Mắc Bệnh Máu Trắng / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Bệnh Máu Trắng Ở Trẻ Em

Nguyên nhân:

– Phụ nữ mang thai mỗi ngày hút 10 điếu thuốc lá trở lên làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh.

– Nhà ở gần đường tải điện: theo thống kê của Mỹ, khoảng 15% trẻ mắc bệnh máu trắng có nguyên nhân do từ trường của đường tải điện.

– Con cái khi làm việc tiếp xúc với các chất hóa học: bố mẹ nếu tiếp xúc lâu dài với xăng, dầu hỏa, thuốc sâu có thể thể dẫn đến hệ thống sinh sản bị tổn thương.

– Trẻ thiếu hụt gen: Các nghiên cứu của nước Anh đã phát hiện rất nhiều trẻ bị bệnh máu trắng có thể do thiếu hụt gen khi còn ở trong bụng mẹ.

– Trẻ bị bệnh ẩn: ở một khu vực có tỉ lệ phát bệnh máu trắng ở trẻ cao khác thường, có thể là do một loại nhiễm độc bệnh ẩn gây ra.

Triệu chứng:

Triệu chứng điển hình của bệnh máu trắng là sốt, thiếu máu, chảy máu, gan và lá lách tuyến hạch phồng to, Những triệu chứng ban đầu thường không điển hình, dễ bị chẩn đoán nhầm.

Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao, có triệu chứng chảy máu, thiếu máu trầm trọng, đau xương, gan lá lác hoặc tuyến hạch phồng ta, không rõ nguyên nhân, nên nghĩ đến bệnh máu trắng, phải kịp thời đưa đến bệnh viện kiểm tra máu và tủy.

Điều trị:

Hiện nay đối với bệnh máu trắng áp dụng nhiều biện pháp trị liệu tổng hợp bao gồm ăn uống, đề phòng nhiễm bệnh, trị liệu hóa học…trong đó trị liệu hóa học là quan trọng nhất. Nguyên tắc trị liệu là:

– Căn cứ theo loại hình máu trắng để chọn dùng thuốc.

– kết hợp dùng các loại thuốc có tác dụng khác.

– Sau khi trị liệu hóa học nên có một thời gian ngắt quảng để cho tế bào bị ức chế được hồi phục.

– Trị liệu hóa học phân làm 2 thời kỳ: hoãn giải và duy trì hoãn giải.

– Đề phòng ung thư hệ thống thần kinh trung tâm: phương pháp thường dùng là định kỳ tiêm.

Thế Giới Mẹ Và Bé – Nơi bạn gửi trọn niềm tin!http://sausinh.com.vn/ Hotline: 090-666-5483/ 0909-97-91-94

Triệu Chứng Của Bệnh Máu Trắng

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư máu. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu người ta có thể thấy, ung thư máu thường gặp ở những người tiếp xúc với bức xạ năng lượng cao, tiếp xúc trong lĩnh vực điện từ làm tăng nguy cơ bệnh bạch cầu (ung thư máu). Ngoài ra, ung thư máu còn có yếu tố di truyền.

Những cơn đau đầu kéo dài và khủng khiếp là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng của bệnh bạch cầu. Do lưu lượng máu đến não và tủy sống bị hạn chế khi mạch máu teo lại tạo ra những cơn đau nửa đầu.

Khối u bất thường hoặc sưng bạch huyết ở các tuyết và hạch bạch huyết. Người bệnh xuất hiện khối u màu xanh hoặc tím nhưng không đau ở một số khu vực như cổ, bụng, hoặc vùng háng.

Mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều loại bệnh trong đó có bệnh máu trắng. Khi số lượng hồng cầu giảm, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, ốm yếu, hay buồn ngủ, thường xuyên nghỉ hoặc ngồi, khó thực hiện các sinh hoạt bình thường.

Bệnh nhân bị máu trắng dễ bị chảy máu và bầm tím. Một số người xuất hiện các cụm đốm đỏ hoặc tím nhỏ dễ nhầm với phát ban nhưng thực chất đó là các mạch máu bị vỡ do số lượng tiểu cầu thấp. Đặc biệt cần chú ý khi các vết loét không lành, chảy máu cam thường xuyên không rõ nguyên nhân, chảy máu lợi ngay cả khi không bị bệnh nướu răng hoặc phụ nữ kéo dài kỳ kinh bất thường.

