

Thoạt nghe qua về cái tên bệnh giun tim ở chó hẳn nhiều người không nghĩ đến nguyên nhân gây bệnh bất ngờ của căn bệnh.

Nguyên nhân bệnh giun tim ở chó do đâu? Vì sao căn bệnh này lại khiến nhiều chủ nuôi và thú cưng thấy khiếp sợ chúng đến vậy? Mời bạn đồng hành cùng Pethealth trong bài viết này để tìm được câu trả lời!

Nguyên nhân gây bệnh giun tim ở chó

Ngay đến những người đã nuôi thú cưng lâu cũng ít khi để ý đến căn bệnh này. Vậy mà đó lại là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với loài chó.

Bệnh giun tim ở chó là gì?

Giun tim ở chó là một bệnh kí sinh do giun chỉ Dirofilaria immitis gây ra. Đặc biệt cần phải kể đến trong đây là loài trung gian truyền bệnh đi khắp muôn nơi. Không đâu xa lạ đó chính là loài muỗi. Một số loại muỗi có thể kể tên như Aedes, Anophel và Culex spp.

Nguyên nhân chính gây bệnh giun tim ở chó

Khi muỗi hút máu từ những chú chó bị mắc bệnh giun tim, đương nhiên chúng không thể hút chọn lọc. Và dĩ nhiên hút luôn cả ấu trùng giun tim. Từ đó muỗi mang những ấu trùng giun tim này đi hút máu những con chó khác.

Theo con đường đó, ấu trùng giun tim được truyền vào cơ thể những chú chó khác nữa. Khi đi vào cơ thể chó, ấu trùng bắt đầu phát triển.

Vòng đời phát triển của ấu trùng giun tim

Ấu trùng tiếp tục phát triển thành giun non sau khoảng 75-120 ngày từ khi muỗi truyền. Chúng di chuyển vào dòng máu, đi qua tim và cư trú ở phổi. Tại đây chúng phát triển thành giun trưởng thành.

Giun trưởng thành có kích thước khoảng từ 25 – 30cm. Khả năng gây bệnh và sinh sản ra các ấu trùng L1 ở chó là từ 6 -7 tháng. Khoảng thời gian này được tính kể từ khi xâm nhiễm vào cơ thể chó tới khi trưởng thành.

Giun trưởng thành sống trong cơ thể chó khoảng trên 5 -7 năm. Khoảng từ 30 – 80% đàn chó bị nhiễm với ấu trùng của giun tim.

Ấu trùng L1 sống trên cơ thể chó có thể lên đến trên 2 năm. Dù không có khả năng sinh sản hoặc phát triển tiếp. Nhưng khi muỗi hút chúng vào cơ thể và sống trong cơ thể muỗi thì chúng sẽ phát triển rất nhanh.

Ở người cũng có thể bị nhiễm giun tim. Tuy nhiên, thay vì di trú đến tim như ở thú cưng, chúng sẽ di trú đến phổi. Bằng phương pháp chụp X-quang có thể phát hiện ra vùng giun tim gây thương tổn. Triệu chứng nhiễm giun tim ở nhiều thường biểu hiện khá ít.

Tác hại của chúng là gì?

Đây là một căn bệnh nghiêm trọng. Bởi một chú chó mắc bệnh có thể chứa hàng trăm con giun trong mạch máu và tim.

Giun trưởng thành ở chó có thể làm biến dạng nghiêm trọng các mạch máu dẫn từ máu từ tim và phổi. Chúng xâm nhập vào các mạch máu nhỏ làm tắc nghẽn máu. Dẫn đến tình trạng máu không lưu thông, không cung cấp đủ hoặc không cung cấp được tới các cơ quan. Từ đó dẫn đến làm tắc nghẽn buồng tim. Đồng thời cũng làm tổn hại đến các cơ quan khác như gan, phổi, thận,…

Chó bị nhiễm giun tim nặng, tim sẽ bị giãn nở, tắc nghẽn tâm thất. Phổi nổi nhiều khối u, gây viêm gan cấp tính, có thể dẫn tới tử vong.

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% phí từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:

Phòng chăm sóc khách hàng VPGD: 240 Âu Cơ – Quảng An – Tây Hồ – Hà Nội Tổng đài: 024.2242.8882 – 090.842.8882 Email: cskh@pethealth.vn

Website: https://pethealth.vn Dịch vụ thú y tại PetHealth: https://pethealth.vn/dich-vu-pet-health/ Rất hân hạnh được đón tiếp!