Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Webtretho / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

2023 Bệnh Trĩ Uống Thuốc Tây Có Hết Không? Thuốc Tây Chữa Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ là hiện tượng giãn tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn trực tràng. Bệnh rất phổ biến trong dân số nhưng nhiều người ngại đi khám chữa do tính chất nhạy cảm của bệnh. Vì vậy các bệnh nhân đều rất quan tâm liệu bệnh trĩ uống thuốc có hết không, bệnh trĩ uống thuốc tây có khỏi không? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho quý bạn đọc.

1. Tổng quan về bệnh trĩ

Trĩ là những cấu trúc mạch bình thường ở hậu môn, ai cũng có. Bệnh trĩ là do những cấu trúc này bị chuyển đổi sang trạng thái bệnh lý do yếu tố cơ học làm giãn, lỏng lẻo hệ thống nâng đỡ, gây sa búi trĩ. Yếu tố mạch máu làm giãn mạch gây chảy máu búi trĩ.

Cơ chế hình thành bệnh trĩ là do dưới tác dụng của áp lực tăng cao khi rặn đại tiện (táo bón), các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ bị giãn dần và trở nên lỏng lẻo. Các búi trĩ bị sa xuống dưới và dần dần nằm ngoài lỗ hậu môn. Luồng máu tĩnh mạch trở về bị cản trở, trong đó luồng máu đến từ động mạch vẫn tới do áp lực cao. Quá trình đó tạo thành một vòng luẩn quẩn, lâu dài làm mức độ sa giãn trĩ càng nặng lên.

Bạn có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ qua 3 triệu chứng thường gặp nhất là:

Đi tiêu ra máu: máu chảy thành tia, nhỏ giọt, dính vào phân hay giấy vệ sinh

Sa búi trĩ: Sa từng búi trĩ hay cả vòng trĩ khi đi ngoài hoặc gắng sức

Đau vùng hậu môn: thường là biểu hiện của cơn trĩ cấp hoặc tắc mạch trĩ.

Tùy theo vị trí búi trĩ so với đường lược mà người ta phân thành các loại trĩ khác nhau:

Vị trí trĩ nội và trĩ ngoại

Trĩ nội: gốc búi trĩ nằm trên đường lược

Trĩ ngoại: gốc búi trĩ nằm dưới đường lược

Trĩ hỗn hợp: gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại

Trĩ vòng: trĩ chiếm hết cả vòng hậu môn

Bệnh trĩ nội sẽ thường gặp hơn. Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ:

Độ 1: dấu hiệu đi ngoài ra máu, không bị sa tụt búi trĩ khi cố gắng rặn đại tiện

Độ 2: búi trĩ lấp ló ở ngoài hậu môn nhưng còn tự co lên được, dây chằng giữ niêm mạc còn tốt nên còn thấy rõ ranh giới giữa trĩ nội và trĩ ngoại.

Độ 3: búi trĩ khá lớn, sa ra ngoài mỗi khi rặn đi tiêu và bệnh nhân phải lấy tay đẩy búi trĩ lên.

Độ 4: búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài, dù chỉ một cố gắng nhẹ. Búi trĩ chảy dịch rất nhiều, trợt niêm mạc, đồng thời có sự phù nề có thể gây nghẽn mạch làm đau đớn cho bệnh nhân.

2. Bệnh trĩ uống thuốc tây có khỏi không?

Dùng thuốc tây chữa bệnh trĩ là sự lựa chọn của đa số người bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả dùng thuốc tây chữa bệnh trĩ tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Bệnh trĩ uống thuốc tây có khỏi không?

1. Cấp độ bệnh của người bệnh trĩ

Đối với bệnh nhân trĩ ở cấp độ 1, 2 hoặc 3 có thể đến thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốc tây để uống, kết hợp với các loại chế phẩm bôi hay thuốc đặt tại chỗ khác nhau. Một số thành phần thuốc điều trị bệnh trĩ phổ biến hay được sử dụng như:

Bệnh trĩ uống thuốc tây có hết không phụ thuộc vào cấp độ đang mắc bệnh

Thành phần thuốc chống viêm tại chỗ giúp giảm viêm, giảm ngứa khó chịu: hydrocortison 0,25-1%.

Thành phần thuốc co mạch nhằm làm giảm chảy máu, giảm ngứa và viêm tạm thời: phenylephrin HCl 0,25%, ephedrin sulfat 0,1-0,125%…Các thuốc này chống chỉ định các bệnh: phì đại tuyến tiền liệt, tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, cường giáp .