Do bị giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nên bệnh nhân thường xuyên bị sốt và nhiễm trùng. Các tế bào ung thư máu phát triển nhanh, lấn át các bạch cầu bình thường nên khi thiếu tế bào bạch cầu khỏe mạnh, cơ thể mất đi những “chiến binh” chống lại tác nhân bên ngoài.

Do lượng hồng cầu ít nên không đủ ôxy cung cấp cho các cơ quan của cơ thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở. Một số người phải thở gấp trong khi nhiều người lúc nào cũng có cảm giác thiếu ôxy. Bản thân bệnh nhân cũng có thể nhận thấy hơi thở nhanh hơn bởi cơ quan hô hấp đang làm việc tích cực hơn giúp cơ thể có đủ không khí để thở.

Bệnh máu trắng cấp tính tiến triển có thể gây sưng gan hoặc lá lách dẫn đến đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng dưới xương sườn. Một số bệnh nhân bị nôn hoặc buồn nôn do sưng gan hoặc lá lách.

Khi có những dấu hiệu kể trên cần đến ngay các cơ sở y tế xét nghiệm máu để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh máu trắng.

Cùng Chuyên Mục Bình Luận Facebook

Huyết Trắng Có Máu Là Bệnh Gì?

Huyết trắng có máu là bệnh gì? Rất nhiều các bạn nữ lo lắng và thắc mắc về vấn đề huyết trắng có lẫn máu mà chưa nhận được lời giải đáp thỏa đáng. Bài viết hôm nay các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ chia sẻ đến bạn về những vấn đề này và giúp bạn có cách phòng chống chúng hiệu quả nhất.

Huyết trắng là gì?

Huyết trắng hay còn được gọi với cái tên khác là khí hư, dịch tiết âm đạo được tiết ra từ cổ tử cung của chị em phụ nữ. Huyết trắng xuất hiện khi các chị em bước vào tuổi dậy thì ở trạng thái bình thường chúng có màu trắng hơi dính giống như lòng trắng trứng gà, không có mùi.

Huyết trắng đóng vai trò quan trọng, chúng không chỉ giữ ẩm cho âm đạo, chúng còn chứa trên 1000 các vi khuẩn có lợi chúng giúp ngăn ngừa các vi khuẩn virus có hại khác xâm nhập vào âm đạo và gây bệnh. Huyết trắng còn giúp cho việc quan hệ tình dục của bạn trở nên dễ dàng đặc biết tốt cho việc thụ tinh được nhanh chóng thuận lợi hơn.

Huyết trắng có máu là bệnh gì?

Khi nữ giới xuất hiện huyết trắng và có lẫn máu các bạn cần đặc biệt lưu ý bởi rất có thể bạn dang gặp vấn đề nghiêm trọng về các bệnh phụ khoa, tiềm tàng các nguy cơ bị bệnh nguy hiểm mà các bạn cần nắm rõ để được điều trị kịp thời không cho chúng gây ra các tác hại nghiêm trọng.

1. Dấu hiệu của bệnh viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh rất thường gặp tuy nhiên không phải ai cũng cũng hiểu rõ về chúng, bệnh có biểu hiện là xuất hiện rất nhiều huyết trắng đặc biệt là huyết trắng có thể lẫn máu đỏ, có mùi hôi hoặc tanh nhu mùi cá ươn rất khó chịu. Khi bị viêm cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung nếu không được chữa trị sớm sẽ có thể gây ra rất nhiều các bệnh khác như viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng hay rối loạn kinh nguyệt…

2. Dấu hiệu của bệnh viêm tử cung

Viêm tử cung là tình trạng tử cung bị sự xâm nhập của vi khuẩn và vi nấm có hại gây ra các viêm nhiễm lở loét ở tử cung, khi bị bệnh đa số các bệnh nhân sẽ có biểu hiện huyết trắng lẫn máu đồng thời đau nhức vùng bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt… bệnh viêm tử cung nếu không chữa trị sớm khi biến chứng có thể phải cắt bỏ tử cung và bệnh nhân sẽ mất di khả năng sinh nở.

3. U xơ tử cung và ung thư tử cung

U xơ tử cung và ung thư tử cung cũng là những bệnh mà bạn có thể gặp phải khi có biểu hiện huyết trắng có máu tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh này thường ít hơn. U xơ tử cung là một bệnh tương đối lành tính tuy nhiên nếu gặp phải những u xơ ác, chúng có thể phát triển rất nhanh và gây trở ngại cho việc sinh nở của bạn. Còn đối với ung thư tử cung là bệnh cực kỳ nguy hiểm, các tế bào ung thư phát triển lớn mà không được chữa trị sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.

