Thời Gian Phát Bệnh Ung Thư Máu / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Ung Thư Máu Giai Đoạn 3 Là Gì, Dấu Hiệu, Thời Gian Sống, Cách Chữa

1. Ung thư máu giai đoạn 3 là gì

Ung thư máu xảy ra khi lượng bạch cầu trong máu thay đổi bất thường. Ở giai đoạn 3, số lượng bạch cầu đã gia tăng đến mức đáng kể, các cơ quan bị xâm lấn nhiều hơn. Bạch cầu ăn cả các hồng cầu trong máu, khiến cho lượng máu trong cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng. Tại giai đoạn này, có ít nhất hai cơ quan trong cơ thể bị xâm lấn, khiến sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng không nhỏ.

Nguyên nhân chính của việc thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím và hay bị chảy máu chính là do sự sụt giảm nhanh của tiểu cầu.

Hiện tượng phát ban là một dấu hiệu ung thư máu giai đoạn 3, tiểu cầu suy giảm khiến trên da xuất hiện các vết mẩn đỏ trong thời gian dài.

2.3. Sốt và nhiễm trùng tái phát nhiều lần

Khi bệnh ở giai đoạn 3 dễ khiến bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch nên cơ thể sẽ rất nhạy cảm môi trường xung quanh, dễ mắc bệnh, nếu mắc thì rất khó chữa.

Xương là một trong số các bộ phận bị ảnh hưởng của bệnh ở giai đoạn 3, chủ yếu gây ra đau lưng. Nguyên nhân là do tủy xương đã bị suy yếu nghiêm trọng.

2.5. Sưng vùng bụng, hạch bạch huyết

Bệnh nhân ở giai đoạn 3 thường có gan và lá lách sưng tấy, thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi. Bệnh nhân cũng sẽ bị nổi các hạch bạch huyết rất to và với tốc độ nhanh, dính vào nhau.

2.7. Chán ăn, cân nặng sụt giảm đột ngột

Người bệnh ở giai đoạn này thường thấy đầy hơi, khó tiêu, không có cảm giác ngon miệng, từ đó dẫn tới chán ăn, cân nặng thất thường. Các dấu hiệu này thường bị bệnh nhân bỏ qua bởi vì cho rằng đó chỉ là những dấu hiệu của bệnh nhẹ thông thường. Do đó hầu hết bệnh nhân phát hiện ra bệnh ung thư đều đã đến giai đoạn gần cuối. Để phòng ngừa và phát hiện ra bệnh sớm, bạn đọc nên mua dịch vụ khám chữa bệnh tổng quát tại bệnh viện lớn uy tín định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.

Một trọng số các dấu hiệu ung thư máu giai đoạn 3 chính là đau bụng. Do gan và lá lách của bệnh nhân đã bị ảnh hưởng, hiện tượng đau bụng sẽ xuất hiện rất thường xuyên.

Tùy vào loại ung thư máu mà bệnh nhân mắc phải để tiên lượng ung thư máu giai đoạn 3 sống được bao lâu. Cụ thể từng loại bệnh như sau: người mắc bạch cầu dòng tủy mạn tính có thể sống được khoảng 6 năm, người mắc bạch cầu dòng tủy cấp tính có thể sống được 5 năm, người mắc bạch cầu lympho mạn tính có thể sống được 10 năm, người mắc bạch cầu lympho cấp tính có thể sống được 4 tháng.

4.1. Ung thư máu giai đoạn 3 có chữa được không

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ung thư máu giai đoạn 3 có chữa được không chính là mức độ di căn nhiều hay ít, tình trạng máu, tỷ lệ hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trong máu, sức khỏe hiện tại của người bệnh, độ tuổi mắc bệnh, khả năng đáp ứng điều trị và cách điều trị. Bệnh nhân có thể điều trị tại các bệnh viện uy tín trong nước, cũng có thể lựa chọn mua gói khám chữa bệnh quốc tế cơ bản tại bệnh viện nước ngoài nếu muốn được chăm sóc chuyên nghiệp hơn.

Bệnh ung thư máu giai đoạn 3 là loại bệnh không thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên có thể tiến hành các phương pháp điều trị để ngăn chặn phát tán, kìm hãm sự phát triển của bệnh, kéo dài thời gian sống.