Thành phần bảo vệ da: giúp kích ứng các mô ở trực tràng – hậu môn và sự mất nước ở lớp sừng biểu bì đồng thời làm giảm ngứa, chống viêm vùng trĩ như: kẽm oxit, lanolin, glycerin…

Thuốc tê, giảm đau cho vùng hậu môn: lidocain 2-5%, benzocain 5-20%…

Thành phần thuốc chống nhiễm khuẩn có thể dùng kháng sinh tại chỗ: Neomycin, framycetin…

Với bệnh nhân trĩ bị nặng (cấp độ 4) thì việc dùng hoặc uống tây gần như không còn tác dụng. Người bệnh nên tham khảo phương pháp điều trị ngoại khoa cắt bỏ búi trĩ bằng cách phẫu thuật tại các bệnh viện uy tín.

2. Mức độ kiên trì của bệnh nhân đối với lộ trình điều trị bệnh

Tuân thủ và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, có nhiều người bệnh khi điều trị thấy bệnh thuyên giảm thì tự ý thay đổi liều lượng thuốc, không nhớ dùng thuốc đều đặn hàng ngày, đang uống nửa chừng thì bỏ dở điều trị … là những tác nhân không chỉ gây hại cho sức khỏe người bệnh mà còn khiến bệnh phát triển nhanh chóng hơn.

3. Thay đổi thói quen hàng ngày

Bên cạnh điều trị bệnh trĩ, việc kiêng khem các loại thực phẩm có hại và ăn các loại thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ, các thói quen sinh hoạt hàng ngày, công việc, cuộc sống… là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được khi chữa trị. Nếu không có chế độ kiêng khem và lối sống sinh hoạt điều độ thì nguy cơ tái phát bệnh sau khi đã chữa khỏi rất cao.

Theo một khảo sát của viện Hàn lâm khoa học Quốc gian Hoa Kỳ công bố năm 2023 cho thấy, cơ địa người bệnh chiếm khoảng 21% tỉ lệ khỏi bệnh khi điều trị. Trên thực tế cũng chứng minh, khi cùng mắc một chứng bệnh và cùng dùng một loại thuốc giống nhau, nhưng có những bệnh nhân khỏi bệnh nhanh và cũng có những trường hợp phải đổi thuốc do bệnh biến chuyển chậm (hoặc không có biến chuyển tốt)

2. Các loại thuốc tây chữa bệnh trĩ

Thuốc tây chữa bệnh trĩ bao gồm thuốc bôi ngoài hoặc thuốc uống. Các dạng thuốc bôi ngoài có dạng thuốc mỡ, gel bôi…có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm, chống chảy máu. Các loại thuốc uống có tác dụng toàn thân giúp tăng thẩm thấu, tăng độ vững bền thành mạch và có tác dụng giảm sưng, phù nề, cầm máu…

1. Thuốc bôi ngoài chữa trĩ

Các lọai gel bôi ngoài thường giúp giảm triệu chứng của bệnh trĩ ngoại. Thành phần chủ yếu thường chứa chất bôi trơn, các chất làm mềm và làm dịu da, có thể kết hợp các loại thuốc gây tê để giảm đau.

+ Thuốc giảm đau, ngứa, bỏng rát, khó chịu, kích ứng ở xung quanh hậu môn: benzocain 5-20%, lidocain 2-5%. Tác dụng không mong muốn có thể gặp là phản ứng quá mẫn với bỏng và ngứa

Gel bôi trĩ từ thảo dược và công dụng

+ Thuốc co mạch, giảm chảy máu: dung dịch ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25%… Các thuốc này chống chỉ định dùng cho bệnh tim mạch, tăng huyết áp, cường giáp, tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt.

+ Chất bảo vệ: tạo hàng rào vật lý để bảo vệ da, niêm mạc tạm thời giảm ngứa, khó chịu, bỏng rát, đồng thời ngăn kích ứng các mô ở trực tràng-hậu môn và sự mất nước ở lớp sừng biểu bì: kẽm oxit, lanolin, glycerin…

+ Thuốc chống viêm tại chỗ: hydrocortison 0,25-1% để giảm viêm, giảm ngứa.

+ Dùng kháng sinh tại chỗ nếu có nhiễm khuẩn: neomycin, framycetin…

Các loại thuốc bôi tại chỗ có thể có một số tác dụng phụ như gây dị ứng da, dùng lâu có thể gây mỏng da… nên cần có sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về bôi cũng như không nên chỉ dùng thuốc bôi mà cần có sự thăm khám và tư vấn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

+ Một số loại Gel bôi từ thảo dược của Việt Nam (có chứa Cúc tần, Ngải cứu, Lá Lốt…) cũng có hiệu quả khá tốt trong việc giảm đau rát, chảy máu và làm co búi Trĩ. Thành phần gel được chiết xuất từ thảo dược hoàn toàn tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên hiệu quả nhanh và an toàn, dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

2. Thuốc uống chữa trĩ

+ Thuốc làm bền thành mạch: Daflon, các flavonoid, một số flavonoid như diosmin, OPCs (oligomeric proantho cyaniding complexes) và hesperidin, đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị trĩ và giãn tĩnh mạch. Các flavonoid này có tác dụng làm tăng trương lực mạch máu, làm bền thành mạch và đối kháng tác dụng của các chất trung gian hóa học trong viêm.