4. Do viêm ống dẫn trứng, viêm nang buồng trứng

Viêm ống dẫn trứng và viêm buồng trứng rất dễ gặp khi bị viêm cổ tử cung và viêm tử cung mà không được chữa trị sớm, bệnh khiến cho huyết trắng có dấu hiệu lẫn máu khi bị bệnh sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, tắc ống dẫn trứng rối loạn nội tiết, và rất khó hoặc không thể mang thai.

5. Rối loạn kinh nguyệt

Bệnh rối loạn kinh nguyệt cũng là lý do khiến cho huyết trắng có lẫn máu. Khi bị rối loạn, kinh nguyệt có thể bị ứ tắc, chúng không ra hết trong chu kỳ kinh mà có thể đột ngột xuất hiện vào bất cứ lúc nào khiến cho trong huyết trắng có dấu hiệu của máu. Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sự giao hợp cũng như sự thụ tinh của các bạn nữ.

Huyết trắng có lẫn máu còn là biểu hiện của việc sử dụng thuốc tránh thai cấp tốc khiến cho máu ra ồ ạt hoặc do những biến chứng tổn thương sau khi nạo hút thai. Bạn cần phải hết sức lưu ý để có cách xử lý và chữa trị cho phù hợp.

Phòng chống huyết trắng lẫn máu

Để phòng chống huyết trắng lẫn máu bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Phòng chống thật tốt các bệnh phụ khoa bằng cách chóng lại các vi khuẩn vi nấm xam nhập vào cơ thể.

Không quan hệ tình dục bừa bãi.

Sử dụng nước sạch để sinh hoạt.

Mặc đồ lót rộng, thoải mái.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ

Đị chỉ: số 11 Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: 0365.115.116 – 0365.116.117

Chúng tôi luôn sẵn sàng phụ vụ các bạn một cách tốt nhất.

Bệnh Ung Thư Máu Là Gì? Bệnh Máu Trắng Là Gì?

Bệnh ung thư máu là gì?

Ung thư máu (bệnh máu trắng) là bệnh trong đó tủy và hệ bạch huyết bị rối loạn và tạo ra những bạch cầu ác tính. Chúng tăng sinh ngoài tầm kiểm soát và nhu cầu của cơ thể, lấn át các tế bào khác trong máu khiến cho máu không hoàn thành được các nhiệm vụ thường lệ.

Bạch cầu là một trong ba loại tế bào của máu: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu bào. Hồng cầu chứa huyết cầu tố, mang dưỡng khí nuôi các cơ quan bộ phận. Bạch cầu có nhiệm vụ chống lại các chất lạ như vi sinh vật, hóa chất xâm nhập cơ thể và tạo ra kháng thể. Tiểu cầu giúp máu đóng cục, tránh xuất huyết ở vết thương.

Tế bào máu được tạo ra từ các tế bào gốc đa hiệu (pluripotent stem cells) ở tủy xương. Nơi đây, tế bào máu lớn lên cho đến khi trưởng thành thì chuyển sang dòng máu.

Phần dung dịch lỏng của máu là huyết tương, có các hóa chất hòa tan như đạm, tùy theo tốc độ tiến triển tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Trường hợp cấp tính, xuất hiện nhiều tế bào máu chưa trưởng thành và vô dụng ở tủy xương và máu. Bệnh nhân bị thiếu máu vì hồng cầu thấp; dễ xuất huyết vì thiếu tiểu cầu; dễ mắc bệnh nhiễm vì khả năng tự vệ giảm. Do đó bệnh trở nên trầm trọng rất nhanh. Trong mãn tính, dấu hiệu xảy ra hormone, khoáng, vitamins, kháng thể.

Bệnh ung thư máu có cả ở súc vật như mèo, heo, trâu bò và dĩ nhiên ở người. Với người, bệnh xuất hiện ở bất cứ tuổi nào. Nam giới bị ung thư máu nhiều hơn nữ giới.

Ung thư máu có thể là mạn tính hoặc cấp tính, chậm hơn, bệnh nhân có đủ thời gian tạo ra tế bào máu trưởng thành nhưng có thể chuyển sang tình trạng cấp tính. Ung thư máu mãn tính nhiều hơn cấp tính và thường thấy ở người ngoài 67 tuổi. Trẻ em dưới 19 tuổi thường hay bị ung thư máu cấp tính lympho bào.

