Triệu Chứng Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Các Triệu Chứng Của Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có con số thống kê cụ thể về tỉ lệ người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân. Nhưng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ. Vì thế ngay từ bây giờ chúng ta nên tìm hiểu các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân để biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân chi dưới ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện. Người bệnh thường có biểu hiện ngứa chân, mỏi chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều. Ban đêm thường có hiện tượng vọp bẻ (chuột rút), có cảm giác kiến bò trong ống chân. Lúc này, các mạch máu chưa nổi rõ nên người bệnh thường chủ quan nghĩ rằng nghỉ ngơi sẽ hết.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân giai đoạn tiến triển

Triệu chứng của bệnh giản tĩnh mạch chân trong giai đoạn này sẽ có biểu hiện rõ hơn giai đoạn đầu. Các hiện tượng như bàn chân bị phù, phù ở mắt cá chân, khi mang giày hoặc dép có cảm giác chật hơn bình thường, các mạch máu bắt đầu nổi trên da và nổi thành từng búi. Kiểm tra độ phù chân bằng cách ấn ngón tay vào và xuất hiện vết lõm của ngón tay trên da.

Các tĩnh mạch lúc này bị giãn có thể nhỏ hơn 1mm, giãn như mạng nhện ở vùng đùi có đường kính nhỏ hơn 1mm, giãn tĩnh mạch lưới nhỏ dưới 3mm. Không chỉ vậy, màu sắc trên da cũng sẽ bị đổi, có màu đen sậm hơn da bình thường. Lúc này ta sẽ dễ dàng nhận biết vì nó nổi rõ trên da và mất đi tính thẩm mỹ.

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân thể hiện rõ nhất ở việc bị lở loét da ở phần cẳng chân. Vết loét càng ngày càng to và sâu, bên cạnh đó còn những vết loét nhỏ bao quanh, kèm theo da sạm và phù. Lúc đầu các vết loét có thể tự lành, sau đó bệnh tiếp tục tiến triển, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài các dấu hiệu trên thì các tĩnh mạch này sẽ bị giãn ra có thể hơn 10mm.

Có thể thấy các dấu hiệu của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân có thể thay đổi, từ tình trạng nhẹ đến nặng dần. Trường hợp người bệnh có những dấu hiệu nặng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn và điều trị kịp thời.

Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân Khám Ở Đâu ? Bệnh Viện Chữa Giãn Tĩnh Mạch ?

Giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh mà hệ thống tĩnh mạch bị suy giảm chức năng và lưu thông tuần hoàn máu không được ổn định dẫn đến tắc nghẽn, các tĩnh mạch bị ứ đọng lại. Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân dễ thấy nhất đó là các vết gân xanh nổi nhiều trên chân, kèm theo sự khó chịu với cảm giác nặng chân, đau rát chân.

► Địa chỉ khám bệnh giãn tĩnh mạch chân ở Miền Bắc

* Bệnh Viện E:

+ Địa chỉ: 89 Trần Cung – Phường Nghĩa Tân – Hà Nội, và 1 phòng khám trực thuộc bệnh viện tại Phan Huy Chú – Hà Nội

* Bệnh Viện tim Hà Nội:

+ Địa chỉ cơ sở 1: 92 Trần Hưng Đạo – Phường Cửa Nam – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội

+ Địa chỉ cơ sở 2: Đường Võ Chí Công – Quận Tây Hồ – Hà Nội

* Bệnh viện Trung ương Quân đội 108:

+ Địa chỉ: Số 1 Trần Thánh Tông – Phường Bạch Đằng – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

* Bệnh viện Lão khoa Trung ương:

+ Địa chỉ: Số 1A Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội

► Địa chỉ khám bệnh giãn tĩnh mạch chân ở Miền Trung

* Bệnh viện Đa khoa Nghệ An + Địa chỉ: Km5 Đại lộ Lenin – Xóm 14 – TP Vinh – Nghệ An

