Triệu Chứng Ban Đầu Ung Thư Phổi / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Ung Thư Phổi Có Triệu Chứng Ban Đầu Như Thế Nào ?

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại bệnh ung thư ở cả nam và nữ. Tuy nhiên đây lại là căn bệnh có thể phòng ngừa nếu thay đổi lối sống, phát hiện sớm điều trị có kết quả cao.

Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi (UTP)

Cơn ho mới, mãn tính

Đây là dấu hiệu sớm của ung thư có khả năng xuất hiện sớm nhất. Tiến sĩ McKee giải thích: “Đôi khi ở ngoại vi của phổi, một khối u có thể phát triển đến kích thước tương đối lớn trước khi được chẩn đoán vì không gây ra nhiều triệu chứng”. Nhưng nếu một khối u chèn vào một trong các phế quản, các đường dẫn khí chính đi đến phổi thì sẽ kích hoạt các thụ thể ho. “Nó có thể kích hoạt ho ngay cả khi khối u tương đối nhỏ, nếu chèn vào đúng chỗ”, cô giải thích.

Khó thở

Cảm giác khó thở là một dấu hiệu sớm của ung thư phổi, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Mặc dù khó thở thường xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh, nó cũng thường xuất hiện khi có một khối u cản trở đường thở. Vì vậy khi có bất kỳ triệu chứng khó thở nào không giải thích được, bạn nên đi khám bác sĩ. Dấu hiệu khó thở là một triệu chứng tiềm năng khác của ung thư, thường xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh.

Ho ra máu khi bị ung thư phổi

Một số bệnh nhân sẽ ho ra máu nếu khối u gần với phế quản. Nếu ho ra máu hay lượng nhỏ đờm màu nâu đỏ mà không giải thích được thì cũng phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bạn gặp thêm tình trạng chóng mặt hoặc khó thở, nên đi khám bác sĩ ngay.

Đau ngực

Nếu ung thư phổi đã di căn đến thành ngực hoặc gây sưng các hạch bạch huyết ở khu vực này thì có thể gây đau nhức ở ngực, lưng hoặc vai. Đau ngực do UTP sẽ nghiêm trọng hơn khi ho, cười hoặc thở sâu.

Vì đau ngực có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng, hãy nói với bác sĩ nếu có bất kỳ khó chịu nào mà không giải thích được trong khu vực này. Bất cứ cơn đau ngực dai dẳng hoặc nghiêm trọng nào cũng nên được kiểm tra. Và nếu bạn gặp phải những triệu chứng đặc trưng khác như áp lực ở ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nhận ra những triệu chứng nhỏ này có thể giúp bạn phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu, điều này sẽ rất quan trọng.

Có một sự khác biệt lớn về tỷ lệ sống còn giữa phát hiện sớm và phát hiện muộn khi nói đến UTP. Trên thực tế, tỷ lệ sống còn 5 năm đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối là dưới 10%. Nhưng khi ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm nhất, có nhiều khả năng bệnh nhân sẽ được điều trị thành công.

Bệnh nhân ung thư phổi nên làm gì để tốt cho sức khỏe?

Khi bị ung thư phổi thì chúng ta cần phải tiến hành ngay các phương pháp điều trị bệnh theo lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, kết quả của việc chữa trị có khả quan hay không còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố. Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị ung thư phổi ở thì các bạn cần chú ý đến một số điều sau:

Giữ tinh thần lạc quan

Hầu hết mọi người khi biết mình bị bệnh ung thư phổi đều có xu hướng bi quan và suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Thực tế thì một tinh thần lạc quan sẽ là một liều thuốc bổ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục bệnh nhanh hơn so với những người thường xuyên lo âu.

Khi bị bệnh, bạn nên làm những việc mình thích, giúp cười nhiều hơn, vui hơn như đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh, xem chương trình giải trí hài hước…

Bạn cũng có thể tham gia vào những câu lạc bộ, hội nhóm người bị ung thư phổi để nói chuyện, chia sẻ phương thức chữa bệnh. Đồng thời động viên nhau luôn giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực hơn.

