Hiv Và Triệu Chứng / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Triệu Chứng Và Xét Nghiệm Hiv Ở Trẻ Nhỏ.

Việc làm xét nghiệm HIV cũng như theo dõi triệu chứng HIV ở trẻ nhỏ rất quan trọng, nhất là đối với các cặp vợ chồng dương tính với HIV nhưng muốn sinh con khỏe mạnh. Tuy nhiên đôi khi vì thiếu hiểu biết mà các cặp cha mẹ lại chủ quan cũng như không kịp để điều trị bệnh cho con

HIV ở trẻ nhỏ có những triệu chứng gì?

Biểu hiện nhiễm HIV/AIDS trẻ em rất thay đổi,không giống nhau tùy theo giai đoạn, theo đường lây nhiễm, lây nhiễm dọc từ mẹ sang con, theo đường máu hay theo đường sinh dục.

Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của HIV là các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội :

–Sốt kéo dài,không rõ nguyên nhân. Nổi hạch dai dẳng toàn thân: hạch sưng to trên 1 cm, kéo dài trên 3 tháng,nổi dai dẳng toàn thân, hạch chắc, không đau. Tuy hạch to song không có ý nghĩa tiên lượng, trái lại khi bệnh tiến triển nặng dần thì hạch nhỏ lại dần và biến mất, nên hạch đang to rồi nhỏ lại dần là dấu hiệu tiên lượng nặng, nhưng khi hạch nhỏ dần thì lại thấy sốt, sụt cân, tiêu chảy kéo dài là đang tiến triển thành AIDS đầy đủ.

– Viêm phổi,lao phổi,áp xe phổi hay các bệnh lí về đường hô hấp khác.

– Tiêu chảy mạn tính, tiêu chảy thường kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, gây mất nước và sụt cân. Ở giai đoạn muộn có trẻ sụt cân tới 40% cân nặng.

-Trẻ khó nuốt, do bị nhiễm nấm Candida ở miệng, thực quản.

– Các biểu hiện về thần kinh :giảm trí tuệ, rối loạn trí nhớ, rối loạn vận động như bại liệt, thất điều (ataxia), bất thường về trương lực cơ, bại não, rối loạn cảm giác. Nhiều biểu hiện nhiễm trùng cơ hội ở não -màng não có thể xảy ra.

–Biểu hiện ở da: bệnh zoster, nhiễm virus herpes, nấm Candida ở miệng, hậu môn, sinh dục, lở, mụn nhọt tái diễn, viêm lỗ chân lông, nhiễm papova virus gây các u nhầy ở vùng cổ và thân mình, sẩn ngứa, bạch sản ở rìa lưỡi. Ngoài ra trẻ có thể gặp phải tình trạng xuất huyết dưới da.

-Thiếu máu tan máu tự miễn, bệnh tự miễn ở tim mạch ,có thể thấy viêm màng ngoài tim ,tăng tế bào đơn nhân to, viêm cơ tim, viêm màng trong tim .

-Một vài bệnh lí nhiễm trùng cơ hội khác có thể gặp ở trẻ như nhiễm trùng do nấm,nhiễm ký sinh trùng,do vi khuẩn,nhiễm trùng dạ dày-ruột,nhiễm trùng tiết niệu,giang mai, lậu….

Xét nghiệm ở trẻ nhỏ có mẹ bị nhiễm HIV.

Với trẻ sinh ra ở người mẹ mà dương tínhvới HIV, cần được làm xét nghiệm để chẩn đoán sớm. Khi trẻ từ 4 – 6 tuần tuổi là thời điểm thích hợp để tiến hành xét nghiệm HIV lần đầu sau sinh. Đối với kết quả dương tính với xét nghiệm thì chưa thể kết luận chắc chắn trẻ đã bị nhiễm HIV do kháng thể kháng HIV vẫn có thể còn sót lại trong máu trẻ.

Trong thời gian làm xét nghiệm ,cần hoãn tiêm phòng BCG, chờ khi có kết quả chẩn đoán xác định và ngưng bú mẹ là tốt nhất, để phòng lây nhiễm qua sữa mẹ.

