Tình Yêu Bệnh Hoạn / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Trầm Cảm Trong Tình Yêu Phải Làm Sao?

Triệu chứng của trầm cảm trong tình yêu

Đau khổ sau khi chia tay là một phần của quá trình chữa lành vết thương. Tuy nhiên, cảm giác này không giống như cảm giác buồn bã thông thường khi bị cha mẹ mắng hay do mình không đạt được điều mình muốn. Các nhà khoa học đã phân ra thành 2 loại buồn bã sau khi chia tay người yêu đó là lành mạnh và không lành mạnh (buồn bã trong thời gian dài dẫn đến trầm cảm)

Những biểu hiện lành mạnh

Những biểu hiện sau khi chia tay được coi là lành mạnh như:

Tức giận, bất lực, dễ nổi cáu

Khóc và buồn bã

Mất ngủ

Mất động lực với các cơ hội phát triển

Dù nó ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống nhưng nó sẽ dần tốt lên theo thời gian. Có người sẽ hồi phục nhanh nhưng có người cần một khoảng thời gian dài để nhìn nhận và thích nghi với cuộc sống hiện tại.

Biểu hiện của trầm cảm sau chia tay

Bên cạnh những suy nghĩ lành mạnh sẽ có những người suy nghĩ tiêu cực, không lành mạnh sau khi chia tay, cảm giác không có lối thoát, rất khó để vượt qua điều khó khăn này từ đó nảy sinh ra những hành vi gây hại cho bản thân cũng như cho người mình yêu đó là trầm cảm sau khi chia tay. Cùng chúng tôi điểm danh những biểu hiện của trầm cảm sau khi chia tay:

Khó chấp nhận việc chia tay: Việc chấp nhận sự thật là mình đã chia tay với người yêu là một điểu vô cùng khó khăn. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy khó chịu, trong người bứt rứt và luôn hy vọng đó không phải là sự thật.

Cảm giác buồn bã, thất vọng kéo dài: Đây là biểu hiện thường gặp nhất của trầm cảm trong tình yêu. Sự buồn bã chán nản và có khi người bệnh không còn hứng thú với bất kỳ điều gì trong cuộc sống nữa.

Sống khép kín và ít giao tiếp hơn: Người bệnh sẽ sống thu mình lại, không muốn tiếp xúc, nói chuyện với bất kỳ ai, cảm thấy bị kém cỏi, mạc cảm, thiếu tự tin nên sẽ tự cô lập bản thân và tạo khoảng cách với thế giới bên ngoài.

Suy nghĩ tiêu cực: Đây là biểu hiện chung của những người bị trầm cảm và với những người trầm cảm sau khi chia tay cũng vậy. Bởi người yêu cũ là người họ đã từng coi là người thân, người quan trọng trong cuộc đời của mình nên sau khi chia tay họ cảm giác như mình mất đi thứ rất quan trọng và mình cũng không còn được người ta coi trọng nữa. Nếu suy nghĩ này kéo dài sẽ rất dễ dẫn đến cái chết.

Tự làm tổn thương bản thân: Sau chia ta người bệnh cảm thấy trống rỗng, cô đơn, luôn có những suy nghĩ tiêu cực lâu dần sẽ chuyển thành hành động gây tổn thương đến bản thân.

Rối loạn ăn uống: Buồn chán dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ ăn, mất khẩu vị. Tình trạng này kéo dài dẫn đến cơ thể suy nhược, sức khỏe yếu kém.

Rối loạn giấc ngủ: Để chìm vào giấc ngủ với những người luôn mang trong mình cảm xúc buồn chán, lo lắng, đau khổ là điều không hề dễ dàng gì. Đây là biểu hiện rất dễ thấy với người bị trầm cảm.

Không tập trung được vào công việc: Mất ăn, mất ngủ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể kèm theo cảm xúc buồn chán khiến người bệnh không còn hứng thứ đến công việc hiện tại. Tâm trí trống rỗng khiến họ thường xuyên chậm dealine, đi làm trễ và có khi quên cả những công việc mà mình được giao.

Sử dụng rượu bia và các chất kích thích: Thường thì cố chìm vào cơn say sẽ khiến ta quên đi mọi thứ nên sau khi chia tay rất ít người không tìm đến những chất kích thích này. Nếu người bệnh sử dụng rượu bia thì còn dễ đối phó còn nếu sử dụng chất kích thích như: đá, ma túy thì sẽ khiến cho việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.

Làm thế nào để vượt qua trầm cảm trong tình yêu?

Tự mình đối diện với nỗi đau

Để vượt qua trầm cảm sau khi chia tay người bệnh cần phải chấp nhận rằng đây là một điều hết sức bình thường trong tình yêu và rất nhiều người cũng gặp phải vấn đề này chứ không phải một mình mình.