Thuốc uống làm bền thành mạch trĩ

+ Các thuốc giảm đau như paracetamol, NSAIDs, không dùng giảm đau nhóm opioid vì khả năng gây táo bón.

+ Các thuốc chống viêm dùng trong các trường hợp có viêm, phù nề, tắc mạch như NSAIDs, glucocorticoid, alpha chymotripsin…Thuốc chống viêm hydrocortisone giúp làm giảm triệu chứng ngứa, sưng, đau, khó chịu… nhưng được chỉ định sử dụng rất hạn chế, ngắn ngày theo hướng dẫn của bác sĩ vì có thể gây nên tác dụng phụ như giảm cân, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, đau cơ, chóng mặt…

+ Thuốc kháng sinh: penicilline, cephalosporine, carbapenem… có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn do quá trình viêm nhiễm hậu môn.

+ Một số loại thuốc giảm đau: aspirine, acetaminophen… có thể dùng kèm theo trong một số trường hợp cần thiết

+ Thuốc nhuận tràng trong trường hợp có táo bón.

Thuốc đặt hậu môn giúp làm giảm triệu chứng viêm, sưng, đau, cải thiện được tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên cũng giống như thuốc bôi tại chỗ, thuốc đặt hậu môn cũng có thể có các tác dụng không mong muốn như làm mỏng da, kích ứng tại chỗ… vì vậy người bệnh không được tự ý dùng.

Loại thuốc đó có phù hợp điệu trị mức độ bệnh trĩ của người bệnh hiện tại không?

Cơ địa người bệnh có hợp thuốc hay không?

Khi dùng thuốc, bệnh có nhanh biến chuyển tốt lên hay không?

Người bệnh có bị dị ứng với những thành phần thuốc không?

Cảm nhận ở từng người bệnh sau khi sử dụng thuốc…

Vì vậy, để có sự lựa chọn đúng khi bắt đầu điều trị bệnh trĩ, cũng như biết các lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên tới thăm khám lại các bác sĩ chuyên khoa để có lời tư vấn và loại thuốc điều trị phù hợp với bản thân nhất.

BỘ ĐÔI COTRIPRO GIÚP CO TRĨ, GIẢM ĐAU RÁT VÀ NGĂN NGỪA NGUY CƠ TÁI PHÁT HIỆU QUẢ Thành phần và ưu điểm của Gel bôi Cotripro

Điều trị trĩ nội bằng thuốc Tây y là phương pháp đa số được mọi người áp dụng do có nhiều ưu điểm: nhanh gọn, việc sử dụng đơn giản, hiệu quả đạt được nhanh… phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Các bệnh trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2 và trĩ nội độ 3 đều có thể dùng các loại thuốc Tây y để điều trị. Tùy thuộc vào các mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn thuốc điều trị khác nhau. Vì vậy, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế được khám và điều trị bệnh chính xác.

Gel bôi CotriPro với thành phần được chuyển giao từ Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, thấm trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả.

Tác dụng chuyên biệt của các hoạt chất trong CotriPro:

Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.

Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.

Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.

Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.

Ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro

Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên.

An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ.

Trong quá trình sử dụng bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về cách bôi Gel, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học giúp đạt hiệu quả nhanh và phòng ngừa trĩ tái phát qua tổng đài tư vấn 1800 6293.(miễn cước gọi)

Thành phần và ưu điểm của Viên uống Cotripro

Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.

Thành phần và Cơ chế hoạt động của viên uống Cotripro

CotriPro hiện có bán tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần nhất, bạn vui lòng bấm VÀO ĐÂY

➤ SLIPPERY EML: Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón

➤ TUMEROPINE: Chiết xuất từ Lá lốt và Nghệ giúp kháng khuẩn chống viêm, tiêu huyết ứ tại búi trĩ.

➤ CÚC TẦN& NGẢI CỨU: Giúp giảm đau, cầm máu, kháng viêm, làm săn se búi trĩ

➤ RUTIN: Được chiết xuất từ nụ hoa hòe , có tác dung giảm chảy máu, tăng sức bền thành mạch, phòng ngừa tái phát.

➤ ĐƯƠNG QUY & DIẾP CÁ: Giúp co búi trĩ, giảm chảy máu, tránh tái phát

Hướng dẫn sử dụng:

Ngày 4-6 viên, chia 2 lần. Khi các triệu chứng thuyên giảm thì chuyển sang dùng liều duy trì.

Liều duy trì: Ngày 4 viên, chia 2 lần. Nên dùng duy trì 1-2 tháng để giảm nguy cơ tái phát.