Sau khi tiến hành xét nghiệm HIV lần đầu, cần phải thăm khám trẻ định kỳ, 3 tháng một lần cho đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ không bị nhiễm HIV, các thông số về miễn dịch, máu đều bình thường, kháng thể IgG-anti HIV từ mẹ chuyền sang con giảm dần từ tháng thứ 7 sau sinh và mất lúc 18 tháng,do đó việc phân tích các kháng thể HIV cho trẻ dưới 18 tháng trong xét nghiệm rất phức tạp,cần phải được tiến hành kĩ lưỡng và đầy đủ.

Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Hiv / Aids Là Gì?

Đăng bởi Mua Thuốc Tiết Kiệm ngày

Khi mọi người nói về ‘ triệu chứng HIV’, họ thường đề cập đến các triệu chứng xuất hiện sớm (2 đến 6 tuần) sau khi một người bị nhiễm HIV (trái ngược với các triệu chứng AIDS muộn phải mất nhiều năm để phát triển).

Những triệu chứng này là kết quả của việc cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch đối với nhiễm HIV, KHÔNG phải do nhiễm trùng. Đó là lý do tại sao bạn tìm thấy các triệu chứng tương tự hoặc giống hệt với các bệnh nhiễm trùng khác.

Nó cũng thường được gọi là Hội chứng cấp tính-retrovirus (ARS, ARVS), bệnh HIV nguyên phát cấp tính, hội chứng HIV cấp tính và Hội chứng chuyển đổi huyết thanh cấp tính.

Các triệu chứng HIV là do hệ thống miễn dịch phản ứng với virus, đó là lý do tại sao nhiều bệnh nhiễm trùng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Các triệu chứng ban đầu của nhiễm HIV là gì?

Bởi vì toàn bộ cơ thể đang phản ứng để chống lại virus, không có gì đáng ngạc nhiên khi tìm thấy một loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống cơ thể.

Không phải ai cũng phát triển những triệu chứng này. Những triệu chứng này có thể phát triển trong sự kết hợp khác nhau. Các triệu chứng phổ biến nhất là sốt, đau họng, phát ban và sưng hạch bạch huyết.

Chỉ 40% đến 70% số người nhiễm HIV sẽ phát triển các triệu chứng ARS

Ai bị triệu chứng HIV ARS?

Người ta ước tính rằng từ 50% đến 90% (một số người cho rằng 40% đến 70%) những người bị nhiễm HIV sẽ phát triển HIV ARS. Không có cách nào để dự đoán ai sẽ phát triển ARS và ai sẽ không phát triển.

Khi nào các triệu chứng HIV xuất hiện và chúng kéo dài bao lâu?

Các triệu chứng HIV có thể xuất hiện bất cứ lúc nào từ 2 tuần đến 6 tuần sau khi nhiễm bệnh . Hầu hết những người phát triển các triệu chứng làm như vậy ở 3 tuần.

Các triệu chứng thường kéo dài ít nhất 2 tuần nhưng được biết là kéo dài đến 10 tuần.

Các triệu chứng HIV ARS thường được mô tả là ‘Giống như cúm’. Nhiều người nghĩ rằng bị cúm tương tự như bị cảm lạnh và điều này đã dẫn đến rất nhiều nhầm lẫn.

Các thuốc điều trị nhiễm HIV và phơi nhiễm hiện nay đang có mặt tại Việt Nam.

Thuốc Dovato được FDA cấp phép năm 2023, sản xuất bởi công ty ViiV Health Care – Anh quốc.

Thuốc ELTVIR được sản xuất bởi công ty Hereto

Nếu cần thông tin về các thuốc điều trị nhiễm HIV trên, hãy liên hệ với Mua Thuốc Tiết Kiệm để Dược sĩ tư vấn trực tiếp cho bạn.

Triệu Chứng Hiv Giai Đoạn Đầu: Hiểu Đúng Về Hiv

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Gần đây, chúng tôi thường xuyên nhận được thư gửi về chuyên gia, cũng như những buổi gặp tư vấn trực tiếp và gọi điện qua hệ thống tổng đài của nam giới về vấn đề HIV. Một số ít nhỏ phái nữ giới cũng có thắc mắc về vấn đề này. Trong đó có những người nguy cơ lây nhiễm cách đây vài chục năm, và mang nỗi ám ảnh suốt từ đó đến giờ chưa dám đi xét nghiệm, như trường hợp anh Hoàng ở trên.