4.2. Các phương pháp điều trị ung thư máu giai đoạn 3

Phẫu thuật

Phẫu thuật là một cách điều trị ung thư máu giai đoạn 3 tốn ít chi phí nhất khi điều trị ung thư, do đó nó không có hiệu quả tốt, nhất là khi ung thư đã tiến triển ở giai đoạn 3. Thường thì phẫu thuật chỉ thích hợp cho các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn 1. Bạn đọc nên thực hiện các gói tầm soát ung thư giúp phát hiện ung thư sớm nhất tại các bệnh viện lớn uy tín và đạt tiêu chuẩn quốc tế như bệnh viện đa khoa tiêu chuẩn 5 sao Vinmec. Tại đây, với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao và các thiết bị y tế hiện đại bậc nhất, chắc chắn rằng người bệnh sẽ được những chăm sóc tận tình và ân cần nhất.

Xạ trị

Đây cách điều trị ung thư máu giai đoạn 3 sử dụng các chùm tia sáng năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc sẽ được đưa vào cơ thể qua đường uống, tiêm, truyền vào tĩnh mạch hoặc dịch não tủy.

Liệu pháp nhắm mục tiêu

Liệu pháp nhắm mục tiêu có 2 loại là kháng thể đơn dòng, giúp ngăn chặn một mục tiêu cụ thể từ bên ngoài tế bào ung thư, phân tử nhỏ, giúp ngăn chặn tế bào ung thư lan rộng.

Ghép tế bào gốc, thay tủy

Đây là một phương pháp chữa bệnh ung thư máu giai đoạn 3 khá mới tuy nhiên lại vô cùng hiệu quả. Với việc tiến hành lưu trữ tế bào gốc cho trẻ ngay từ khi mới sinh, nay lấy các tế bào này ra để cấy vào cơ thể, sẽ thay thế những tế bào bị hủy diệt trước đó. Nếu cha mẹ nào có nhu cầu, cần biết rõ những lưu ý quan trọng khi lưu trữ máu cuống rốn để quá trình này được thuận tiện nhất.

Ngoài các phương pháp điều trị kể trên thì vẫn có các phương pháp điều trị ung thư áp dụng kỹ thuật hiện đại đang ngày càng được nhiều người bệnh lựa chọn như robot phẫu thuật, liệu pháp vi khuẩn siêu vi…

Cách Đơn Giản Phát Hiện Sớm Bệnh Ung Thư Máu

Bệnh ung thư máu và một số bệnh về máu khác thường có biểu hiện rối loạn chức năng đông cầm máu, dẫn đến chảy máu kéo dài.

Biểu hiện thường gặp là xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…Đặc biệt là khi vết thương gây chảy máu nhỏ nhưng khó cầm thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu.

Các triệu chứng ban đầu thường gặp là:

– Sốt liên miên kéo dài, cảm lạnh, đau đầu, đau khớp (những dấu hiệu này xuất hiện là thường do sự chèn ép bởi các tế bào bên trong tủy). Đã cố gắng chữa trị nhưng vẫn không khỏi, thì đây chính là dấu hiệu đầu của ung thư máu.

– Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, xuống sức, da trắng nhợt nhạt thiếu sức sống do thiếu hồng cầu trong cơ thế.

– Chán ăn, sút cân, sốt dai dẳng, chữa trị mọi cách nhưng không khỏi, mệt mỏi kéo dài,…

– Bị chảy máu: Bệnh nhân hay bị chảy máu ở răng, chân nướu, dễ bị tím bầm, hay bị nhiễm trùng.

Khi thường thấy bị chảy máu chân răng bất thường, trên da xuất hiện những đám xuất huyết, kèm theo thiếu máu, gầy sút… cần cảnh giác bệnh bạch cầu cấp và các bệnh ác tính khác về máu.

2. Một số bệnh khác có triệu chứng xuất huyết

– Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy; bệnh bạch cầu mạn.

– Thalassemia: Là một bệnh về máu di truyền, cơ thể người bị bệnh không tạo được đầy đủ huyết cầu tố bình thường.

– Hemophilia: Là bệnh rối loạn đông máu di truyền do thiếu yếu tố đông máu 8 và 9, khiến bệnh nhân rất dễ bị chảy máu và không thể cầm được.

– Đa hồng cầu: Là một trong những bệnh lý tăng sinh tủy ác tính không rõ căn nguyên, đặc trưng bởi sự tăng sinh của cả 3 dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở trong tủy xương.

– Bệnh ưa chảy máu.

– Sốt xuất huyết: Biểu hiện sốt cao và xuất huyết dưới da dạng chấm nốt, chảy máu chân răng hoặc đa phủ tạng.

– Xuất huyết do giảm tiểu cầu, bệnh của tiểu cầu: xuất huyết nhiều nơi, dưới da, chân răng…

– Xuất huyết do thiếu vitamin C, PP.