Nên uống trước trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ

Tìm nhà thuốc gần nhất có bán CotriPro, bạn vui lòng bấm VÀO ĐÂY

Top 3 Thuốc Tránh Thai Hàng Ngày Nào Tốt Nhất Webtretho

Top 3 thuốc tránh thai hàng ngày loại nào tốt nhât và an toàn nhất. Sử dụng thuốc tránh thai là một trong những liệu pháp được nhiều chị em lựa chọn nhiều nhất hiện nay khi chưa sẵn sàng có con. Thuốc tránh thai hàng ngày có khả năng ngừa thai ổn định, an toàn hơn so với thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời kỳ rụng trứng. Do đó, uống thuốc tránh thai vẫn được ưu tiên hswr dụng hơn so với những loại thuốc khá. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thuốc tránh thai khiến không ít chị em phải băn khoăn không biết nên lựa chọn loại nào phù hợp.

Review thuốc tránh thai hàng ngày loại nào tốt nhất?

Top 3 thuốc tránh thai hàng ngày loại nào tốt nhât và hiệu quả? Lựa chọn một loại thuốc tránh thai phù hợp sẽ giúp bạn phần nào yên tâm hơn để tránh thai. Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày làm ức chế rụng trứng, đặc lớp nhầy tử cung, ngăn ngản quá trình tiếp xúc giữa trứng và tinh trùng và biến đổi lớp nội mạc tử cung cho quá trình làm tổ của trứng không xảy ra.

Top các loại thuốc tránh thai hàng ngày an toàn nhất hiện nay

Nằm trong top 3 thuốc tránh thai hàng ngày loại nào tốt nhât mà Khỏe Là Hạnh Phúc muốn giới thiệu tới bạn đọc là Marvelon Bayer. Là một trong những sản phẩm thuốc tránh thai được nhiều chị em trên thế giới lựa chọn, thuốc tránh thai Marvelon được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu Bayer HealthCare Pharmaceuticals. Sản phẩm được chiết xuất từ Desogestrel 0,15mg, Ethinylestradiol 0,03mg và tá dược đảm bảo an toàn cho sức khỏe của phụ nữ.

Thuốc tránh thai Marvelon có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát khả năng tinh trùng gặp trứng, từ đó giảm thiểu khả năng có con. Nếu sử dụng thuốc tránh thai đều đặn thì khả năng có thai rất thấp.

Thuốc tránh thai Marvelon được sản xuất bởi thương hiệu Bayer HealthCare

Mỗi ngày bạn sử dụng 1 viên thuốc tránh thai Marvelon Bayer liên tục vào 1 thời điểm trong ngày.

Đầu tiên, bạn dùng vỉ đầu tiên có 21 viên, mỗi ngày 1 viên cùng với nước

Khi uống hết vỉ đầu tiên thì ngưng 1 tuần sau khi đến kỳ rồi tiếp tục uống đến vỉ thứ 2. Bắt đầu sử dụng lần tiếp theo có thể vẫn còn thấy kinh.

Triquilar Bayer cũng là một trong những sản phẩm được phụ nữ xứ sở hoa anh đào Nhật Bản yêu thích lựa chọn. Sản phẩm có thành phần trong từng loại viên khác nhau, cụ thể là:

Viên màu nâu nhạt: levonorgestrel 0,05 mg và ethinyl estradiol 0,03 mg

Viên màu trắng: levonorgestrel 0,075 mg và ethinyl estradiol 0,04 mg

Viên ochreous: levonorgestrel 0,125 mg và ethinyl estradiol 0,03 mg

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các loại tá dược khác như glycerin, lacoste, bột bắp, calcium, oxit sắt đỏ, sucrose, oxit sắt, polyethylene glycol, polyvinylpyrrolidone… và không chứa gluten hoặc tartrazine ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Sản phẩm thuốc tránh thai hàng ngày Triquilar Bayer ngăn ngừa sự rụng trứng trong cơ thể, từ đó giảm thiểu khả năng có thai. Đồng thời, sản phẩm cũng làm thay đổi lượng chất nhầy có trong cổ tử cung làm quá trình thụ tinh trở nên khó khăn hơn.

Sản phẩm thuốc tránh thai hàng ngày Triquilar Bayer có 2 dạng là loại 21 ngày và loại 28 ngày.

Đối với loại 21 ngày, bạn sử dụng mỗi ngày 1 viên theo đúng số thứ tự, sau khi hết thuốc thì ngưng 7 ngày rồi tiếp tục sử dụng.

Đối với loại 28 ngày thì sử dụng liên tục mỗi ngày 1 viên liên tục.