Ung thư cũng được chia loại tùy theo bạch cầu ác tínhđược tạo ra từ hệ bạch huyết hoặc từ tủy xương.

Nguyên nhân đích thực của bệnh chưa được biết rõ, nhưng một số rủi ro có thể gây ra bệnh. Đó là:

– Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, như trường hợp các nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật vào cuối Thế Chiến II, vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) năm 1986 hoặc ở bệnh nhân tiếp nhận xạ trị. – Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng dược phẩm. – Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất như benzene, formaldehyde. – Một số bệnh do thay đổi gene như hội chứng Down, do virus hoặc vài bệnh về máu.

Triệu chứng của bệnh ung thư máu

Sốt, đau đầu, đau khớp do sự chèn ép trong tủy

Sốt, rét run, và triệu chứng giống như cảm cúm.

Mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhợt do thiếu hồng cầu

Hay bị nhiễm trùng do bạch cầu không thực hiện được chức năng chống nhiễm khuẩn

Chảy máu chân/nướu răng do giảm khả năng làm đông máu

Dễ bầm tím và dễ chảy máu.

Biếng ăn, sút cân.

Ra mồ hôi về ban đêm ở bệnh nhân là nữ

Sưng nề bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng.

Đau khớp và xương.

Nếu không được điều trị, ung thư máu cấp tính đưa tới tử vong rất mau. Ung thư mạn tính có thể không có dấu hiệu, khó chẩn đoán, dễ tử vong vì bội nhiễm các loại vi khuẩn. Đôi khi bệnh được khám phá tình cờ trong khi khám sức khỏe tổng quát.

Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện các bước như sau:

Khám tổng quát cơ thể, tìm coi gan, lách, hạch có sưng;

Thử nghiệm đếm số tế bào máu và số lượng huyết cầu tố, các chức năng của gan, thận;

Xét nghiệm tế bào tủy xương và nước tủy,

Chụp hình X-quang cơ thể.

Cách điều trị bệnh ung thư máu

Bệnh cần được các bác sĩ chuyên môn nhiều ngành như huyết học, u bướu hóa xạ trị chăm sóc, điều trị. Mục đích điều trị là đưa bệnh tới tình trạng không còn triệu chứng, bệnh nhân bình phục với tế bào máu và tủy xương lành mạnh như trước. Phương thức điều trị tùy thuộc vào một số yếu tố như loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Các phương pháp trị liệu gồm có:

Hóa trị dùng các dược phẩm khác nhau bằng cách uống, chích vào tĩnh mạch hoặc vào tủy xương để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị rất công hiệu và được áp dụng cho đa số bệnh nhân. Có nhiều loại thuốc và người bệnh có thể chỉ uống một thứ hoặc phối hợp hai ba thuốc. Tuy nhiên, hóa trị cũng ảnh hưởng tới các tế bào bình thường và gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, lở môi miệng, nôn mửa, tiêu chẩy, ăn mất ngon, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn sinh sản.

b. Xạ trị (Radiation therapy)

Với một máy phát xạ lớn, các tia phóng xạ được đưa vào các bộ phận có nhiều bạch cầu ung thư tụ tập, như lá lách, não bộ để tiêu diệt chúng. Tác dụng phụ gồm có: Mệt mỏi, viêm đau nơi da nhận tia xạ.

c. Sinh trị liệu (Biological Therapy)

Còn gọi là miễn dịch trị liệu, sinh trị liệu sử dụng kháng thể để hủy hoại tế bào ung thư. Kháng thể là những chất đạm đặc biệt được cơ thể sản xuất khi có một vật lạ xâm nhập. Kháng thể này sẽ phát hiện và tiêu diệt các vật lạ đó khi chúng trở lại cơ thể.

Sinh trị liệu được thực hiện qua hai phương thức:

Gây miễn dịch để kích thích, huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư

Cho bệnh nhân dùng các kháng thể đặc biệt được sản xuất trong phòng thí nghiệm để trị ung thư.

d. Ghép tế bào gốc (Stem Cell Transplant)

Ghép tủy là lấy tủy xương (thường là ở xương hông) có tế bào gốc của một người cho khỏe mạnh rồi đưa vào người bệnh với mục đích tái tạo tế bào máu và hệ thống miễn dịch. Tế bào gốc từ máu, cuống rốn thai nhi và nhau thai cũng được dùng để điều trị một vài loại ung thư máu.