Bệnh nhân cần được quan tâm, chia sẻ để giữ tinh thần lạc quan

Thói quen sinh hoạt có tác động không nhỏ đến việc hình thành tế bào ung thư cho nên khi bị ung thư phổi , người bệnh nên thiết lập một số thói quen sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh như sau:

Từ bỏ thói quen dùng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích vì đây là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe và làm gia tăng tỉ lệ ung thư nói riêng cùng nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Luôn xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, không nên thức khuya, dậy trễ, ngủ không đủ giấc vì sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

Hạn chế tiếp xúc nhiều với khói bụi, các loại khí độc từ thuốc lá, khói xe, hóa chất độc hại để bảo vệ phổi tránh được các tác nhân gây ung thư. Trong điều kiện bất khả kháng thì chúng ta phải thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa cơ thể khỏi các tác nhân này một cách tốt nhất.

Thường xuyên rèn luyện cơ thể, tăng cường tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể khỏi các tác nhân ung thư.

Bên cạnh việc xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học thì người bệnh còn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện chuyển biến tình trạng của bệnh.

Luyện tập thể dục thường xuyên để thay đổi thói quen sinh hoạt

Khi bị bệnh ung thư phổi, bạn nên để ý đến những chế độ ăn uống hàng ngày vì điều này góp phần quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe:

Người bệnh nên ăn những thức ăn giàu dưỡng chất như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, thực phẩm giàu protein… Vì đây là những món ăn giàu chất chống oxy hóa giúp giảm các triệu chứng bệnh và cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Bệnh nhân ung thư nên tránh ăn những thức ăn cay, nóng, đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ nướng cháy để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh

Ung thư phổi cần phải thực hiện nghiêm chỉnh phác đồ điều trị của bác sĩ

Ung thư phổi giai đoạn đầu

Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối

Ung thư phổi sống được bao lâu

Dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới

Ung thư phổi có chữa được không

Ung thư phổi là gì

Hình ảnh ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi có lây không

Triệu Chứng Bệnh Ung Thư Phổi Giai Đoạn Đầu

Có dấu hiệu này bạn đã mắc ung thư phổi giai đoạn đầu – hãy đi khám ngay trong thời gian sớm nhất. Đừng coi thường những cơn đau ở tay!

Khi xuất hiện cảm giác đau bên ngoài hoặc bên trong cánh tay, chúng ta tuyệt nhiên không nên coi thường. Đặc biệt, nếu các cơn đau có dấu hiệu tăng tần suất và cường độ theo thời gian, rất có thể đây là dấu hiệu báo trước của ung thư phổi .

Hơn nữa, kiểu đau tay báo hiệu ung thư không giống như các loại đau nhức, căng cơ thông thường. Cơn đau dạng này thường cố định ở một vị trí và có nhiều điểm tương đồng với đau dây thần kinh hoặc đau do viêm khớp.

Trong khi đó, phần lớn mọi người đều nghĩ rằng các triệu chứng như ho dai dẳng, ho ra máu… mới là dấu hiệu của ung thư phổi. Cũng bởi vậy, chúng ta thường tự điều trị hoặc bỏ qua những cơn đau tay.

Chính sự chủ quan này vô tình làm chúng ta đánh mất cơ hội phát hiện ung thư sớm, kéo theo giảm khả năng chiến thắng được căn bệnh nguy hiểm này.

Vì vậy, khi xuất hiện những cơn đau bất thường ở tay, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên tiến hành thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh tình và điều trị kịp thời.

Đau vai

Đau vai có thể xảy ra nếu một khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi và các dây thần kinh ở nách. Áp lực này thường sẽ dẫn đến đau nhức, ngứa ran và cảm giác đau ở vai, bên trong cánh tay và bàn tay.

Khó thở

Thở gấp và khó thở là một trong những biểu hiện dễ bị bỏ qua của ung thư phổi. Đặc biệt, hiện tượng ho dai dẳng, ho nhiều tuần chưa khỏi (bất kể là ho khan hay ho có đờm) đều có thể là tín hiệu báo trước ung thư.

Nếu thấy xuất hiện triệu chứn này, người bệnh nên tiến hành chụp X – quang, chụp CT để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình.

Các triệu chứng của cúm

Đại đa số các bệnh nhân ung thư đều trải qua giai đoạn phát sốt không rõ nguyên nhân. Đây là lúc các tế bào ung thư di căn tới những bộ phận khác trong cơ thể.