Thuốc tránh thai Estraceptin nằm trong nhóm thuốc ETC có 3 loại màu là màu trắng, màu xanh lục và màu vàng. Cụ thể với thành phần từng loại thuốc như sau:

Viên màu trắng: Desogestrel, Ethinyl Estradiol và tá dược (Tinh bột bắp, Microcrystalline Cellulose, Natri Croscarmellose, Eowidone, Talc, Magnesium Stearate, Lactose Monohydrate, Hypromellose, Macrogol 6000, White polymeric coat)

Viên màu xanh lục: thành phần tá dược của sản phẩm này có chứa thêm Povidone, FD&C Blue No 2 aluminum lacquer, FD&C Yellow No 5 aluminum lacquer

Viên màu vàng: Ethinyl Estradiol và tá dược có thêm Povidone, Talc, Magnesi stearat, FD&C Yellow No 5 aluminum lacquer.

Thuốc tránh thai được sử dụng để ngăn cản quá trình tinh trùng gặp trứng bằng cách làm đặc chất nhầy trong tử cung, ức chế quá trình rụng trứng và biến đổi lớp nội mạc tử cung. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai này theo kê đơn của bác sĩ.

Tại mặt sau của thuốc có đánh số từng ngày sử dụng, bạn sử dụng Estraceptin vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt liên tục trong vòng 28 ngày gồm 21 viên trắng, 2 viên xanh và 5 viên vàng.

Sử dụng thuốc tránh thai Estraceptin hàng ngày liên tục vào cùng một thời điểm.

Số viên uống ngày 1, 8, 15 và 22 luôn luôn xảy ra vào cùng 1 ngày trong tuần.

Thuốc tránh thai hàng ngày nào tốt nhất webtretho

Chia sẻ thuốc tránh thai hàng ngày nào tốt nhất webtretho từ chị em

Review thuốc tránh thai hằng ngày của người dùng về thuốc tránh thai hàng ngày

Bệnh Trĩ Ngoại Có Nguy Hiểm Không? Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Ngoại Hiệu Quả

Chào bác sĩ! Tôi năm nay 38 tuổi và mới phát hiện ra mình bị bệnh trĩ ngoại cách đây một tuần. Sau khi phát hiện thấy hậu môn có những nếp gấp sưng to, lớp da bên ngoài hậu môn lồi lên gây đau rát mỗi khi đại tiện hoặc hoạt động mạnh. Vì vướng bận một số công việc gia đình nên tôi chưa có thời gian đi khám bệnh. Không biết bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không thưa bác sĩ? Có những loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả nào? Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi được không? (Thu Hà – Vinh)

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bạn Hà thân mến! Trĩ ngoại là một dạng điển hình của bệnh trĩ. Bệnh trĩ ngoại hình thành do đám rối tĩnh mạch ở phái dưới đường lược vùng hậu môn trực tràng bị giãn, từ đó hình thành nên các búi trĩ. Đây là bệnh lý khá phổ biến và rất nhiều người mắc phải. Vì búi trĩ sinh ra ở quanh viền hậu môn nên người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường.

Khi bị kích thích, trĩ ngoại có thể gây cảm giác ngứa ngáy và chảy máu. Máu chảy ra có thể ứ lại bên trong búi trĩ và tạo thành những cục máu đông ngay ở hậu môn. Tình trạng này khiến búi trĩ trở nên sưng viêm và đau dữ dội.

Với thắc mắc ” bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?” mà bạn Hà đưa ra, các bác sĩ của chúng tôi có một số giải đáp như sau: Thực chất, trĩ ngoại không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Nếu được phát hiện, điều trị kịp thời, đúng cách và hiệu quả thì bệnh trĩ ngoại sẽ nhanh chóng được chữa trị dứt điểm mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp người bệnh chủ quan với những dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại, lơ là trong việc khám và điều trị, đã dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Có thể nói, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh trĩ ngoại sẽ trở thành một căn bệnh rất nguy hiểm.

Khi để bệnh trĩ ngoại diễn biến lâu trên cơ thể mà không có phương pháp điều trị sẽ dẫn đến tình trạng đại tiện ra máu. Ban đầu, người bệnh có thể chỉ ra máu ở mức độ nhẹ, sau dần tình trạng này sẽ diễn biến ngày một nặng hơn. Máu có thể chảy thành giọt hoặc thành tia, khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu, sợ đi đại tiện.

Búi trĩ lòi gây ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Khiến người bệnh đi lại khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cũng như cuộc sống. Bệnh trĩ ngoại còn khiến thói quen sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn, và rất dễ gây ra chứng trầm cảm đối với phụ nữ mang thai. Có khoảng hơn 50% phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ ngoại cảm thấy stress nặng và mắc phải chứng trầm cảm. Ngoài ra, bệnh trĩ ngoại rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại có thể dẫn đến bệnh lý áp xe hậu môn, hay thậm chí là bệnh ung thư trực tràng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Như chúng tôi vừa phân tích ở trên, trĩ ngoại là bệnh lý khá nguy hiểm. Vì thế, đối với trường hợp của bạn Hà, bạn có chia sẻ là mình đang có những dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại. Để biết được chính xác mình đang mắc bệnh ở mức độ nào, chúng tôi khuyên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và kiểm tra. Từ đó, các bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng trĩ ngoại mà bạn đang mắc phải. Việc điều trị bệnh càng sớm sẽ giúp bạn đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm mà bệnh trĩ ngoại có thể gây ra cho người bệnh.

Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại?

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại khác nhau, trong đó điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc là cách được khá nhiều bệnh nhân áp dụng. Sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại được xem là phương pháp nội khoa. Tùy vào mức độ bệnh mà bạn đang mắc phải mà các bác sĩ sẽ áp dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống để chữa bệnh trĩ ngoại.

Các loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại ở dạng uống được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên nang. Chúng có tác dụng thẩm thấu vào bên trong cơ thể, tác động lên thành tĩnh mạch, khiến thành tĩnh mạch chắc lại để tránh tình trạng co thắt. Ngoài ra, thuốc uống còn có tác dụng giảm sưng đau, phù nề, cầm máu và ngăn chặn viêm nhiễm.

Các loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại ở dạng bôi được dùng trực tiếp trên vùng trĩ bị tổn thương. Nó có tác dụng giảm đau, sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Lưu ý: Các loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại chỉ có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh, chứ không thể điều trị bệnh một cách dứt điểm và hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự thăm khám. Việc tự ý sử dụng thuốc khi chưa biết rõ về tình trạng bệnh lý có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, các tổn thương tại búi trĩ trở nên viêm nhiễm nặng và gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.

Bài Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Nội Trĩ Ngoại Hiệu Quả Nhất Đừng Bỏ Qua

Dù bị trĩ nội hay trĩ ngoại thì đều cần can thiệp chữa trị ngay từ sớm nếu muốn tiết kiệm thời gian, chi phí và phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm mà bệnh trĩ gây ra. Theo các bác sĩ chuyên khoa, để điều trị bệnh trĩ hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc:

Loại bỏ triệu chứng bệnh trĩ, triệt tiêu búi trĩ

Xác định đúng nguyên nhân bệnh trĩ để loại bỏ

Phục hồi sức bền tĩnh mạch trĩ và chức năng hậu môn.

Chỉ khi thật cần thiết mới cần sự trợ giúp của phương pháp ngoại khoa, còn không cần ưu tiên phương pháp bảo tồn.

Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh trĩ nội trĩ ngoại hiệu quả nhất

Mỗi bài thuốc, mỗi phương pháp có một ưu, nhược điểm và hiệu quả riêng, người bệnh có thể tham khảo kỹ lưỡng để tìm được phương pháp tốt nhất.

1 – Điều trị bệnh trĩ nội trĩ ngoại bằng bài thuốc dân gian Dùng rau diếp cá chữa bệnh trĩ hiệu nghiệm

Theo Y học cổ truyền, rau diếp cá có tính hàn, có thể sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, sát trùng. Còn theo Y học hiện đại, thành phần rau diếp cá có chứa một lượng lớn chất Quercetin, isoquercetin có tác dụng làm bền chắc mao mạch, tĩnh mạch nên ngoài chữa bệnh đường ruột, bệnh da liễu thì rau diếp cá chữa bệnh trĩ rất tốt.

Cách làm:

Một mớ rau diếp cá rửa sạch đem đun sôi rồi đổ ra chậu nhỏ hoặc bô đem xông hậu môn;

Sau đó lấy phần bã đắp lên vùng bị trĩ còn phần nước đem rửa hậu môn.

Thực hiện đều đặn, kết hợp ăn sống rau diếp cá hàng ngày hoặc xay lấy nước uống thì sau thời gian ngắn sẽ thấy các khó chịu do bệnh trĩ gây ra được đẩy lùi.

Hoa thiên lý trị bệnh trĩ rất tốt

Cây hoa thiên lý cũng có công dụng trị bệnh trĩ.

Dùng 100g lá cây hoa thiên lý non đem giã nhuyễn cùng 5g muối hạt to.

Vắt lấy nước cốt, dùng bông thấm dung dịch này đắp lên chỗ bị trĩ sau khi đã vệ sinh sạch sẽ rồi băng lại để qua đêm.

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng nước muối ấm

Sử dụng nước muối ấm là một cách chữa bệnh trĩ hữu hiệu dành cho những người bị bệnh trĩ cấp độ nhẹ, không có biến chứng, không polyp, áp-xe. Nước muối ấm diệt khuẩn, giúp cầm máu, sát khuẩn và se miệng vết thương.

Với những người bị nứt hậu môn, búi trĩ sưng to, viêm nhiễm nên pha nước muối ấm với nồng độ muối 0.9% để ngâm rửa vùng hậu môn mỗi ngày.