Trong bệnh ung thư máu, tế bào gốc của tủy bị lỗi, sản xuất ra quá nhiều bạch cầu non yếu nhưng ác tính, gây trở ngại cho sự tăng sinh của tế bào bình thường ở máu.

Ghép tủy không hoàn toàn bảo đảm tránh được sự tái phát của ung thư nhưng có thể tăng khả năng trị bệnh và kéo dài đời sống người bệnh.

Phòng ngừa bệnh ung thư máu

Một số bệnh ung thư có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu tiếp xúc với rủi ro gây ung thư (như tránh khói thuốc lá), bằng nếp sống lành mạnh (không hút thuốc lá, uống nhiều rượu…), bằng dinh dưỡng đầy đủ hợp lý. Riêng với ung thư bạch cầu thì không có các rủi ro rõ rệt để phòng tránh.

Vì vậy người thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ, hóa chất độc mà có những dấu hiệu bệnh bất thường đều nên đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để sớm khám phá ra bệnh.

Ghép Tế Bào Gốc.

Vào giữa thế kỷ thứ 19, các khoa học gia người Ý đã gợi ý rằng tủy xương là nguồn gốc của tế báo máu nhờ có một hóa chất nào đó trong tủy. Tới đầu thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu chứng minh là một số tế bào ở tủy tạo ra tế bào máu. Họ gọi các tế bào này là “tế bào gốc”-stem cells. Kết quả nhiều nghiên cứu kế tiếp đã xác định dữ kiện này.

Tế bào gốc có trong tủy xương và máu. Tủy là lớp mô bào xốp nằm giữa các khoảng trống của xương. Ở trẻ sơ sinh, tất cả xương đều có tủy hoạt động mạnh. Tới tuổi tráng niên, tủy ở xương tay chân ngưng hoạt động trong khi đó tủy ở các xương sọ, hông, sườn, ức, cột sống vẫn tiếp tục sản xuất tế bào gốc.

Đặc tính của các tế bào gốc là có thể tự sinh ra tế bào khác y hệt như mình và tạo ra các tế bào trưởng thành như hồng cầu, bạch huyết cầu, tiểu cầu.

Ngoài tủy xương, tế bào gốc còn có trong dòng máu lưu thông hoặc máu từ cuống rốn thai nhi, nhau thai.. Ở tủy xương, cứ khoảng 100,000 tế bào máu thì có một tế bào gốc, trong khi đó số lượng tế bào gốc ở máu chỉ bằng 1/100 ở tủy.

Khái niệm ghép tủy để trị bệnh được khảo sát một cách khoa học vào cuối thế chiến II khi có nhiều nạn nhân bị hoại tủy do tiếp cận với phóng xạ, đặc biệt là sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật.

Kỹ thuật ghép tủy xương được thực hiện thành công vào năm 1968 để điều trị các bệnh ung thư bạch cầu, thiếu máu vô sinh (aplastic anemia), u ác tính các hạch bạch huyết như bệnh Hodgkin, rối loạn miễn dịch và vài loại u như ung thư noãn sào, vú.

Trong ghép tủy, các tế bào bệnh hoạn của tủy bị tiêu diệt và tế bào gốc lành mạnh được truyền vào máu, tập trung vào ổ xương và bắt đầu sinh ra tế bào máu bình thường cũng như thiết lập một hệ miễn dịch mới.

Ghép tế bào gốc cứu sống nhiều người và chỉ thực hiện được khi có người cho thích hợp. Điều này không dễ dàng, vì để phương thức thành công, tế bào đôi bên phải hầu như 100% tương xứng. Chỉ dưới 30% bệnh nhân cần ghép tế bào mầm có thể tìm được tương xứng ở thân nhân.

Ngược lại khi người cho và người nhận không là sinh đôi đồng nhất thì cần phải tìm một người cho có loại tế bào gần tương tự như tế bào người nhận. Đây là việc làm khá khó khăn, tốn nhiều thời gian để có đối tác tương ứng.

Nhu cầu của bệnh nhân cần được ghép tế bào gốc rất cao mà kiếm được hai loại tế bào tương xứng giữa người cho và người nhận rất khó khăn. Vì thế nhiều tổ chức bất vụ lợi quốc tế đã đứng ra để ghi danh những vị tình nguyện hiến tủy hoặc tế bào mầm trong máu. Mỗi vị ghi danh là một niềm hy vọng cho những bệnh nhân khao khát chờ đợi được cứu sống. Hiện nay danh sách có khoảng hơn 10 triệu người trên thế giới sẵn sàng dâng hiến.