Vì vậy, chúng ta không cần phải thu mình, che giấu những cảm xúc buồn bã, đau đơn mà hãy đối diện với nó, lúc nào muốn khóc cứ khóc cho thật thoải mái và làm những điều mà mình thích kể cả việc đập tan đồ vật nào đó khiến cho mình giải tỏa được những bứt rứt khó chịu trong lòng để giải thoát cho bản thân rời khỏi những suy nghĩ tồi tệ.

Hoặc viết ra những dòng suy nghĩ hay chia sẻ cho những người thân yêu cũng giúp cho người bệnh dễ giải tỏa và dễ chấp nhận nỗi đau hơn là cô đơn gánh chịu nó một mình. Chỉ cần dành thời gian suy nghĩ và xem xét lại và động viên bản thân sẽ giúp người bệnh dễ dàng vượt qua sự cô đơn sau khi chia tay.

Giữ cho bản thân luôn bận rộn

Bận rộn giúp chúng ta không có thời gian để nghĩ đến bất kỳ việc gì khác, không có thời gian nghĩ về nỗi đau, chuyện cũ đã làm tổn thương ta. Chỉ cần làm những việc mình thích hoặc đi chơi những nơi mình muốn, tham gia vào các hoạt động xã hội sẽ giúp người bệnh vượt qua dễ dàng hơn.

Yêu chiều bản thân mình hơn

Sau khi chia tay việc giữ cho bản thân luôn vui vẻ là điều khá khó nhưng nếu có thêm bạn bè, người thân đồng hành cũng sẽ giúp người bệnh nhanh quên đi những việc buồn bã hơn. Vì vậy hãy thường xuyên gặp gỡ bạn bè, những người thân để chia sẻ những vấn đề của bản thân nhiều hơn. Có thể là những buổi hẹn hò ăn uống hoặc đi mua sắm những món đồ mình thích. Đây không chỉ là cách giúp người bệnh quên đi nỗi đau còn giúp làm mới bản thân mình hơn, giúp thay đổi về ngoại hình, tang sự tự tin tránh hành vi tiêu cực.

Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng vào phương pháp này vì nó có thể ảnh hưởng đến kinh tế. Khi kinh tế bị ảnh hưởng quá nhiều có thể người bệnh sẽ bị căng thẳng hơn.

Trở nên mạnh mẽ hơn sau khi chia tay

Điều này phụ thuộc vào sự quyết tâm của người bệnh. Điều mà người bệnh cần làm bao gồm:

Xóa mọi liên lạc với người yêu cũ: Đồng loại loại bỏ những kỷ vật cũng như các cách thức liên lạc như: số điện thoại, mail, facebook… là cách tốt nhất để quên đi nỗi đau. Và cũng không được lui tới những nơi hay đi hẹn hò, không nghe bài bài hát mà cả hai từng thích sẽ giúp giảm được sự nhớ nhung.

Không đăng những dòng cảm xúc nên mạng xã hội, không tập trung vào cảm xúc trong quá khứ sẽ làm bản thân khó quên đi nỗi đau.

Trau dồi, phát triển bản thân tốt hơn: Hãy tận dụng thời điểm này để thực hiện những điều mới lạ mà mình chưa dám thử sức, chưa dám nghĩ tới hoặc chinh phục một ước mơ đã từng ấp ủ sẽ giúp bản thân tốt hơn.

Suy nghĩ tích cực và hãy mở lòng khi cảm thấy sẵn sàng.

Tình Yêu Sự Sống Của James Hanson, Một Bệnh Nhân Ung Thư Não Giai Đoạn Cuối

“Mỗi ngày sống là một món quà và bạn đừng bao giờ để nó vuột qua đi.” Đó là khẩu hiệu sống của James Hanson, một tín hữu Công giáo ở New York, vừa qua đời hôm 30 tháng 12 vừa qua (năm 2017), hưởng dương 36 tuổi, sau thời gian dài bị ung thư não.

Hanson không những chỉ phấn đấu cho cuộc sống của riêng mình trong việc chiến đấu chống căn bệnh ung thư, anh đã tham gia vào việc đòi quyền sống cho tất cả mọi người và chống lại những nỗ lực hợp thức hóa luật cho phép trợ giúp tự tự. Hanson là chủ tịch của quỹ Hành động vì quyền của bệnh nhân. Nhóm này chống lại việc trợ giúp tự tử vì nó đặt con người vào vòng nguy hiểm. Hanson chia sẻ: “Khi mà việc trợ giúp tự tử trở thành một chính sách công khai thì nó đe dọa sự sống của mọi người, đặc biệt là người nghèo, người già, người bệnh tâm thần, người khuyết tật và bệnh nhân ở giai đoạn cuối.” Anh giải thích lý do là vì các hãng bảo hiểm chính phủ và các công ty bảo hiểm tư nhân có các lý do tài chính khi quyết định kết thúc cuộc sống của mỗi người. Nhiều hãng bảo hiểm hiện nay từ chối trả tiền trị liệu cho một bệnh nhân giai đoạn cuối, ngược lại họ sẵn sàng chi phí cho một mũi thuốc độc vài đô la để kết thúc cuộc sống của bệnh nhân và tiết kiệm chi phí.