Cách chữa trĩ nội trĩ ngoại bằng đu đủ

Ăn đu đủ để giải độc cơ thể, chữa táo bón, điều trị bệnh trĩ. Đu đủ có những lợi ích nổ bật như vậy nhờ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, một số nhóm chất chống viêm, giảm sưng.

Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bằng đu đủ, theo kinh nghiệm dân gian có thể áp dụng theo 2 cách sau:

Cách 1: Đu chưa chín hẳn 150g thái miếng vuông vừa ăn đem nấu với 100g trực tràng heo đã được làm kĩ. Dùng đều đặn mỗi ngày đến khi triệu chứng bệnh trĩ được cải thiện.

Cách 2: Đu đủ còn xanh nguyên, quả nào có nhiều nhựa thì càng tốt. Buổi tối trước khi đi ngủ, rửa sạch đu đủ rồi bổ đôi, mỗi nửa buộc cố định vào 2 bên cẳng chân sao cho phần cuống chĩa lên trên. Mủ đu đủ được cho là có công dụng như thuốc co mạch giúp thu nhỏ búi trĩ, giảm chảy máu, hết tiêu sưng. Mẹo này rất thích hợp để chữa bệnh trĩ ngoại.

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng

Lá bỏng và rau sam 6g mỗi thứ. Có 2 cách dùng lá bỏng để điều trị bệnh trĩ trong dân gian, thứ nhất là đem 2 cây thuốc rửa sạch, ngâm qua nước muối rồi bỏ vào miệng nhai sống.

Cách còn lại là cho vào ấm, thêm nước sắc thuốc uống. Nếu ở hậu môn thấy có lở loét, nhiễm trùng có thể dùng lá bỏng để đắp lên vết thương.

Người bệnh có thể kết hợp thực hiện cả 2 cách để cho hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Những cách và bài thuốc trị trĩ nội, trĩ ngoại từ dân gian mà chúng tôi vừa giới thiệu có những ưu điểm nổi bật là dễ làm, nguyên liệu rất dễ kiếm, chi phí trị liệu tiết kiệm đáng kể nhưng chúng chỉ phù hợp với đối tượng bị trĩ nhẹ như cấp độ 1, 2. Nếu bệnh trĩ đã phát triển quá mức hay thậm chí có biến chứng thì bệnh nhân cần một phương pháp trị bệnh trĩ khác hiệu quả hơn.

2 – Bài thuốc Đông y đặc trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Các bài thuốc dân gian không giải quyết được bệnh trĩ cấp độ nặng. Nếu thực hiện cắt búi trĩ cần phải chi trả một chi phí lớn mà bệnh vẫn có khả năng tái phát cao, chưa kể đến những rủi ro người bệnh có thể gặp phải trong quá trình phẫu thuật. Vậy, người bị trĩ ngoại nặng, trĩ nội cấp độ 3, 4 phải làm sao, áp dụng cách trị bệnh trĩ nào mới hiệu quả?

Hiểu được tâm tư, nỗi muộn phiền của các bệnh nhân mắc bệnh khó nói này, các lương y, bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc đã cùng nhau nghiên cứu và tìm ra bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ nội trĩ ngoại hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc nguyên thủy thuộc về người dân tộc H’Mông tại vùng Tây Bắc sau đó đã chuyển giao cho Trung tâm để các thầy thuốc tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Sau thời gian dài phân tích từng thành phần rồi cân chỉnh, bào chế lại, Trung tâm đã phát triển thành công Thăng trĩ Dưỡng huyết Thang đặc trị bệnh trĩ

Giải pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng, triệt để, giúp hàng ngàn người chữa bệnh thành công, tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Bài thuốc uống chữa bệnh trĩ

Địa du.

Tam thất (hay còn được gọi là Tạc Táo, có tác dụng chính là cầm máu).

Sài hồ.

Đương qui (bổ máu).

Thăng ma

Và một số các thảo dược quý tại vùng núi Tây Bắc.

Ức chế tối đa các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như đau rát, ngứa hậu môn, chảy máu khi đại tiện.

Sát trùng tổn thương, chống viêm nhiễm, tăng cường tuần hoàn máu,

Giảm đau, nhuận tràng, phòng tránh táo bón, tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa, tăng sức chịu đựng cho hệ thống tĩnh mạch, thông đại tiện.

Bồ công anh (có tác dụng giảm sưng, tiêu sưng rất tốt).

Ngư tinh thảo.

Đại hoàng (có tác dụng giảm nhiệt, phá ứ và đi cầu dễ dàng hơn…).

Loại bỏ cặn bã ứ đọng, sát khuẩn, tiêu viêm .

Thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết từ đó làm tiêu tan sự ứ trệ tại các tĩnh mạch hậu môn, tăng độ bền, độ đàn hồi của tĩnh mạch,

Phục hồi các mô cơ bị tổn thương, co búi trĩ, giúp cầm máu, tiêu viêm và giảm đau.

