Chữa Bệnh Trầm Cảm Webtretho / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Chữa Bệnh Trầm Cảm Ở Đâu

Sau khi xem bài viết các triệu chứng của bệnh trầm cảm thì mình nhận ra mình mắc bệnh này đã lâu rồi nhưng mình không hề hay biết. Đến bây giờ mình cảm nhận được dường như bệnh của mình càng nặng hơn. Mình hay nghĩ đến cái chết để được thanh thản mình không muốn sống. Cuộc sống mình lúc nào cũng ủ rủ, và mệt mỏi chán nản đến tột cùng, cảm thấy mình luôn cô đơn, mình chỉ có 1 mình mà thôi. Thậm chí ngay cả anh chị em họ của mình mình luôn có cảm giác xa lạ với họ. Trước đây mình và họ cũng rất gần gũi và thân thiết nhưng giờ đây mình có cảm giác dường như họ cũng không thích mình vì cứ mỗi khi gặp họ là mình không biết nói gì cả, nhiều khi mình ngại muốn gặp và tiếp xúc với họ. Khi gia đình gặp gỡ trò chuyện với họ hàng nhìn mọi người nói chuyện vui vẻ mình chỉ ngồi im lặng 1 góc và không nói 1 lời nào cả những lúc như thế mình muốn chết quách đi cho rồi, mình chán chán ghét cái cuộc sống này vô cùng. Cũng có lúc mình muốn có 1 ai đó để mình tâm sự nói ra hết để nhẹ lòng nhưng mình lại không dám nói với ai. Bệnh trầm cảm là nguyên nhân khiến cho mình không dám tiếp xúc vì thế bạn bè và người thân của mình càng cách xa mình hơn không ai thích mình cả. Đã nhiều lần mình thử tiếp xúc với mọi người thử vui vẻ và thoải mái với mọi người nhưng điều thất bại vì khi có nhiều người thì mình lại sợ và không biết nói gì cả thế là mình lại tiếp tục rơi vào cái hố của sự cô đơn. Mình thích cảm giác khi ở một mình hơn là có nhiều người, mình ngại ra đường, ngại gặp mọi người xung quanh, mình làm biếng đi chơi, không thích dao du với người mới. Mình luôn cảm thấy dườg như tất cả mọi người đều ghét mình. Mình rất là mệt mỏi khi bị trầm cảm mà không dám nói cho gia đình mình biết mình phải chịu đựng 1 mình không biết chia sẻ cùng ai vì thế mình chỉ còn cách duy nhất chia sẻ lên đây. Mình muốn hỏi là chữa bệnh trầm cảm ở đâu và chi phí có tốn kém không?

Trả lời

Chào bạn Nguyễn,

Rất chia sẻ với tình trạng trầm cảm mà bạn gặp phải. Bạn mắc trầm cảm kéo dài như vậy là bệnh đã phát triển sang giai đoạn nặng hơn. Bản thân bạn đã ý thức được mức độ bệnh của mình và mong muốn thoát khỏi bệnh là điều rất đáng mừng.

Trầm cảm là một bệnh lý và đã là bệnh lý thì đều có thể chữa khỏi (cũng giống như các bệnh lý thông thường khác). Việc làm đầu tiên là bạn cần thoát khỏi sự tự ti của bản thân, chủ động trò chuyện với gia đình, bạn bè người thân, giải thích và tới gặp bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Chỉ cần được điều trị đúng, bạn có thể trở lại với trạng thái tinh thần khỏe mạnh và sức khỏe tốt nhất để chào đón những điều tốt đẹp.

Về câu hỏi chữa bệnh trầm cảm ở đâu?

Chúng tôi xin trả lời bạn như sau, hiện nay bạn có thể thăm khám và chữa ở bất kỳ bệnh viện nào có chuyên khoa sức khỏe tâm thần/khoa tâm thần kinh hoặc viện sức khỏe tâm thần.

Điều trị trầm cảm không được xem là đặc quyền của các bác sỹ tâm lý nữa, mà các bác sỹ nội tổng quát, bác sỹ nội khoa… cũng có khả năng điều trị trầm cảm từ giai đoạn sớm của bệnh.

