Dấu Hiệu Của Bệnh Yêu Đời / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Chuyện ‘Yêu’ Của Người Bị Bệnh Tim Mạch

Nhiều người quan niệm chuyện ‘yêu’ đồng nghĩa với chuyện “ấy”. Thật sự ‘yêu’ rộng hơn nhiều, nói đến việc biểu lộ tình cảm bằng nhiều cách, thông qua một ánh mắt, cái nắm tay, cái ôm siết hay nụ hôn…, và dĩ nhiên là cả chuyện “ấy”. Dù có bệnh tim mạch, bạn và người bạn đời đừng ngại thể hiện cảm xúc bằng những cử chỉ quan tâm, chăm sóc, âu yếm… Những hoạt động này không đòi hỏi nhiều năng lượng, không ảnh hưởng đến tim mạch, nhưng là “liều thuốc cho trái tim” hữu hiệu, giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ nên tốt cho sức khỏe.

Còn chuyện “ấy”, hãy tiến hành khi cảm thấy tự tin, sẵn sàng và không quá bận tâm về bệnh tật. Chuyện “ấy” cũng là một hoạt động gắng sức, tiêu tốn nhiều năng lượng. Với người bệnh tim mạch, tùy theo độ nặng của bệnh mà có thể chịu được mức độ gắng sức khác nhau.

Ngưng lại nếu có triệu chứng

Không ai có thể kiểm soát những phản ứng của cơ thể lúc làm chuyện “ấy”. Khi đó biểu hiện tim mạch ở người bình thường lẫn người mắc bệnh không khác gì nhau: nhịp thở, nhịp tim và huyết áp tăng lên; đến lúc “cao trào” nhịp tim có thể lên đến 140-160 lần/phút, xong chuyện mọi thông số trở về mức trước đó. Vì vậy các biểu hiện như tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, da trở nên nóng, ẩm là bình thường. Triệu chứng đáng quan tâm là bạn cảm thấy đau thắt ngực, mệt nhiều, khó thở…

Đây là những triệu chứng cho thấy tim đang bị quá tải trước lượng hoạt động quá sức. Khi đó bạn cần ngưng lại, nghỉ ngơi, uống thuốc nếu đã có ý kiến của bác sĩ cho những trường hợp như thế này. Nếu triệu chứng không giảm, bạn cần gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Thuốc tim mạch và chuyện “ấy”

Một số loại thuốc tim mạch, nhất là thuốc hạ áp, có thể ảnh hưởng tới chất lượng của chuyện “ấy”. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra với một số ít người. Ngoài ra, uống thuốc theo toa điều trị sẽ giúp ổn định sức khỏe. Vì thế không nên tự ý ngừng thuốc. Bạn đừng xấu hổ mà hãy trao đổi với bác sĩ về những vấn đề gặp phải khi quan hệ, để tìm ra nguyên nhân gây trục trặc và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Với “thần dược” Viagra, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ nếu muốn dùng. Trong một số trường hợp, Viagra không được sử dụng. Chẳng hạn, nếu đang dùng thuốc nitrate, uống thêm Viagra có thể gây tụt huyết áp nhiều, nguy hiểm đến tính mạng. Viagra cũng là thuốc có nguy cơ đối với người bị huyết áp thấp, thiếu máu vành cấp, suy tim sung huyết, đang điều trị với nhiều thuốc hạ áp…

Một số biện pháp an toàn

Nên làm chuyện “ấy” vào thời điểm cả hai đều cảm thấy thoải mái về tinh thần. Thời điểm tốt nhất thường là vào buổi sáng, sau một đêm được nghỉ ngơi. Cần chọn địa điểm mát mẻ, thoải mái. Tránh làm chuyện “ấy” sau bữa ăn, nên chờ 1-3 giờ để thức ăn tiêu hóa (tim không phải làm việc quá sức để cùng lúc cung cấp máu cho hệ tiêu hóa và chuyện “ấy”). Không uống rượu trước khi “lâm trận”. Tránh dùng các chất có tính kích thích như cà phê, thức ăn vị chua, cay… Tránh những tư thế phức tạp, mất sức, tránh tư thế tạo áp lực lên thành ngực gây khó thở, ép tim. Cần chuẩn bị sẵn thuốc theo lời dặn dò của bác sĩ.