* Bệnh viện Đà Nẵng + Địa chỉ: 124 Hải Phòng – Thạch Thang – TP Đà Nẵng

► Địa chỉ khám bệnh giãn tĩnh mạch chân ở Miền Nam

* Bệnh Viện Nhân Dân 115 + Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, P12, Q10, TP Hồ Chí Minh

* Bệnh Viện Tim Tâm Đức + Địa chỉ: Số 4 Nguyễn Lương Bằng – Phường Tân Phú – Quận 7 – TP Hồ Chí Minh

* Bệnh Viện Tim TP Hồ Chí Minh + Địa chỉ: 88 Thành Thái – Phường 12 – Quận 10 – TP Hồ Chí Minh

* Bệnh Viện Trưng Vương + Địa chỉ: 266 Lý Thường Kiệt, phường 14, Quận 10, Hồ Chí Minh

* Bệnh viện Chợ Rẫy + Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – TP Hồ Chí Minh

* Bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Khoa Ngoại Tim mạch – Lồng Ngực + Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long – Phường 12 – Quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh

* Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ + Địa chỉ: 315 Quốc lộ 91B – Phường An Bình – Quận Ninh Kiều – TP Cần Thơ

► Lời khuyên chuyên gia

Ngoài việc thực hiện các liệu pháp điều trị tại các bệnh viện, trung tâm lớn thì người bị giãn tĩnh mạch chân cũng cần phải tự xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và các thói quen tốt để hỗ trợ điều trị căn bệnh này một cách tốt nhất. Kết hợp sử dụng cùng các dòng sản phẩm hỗ trợ như thuốc uống, kem bôi ngoài da giúp tăng cường thúc đẩy lưu thông máu để ngăn ngừa và đẩy lùi căn bệnh này nhanh nhất có thể cũng là giải pháp được các chuyên gia trên thế giới khuyến khích thực hiện

Các Triệu Chứng, Dấu Hiệu Bị Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân

Các dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch chân

Có thể phân chia các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch chân thành 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn đầu:

Ở giai đoạn này, triệu chứng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh có biểu hiện đau chân, nặng chân, đôi khi có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường.

Cảm giác như bị châm kim hoặc kiến bò vùng cẳng chân khi ngủ.

Bắt đầu xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ li ti màu đỏ hoặc tím ở cổ chân và bàn chân. Thỉnh thoảng các mạch máu này lặn đi rồi xuất hiện lại.

Giai đoạn tiến triển:

Xuất hiện hiện tượng phù ở mắt cá hay bàn chân.

Bắp chân và cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng. Tĩnh mạch lúc này bị trương phồng lên gây nặng chân, đau nhức chân kèm theo hiện tượng máu thoát ra ngoài mạch gây phù.

Ở giai đoạn này, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân dấu hiệu trên không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da một cách thường xuyên cùng các mảng bầm màu tím trên da.

Giai đoạn biến chứng

Xuất hiện tình trạng viêm tĩnh mạch nông huyết khối, chảy máu nặng do giãn vỡ tĩnh mạch

Xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.

Làm gì để ngăn ngừa sớm suy giãn tĩnh mạch chi dưới?

Khi dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân xuất hiện đã nêu ở giai đoạn đầu, bạn nên lập tức tìm cách để ngăn chặn sớm. Có rất nhiều cách để ngăn ngừa tình trạng này mà bạn có thể thực hiện:

Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt là tránh đứng lâu hoặc ngồi một chỗ thời gian dài.

Sử dụng tất vớ hỗ trợ lưu thông máu, chống huyết khối Sleepdays Nhật Bản khi phải đứng lâu hoặc ngồi một chỗ, kể cả lúc đi máy bay, đi oto tàu hỏa.

Uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm có lợi cho lưu thông máu và bệnh giãn tĩnh mạch.