Cũng có rất nhiều người đàn ông đi quan hệ với gái mại dâm, lúc hành sự không may bị tuột bao cao su vào trong âm đạo, cũng có người đang quan hệ thì bao bị rách. Có người thì đã kịp thời sử dụng thuốc điều trị phơi nhiễm; nhưng có người không hiểu biết về vấn đề này đã làm mất cơ hội được tư vấn sớm, mất đi cơ hội được điều trị phơi nhiễm. Khi đọc được một số thông tin về căn bệnh HIV có biểu hiện giống mình, họ trở nên mất ăn mất ngủ. Có người sẵn sàng tìm đến các cô gái mà mình từng quan hệ để xin được đưa các cô đi xét nghiệm. Có người vợ tìm đến tư vấn xét nghiệm bởi chồng chị từng đi “giải quyết” ở bên ngoài sau đó về thú thật với vợ.

HIV là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cơ thể người có hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống đỡ với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm dần sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc virus tấn công và lúc đó cơ thể dễ mắc các bênh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Nói suy giảm miễn dịch mắc phải có nghĩa là quá trình này xảy ra trong khoảng thời gian sống của con người, không phải do di truyền hay bệnh bẩm sinh của hệ miễn dịch. HIV là chỉ gây suy giảm miễn dịch ở người, không gây bệnh cho các loại động vật khác.

HIV sống ở đâu trong cơ thể con người:

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Trong cơ thể người HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong các dịch tiết sinh học như tinh dịch, dịch âm đạo rồi đến trong sữa của người nhiễm HIV, với số lượng đủ “ngưỡng” để làm lây truyền từ người nọ sang người kia. Đây là cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền của HIV và các biện pháp dự phòng cơ bản.

Trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi cũng có HIV, nhưng với số lượng rất ít, không đủ “ngưỡng” nên không có khả năng làm lây truyền từ người nọ sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch thể này. Đây là cơ sở khoa học để xác định HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường.

HIV có thể sống trong cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng 24 giờ. Vậy khả năng tồn tại của HIV ở ngoài cơ thể người như thế nào?

Khi ở ngoài cơ thể người, HIV dễ bị tiêu diệt bằng nhiệt độ và các chất khử trùng thông thường. Ví dụ như HIV bị tiêu diệt khi gặp:

– Nước ở nhiệt độ 56°C trở lên trong 30 phút

– Các chất tẩy rửa như nước Javel 0.1-0.5%, Cloramin 25%, các chất sát trùng như cồn 70°, nước oxy già 6%.

Do vậy nếu ta ngâm dụng cụ tiêm chích trong cồn 70°, hoặc quần áo, đồ vải vào dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 0.5% trong 20-30 phút là có thể diệt được HIV.

Với các dụng cụ phẫu thuật, tiêm chích, nếu ta luộc dụng cụ trong 20 phút, kể từ khi nước sôi là có thể diệt được cả HIV và nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác…

Tuy nhiên, HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô đọng ở kim tiêm hay các dụng cụ khác từ 2 đến 7 ngày và nhiệt độ dưới 0°C, tia X, tia cực tím không giết được HIV.

Những đặc tính nêu trên của HIV là cơ sở khoa học để xác định các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế cũng như khi chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà.HIV làm suy giảm miễn dịch ở người như thế nào?

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Hàng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công bởi rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng nhờ có hệ thống miễn dịch chống lại nên cơ thể không mắc bệnh. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch cậu lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, huy động các yếu tố miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh mỗi khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công trực tiếp vào tế bào CD4, chúng nhân lên trong đó rồi dần dần phá hủy các tế bào này. Khi số lượng tế bào CD4 bị phá hủy càng nhiều thì khả năng chống lại bệnh tật càng yếu đi và cơ thể càng dễ bị mắc bệnh. Quá trình này diễn ra từ từ trong nhiều năm.

Một số loại mầm bệnh trước đây hiếm khi gây bệnh ở những người bình thường, nay nhân cơ hội hệ thống miễn dịch bị suy yếu (do HIV gây ra) để gây bệnh. Những bệnh này được gọi là nhiễm trùng cơ hội, như lao, nấm do Cryptococcus, hội chứng suy mòn, viêm phổi do preumocystis carinii, nấm miệng, nấm thực quản, viêm phổi, bạch sản dạng lông ở lưỡi…

Cũng có một số người vẫn khỏe mạnh khi lượng tế bào CD4 đã giảm thấp. Nhưng khi bị các nhiễm trùng cơ hội, thì bệnh thường rất nặng và dẫn đến tử vong nhanh do số lượng CD4 còn quá ít, và khả năng chống đỡ lại các yếu tố gây bệnh của cơ thể rất kém. Do vậy, lượng CD4 vẫn được coi là một chỉ báo quan trọng về tình trạng sức khỏe của người nhiễm HIV.