Không chỉ vậy, những dấu hiệu như sốt dai dẳng, đau đớn… cũng có thể là tín hiệu sớm của một số loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư bạch huyết.

Theo Phunutoday

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Triệu Chứng, Biểu Hiện Ung Thư Phổi

1.Triệu chứng lâm sàng

+ Khi khối u dưới 1cm đường kính thì chưa có dấu hiệu lâm sàng.

+ Nhiều trường hợp, thường do chụp Xquang phổi nghi ngờ mà chẩn đoán được.

+ Nói chung khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở phổi thì đã muộn (trong cơ thể đã có một số tế bào ung thư di căn ở một hay nhiều cơ quan khác). Những nhóm tế bào này thường tồn tại lặng lẽ trong một thời gian. Nơi khu trú của các nhóm tế bào di căn này là ở não, xương, gan,…hoặc ở ngay phế quản. Nhiều khi triệu chứng xuất hiện là biểu hiện của biến chứng. Vì vậy, khi chẩn đoán được là lúc bệnh đã tiến triển.

a. Triệu chứng hô hấp:

– Ho: Thường ho dai dẳng, ho là một phản ứng của niêm mạc phế quản đối với sự phát triển của khối u, ở phế quản càng lớn ho càng rõ rệt. Trong ung thư ngoại vi, thường ít ho và ho xuất hiện muộn hơn.

Giai đoạn đầu bệnh nhân thường ho khan về sau ho có thể có đờm nhầy và có thể có máu. Thường ho ra ít máu, máu có màu tím. Nguyên nhân ho ra máu là do loét niêm mạc phế quản hoặc do u xâm nhập vào động mạch phế quản nhỏ.

– Đau ngực: Khó thở ở thì thở vào hoặc thở ra do phế quản bị chít hẹp.

– Có thể có triệu chứng của viêm phổi cấp tái diễn nhiều lần ở một vùng phổi.

b. Triệu chứng toàn thân:

– Sút cân: Tình trạng chung suy sụp, mệt mỏi, khoảng 5-15% có hội chứng Pierre-Marie (ngón tay dùi trống) đau và biến dạng các xương bàn tay, bàn chân. Hội chứng này thường do ung thư tuyến phế quản sản xuất ra hormon sinh trưởng.

c. Triệu chứng di căn trong lồng ngực:

– Hay gặp ung thư biểu bì, ung thư này di căn sớm vào các hạch bạch huyết ở rốn phổi và trung thất gây nên hội chứng trung thất như hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên.

– Nếu khối u ở đỉnh phổi có thể xâm nhập vào thành ngực tại chỗ gây nên hội chứng Pancoast-Tobias. Hội chứng này gồm có:

– Hội chứng Horner: Đau nửa đầu, co đồng tử, sụp mi do liệt cơ Muller, hẹp khe mắt.

– Đau dây thần kinh mặt trong cánh tay.

– Đau các khớp cột sống từ C8-D1.

– Cung xương sườn 1 và 2 bị phá huỷ, có khi phá hủy cả xương đòn.

– Hội chứng cận u: Một số u có thể tiết ra những chất giống hormon và tác dụng hoàn toàn giống hormon. Thường hay gặp nhất là ung thư phổi. Đây là hội chứng nội tiết lạc chỗ.

– Hội chứng cường chức năng vỏ thượng thận: Có triệu chứng như trong bệnh Cushing nhưng không điển hình: Bệnh nhân thấy mệt mỏi, phù toàn thân, mỏi và yếu cơ, da mặt nhiều trứng cá, đái tháo đường. Có thể có sạm da do u vừa tiết ACTH và tiết MSH. Có trường hợp có huyết áp cao.

– Hội chứng tăng tiết ADH (hội chứng Shwartz – Batler): ADH tăng tái hấp thu nước tiểu do vậy giữ lại nước trong cơ thể, làm loãng độ natri huyết tương, giảm nồng độ clo.

– Hội chứng canxi máu: Do u tiết hormon cận giáp hoặc do tiêu xương vì di căn, lâm sàng bệnh nhân có khát, đái nhiều, giảm trương lực và yếu cơ, rung cơ, chán ăn, buồn nôn.