Nhiều người nghĩ rằng làm chuyện “ấy” khi có bệnh tim mạch sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay tử vong. Thật sự tỉ lệ này rất thấp, các nghiên cứu cho thấy ít hơn 1% số người bị nhồi máu cơ tim khi làm chuyện “ấy”. Không có lý do gì bắt người bệnh tim mạch kiêng khem nếu họ cảm thấy có thể và sẵn sàng. Họ chỉ cần biết điều tiết chuyện ‘yêu’ cho phù hợp với tình hình sức khỏe của mình, tránh gây quá tải cho tim thì việc này sẽ giúp hồi phục sức khỏe, tinh thần thoải mái.

Với người suy tim độ I-II làm chuyện “ấy” chừng mực sẽ có lợi, người suy tim độ III cần hạn chế hơn, người suy tim độ IV nên kiêng hẳn. Người bệnh cao huyết áp có chỉ số huyết áp quá cao cần điều trị ổn định rồi mới “lâm trận” để tránh tai biến. Với người vừa bị nhồi máu cơ tim, thông thường có thể làm chuyện “ấy” sau sáu tuần, với người vừa được phẫu thuật tim thường là sau 2-4 tuần.

BS CKI NGÔ BẢO KHOA

Dấu Hiệu Dị Ứng Sữa Ở Trẻ, Hiểu Rõ Để Bảo Vệ Con Yêu

Những dấu hiệu dị ứng sữa ở trẻ em không hiếm gặp, đặc biệt là giai đoạn trẻ từ 1 – 3 tuổi. Mặc dù dị ứng sữa thường không nghiêm trọng nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ, khiến cho không ít ông bố bà mẹ đau đầu.

I. Vì sao trẻ bị dị ứng sữa mẹ và các loại sữa khác

Dị ứng sữa mẹ do trong gen của bé có một hoặc một vài yếu tố di truyền góp phần gây ra dị ứng trên da

Trong hệ thống tiêu hóa của trẻ không thích nghi được với một số thành phần trong sữa, đặc biệt là đạm và lactose

Sự thay đổi trong khẩu phần dinh dưỡng của bé như vừa bú sữa mẹ vừa uống các loại sữa khác, khiến trẻ chưa thích nghi được

Dị ứng sữa ở trẻ có tỉ lệ tương đối thấp, thường ít nguy hiểm nhưng lại xảy ra trong thời kỳ phát triển của trẻ nên rất ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bé. Rối loạn sữa nếu kéo dài có thể khiến cho bé bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết trong quá trình phát triển, có thể kéo theo chứng biến ăn, gầy và sút cân.

II. Những dạng dị ứng sữa ở trẻ

Dị ứng sữa ở trẻ có thể xảy ra với bất cứ loại sữa nào mà trẻ dùng. Thường gặp nhất là dị ứng sữa mẹ, dị ứng sữa công thức và dị ứng sữa bò. dạng dị ứng này gần giống nhau tuy nhiên cũng có một số khác biệt nhỏ.

1. Dị ứng sữa mẹ

2. Dị ứng sữa công thức

Dị ứng sữa công thức hay dị ứng sữa bột là một trong những dạng dị ứng khá phổ biến ở trẻ do cơ địa của trẻ không thể xử lý các protein trong thành phần của sữa công thức. Những trường hợp dị ứng sữa công thức đa số ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi, trong một số trường hợp khi trẻ được 2 – 3 tuổi, các dấu hiệu dị ứng có thể sẽ biến mất.

Khi vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ đánh dấu các protein này là yếu tố lạ cần ngăn chặn xâm nhập vào cơ thể. Từ đó bùng phát những phản ứng dị ứng, quá mẫn trên da của bé.

3. Dị ứng sữa bò

Dị ứng sữa bò có thể gọi chính xác hơn là dị ứng đạm sữa bò, đây là một trong những dạng dị ứng có tỉ lệ mắc phải cao nhất trong các dạng dị ứng thức ăn và dị ứng sữa ở trẻ nhỏ. Theo Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh Lê, chuyên khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp, tình trạng dị ứng đạm sữa bò là một trong những phản ứng dị ứng rất thường gặp được các bệnh viện tiếp nhận.

Đối tượng chủ yếu dị ứng sữa bò là trẻ em dưới 3 tuổi, chiếm tỉ lệ 2 – 7,5% tùy thời điểm. Nhiều trẻ thường bùng phát các phản ứng dị ứng trong độ tuổi này nhưng khi từ 3 tuổi trở lên thì chấm dứt các triệu chứng dị ứng. Mặt khác, một số ít trẻ vẫn dị ứng sữa bò cho đến khi trưởng thành.

4. Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose không đơn thuần là dị ứng sữa như những dạng dị ứng kể trên mà là một dạng rối loạn riêng biệt ở trẻ. Những trẻ gặp phải tình trạng không dung nạp lactose thường không có đủ các enzyme phục vụ cho việc tiêu hóa thành phần này.

Chính vì vậy, những trẻ gặp phải tình trạng không dung nạp lactose sẽ rất khó chịu nếu ăn phải các thực phẩm chứa lactose, đa phần là sữa và các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như:

III. Dấu hiệu dị ứng sữa ở trẻ

Thông thường, các dấu hiệu dị ứng sữa ở trẻ thường bắt đầu sau vài phút đến vài giờ kể từ khi trẻ sử dụng sữa và một số sản phẩm từ sữa mà cơ địa của trẻ quá mẫn với loại thực phẩm đó. Tùy mức độ quá mẫn mà trẻ có thể chỉ xuất hiện các dấu hiệu dị ứng thông thường, dấu hiệu rối loạn tiêu hóa hoặc có thể bị sốc phản vệ trong những trường hợp nặng.

1. Dấu hiệu dị ứng thông thường

Những dấu hiệu dị ứng thông thường ở trẻ cũng khá giống với các dạng dị ứng khác, nhất là dị ứng thực phẩm. Trẻ có cơ địa dị ứng sau khi dùng sữa một khoảng thời gian có thể xuất hiện các dấu hiệu như:

Phát ban ngoài da, nổi mề đay, mẩn ngứa

Thở khò khè, khó thở

Bé bị ngứa quanh môi hoặc miệng, quấy khóc, đưa tay gãi

Sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng

Có thể bị ho

Nôn ra phần sữa vừa uống

Trong đó, dấu hiệu ngứa và nổi mề đay là những dấu hiệu thường gặp nhất ở trẻ khi bị dị ứng, bao gồm cả dị ứng sữa và những dạng dị ứng khác.

2. Dấu hiệu tiêu hóa

Các dấu hiệu tiêu hóa thường xuất hiện lâu hơn các triệu chứng dị ứng thông thường. Tối thiểu từ vài giờ kể từ khi trẻ dùng các sản phẩm từ sữa. Những dấu hiệu tiêu hóa phổ biến gồm có:

Phân lỏng hoặc tiêu chảy

Phân có thể chứa máu

Đau bụng, quấy khóc

3. Sốc phản vệ

Trên thực tế, sốc phản vệ cực kỳ hiếm, đây là dạng phản ứng dị ứng rất mạnh, có thể gây hẹp đường hô hấp, chặn thở và đe dọa tính mạng. Sốc phản vệ có các dấu hiệu rất nghiêm trong như:

Khó thở và nghẹt thở

Mẩn và mề đay vùng mặt, ngứa ngoài da

Có giật, sốc

Huyết áp giảm đột ngột

Sốc phản vệ cần phải được cấp cứu ngay để bảo vệ tính mạng, đa phần những phản ứng sốc phản vệ diễn ra rất nhanh trong một thời gian ngắn kể từ khi tiêu thụ sữa và các thực phẩm từ sữa.

IV. Xử lý khi trẻ bị dị ứng sữa

Khi trẻ có dấu hiệu dị ứng sữa, bạn cần chú ý một số lưu ý trong xử trí như sau:

Ngừng ngay loại sữa mà bé đang sử dụng, nhất là đối với sữa bò và sữa công thức

Đưa bé đến các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu tiêu hóa

Riêng đối với sốc phản vệ cần cấp cứu ngay lập tức để bảo toàn tính mạng

Những trường hợp có các triệu chứng ngoài da không nghiêm trọng có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc từ bác sĩ hoặc nếu triệu chứng nhẹ, thời gian dị ứng ngắn, bác sĩ có thể không chỉ định sử dụng thuốc mà để khỏi tự nhiên.