AIDS là gì

AIDS là tên gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom có nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Bao gồm một nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch.v.v…. do một căn bệnh nào đó gây ra.

AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh, mà là hội chứng mắc phải do nhiễm HIV gây ra và là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.

Sự khác nhau giữa nhiễm HIV và AIDS

– HIV là tên thường gọi của virus. Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV.

– AIDS là tên gọi chỉ giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Những người nhiễm HIV ở giai đoạn chuyển thành AIDS thường được gọi là bệnh nhân AIDS.

Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS trong cơ thể người qua 4 giai đoạn

Giai đoạn sơ nhiễm HIV (giai đoạn chuyển đổi huyết thanh, hay còn gọi là giai đoạn cửa sổ). Sau khi bị nhiễm HIV một thời gian khoảng 3 tuần đến 3 tháng hoặc lâu hơn, cơ thể mới sinh ra kháng thể chống lại HIV (kháng thể là chất do hệ miễn dịch sinh ra để chống lại các kháng nguyên – là các vi sinh vật gây bệnh) còn ít nên chưa thể phát hiện được bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường (phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể). Do vậy người ta còn gọi giai đoạn này là “giai đoạn cửa sổ”.

Trong giai đoạn này, nhìn chung người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng bệnh nào. Một số người nhiễm HIV (khoảng 20 – 50%) có thể có các triệu chứng giống như cảm cúm (sốt nhẹ, đau đầu, ngứa họng, mỏi nhừ người, khó chịu…), nhưng các triệu chứng này sẽ tự mất đi sau vài ngày, vài tuần nên cả người nhiễm, người ngoài, hay bác sĩ đều không thể nhận biết được.

Vào cuối thời kỳ cửa sổ, lượng kháng thể tăng cao, đến mức có thể phát hiện được người nhiễm HIV bằng các phương pháp xét nghiệm máu thông thường. Có nghĩa là huyết thanh từ “âm tính” đã chuyển sang “dương tính”, do vậy người ta còn gọi đây là giai đoạn “chuyển đổi huyết thanh”.

Cần lưu ý rằng giai đoạn cửa sổ là giai đoạn nguy hiểm. Vì chưa có kháng thể hay lượng kháng thể còn ít, nên HIV “sản sinh” rất nhanh và do vậy khả năng lây truyền từ người này sang người khác là rất lớn, trong khi đó ta không biết ai là người nhiễm và bản thân người nhiễm cũng không biết mình bị nhiễm. Đây chính là cơ sở khoa học để đặt ra yêu cầu dự phòng phổ cập, nghĩa là dự phòng HIV trong mọi trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết sinh học của người khác.

Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng:

Một thời gian dài sau thời điểm “chuyển đổi huyết thanh” (có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn tùy thuộc vào thể trạng của người mang HIV) trong cơ thể người nhiễm lượng kháng thể ở mức cao, còn lượng HIV ở mức thấp, nên nhìn chung người nhiễm HIV vẫn không có biểu hiện của các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, ở bên trong cơ thể người nhiễm HIV “cuộc chiến đấu không khoan nhượng” giữa HIV và hệ thống miễn dịch vẫn tiếp tục xảy ra.

Giai đoạn cận AIDS: Ở giai đoạn này, trong cơ thể người nhiễm HIV, lượng kháng thể bắt đầu suy giảm, đồng thời lượng HIV bắt đầu tăng nhanh và ở người nhiễm HIV đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau. Các triệu chứng thường gặp là: sưng hạch kéo dài nhưng không đau ở nhiều nơi trên cơ thể (phổ biến là sưng hạch ở vùng cổ và nách) và các triệu chứng khác như sụt cân, sốt, đổ mồ hôi trộm, tiêu chảy, rối loạn cảm giác, giảm sút trí nhớ, tổn thương ở da…

Giai đoạn AIDS: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lây nhiễm HIV. Vào giai đoạn này, lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm HIV suy giảm mạnh, ngược lại lượng HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoàn toàn và người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những bệnh cảnh của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn đến tử vong.

