Triệu Chứng Ban Đầu Của Thoát Vị Đĩa Đệm / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Của Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm

1. Thoát vị đĩa đệm thường gây ra những cơn đau

Khi bị thoát vị đĩa đệm, các rễ thần kinh quanh cột sống thường bị chèn ép gây ra những cơn đau cột sống.

Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: các cơn đau từ vùng cổ, gáy thường lan ra hai bên bả vai và chạy dọc xuống 2 cánh tay, đến bàn tay khiến người bệnh đau nhức, co duỗi khó khăn.

Đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: cơn đau thường kéo từ vùng thắt lưng qua mông, đùi, và chạy thẳng xuống cẳng chân, gót chân và các ngón chân.

Những cơn đau này thường xuyên lặp đi lặp lại, lúc thì âm ỉ, lúc thì dữ dội, nhất là những khi người bệnh ho, hắt hơi, rung người…

2. Tê bì chân tay là một trong những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Cảm giác tê bì thường xuất hiện tại các khu vực bị đau thường xuyên. Đó là do rễ thần kinh bị chèn ép gây ra, cảm giác này nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng thoát vị ra ra sao và rễ thần kinh bị chèn ép ít nhiều như thế nào. Trong những trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh thường thấy tê bì ở cổ tay, bàn tay, cánh tay khiến lực tay bị suy yếu. Còn nếu thoát vị ở cột sống thắt lưng, người bệnh thường thấy tê bức tại mông và chân.

3. Teo cơ, yếu liệt là triệu chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi bệnh phát triển ngày càng nặng, người bị thoát vị đĩa đệm thường có biểu hiện tay chân bị teo nhỏ khiến việc di chuyển đi lại gặp nhiều khó khăn hơn. Vận động bị hạn chế và suy yếu, không được ổn định hoặc gây ra những rối loạn vận động. Nhiều trường hợp còn bị đau rát buốt không chịu nổi, cơ thể lạnh toát dù trời nắng nóng…

Một số triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm kèm theo

Khó thực hiện các vận động cột sống như ngẩng đầu, xoay cổ, cúi gập người, xoay người.

Trường hợp bị thoát vĩ đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể khiến cột sống bị lệch vẹo, rối loạn đại tiểu tiện và giảm chức năng sinh dục.

Trường hợp thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ thường kèm theo dấu hiệu hoa mắt chóng mặt, đau đầu, tai ù, mất ngủ.

Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, xảy ra sau các tác nhân sang chấn, trên nền đĩa đệm bị thoái hóa.

1. Bênh thoát vị đĩa đệm là gì

2. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

3. Nguyên nhân gây ra bênh thoát vị đĩa đệm

4. Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

5. Phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Bình thường chúng ta có 24 đốt sống có thể cử động (từ cổ đến thắt lưng), giữa các khoang đốt sống là đĩa đệm. Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi chắc xếp theo hình vòng tâm và chứa nhân keo (gelatin). Nhân keo này có tác dụng làm cho cột sống cử động uyển chuyển và làm giảm sóc của cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, trên lâm sàng bệnh thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, tuy nhiên hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Khi thoát vị đĩa đệm có đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây hiện tượng đau thắt lưng sau đó đau lan xuống chân (haycòn gọi là đau tọa lưng). Khi thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây hiện tượng đau cổ gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Thoát vị cũng có thể không được phát hiện nếu không có triệu chứng vì nó không gây đè ép vào rễ dây thần kinh.

Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ gặp nhiều những cơn đau tại hệ thống cột sống. Tuỳ vào vị trí đĩa đệm thoát vị mà người bệnh sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác nhau. Các triệu chứng chính của thoát vị đĩa đệm là:

Những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm là

Thoái hóa

Hoạt động bất thường đột ngột

Quá tải trọng lượng và phụ nữ mang thai

Yếu tố di truyền

Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có thể áp dụng những phương pháp khác nhau:

Điều trị nội khoa

Các thủ thuật ít xâm lấn

Điều trị ngoại khoa

Những thông tin có thể sẽ hữu ích cho bạn:

Để điều trị bệnh thoát vi đĩa đệm, bạn cần tìm đến các bác sĩ để có được sự điều trị tốt nhất. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

5 Triệu Chứng Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm

Thứ Năm, 01-12-2016

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm chủ yếu là đau cột sống kèm theo các biểu hiện khác như tê bì, kiến bò, mất cảm giác… Y học phân thoát vị đĩa đệm làm 2 dạng khác nhau là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm thắt lưng, 2 dạng này cũng có những triệu chứng không giống nhau.