– Hội chứng Pierre-Marie: Do tăng nồng độ hormon sinh trưởng (GH) làm hình thành những xương mới, chủ yếu là ở các xương dài, xương tăng sinh và viêm xương dưới màng xương. Hậu quả là khớp sưng đau, ngón tay, ngón chân dùi trống.

2. Triệu chứng cận lâm sàng:

a. X-quang:

Rất có giá trị trong chẩn đoán. Có khi phải chụp 2 hay nhiều lần cách nhau khoảng 2 tuần để theo dõi sự phát triển của bóng mờ, bóng mờ tăng kích thước đều và nhanh (một dấu hiệu Xquang của ung thư).

b. Đối với ung thư trung tâm:

– Rốn phổi rộng hơn bình thường, bóng mờ không đều ở rốn phổi, bờ không đều đặn, bóng mờ phát triển đậm dần. Đặc biệt có các tia lan ra xung quanh như mặt trời mọc (hình ảnh đặc biệt trong ung thư phổi).

– Ở trường hợp lòng phế quản bị khối ung thư làm hẹp, thường có hình ảnh của rối loạn thông khí tại phần phổi tương ứng của phế quản đó:

– Phổi giảm sáng (do giảm thông khí).

– Phổi tăng sáng (do giãn phổi).

– Tăng thể tích, trung thất bị đẩy sang bên lành.

– Có thể xẹp phổi (Khối u to làm tắc lòng phế quản).

c. Ung thư ngoại vi:

– Bóng mờ đậm độ không đều nhau, chu vi không đồng đều, khi khối u càng lớn bóng mờ càng đậm. Do viêm mạnh nên quanh khối u, cấu trúc phổi đậm nét hơn bình thường. Thể tích khối u có thể bằng từ đồng xu đến nắm tay. Nếu khối u cách phổi một quãng có thể thấy những tia nối với rốn phổi, các tia này có thể là sự thâm nhiễm ung thư dọc theo phế quản hoặc dọc mạch máu, hoặc vào chuỗi bạch mạch.

d. Trên phim có thể thấy hình ảnh của các biến chứng:

– Hoại tử: Làm thành một hang trong lòng khối u, hang này có thành dày, bờ ngoài rõ đều, bờ trong khúc khuỷu hang không đều, có thể thấy những nụ nổi lên. Trong lỗ hổng có nhiều dịch tiết, có khi giống như một hang lao thông thường, bờ mỏng mặt trong và ngoài đều đặn, bên trong có dịch hoặc không.

Nhưng ở đây nhu mô phổi ở xung quanh thường xuyên lành, thử nhiều lần BK vẫn âm tính, điều trị đặc hiệu lao không có tiến bộ. Có thể gặp hình ảnh của của áp xe phổi, bóng mờ lớn, giữa hình sáng và có nước dịch ở thuỳ trên. Ở đây thuỳ bị co kéo có thể gây nên biến dạng của cơ hoành, trung thất thành ngực.

– Di căn vào hạch trung thất:

– Vào hạch phế quản – phổi làm rốn phổi rộng ra, nhiều khi bờ ngoài của rốn có nhiều hình vòng. – Vào hạch cạnh khí quản và hạch khí phế quản, làm bóng của phần trên trung thất rộng ra. – Vào ngã ba khí phế quản làm góc khí quản banh rộng ra (thực tế việc xác định trên Xquang rất khó khăn, chỉ ở những trường hợp nặng mới thấy được).

– Di căn vào thành ngực:

Gặp ở ung thư phổi ngoại vi, có thể di căn sang màng phổi, xương sườn, làm phá huỷ xương sườn hoặc gãy xương.

e. Chụp phế quản:

– Có giá trị đặc biệt (ung thư trung tâm), phế quản hẹp, thành phế quản nham nhở, phế quản có thể cắt cụt.

– Ít có giá trị (ung thư ngoại vi), một số trường hợp có thể thấy phế quản bị thu hẹp, chệch hoặc bị cắt cụt.

f. Soi phế quản:

+ Rất quan trọng để chẩn đoán ung thư phế quản. Có thể thấy một u dài hoặc một nụ mọc lên trên niêm mạc phế quản. U này màu trắng hoặc màu hồng bờ không đều, niêm mạc phế quản bị thâm nhiễm dày, u có thể loét và dễ chảy máu. + Từ khi có ống soi sợi mềm, có thể phát hiện được những ung thư ở phế quản cấp 5, cấp 6. + Trong ung thư phế quản, ngoại vi soi phế quản thường không thấy.