Bác sĩ chuyên khoa Đỗ Thị Minh Đức

Nguyên trưởng khoa khám bệnh,bệnh viện Giao thông Vận Tải

Chú ý: Trên đây là một số thông tin tham khảo về HIV. Để biết thêm thông tin về sức khỏe, tâm lý các bạn hãy gọi điện tới tổng đài chăm sóc sức khỏe trực tuyến 19008908 hoặc 19008909 để nhận được hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia.Tag: trieu chung hiv giai doan dau, thuoc phoi nhiem hiv

Nguồn cachchuabenh.net

Triệu Chứng Hiv Giai Đoạn Đầu: Xét Nghiệm Và Chẩn Đoán Hiv Ở Trẻ Nhỏ

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Việc phân tích các kháng thể HIV dương tính cho trẻ dưới 18 tháng trong xét nghiệm rất phức tạp, do kháng thể HIV của người mẹ có thể còn tồn tại đến 18 tháng (nếu trẻ không bị nhiễm HIV, kháng thể này sẽ mất dần đi và sẽ hết vào khoảng tháng thứ 9 đến trước 18 tháng tuổi). Vì vậy, việc xét nghiệm trước 6 tuần tuổi tìm DNA và RNA của virut có thể phát hiện virut HIV ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, kết quả không hoàn toàn chính xác. Trẻ cần được xét nghiệm lại lúc 6 tháng tuổi với tỷ lệ chính xác lúc này là 100%. Từ khi trẻ 18 tháng tuổi, việc chẩn đoán những trường hợp nhiễm HIV dương tính giống như người lớn gồm:

Các xét nghiệm phát hiện kháng thể

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Xét nghiệm kháng thể là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA), hoặc kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng SERODIA-HIV (Microtier-Particle-Agglutination ); Kỹ thuật chấm thấm (thử nghiệm nhanh). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, thử nghiệm kết tủa miễn dịch phóng xạ

Các xét nghiệm phát hiện kháng nguyên HIV

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), bằng các kỹ thuật nuôi cấy HIV từ máu, tế bào, tổ chức, bạch cầu lympho, dịch sinh dục, não tủy; Các kỹ thuật lai ghép phân tử, phản ứng khuyếch đại chuỗi (PCR: polymerase chain reaction); Phát hiện kháng nguyên p24 bằng kỹ thuật ELISA. Đây là xét nghiệm thường dùng nhất cho trẻ em.

Ngoài ra, còn có các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mircoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24…

Ngoài ra, còn có các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mircoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24…Chẩn đoán

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Chẩn đoán xác định trẻ bị nhiễm HIV phải dựa vào các xét nghiệm chứng tỏ sự có mặt của HIV trong máu hoặc tổ chức cơ thể trẻ, bằng cách phát hiện các kháng nguyên hay kháng thể HIV, và sự thay đổi miễn dịch khi có bệnh.

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới 1985, có thể nghi ngờ HIV trẻ em, khi trẻ là con của những người mẹ được xác định có nhiễm HIV và có ít nhất 2 triệu chứng chính và 2 triệu chứng phụ sau đây, mà không có nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch nào khác.

– Triệu chứng chính: Sụt cân, phát triển chậm bất thường; Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng; Sốt kéo dài trên 1 tháng.

– Triệu chứng phụ: Hạch to toàn thể, nhiều vùng, kéo dài; Nhiễm Candida ở hầu, họng tái phát; Nhiễm trùng tái phát; Ho dai dẳng; Chàm hoặc viêm da toàn thân; Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes); Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại.

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Với trẻ sinh ra ở người mẹ mà huyết thanh dương tính với HIV, điều đầu tiên phải xác định là trẻ có bị nhiễm HIV không. Để chẩn đoán sớm, lúc này phải sử dụng các kỹ thuật cấy virus, PCR và tìm kháng nguyên p24, cần tiến hành nhiều lần, lúc sinh, lúc 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng tuổi. Với 3 kỹ thuật này, câu trả lời có thể xác định được lúc sinh là 50%, lúc 1 tháng là 75% và lúc 6 tháng là 100%. Hai điều cần tư vấn lúc này là: Hoãn tiêm phòng BCG, chờ khi có kết quả chẩn đoán xác định và ngưng bú mẹ là tốt nhất, để phòng lây nhiễm qua sữa mẹ.