5 dấu hiệu, triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm điển hình nhất

1- Triệu chứng đau nhức

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đau căng và cứng cổ, cơn đau từ từ lan xuống hai bên bả vai rồi lan xuống cánh tay, bàn tay gần như yếu hẳn đi khó cầm nắm chắc đồ vật trong tay. Cảm giác này sẽ tăng lên nhiều ngoái cổ, cúi cổ, vận động nhẹ, kể cả leo cầu thang…

Tê bì là cảm giác thường đi kèm với các đau, tùy tình trạng bệnh của mỗi người mà nó xuất hiện nhiều hay ít.

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng sẽ có cảm giác tê, cảm giác giống như kiến bò. Xuất hiện từ mông sau đó lan dần ra phía sau hay 1 bên chân. Lưng dưới và chân dần dần yếu đi, tê, đau.

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ xuất hiện các triệu chứng tê thậm chí mất cảm giác ở vùng cánh tay, bàn tay. Đôi khi xuất hiện ở ngực, vai, cổ, đau thần kinh tọa, đau tăng khi ngồi, hắt hơi hoặc ho.

3- Triệu chứng Teo cơ, yếu liệt

4- Cơn đau kéo dài

Nhiều người thường lầm tưởng thoát vị đĩa đệm với những cơn đau nhức thông thường. Tuy nhiên trên thực tế, thoát vị đĩa đệm thường có những cơn đau kéo dài rất đặc trưng, cường độ đau nặng dần. Những cơn đau thông thường do nhức mỏi, căng các cơ,… thường chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. Đối với những chấn thương có thể khoảng vài tuần. Trong khi đó những cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường không có thời gian cụ thể. Mỗi khi xuất hiện sự chèn ép của cột sống lên rễ thần kinh, bệnh nhân lại cảm nhận được cảm giác đau buốt khó chịu.

5- Các dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm khác

Những ai bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường có dấu hiệu bị lệch, vẹo cột sống.

Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

Có lúc cảm thấy đau đầu, chóng mặt, sốt nhẹ, mất ngủ.

Chức năng sinh dục giảm

Trường hợp nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến ngay bệnh viện thăm khám nếu như có các triệu chứng thoát vị đĩa đệm sau:

Đau lưng liên tục từ 1 tuần trở lên gây cản trở, đau đớn, khó vận động.

Ngay sau ngã hoặc chấn thương thì xuất hiện những cơn đau lưng.

Các cơn đau lưng thường xuất hiện vào ban đêm

Đau lưng kèm theo các biểu hiện khác như sốt cao, người bỗng dưng sụt ký.

Thoát vị đĩa đệm thông thường được điều trị trong khoảng 6 tuần là sẽ giảm đau nhức, có thể di chuyển đi lại được. Đối với những trường hợp đau lưng mà kèm theo bí tiểu, yếu tứ chi, đại tiện và tiểu tiện không tự chủ được thì cần phải đi khám ngay lập tức nếu không muốn bị liệt.

Tỉ lệ các ca mắc thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường cao hơn tỉ lệ người mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (theo các nghiên cứu ở Mỹ, một số nước Châu Âu và Việt Nam). Gần 90% thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vị trí L4 – L5 hoặc L5- S1.Tỉ lệ Nam giới bị Thoát vị đĩa đệm cao gấp 2 lần phụ nữ. ( Các con số trên được công bố trong hội thảo khoa học của Bệnh viện chợ Rẫy).

Điều trị theo hướng bảo tồn là lựa chọn chiếm đến trên 90% người mắc bệnh. Chỉ có 5 % còn lại là áp dụng phương pháp phẫu thuật. Đã có rất nhiều bệnh nhân điều trị thoát vị đĩa đệm trong vài tháng nhờ phát hiện ra bệnh sớm. Vì vậy bạn cũng nên để ý đến những thay đổi của cơ thể mình, thông thường cơ thể của chúng ta đều có chức năng ngầm báo động rằng nó đang xảy ra vấn đề, nhưng do chúng ta quá chủ quan và không chú ý dẫn đến bệnh càng ngày càng nặng.

Lối sống: Hãy dành ra 1 ít thời gian mỗi ngày để chạy bộ hoặc khởi động xương khớp. Bơi lội chính là môn thể thao tuyệt vời giúp tăng cường sự dẻo dai của xương khớp. Ngoài ra không nên đứng hoặc ngồi quá lâu 1 chỗ dễ gây tê bì chân. Giữ cân nặng vừa phải để giảm sức ép lên khung xương.

Trong công việc: Không ngồi hàng giờ trước máy vi tính, sau 30 phút cần đứng lên đi lại, vận động các khớp. Hạn chế mang vác nặng lên vai hoặc lưng.

Ăn uống: Nên ăn nhiều các thức ăn giàu canxi và vitamin D như: Cá hồi, đậu nành, sữa, trứng. Các loại trái cây giàu Vitamin C như bưởi, cam, táo, chanh giúp phục hồi xương khớp, tái tạo sụn.