V. Một số lưu ý khác

Tùy theo loại sữa bé bị dị ứng mà có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để đảm bảo bé có thể phát triển khỏe mạnh, đủ dinh dưỡng. Bố mẹ cần xem xét một số hướng xử lý sau đây:

Thay thế loại sữa đang dùng với các loại sữa khác

Không nên cho bé ngưng sữa mẹ và chuyển sang các loại sữa khác quá sớm

Đối với sữa công thức, không nên tự ý đổi sang loại sữa khác nếu như bé đang sử dụng ổn định

Riêng trường hợp bé dị ứng với sữa mẹ thì bạn cần liên hệ với các chuyên gia về dinh dưỡng để đảm bảo bé được đổi sang loại sữa phù hợp mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng

Ở những trẻ đã đến độ tuổi ăn dặm có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh thực đơn dinh dưỡng cho bé

Bệnh Sởi Bị Mấy Lần Trong Đời?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm có thể gây ra cho mọi lứa tuổi, giới tính, tuy nhiên hay gặp nhất là ở trẻ em. Khi tìm hiểu về bệnh sởi, rất nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu bệnh sởi bị mấy lần trong đời.

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là bệnh do một loại bệnh do virus cấp tính gây ra, thường bùng nổ thành dịch vào mùa xuân ở các thành phố lớn, nhất là ở những trẻ không có hệ miễn dịch với sởi đủ lớn.

Bệnh sởi bị mấy lần trong đời? Sởi bệnh học có khả năng lây lan rất cao đối với những người chưa có miễn dịch đến 90% (chưa tiêm vaccine, chưa bị sởi lần đầu) qua đường hô hấp (lây từ người bệnh ho, nói chuyện hoặc tiếp xúc thông thường).

Tuy nhiên, về cơ bản đây là một bệnh lành tính vì thông thường, hệ miễn dịch của bạn sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Lúc này bạn hãy cho người bệnh uống thật nhiều nước, vitamin, ăn uống thanh mát, không uống kháng sinh. Biến chứng nặng của sởi thường là do cơ thể thiếu đề kháng và kiêng cữ không đầy đủ.

Sởi bị mấy lần trong đời?

Bệnh sởi bị mấy lần trong đời? Thật may mắn, cùng với quai bị và thủy đậu, sởi là căn bệnh hiếm hoi mà chúng ta thường chỉ mắc phải một lần trong đời. Bởi sau khi đã mắc quai bị và khỏi bệnh, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hoocmon miễn dịch với căn bệnh này, do đó tỉ lệ bệnh nhân bị tái phát bệnh quai bị là rất nhỏ.

Hiếm khi trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi

Bệnh sởi lây lan như thế nào?

Bạn có thể dễ dàng bị lây nhiễm bệnh sởi khi hít thở phải các hạt nước bọt từ những người mắc bệnh sởi. Bởi virus sởi có trong hàng triệu hạt nước bọt li ti từ mũi và miệng của người bệnh mỗi khi họ ho hoặc hắt hơi. Bạn cũng có thể nhiễm sởi nếu như để tay mình tiếp xúc với một bề mặt đã có nhiều virus sởi rồi sau đó đưa tay lên miệng hoặc mũi.

Khi đã xâm nhập vào cơ thể, virus sởi sẽ nhanh chóng sinh sôi nảy nở trong vòm họng và trong phổi trước khi lây lan ra toàn bộ cơ thể.

Bệnh sởi bị mấy lần trong đời, sởi bao lâu thì khỏi? Bệnh sởi dễ lây bệnh cho người khác từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên cho đến thời điểm 4 ngày sau khi vết ban đầu tiên xuất hiện. Do đó, khi bị sởi người bệnh cần tránh đến trường học, cơ quan… trong vòng ít nhất là 4 ngày từ thời điểm vết ban đầu tiên xuất hiện nhằm tránh lây bệnh cho người khác. Sau khi hết ban vẫn có thể ho kéo dài thêm 1-2 tuần.

Bệnh sởi có thể mắc trên tất cả những người chưa từng tiêm vaccine

Những ai có thể mắc bệnh sởi?

Bệnh sởi có thể mắc trên tất cả những người chưa từng tiêm vaccine và chưa từng bị sởi lần đầu. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng bị mắc bệnh sởi nhiều nhất.

Hiếm khi trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi. Khi nhóm trẻ này mắc sởi thì là do lây từ mẹ (đến đúng thời điểm sinh con thì ba mẹ mắc các bệnh này) và lây từ trẻ khác có nguồn bệnh do miễn dịch từ mẹ chưa đầy đủ để bảo vệ trẻ, do đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ không có kháng thể miễn dịch sởi, hoặc miễn dịch rất ít (bà mẹ chưa từng bị sởi, chưa được tiêm phòng, hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ) nên khả năng bảo vệ thấp hoặc trẻ không được bú mẹ thì cũng không có miễn dịch phòng bệnh.