+ Cũng có khi hình ảnh chèn ép từ ngoài phế quản làm xẹp lòng phế quản. Qua soi phế quản, có thể làm sinh thiết chải phế quản hay sinh thiết hút phế quản, nếu khối u ở ngoại vi thì tìm tế bào ung thư. Cũng có thể lấy dịch tiết ở lòng phế quản để tìm tế bào ung thư.

g. Phản ứng Mantoux:

+ Âm tính.

+ Tốc độ máu lắng tăng cao.

h. Các biện pháp khác:

+ Sinh thiết hạch ngoại vi nếu có hạch trên xương đòn, hoặc làm sinh thiết hạch ở cơ bậc thang theo phương pháp Daniels.

+ Khi cần thiết có thể làm sinh thiết phổi, chọc kim qua thành ngực vào khối u, dưới hướng dẫn của Xquang.

+ Ở một số trường hợp nhất định, có thể mở lồng ngực thăm dò, làm sinh thiết tức thì để quyết định luôn phương pháp phẫu thuật ở phổi.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Triệu Chứng Dấu Hiệu Ung Thư Phổi

Hầu hết các bệnh ung thư phổi không gây ra các triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển, một phần là do phổi có ít đầu dây thần kinh. Khi ung thư phổi gây ra các dấu hiệu ở giai đoạn đầu, chúng có thể khác nhau tùy theo từng người nhưng thường bao gồm:

Các triệu chứng ít gặp hơn của ung thư phổi có thể bao gồm:

Mặc dù hầu hết các triệu chứng này có nhiều khả năng được gây ra bởi một thứ khác ngoài ung thư phổi, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ. Phát hiện sớm ung thư phổi có thể có nghĩa là có nhiều lựa chọn điều trị hơn.

Các giai đoạn tiến triển của ung thư phổi thường được đặc trưng bởi sự lây lan của ung thư đến các vị trí xa trong cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến xương, gan hoặc não. Khi các bộ phận khác của cơ thể bị ảnh hưởng, các triệu chứng ung thư phổi mới có thể phát triển, bao gồm:

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) có thể phát triển chậm trong một khoảng thời gian trước khi các triệu chứng phát triển. Các triệu chứng NSCLC thường gặp bao gồm:

Các khu vực khác của cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi sự lan rộng hoặc phát triển của khối u NSCLC.

Thay đổi thần kinh: Ung thư phổi có thể di căn lên não. Điều này có thể gây đau đầu hoặc thậm chí co giật. Tê hoặc yếu ở cánh tay và chân có thể xảy ra nếu một khối u lớn bắt đầu đè lên dây thần kinh.

Khối u: Trong giai đoạn tiến triển, ung thư có thể lan rộng khắp các hạch bạch huyết. Đôi khi, các khối u gần bề mặt da có thể xuất hiện dưới dạng cục.

Các hội chứng paraneoplastic: Các tế bào ung thư có thể tạo ra các hóa chất kích hoạt các phản ứng khác, được gọi chung là các hội chứng paraneoplastic. Các triệu chứng có thể bao gồm nồng độ canxi trong máu cao (tăng calci máu), tăng trưởng xương quá mức hoặc cục máu đông.

Các triệu chứng của SCLC giai đoạn tiến triển:

Hội chứng Paraneoplastic và ung thư phổi:

Các triệu chứng ung thư phổi di căn phụ thuộc vào bộ phận của cơ thể mà ung thư đã lan rộng, cũng như kích thước và vị trí. Đôi khi, bệnh di căn có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, mặc dù khoảng 30% đến 40% những người bị ung thư phổi sẽ có các triệu chứng di căn.

Các yếu tố nguy cơ khác của ung thư phổi bao gồm:

Các triệu chứng ở trên thường là kết quả của các vấn đề khác ngoài ung thư phổi. Tuy nhiên, bất cứ ai gặp phải bất kỳ vấn đề nào sau đây nên đến bác sĩ:

Latest posts by BS Võ Lan Phương ( see all)