Bài thuốc bôi chữa bệnh trĩ

Hoàng đằng (giúp thanh nhiệt cơ thể, sát trùng vết thương và tiêu viêm).

Hoa hòe (giúp sát trùng vết thương, làm mát).

Tác động trực tiếp tại vị trí búi trĩ, giúp giảm đau ngứa sưng rát để người bệnh dễ chịu hơn

Dược liệu thấm sâu làm mềm, hỗ trợ co teo búi trĩ nhanh chóng hơn.

Nhờ bài thuốc bôi, liệu trình được rút ngắn xuống chỉ còn từ 1 – 3 tháng.

Với những thành phần hoàn toàn là thảo dược thiên nhiên, được lựa chọn từ các vườn dược liệu chuyên canh đạt chuẩn GACP – WHO, bài thuốc điều trị bệnh trĩ trên rất an toàn cho người sử dụng đồng thời khắc phục được những nhược điểm mà Tây y và các phương pháp khác mang lại.

Loại bỏ búi trĩ bằng liệu trình Thăng trĩ Dưỡng huyết thang hiệu nghiệm nhất

Thông tin về bài thuốc xuất hiện nhiều trên các trang báo uy tín về sức khỏe, y tế, đặc biệt đã được giới thiệu trong số đặc biệt của đài VTC2 Góc nhìn người tiêu dùng. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi chương trình để hiểu hơn về giải pháp này cũng như lắng nghe câu chuyện, chia sẻ của nhiều người bệnh đã từng sử dụng.

Góc Nhìn Người Tiêu Dùng VTC2 – Phóng Sự Giới Thiệu Giải Pháp Điều Trị Bệnh Trĩ Tại Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Và Chia Sẻ Từ Người Bệnh

Trong suốt gần 10 năm ứng dụng, Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đã chữa khỏi trĩ nội trĩ ngoại cho khoảng 86% bệnh nhân đến điều trị, nhận về những phản hồi tích cực và sự tin yêu của người dân trên khắp 3 miền đất nước. Trong đó có cả các nghệ sĩ nổi tiếng như NS Bình Xuyên.

Chữa khỏi bệnh trĩ nội sau 3 tháng dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ Lê Hữu Tuấn tại Thuốc dân tộc, Nghệ sĩ Bình Xuyên đã dành những lời khen ngợi:

Nhận xét của Nghệ sĩ Bình Xuyên cũng là nhận xét của hàng ngàn trường hợp khác đã được chữa khỏi.

Đặc biệt, vì bài thuốc rất lành tính nên người bệnh có thể thoải mái áp dụng thêm các phương pháp trị liệu bệnh trĩ nội, trĩ ngoại đã hướng dẫn ở trên để tăng cường hiệu quả điều trị, chỉ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Để có hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kết hợp sử dụng bài thuốc chữa bệnh trĩ trên cùng với việc thực hiện đúng theo hướng dẫn, chỉ định của thầy thuốc về liều lượng cũng như thời gian sử dụng.

Chấm dứt phiền toái bệnh trĩ cùng đội ngũ BS hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Thực đơn hàng ngày cân đối chất dinh dưỡng, lưu ý tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và có tính nhuận tràng để khắc phục triệu chứng táo bón nếu có.

Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, đó có thể là nước lọc hoặc nước trái cây đều được.

Tránh các thực phẩm gây táo bón. Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác có thể khiến bệnh trĩ trầm trọng thêm và ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Không được ngồi nhiều hoặc đứng lâu một chỗ. Mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút tập luyện thể dục thể thao, các bài tập này nên nhẹ nhàng không được gắng sức.

Tránh ngồi xổm.

Tập thói quen đại tiện hàng ngày vào khung giờ cố định, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Không được rặn mạnh khiến búi trĩ sa ra ngoài và vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đúng cách sau đó,…

Bài Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Theo Y Học Cổ Truyền

Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu môn bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Trĩ nội ở thời kỳ đầu, búi trĩ chưa lòi ra bên ngoài. Còn trĩ ngoại, búi trĩ thường lòi ra và không tự co về vị trí cũ, gây đau, chảy máu và dễ gây viêm nhiễm. Người bị bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày, người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Đông y là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trực tràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra. Một nguyên nhân nữa là do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều chất béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đại tiện mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.

Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này.

Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:

Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.

Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.

Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông, băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1 – 2 lần, làm trong vài ba ngày.

Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ

Thuốc uống

Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.

Bài 1: nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.

Bài 2: sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g, tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.

Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ, đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.

Bài 1: hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: hòe hoa 12g, trắc bá diệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.

Bài thuốc “Bổ trung ích khí”: nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g, trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.

DSCKI. Phạm Hinh

Theo SKDS