Phải thăm khám trẻ định kỳ, lúc sinh, 1 tháng, rồi 3 tháng một lần cho đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ không bị nhiễm HIV, các thông số về miễn dịch, máu đều bình thường, kháng thể IgG-anti HIV từ mẹ chuyền sang con giảm dần từ tháng thứ 7 sau sinh và mất lúc 18 tháng.

Triệu chứng HIV giai đoạn đầu – Nếu trẻ bị nhiễm HIV, các thông số sau đây chứng tỏ sự tiến triển: Có bất thường ở công thức máu (thiếu máu, giảm tiểu cầu); Tế bào T4 giảm nhanh; Tăng gamma globulin máu (đặc biệt là IgA) và tăng beta2-microglobulin; Kháng nguyên p24 trong máu dương tính và tăng dần; Kháng thể IgG-anti HIV trên 7 tháng không giảm mà tăng thêm.

Về lâm sàng trẻ có biểu hiện gan – lách to, nhiễm khuẩn tái phát, viêm phổi do Pneumocystic carinii hay viêm phổi kẽ thâm nhiễm lympho, tưa miệng, rồi dần dần xuất hiện các triệu chứng của AIDS thực sự.

Nguồn tổng hợp

Nguồn cachchuabenh.net

Ba Giai Đoạn Và 16 Triệu Chứng Của Bệnh Hiv

HIV là một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể, nó phá huỷ hệ miễn dịch khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các loại virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Người bị nhiễm HIV vì thế rất dễ bị các mầm bệnh tấn công sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn tới tử vong nhanh chóng.

Nhận biết sớm các dấu hiệu bị nhiễm HIV và được điều trị phù hợp có thể giúp người bệnh kéo dài thời gian sống tới trên 10 năm, thậm chí 20 năm. Bệnh trải qua 4 giai đoạn với các biểu hiện khác nhau.

3 Thời kỳ phát triển của bệnh HIV

Thời kỳ đầu: Sau khi bị nhiễm khoảng 1-2 tuần, có thể có các biểu hiện giống cúm như: sốt, mệt mỏi, nổi hạch, phát ban, loét ở cơ quan sinh dục. Các triệu chứng sẽ tự hết trong vòng 1 tuần. Sau đó, một thời gian dài người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng gì.

Thời kỳ tiếp theo: Xuất hiện các triệu chứng nhẹ: sút cân không rõ nguyên nhân (<10% trọng lượng cơ thể), viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm hầu họng, viêm khoé miệng hoặc viêm miệng tái diễn, tổn thương do Zona ở da, phát ban sần ngứa, nấm móng. Khi bệnh tiến triển người bệnh có các biểu hiện sụt cân, tiêu chảy, sốt kéo dài, nấm miệng, lao phổi và màng phổi, bệnh lý cơ xương khớp, viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng, thiếu máu.

Những dấu hiệu nhận biết HIV ban đầu

Thời kỳ bệnh nặng: Các biểu hiện thường thấy là sút cân, sốt và tiêu chảy kéo dài, xuất hiện nhiều bệnh lý ở các cơ quan: thần kinh, mắt, hô hấp, tiêu hoá… Các dấu hiệu dễ nhận thấy ở giai đoạn này là người bệnh suy kiệt, nhiều tổn thương trên da: Zona, nấm, các tổn thương dạng sần, ngứa trên da, hạch to nhiều nơi, khô da, xạm da v.v..

16 Triệu chứng nhận biết người bị mắc bệnh HIV

1. Sốt

2. Mệt mỏi

3. Đau cơ, đau khớp, xưng hạch bạch huyết

4. Đau bụng, đau đầu

5. Phát ban

6. Nôn ói, tiêu chảy

7. Giảm cân.

8. Ho khô

9. Viêm phổi

10. Đổ mồ hôi ban đêm

11. Móng chân, móng tay đổi màu

12. Nhiễm trùng nấm men

13. Dễ lẫn lộn, thiếu tập trung

14. Xuất hiện mụn rộng và hepes sinh dục

15. Cảm giác ngứa ngáy, sức khỏe suy giảm

16. Hành kinh bất thường