Giảm cân nếu bạn ở tình trạng thừa cân béo phì.

Lựa chọn các biện pháp tập luyện, vận động phù hợp cho mình để giúp lưu thông khí huyết tốt hơn.

Sợi chống huyết khối giúp cải thiện lưu thông máu, ngăn ngừa huyết khối cho người giãn tĩnh mạch

Lựa chọn sản phẩm Sleepdays Nhật Bản để ngăn ngừa các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch chân, lưu thông máu kém.

Tất chống suy giãn tĩnh mạch Nhật Bản

Đặc điểm của tất chống giãn tĩnh mạch nhật bản là rất tiện dụng, sử dụng lâu bền, có tính thời trang, và không mất tính năng khi giặt dũ, an toàn, hiệu quả nhanh chóng. Các khách hàng của chúng tôi trong thời gian ngắn đã muốn sử dụng thêm các dòng sản phẩm Sleepdays khác. Đồng thời, giới thiệu ngay đến bạn bè người thân vì sự chất lượng và hiệu quả.

Dòng sản phẩm tất nano nhật hoặc quần legging nano Sleepdays sẽ giúp bạn cải thiện, chặn đứng các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch chân một cách an toàn, dễ dàng và hiệu quả.

Bằng cách mặc nó vào ban đêm để tăng khả năng tự phục hồi của cơ thể, đặc biệt các vùng bị tổn thương, tăng cường lưu thông máu, chống huyết khối cho phần thân dưới. Rất nhiều người sau một thời gian sử dụng Sleepdays đã giảm hẳn các triệu chứng như đau mỏi, nặng chận, chuột rút (vọp bẻ), tê bì và ngủ ngon hơn. Đồng thời, các mạch máu li ti hoặc gân xanh tĩnh mạch cũng mờ lặn dần sau một thời gian đủ lớn cơ thể tự phục hồi nhờ cải thiện lưu thông máu.

Nếu bạn có thắc mắc mua vớ giãn tĩnh mạch chân ở đâu hcm thì hãy tới liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ!

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân

Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh gây nên do hệ thống tĩnh mạch dưới chân bị thoái hóa khiến cho máu không được lưu thông và ứ đọng lại. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này có thể được kể đến như sau:

– Ở người cao tuổi: Quá trình lão hóa do tuổi tác làm giảm chức năng của hệ thống tĩnh mạch, từ đó dễ gây nên hiện tượng suy giãn tĩnh mạch chân.

– Do chế độ sinh hoạt ít vận động, ngồi lâu 1 chỗ trong thời gian dài, phụ nữ mặc quần bó hay ngồi chéo chân…, làm tăng áp lực của dòng máu trong các tĩnh mạch ở vùng chân là những nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân.

– Những người bị béo phì, trong bữa ăn thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân trong giai đoạn đầu thường có những triệu chứng không đáng kể và thường bị nhầm với các bệnh khác, tuy nhiên nếu để ý kỹ có thể thấy một số triệu chứng sau, mọi người nên cần đề phòng:

– Có cảm giác đau chân, phù chân, nặng chân khi ngồi một chỗ trong thời gian lâu.

– Ở vùng chân bị phù lên, đặc biệt là vùng mắt cá chân khi đi giày dép.

– Về đêm chân thường có cảm giác như bị kiến bò và hay bị chuột rút.

– Vùng cẳng chân xảy ra hiện tượng thay đổi màu da, xuất hiện các vết chàm da.

– Ở giai đoạn sau sẽ thấy xuất hiện các búi tĩnh mạch trương phông lên và nổi rõ trên da, tạo thành các mảng bầm máu trên da.

Khi thấy xuất hiện những triệu chứng, hiện tượng trên, bạn cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời.

GS. TS Phạm Hưng Củng

Nguyên vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền Bộ Y tế Phó chủ tịch Hội thực phẩm chức năng Việt Nam Email: bsphamhungcung@gmail.com