– Bệnh do thiếu hụt các yếu tố đông máu: hemophilie A, hemophilie B, hemophilie C, giảm prothrombin, proconvertin…

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Thời Gian Phát Bệnh Sùi Mào Gà Là Bao Lâu?

Mục Lục

  Ngoài nguyên nhân, biến chứng thì nhiều người còn quan tâm thời gian phát bệnh sùi mào gà là bao lâu? Nhanh hay chậm? Để hiểu rõ hơn về trường hợp này, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi có đôi lời chia sẻ về thời gian phát bệnh sùi mào gà như sau.

  

  Hỏi – đáp: Thời gian phát bệnh sùi mào gà là bao lâu?

  Nhắc đến các căn bệnh xã hội nguy hiểm có tốc độ lây lan chóng mặt, chúng ta không thể bỏ qua bệnh sùi mào gà. Bệnh hình thành dưới sự xâm nhập, tấn công của virus Human papilloma (HPV) chủ yếu qua đường tình dục không an toàn.

  Bên cạnh đó, bệnh có thể lây nhiễm khi tiếp xúc vết thương hở với người nhiễm bệnh, dùng chung đồ dùng cá nhân, nhận máu không rõ nguồn gốc hoặc lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con.

  Vậy, thời gian phát bệnh sùi mào gà trong bao lâu? Theo các chuyên gia về lĩnh vực bệnh xã hội, thời gian ủ bệnh và phát bệnh sùi mào gà ở từng trường hợp là hoàn toàn khác nhau. Bởi thời gian phát bệnh sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, sức đề kháng và cơ địa của từng người.

  Nếu như các căn bệnh xã hội khác có thời gian ủ bệnh ngắn hơn thì sùi mào gà có thời ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 9 tháng, bắt đầu từ lúc virus HPV xâm nhập vào vật chủ gây bệnh đến khi xuất hiện những mụn sùi đầu tiên.

  Để người bệnh có thể hiểu rõ hơn về thời gian phát bệnh sùi mào gà, sau đây là các yếu tố quyết định:

  Thời gian phả bệnh sùi mào gà là bao lâu?

  Một là, thời gian phát bệnh sùi mào gà phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của từng người

   Đối với các trường hợp mắc bệnh có sức đề kháng suy yếu thì sau khoảng 2 – 3 tháng kể từ khi nhiễm virus HPV, cơ thể sẽ bắt đầu phát bệnh với sự xuất hiện của những nốt sùi có kích thước to, nhỏ khác nhau.

   Tuy nhiên, đối với người có hệ miễn dịch tốt nên khi mắc bệnh thì thời gian ủ bệnh diễn ra lâu hơn. Thường sau khoảng 8 – 12 tháng kể từ ngày nhiễm virus HPV mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.

  Hai là, thời gian phát bệnh sùi mào gà phụ thuộc vào giới tính

   Dựa theo số liệu thống kê tại các trung tâm y tế, thời gian ủ bệnh ở nam giới lâu hơn nữ giới. Nguyên nhân là do cấu tạo bộ phận sinh dục nữ ẩm ướt hơn. Và đây cũng chính là môi trường thích hợp để virus HPV sinh sôi phát triển nhanh hơn.

   Do đó, các trường hợp mắc bệnh sùi mào gà là đối tượng nữ giới sẽ có thời gian phát bệnh nhanh hơn. Nếu không sớm can thiệp, bệnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.

  Ba là, thời gian phát bệnh sùi mào gà phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt hàng ngày

   Các chuyên gia về lĩnh vực bệnh xã hội đã chỉ ra rằng, người có thói quen sinh hoạt tình dục không đảm bảo an toàn, vệ sinh vùng kín sai cách sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc sùi mào gà bao lâu thì phát bệnh. Nhưng phần lớn, những ai có ý thức kém trong thói quen sinh hoạt sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho virus HPV phát triển khiến cho thời gian phát bệnh nhanh hơn, thậm chí chuyển biến nghiêm trọng.

   Ngược lại, với những trường hợp có thói quen sinh hoạt tình dục an toàn, lành mạnh, thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng hàng ngày thì thời gian ủ bệnh lâu hơn. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian phát bệnh sẽ chậm.

  Khi thời gian phát bệnh sùi mào gà diễn ra, lần lượt cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

   ✕ Tại niêm mạc da xuất hiện các nốt u nhú, mụn sùi nhỏ, mềm, đầu hơi nhọn, nhô cao như những nhú gai. Đường kính của các nốt sùi, u nhú chỉ từ 1 – 2mm, có hình đĩa bẹt tròn nhỏ, bề mặt ráp màu trắng hoặc hồng.