Ngoài ra cần biết giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh. Khi đau nhức lưng hoặc cổ nên xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm nóng để giảm đau, hạn chế đứng trên giày cao gót 1 thời gian dài, không mang vác những túi xách to ngang vai…

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm

Có nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm được liệt kê sau đây:

1. Tuổi tác

Đĩa đệm của những người từ 35 tuổi trở lên thường mất đi sự mềm mại, trở nên khô ráp và xơ hóa, có thể bị rạn nứt hoặc bị rách, nhân nhầy dễ thoát vị và chèn ép lên tủy sống hay các rễ thần kinh gây đau cột sống. Tuổi tác càng cao thì đĩa đệm cũng có dấu hiệu lão hóa, gây nên tình trạng thoái hóa cột sống, một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

2. Chấn thương

Trong quá trình sinh hoạt và lao động, cột sống phải chịu một số tổn thương gây thoát vị đĩa đệm. Đó có thể là do các tư thế lao động không đúng, thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài và ít vận động hay người mang vác, bê, kéo các vật nặng…cũng khiến cho cột sống bị chấn thương làm thoát vị đĩa đệm nhanh hơn.

3. Trọng lượng và chiều cao

Theo nghiên cứu, người có trọng lượng cơ thể quá lớn có thể khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực, các đĩa đệm và dây thần kinh ở khu vực lưng thường quá tải và căng giãn quá mức. Bên cạnh đó, người có chiều cao từ 1m7 trở lên đối với nữ và 1m8 đối với nam cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

4. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá không những gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm về các cơ quan nội tạng mà cũng ảnh hưởng lớn đến xương khớp. Hút thuốc lá khiến nồng độ oxy trong máu bị giảm sút và làm thất thoát các chất dinh dưỡng quan trọng cho các mô, tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

5. Di truyền

Yếu tố di truyền cũng đáng được chú ý khi xét đến các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Người có cấu trúc đĩa đệm yếu thì cũng có thể di truyền cho thế hệ sau.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cần chú ý

1. Những cơn đau

Thoát vị đĩa đệm thường gây đau cột sống và các rễ thần kinh. Cơn đau lan từ cột sống cổ xuống 2 tay hoặc đau từ thắt lưng kéo lan xuống 2 chân. Cơn đau thường tái phát nhiều lần, khi thì đau âm ỉ, khi thì dữ dội và tăng mạnh khi người bệnh bị ho, rung người, hắt hơi… Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: cơn đau lan từ thắt lưng xuống mông, đùi, đến cẳng chân và gót chân. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: cơn đau từ vùng cổ – gáy lan ra hai bên vai và kéo xuống 2 cánh tay, bàn tay khiến người bệnh đau đớn và khó chịu.

2. Cảm giác tê bì

Sau những cơn đau là cảm giác tê bì tại các khu vực bị đau. Triệu chứng tê bì xuất hiện là do rễ thần kinh bị chèn ép, có thể xuất hiện thường xuyên hay ít hơn tùy theo tình trạng của người bệnh. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: : người bệnh cảm thấy tê bức xạ từ vùng mông vào chân. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: người bệnh có biểu hiện đau tê, mất cảm giác từng vùng ở cả cổ tay, bàn tay hoặc cả cánh tay, lực tay bị giảm, tê nhức tăng hay giảm mỗi khi cử động cổ tay.

3. Biểu hiện teo cơ, yếu liệt

Thường thì khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng thường xuất hiện tình trạng tay hay chân bị teo nhỏ, người bệnh đi lại rất khó khăn, thậm chí là khó di chuyển.

4. Rối loạn vận động và rối loạn dây thực vật

Đối với rối loạn vận động, người bệnh cảm giác cơ tay cơ chân bị yếu, giảm lực. Trường hợp nặng có thể bị liệt chân, bí tiểu tiện, cảm giác vùng hậu môn bị rối loạn. Đối với rối loạn dây thực vật, người bệnh thấy đau buốt và rát tại vùng bị đau, trời nóng nhưng cảm thấy lạnh.

5. Các triệu chứng khác

Cột sống người bệnh có thể bị lệch hay vẹo đối với thoát vị cột sống thắt lưng.

Vận động cột sống như xoay cổ, ngẩng đầu, gập người, duỗi người xoay người gặp nhiều hạn chế.

Đi lại khó khăn.

Rối loạn đại tiểu tiện, chức năng sinh dục giảm đối với thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng.

Đau đầu, chóng mặt, ù tai hay mất ngủ nếu thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống cổ.

Những thông tin về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm trong bài viết của chúng tôi hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu phát hiện ra bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, hãy đến khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp uy tín để các bác sĩ chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu bệnh càng để lâu thì càng kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khó chữa trị.