Hanson đã gặp các bác sĩ, các tổ chức khác nhau, thuyết phục các nhà làm luật và các nhà báo, gây quỹ cho việc nghiên cứu ung thư, đi đến nhiều tiểu bang khắp nước Mỹ để cỗ võ sự chăm sóc cảm thông vì sự sống cho các bệnh nhân và người khuyết tật. Anh đã làm những việc này trong thời gian phải đối diện với khó khăn về sức khỏe, phải trải qua các cuộc phẫu thuật và trị liệu và đồng thời chăm sóc cho gia đình.

Đức cha Scharfenberger của giáo phận Albany cũng đã viết trên Twitter về cái chết của Hanson như sau: “Khi chúng ta thương khóc về sự ra đi của người bạn James Hason của chúng, chúng ta chọn không chú tâm đến nỗi đau to lớn xung quanh sự chết của anh. Thay vào đó, hôm nay chúng ta tập trung vào điều tốt to lớn mà anh đã làm khi còn sống trên trái đất, đặc biệt trong một ít năm qua khi anh chiến đấu với căn bệnh ung thư và đó cũng là cơ hội để anh chứng tỏ sức mạnh đức tin của mình và sức mạnh của tình yêu và sự quyết tâm.

Thông cáo của Hội đồng Công giáo của bang New York mà Hanson đã cộng tác đã viết: “Hanson và Kristen (vợ anh) thật sự là chứng tá sống đức tin qua thử thách và cái chết của Hanson là một ví dụ yêu thương của một cái chết với phẩm giá thật sự.” (CNA 04/01/2018)

Nguồn: http://vi.radiovaticana.va/news

Truyện: Ép Yêu 100 Ngày

Chương 895: Yêu là tác thành, không phải chiếm hữu (15)

Lực cầm tay nắm cửa của Lục Bán Thành tăng thêm một chút, qua mấy giây, hắn liền đẩy cửa đi vào thư phòng.

Mãi đến giờ ăn trưa, Lục Bán Thành mới đi ra khỏi thư phòng.

Lúc đi vào phòng ăn, hắn liếc nhìn Hứa Ôn Noãn một cái, lại ngồi bên cạnh cha hắn.

Cơm trưa có rất nhiều món, mẹ Lục ăn rất nhiều, lúc ăn cơm cũng không dừng nói chuyện với Hứa Ôn Noãn.

Cha Lục thỉnh thoảng sẽ xen vào vài câu, Lục Bán Thành luôn nói nhiều nhưng cũng trả lời ông vài câu về mấy chuyện làm ăn, cũng không nói gì nhiều.

Mấy ngày trước hắn vừa mới làm phẫu thuật nên không muốn ăn gì, chỉ gắp vài đũa lại thôi.

Lúc bảo mẫu múc canh, thấy Lục Bán Thành không ăn liền cau mày hỏi: “Thiếu gia, sao cậu ăn ít vậy, không hợp khẩu vị sao?”

Lục Bán Thành cười cười lắc đầu, còn chưa nói, bảo mẫu đã nhìn chằm chằm Lục Bán Thành thật cẩn thận, lại nói: “Thiếu gia, hình như dạo này cậu gầy đi rất nhiều, sắc mặt cũng rất tệ, không khỏe ở đâu sao?”

Bảo mẫu vừa nói thế, mẹ Lục liền nhìn con trai thật kỹ: “Tiểu Thái không nói mẹ còn không phát hiện, thật sự rất gầy nhà, A Thành, gần đây con bị bệnh sao?”

Lục Bán Thành nhận canh xong, lại uống một hớp mới ừ đại một tiếng, sau đó mới nói: “Mấy ngày trước con bị cảm.”

“Khám bệnh chưa? Bây giờ sao rồi?” Cha Lục nói.

Tất cả mọi người đều dồn sự chú ý lên người Lục Bán Thành, Hứa Ôn Noãn cũng không nhịn được mở mắt nhìn lướt qua thân thể của hắn.

So với lúc trước cô đến cửa tìm hắn, thật sự là gầy đi rất nhiều, sắc mặt trắng xám như là bị bệnh.