   ✕ Sau một khoảng thời gian ngắn, các nốt sùi, u nhú này sẽ lần lượt liên kết với nhau. Từ đó tạo thành từng mảng lớn giống như mào gà hoặc hoa súp lơ, có bề mặt khá xù xì, mềm avà luôn trong tình trạng ẩm ướt không ngứa, không đau, không khó chịu.

   ✕ Trường hợp nam giới mắc bệnh, các nốt sùi, u nhú thường mọc tập trung ở bao quy đầu, dây hãm, rãnh bao quy đầu, thân dương vật, vùng bìu, bẹn,…

   ✕ Trường hợp nữ giới mắc bệnh các nốt sùi, u nhú xuất hiện tập trung tại môi bé, môi lớn, cổ tử cung, âm hộ, âm đạo,…

  

  Vậy, khi mắc bệnh sùi mào gà có cần điều trị hay không?

  Khi mắc bệnh sùi mào gà, việc điều trị là điều rất cần thiết. Nếu chậm trễ, lơ là bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể đó là:

  Khi mắc bệnh sùi mào gà cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm

   Trong trường hợp bệnh nhẹ, các u nhú do sùi mào gà gây ra sẽ không gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ngứa ngáy gì. Tuy nhiên, khi các nốt mụn sùi mào gà phát triển mạnh sẽ gây đau đớn, khó chịu khi đi lại. Lúc này, chỉ cần chạm nhẹ, các u nhú có thể bị trầy xước gây chảy máu, tiết dịch, lâu ngày sẽ dẫn đến bội nhiễm, có mủ, sốt, nổi hạch ở bẹn.

   Gây tổn thương nghiêm trọng cho bộ phận sinh dục ở nam và nữ giới. Theo đó, bộ phận sinh dục bị lở loét, dẫn đến một loạt các bệnh khác như: viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu,…

   Tăng nguy cơ gây ra các bệnh ung thư dương vật ở nam giới, ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Nếu kéo dài sẽ gây vô sinh.

   Sùi mào gà xuất hiện ở nữ giới có thai sẽ có phát triển nhanh do nồng độ hormone progesterone tăng. Khi đó, u nhú phát triển nhiều ở thành âm đạo khiến độ đàn hồi suy giảm, gây khó khăn khi sinh con. Ngoài ra, trường hợp nữ giới mang thai không điều trị tốt sẽ lây nhiễm cho em bé trong quá trình sinh nở, khiến trẻ bị bệnh sùi mào gà bẩm sinh.

  Gây ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày vì sùi mào gà có thể mọc ở bất cứ đâu trên cơ thể. Chẳng hạn như mắt, miệng, kẽ tay, kẽ chân, lưng,…

  

  Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa dành cho bệnh sùi mào gà

  Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà, người bệnh cần:

   Quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Nếu lỡ quan hệ với gái mại dâm hoặc nghi ngờ bạn tình mắc bệnh mà vẫn quan hệ thì cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra bệnh kịp thời.

   Để ngăn ngừa virus HPV, mọi người nên tiêm phòng vắc xin để giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng cao với những trường hợp chưa quan hệ tình dục.

   Cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, có lối sống lành mạnh, khoa học, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên luyện tập thể dục để giảm thiểu đi nguy cơ mắc bệnh.

   Tuyệt đối không được sử dụng chung đồ đạc cá nhân với người khác để tránh tình trạng vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm chéo vào cơ thể.

   Chủ động thăm khám và điều trị sùi mào gà trong thời gian sớm nhất. Không được chủ quan với bệnh vì sùi mào gà tiềm ẩn nguy cơ ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật.

  Hiện Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi là một trong những trung tâm tư vấn, chăm sóc sức khỏe an toàn, hiệu quả cho các trường hợp mắc bệnh xã hội, trong đó có bệnh sùi mào gà.

  Phòng khám hiện ứng dụng nhiều công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào quá trình chẩn đoán bệnh. Đi cùng là phương pháp ALA – PDT hoạt động theo nguyên lý hiện đại, phá hủy các khối u nhú sùi mào gà trên bề mặt da và đẩy lùi nguy cơ tái phát.

  Ngoài ra, phòng khám còn tạo mọi điều kiện cho các trường hợp mắc bệnh với phí khám chữa bệnh sùi mào gà phải chăng, dịch vụ y tế chuyên nghiệp và hoạt động ngoài giờ hành chính.

Thời Gian Ủ Bệnh Thủy Đậu Bao Lâu Trước Khi Phát Bệnh?