Hiến tủy được thực hiện tại cơ sở y tế với đầy đủ phương tiện, sau nhiều sửa soạn chu đáo cho nên rất an toàn. Mọi người từ 18 tới 60 tuổi, có sức khỏe tốt và hội đủ một số tiêu chuẩn y tế đều có thể ghi danh.

Bệnh Máu Trắng Có Di Truyền Không?

Bệnh máu trắng tức ung thư bạch cầu là loại ung thư ác tính đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh ung thư này khó phát hiện do triệu chứng không rõ ràng và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, rất nhiều người đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị căn bệnh này thường băn khoăn liệu bệnh ung thư máu có di truyền không?

Ghi chú cho đồ thị thống kê mức độ di truyền của 12 bệnh ung thư:

Phổi 1: Ung thư phổi tế bào nhỏ.

Phổi 2: Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Glioma: Ung thư tế bào glio trong não.

Glioblastoma: Thể nguy hiểm hơn của ung thư glioma trong đó tế bào không biệt hóa.

Thống kê 12 căn bệnh ung thư có di truyền

Theo đó, các tế bào mầm di truyền bị đột biến xuất hiện trong 19% trường hợp ung thư buồng trứng và 11% trường hợp ung thư dạ dày.

Theo báo cáo trên tờ Nature Communications, nhóm tác giả từ dự án Cancer Genome Atlas của chính phủ Mỹ đã sử dụng dữ liệu của 4.000 bệnh nhân ung thư rồi so sánh giữa các mô và khối u. Kết quả, họ phát hiện sự có mặt thường xuyên của các tế bào mầm đột biến người bệnh kết thừa từ cha mẹ.

Bà nói thêm, gen BRCA1 và BRCA2 vốn chỉ có ở ung thư vú cũng xuất hiện trong các ca ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt. “Điều này chứng tỏ chúng ta cần xem xét cẩn thận khả năng ảnh hưởng của hai gen này đến các loại ung thư khác”, tiến sĩ nhận định.

Đội ngũ nghiên cứu hy vọng công trình trên sẽ giúp cải thiện xét nghiệm nguy cơ ung thư dựa trên yếu tố di truyền.

Vậy bệnh ung thư máu thì sao?

Ung thư máu còn được gọi là bệnh bạch cầu hay bệnh máu trắng. Bệnh xảy ra khi các cơ quan tạo máu trong cơ thể sản sinh ra số lượng lớn các loại bạch cầu bất thường. Sự tăng sinh quá mức tế bào bạch cầu này sẽ ức chế sinh sản các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu bình thường khác trong máu, gây ra tình trạng thiếu máu, chảy máu, viêm loét, máu khó đông và nhiễm trùng. Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng khác như gan, phổi, lách, hạch bạch huyết bị sưng to.

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ khác nhau gây bệnh ung thư bạch cầu. Trong đó, yếu tố môi trường được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh ung thư nói chung cũng như ung thư bạch cầu nói riêng.

Nhiều người thường đặt ra câu hỏi bệnh ung thư bạch cầu có di truyền không? Để trả lời được chính xác câu hỏi này, cần được nghiên cứu và kết luận một cách khoa học với đầy đủ thông tin bằng chứng.

Mặc dù có nguy cơ mắc bệnh nhưng những người tiền sử gia đình có người thân bị mắc ung thư bạch cầu không cần quá lo lắng. Bởi vì thực tế cho thấy nhiều người mang trong mình các yếu tố nguy cơ lại không phát triển bệnh mà bệnh lại xuất hiện trên những người không có nguy cơ nào cả. Do đó, lựa chọn một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lí, hoạt động thể chất đều đặn, thường xuyên và tầm soát ung thư định kỳ là những phương pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh.

Để trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư máu có di truyền không là một hành trình rất khó khăn và cần có những nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, những gia đình có người mắc bệnh ung thư máu nên đi khám và tầm soát ung thư máu định kỳ để được các bác sỹ chẩn đoán và điều trị sớm nhất trong trường hợp được phát hiện có mắc bệnh.

Chúng ta nên xây dựng một lối sống lành mạnh và phòng tránh bệnh ung thư bạch cầu bằng cách hạn chế với các tác nhân gây bệnh.

(VNN, NCC tổng hợp theo The Independent và Healthline.com)

View online : Leukemia and Your Risk Factors: Is It Hereditary?