Lục Bán Thành mơ hồ cảm nhận được ánh mắt của Hứa Ôn Noãn, liền nhẹ nhàng quay đầu nhìn cô.

Hứa Ôn Noãn nhìn thấy tầm mắt của hắn hướng về phía mình liền cúi đầu bới cơm.

Thì ra chỉ là ảo giác thôi,.. Lục Bán Thành nhìn chằm chằm đỉnh đầu Hứa Ôn Noãn mấy lần mới thu lại tầm mắt, trả lời cha hắn: “Con khám bác sĩ rồi, không có gì.”

. . . . . .

Ăn cơm xong, Lục Bán Thành chơi cờ với Cha Lục.

Hứa Ôn Noãn lại tiếp tục nói chuyện với mẹ của Lục Bán Thành xong liền đi lên trên phòng ngủ của hắn.

Sau giờ ngọ mùa hạ, sau khi ăn uống no đủ xong sẽ cảm thấy mệt rã rời, Hứa Ôn Noãn ngồi trên ghế salon chơi điện thoại di động, liền buồn ngủ.

Ngủ như không ngủ, cô mơ hồ cảm giác được trong phòng có người mở cửa ra.

Cô cho rằng đó chỉ là ảo giác, không quá để ý, mãi đến khi cô bóng người chạm vào đỉnh đầu của mình, cô đột nhiên thức tỉnh, nhìn thấy khuôn mặt của Lục Bán Thành có chút gần mình, cô nhảy lên khỏi ghế salon theo phản xạ, liên tục lùi về phía sau vài bước, kéo dài khoảng cách của cô và hắn, cô mới bình tĩnh lại.

Hắn nhìn thấy cô ngủ trên ghế salon nên khoác cho cô một cái chăn sao?

Hứa Ôn Noãn hiểu lầm Lục Bán Thành nên ngớ ra một hồi, động môi hai lần cuối cùng cũng không nói được gì.

Lục Bán Thành cúi đầu, liếc nhìn chăn trong tay mình, lại ném chăn lên giường như chưa từng xảy ra chuyện gì, bình tĩnh nói: “Thức rồi thì chúng ta về thôi?”

Hứa Ôn Noãn không lên tiếng, chỉ gật đầu hai cái.

Thở Hổn Hển Khi ‘Yêu’: Hãy Coi Chừng!

Thở dốc, cảm thấy muốn hụt hơi khi lên cầu thang hay quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu ban đầu của một căn bệnh.

Một cuộc khảo sát trên 20.000 người tại Anh cho thấy rất nhiều người đang gặp các triệu chứng thở dốc, cảm thấy muốn hụt hơi chỉ vì những hoạt động hết sức bình hường trong một ngày.

Cụ thể, 25% người được khảo sát cho biết họ thở dốc và cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi quan hệ tình dục; 30% gặp phải vấn đề tương tự khi đi cầu thang; 10% thở dốc khi chạy vội để bắt kịp xe buýt và gần 10% khác bị như thế chỉ vì cúi mình tìm một thứ gì đó trên sàn nhà.

Đa phần những người gặp triệu chứng thở dốc cần khoảng 38 giây để lấy lại nhịp thở bình thường và qua cơn mệt mỏi nhưng có 5% cần đến tận 2 phút để hồi phục nhịp thở. Gần 1/3 số người được khảo sát cho biết họ thậm chí không thể chạy nổi hơn 1,6 km cho dù đang gặp tình huống nguy hiểm!

“Có rất nhiều người bị bệnh phổi nhưng không được chẩn đoán. Sức khỏe phổi rất quan trọng với sức khỏe tổng thể của chúng ta. Nếu bạn thở hổn hển chỉ vì chơi đùa cùng lũ trẻ, điều đó không bình thường” – ông nhấn mạnh.

Điều đáng nói là nhiều người không tin rằng mình không khỏe. Bất chấp các số liệu trên, đa số những người được khảo sát vẫn cho là sức khỏe họ ổn. Tuy nhiên, cũng có 44% buộc phải thừa nhận thể lực đã đôi lần cản trở đến các sinh hoạt của họ. 15% đổ lỗi yếu tố thể lực kém này là do một chất thương cũ hoặc bận bịu nên ít vận động. Chỉ có 10% thừa nhận rằng họ lười biếng và thực sự thích ngồi một chỗ thay vì tập luyện.

Lời khuyên của các chuyên gia là bạn phải đi kiểm tra phổi nếu thấy mình đang thở dốc vì những hoạt động hết sức bình thường. Bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên hơn, đó là cách tốt nhất để chăm sóc hai lá phổi.

Theo A. Thư (Nld.com.vn)