Sau khi bạn đã bị mắc bệnh sởi lần đầu, khả năng bị mắc sởi lần thứ 2 là rất thấp, bởi cơ thể đã tự sản sinh ra kháng thể miễn dịch đối với bệnh sởi.

Qua bài viết này, chắc hẳn đã giải đáp được câu hỏi sởi bị mấy lần trong đời. Hy vọng từ những thông tin hữu ích này mà các bạn sẽ có cách phòng chống bệnh sởi, nhằm bảo vệ bản thân và gia đình.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Dấu Hiệu Của Bệnh Tiểu Đường

Những triệu chứng thường gặp nhất người bệnh có thể nhận thấy nhưng lại chủ quan, trong đó phải kể đến là:

Lượng nước mỗi ngày đi vào cơ thể của mỗi người là khác nhau, tùy vào thể trạng và hoạt động trong ngày của họ. Người mắc bệnh tiểu đường lại không như vậy, họ luôn cảm thấy khát dù mới uống nước. Lượng nước đưa vào luôn nhiều hơn cần thiết nhưng vẫn không muốn uống hơn.

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của người bệnh, số lần đi tiểu trong ngày của họ có thể gấp đôi người bình thường. Theo tiêu chuẩn, sức khỏe tốt là một ngày chỉ nên đi tiểu từ 5-7 lần. Nếu nhiều hơn số đó bạn nên kiểm tra sức khỏe của mình thường xuyên hơn.

Thường xuyên đói hay thậm chí đói quá mức là tình trạng người tiểu đường rất hay gặp phải. Dù ăn đủ bữa nhưng luôn cảm thấy đói bụng là do cơ thể của bạn không sản xuất insulin đủ mức cần thiết hoặc không thể chuyển hóa thành glucose cho cơ thể nên người bệnh mới có cảm giác đói. Nguy hiểm hơn, nếu ăn càng nhiều sẽ càng khiến lượng đường huyết trong máu của bạn tăng cao.

Sức khỏe của người bệnh sẽ ngày một giảm sút nên họ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể không có sức lực nên làm gì cũng thấy uể oải và không có động lực. Nếu thường xuyên mệt nằm ly bì trong một khoảng thời gian dài hãy chú ý sức khỏe của mình.

Khi bệnh phát triển đến một giai đoạn nặng thì rất có thể ảnh hưởng đến thị lực, nếu không mắc bất kỳ bệnh lý nào về mắt thì hãy kiểm tra lượng đường huyết trong máu. Chúng ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn khiến mọi thứ như bị mờ đi. Tuy nhiên nếu điều chỉnh lại lượng đường huyết ổn định, thị lực của bạn sẽ được cải thiện.

Sụt cân nhanh chóng mà không biết nguyên nhân dù ăn uống sinh hoạt vẫn rất đầy đủ là dấu hiệu rất đáng lưu ý. Những ngưởi bệnh tiểu đường 1 tháng có thể xuống trên 5kg, nguyên nhân là do cơ thể ngươi bệnh không thể sử dụng glucose như một nguồn năng lượng nên cơ thể phải tiêu thụ chất béo dẫn tới cân nặng bị sụt giảm.

Làm gì khi thấy mình có những biểu hiện trên?

Khi bạn cảm thấy mình gặp phải một trong những triệu chứng trên, rất có thể căn bệnh tiểu đường đang đe dọa bạn. Tuy nhiên tất cả chỉ mới là phỏng đoán, muốn biết được chính xác mình có đang bị bệnh hay không cần đến cơ sở y tế thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng để có kết quả chính xác nhất.

Bên cạnh đó, khám sức khỏe định kỳ cũng là cách để biết tình trạng sức khỏe của mình ra sao, có mắc phải bệnh lý gì không từ đó chữa trị kịp thời. Rất nhiều người đã bỏ qua các triệu chứng và chủ quan để đến khi phát hiện thì đã quá muộn màng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công Ty Cổ Phần NESFACO

Địa chỉ:Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline:093 878 6025 – 1900 633 004

Website:Nesfaco.com

Email:info@nesfaco.com

Từ khóa tìm kiếm:

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường không nên bỏ qua

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường là gì

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường nguy hiểm không