Thời gian ủ bệnh thủy đậu có thể kéo dài từ 1-2 tuần trước khi phát bệnh. Thời điểm này người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường và chưa xuất hiện bất cứ dấu hiệu đặc trưng nào, do đó rất khó khăn cho việc điều trị.

Thời gian ủ bệnh thủy đậu bao lâu?

Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh thủy đậu không bộc phát ngay lập tức mà trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1-2 tuần, tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của từng người. Với những người có hệ miễn dịch kém, thời gian phát bệnh sẽ diễn ra nhanh hơn.

Điều đáng nói, trong thời gian ủ bệnh, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, chưa thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Do đó, để biết cơ thể đã mắc bệnh thủy đậu hay chưa trong giai đoạn này rất khó.

Thời gian ủ bệnh thủy đậu kéo dài từ 1-2 tuần

Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây nên. Đây cũng chính là loại virus gây nên bệnh zona ở trẻ em và người lớn. Virus có hình khối cầu, đường kính khoảng 250nm, phần lõi có ADN, phần capsid bọc ngoài bằng protein. Varicella Zoster có khả năng tồn tại ở bên ngoài môi trường vài ngày trong vảy thủy đậu khi chúng ở trong không khí. Virus có thể bị tiêu diệt với các thuốc sát khuẩn thường dùng.

Thời gian ủ bệnh thủy đậu bao lâu trước khi phát bệnh là điều mà ai cũng nên biết để đến khi xuất hiện hiện dấu hiệu bất thường người bệnh sẽ kịp thời xử lý.

Nên làm gì khi thủy đậu phát bệnh?

Mất khoảng 1-2 tuần để thủy đậu phát bệnh, khi khởi phát người bệnh sẽ cảm nhận rõ rệt những dấu hiệu của bệnh bao gồm: trên da xuất hiện những nốt ban đỏ hồng, nổi mẩn ngứa kèm triệu chứng chán ăn, đau đầu, sốt nhẹ.

Tuy nhiên, chỉ khi bước vào giai đoạn toàn phát mới là lúc bệnh diễn biến nặng, đây cũng là giai đoạn có khả năng lây nhiễm cao khi cơ thể người bệnh xuất hiện những nốt mụn với kích thước bằng hạt đậu, một số nốt có dịch đặc như mủ lan rộng khắp cơ thể gây ngứa ngáy, khó chịu vô cùng.

Giai đoạn toàn phát người bệnh bắt đầu nổi mụn nước

Trong giai đoạn thủy đậu phát bệnh, nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây nhiễm trùng, lở loét các nốt mụn nước sau khi vỡ làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: gây viêm màng não; viêm phổi thủy đậu; viêm thận, viêm cầu thận cấp; viêm tai giữa, viêm thanh quản…

Thủy đậu do virus gây nên, dó đó thuốc kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng. Cho tới hiện tại chưa có phương thuốc điều trị thủy đậu mà chỉ có cách làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Theo đó người bệnh nên áp dụng các biện pháp sau:

+ Chú trọng vệ sinh cơ thể hàng ngày. Nếu ai đó “mách bạn” bị thủy đậu nên kiêng nước thì quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Bạn nên vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng nước ấm, khi cơ thể sạch sẽ dĩ nhiên các loại vi khuẩn, virus cũng được đẩy lùi, không có khả năng gây viêm.

+ Để giảm ngứa do thủy đậu gây ra, người bệnh hãy vệ sinh da bằng Bột tắm Nhân Hưng. Với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa từ các thảo dược tự nhiên, sản phẩm giúp làm sạch da và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, quần áo rộng rãi với chất liệu cotton thoáng mát sẽ giúp làn da thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

+ Người bệnh cần được cách ly với những người xung quanh trong giai đoạn toàn phát để tránh khả năng lây nhiễm. Nơi ở của người bệnh cần rộng rãi, thoáng mát tránh gió lùa.

Khi phát bệnh người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt

+ Tuyệt đối không gãi lên các nốt mụn khiến chúng vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, đồng thời để lại sẹo sau khi hết bệnh.

+ Khi các nốt mụn vỡ ra, nên điều trị bằng dung dịch Xanh Methylen để thúc đẩy quá trình liền da.

+ Về chế độ dinh dưỡng: Người bệnh nên kiêng hải sản, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thay vào đó nên bổ sung trái cây, rau xanh, ăn thực phẩm mát để điều hòa thân nhiệt cơ thể.

Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, để phòng bệnh thủy đậu nên chủ động tiêm vắc xin tại các cơ sở uy tín.