Chi phí khám điều trị trầm cảm

Chi phí điều trị cũng không quá lớn. Ở Việt nam, có thể điều trị với chi phí khoảng từ 200.000 VND tiền thuốc mỗi tháng. Vì vậy, khi có những biểu hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm thì nên thăm khám càng sớm càng tốt. Việc điều trị từ giai đoạn sớm của bệnh sẽ dễ dàng hơn và giảm thiểu nguy cơ bị tái phát.

Trong thời gian chờ đợi để tìm một cơ sở khám thích hợp thì một số biện pháp sau có thể giúp ích cho bạn:

– Vận động hợp lý (như đi bộ, bơi, tập yoga, thiền…) giúp tinh thần thoải mái hơn.

– Tham gia các hội nhóm giúp đỡ người trầm cảm.

– Sử dụng probiotics đặc biệt có tác động trên thần kinh trung ương (còn gọi là psychobiotics), chẳng hạn Ecologic Barrier để giúp giảm các triệu chứng rối loạn lo âu, trầm cảm. Đây là biện pháp an toàn mà có thể dùng cho phụ nữ mang thai khi chưa thể thăm khám và điều trị với thuốc cụ thể. Bạn có thể uống mỗi ngày 1 gói vào buổi tối trước khi ngủ (khi bụng rỗng) liên tục trong 1-3 tháng.

Lưu ý, tất cả những biện pháp trên chỉ mang tính chất hỗ trợ. Hãy thăm khám với bác sỹ chuyên khoa sức khỏe trong thời gian sớm nhất có thể, và nên đi cùng gia đình bạn được lắng nghe thông tin từ bác sỹ, nhờ đó mà hiểu hơn về căn bệnh này, đồng hành cùng bạn vượt qua. Số điện thoại của chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn: 0981 966 152 / 0903 294 739.

Bệnh Trầm Cảm Có Chữa Được Không? Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trầm Cảm

Hiện nay, tỷ lệ người chết do mắc bệnh trầm cảm ngày một tăng. Vì vậy mà nhiều người thắc mắc không biết bệnh trầm cảm có chữa được không?

Thường thì những người mắc bệnh trầm cảm sẽ không nhận thấy mình bị bệnh. Bệnh này là một bệnh rất nguy hiểm, nó có thể sảy ra với tất cả mọi người. Nếu như không đối phó với bệnh kịp thời thì sẽ khiến cho bệnh trở lên năng hơn và gây hại đến tính mạng. Vậy, bệnh trầm cảm có chữa được không?

Dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm

Nếu như để ý thói quen thường xuyên thì những dấu hiệu thường gặp khi bị bệnh trầm cảm ở giai đoạn đầu sẽ không quá khó để nhận biết như sau:

Bạn thường có cảm giác buồn chán và trống rỗng.

Thường hay cáu gắt và giận dữ vô cớ.

Không thích tiếp xúc với người lạ và hay thích ở một mình.

Thường hay quên, khó tập chung và suy giảm chí nhớ.

Hay thấy mình vô dụng và có cảm giác tội lỗi.

Khi ăn không thấy ngon miệng, sẽ mất ngủ và sụt cân.

Hay đau đầu, đau tức ngực và rối loạn tiêu hóa…

Đây là những dấu hiệu để nhận biết về bệnh trầm cảm, vì vậy khi có những dấu hiệu trên thì hãy nhanh chóng tìm phương pháp chữa trầm cảm.

Bệnh trầm cảm có chữa được không?

Bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa được khi có phương pháp trị liệu tốt. Khi bị bệnh trầm cảm việc đầu tiên đó là đến gặp chuyên gia tư vấn về sức khỏe tâm thần.

Sau đó hay đến gặp bác sĩ để tìm hiểu về tình trạng bệnh lý như nhiễm siêu vi, có thể gây ra triệu chứng giống với trầm cảm, và nên cần một bác sĩ đánh giá.

Khi đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn và bạn nên uống thuốc trầm cảm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với phụ nữ sau sinh cũng có khả năng mắc bệnh trầm cảm rất cao. Chính vì vậy, người nhà nên thường xuyên quan tâm. Khi phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm mà không chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra hậu quả rất khó lương cho cả mẹ và bé.

Một số phương pháp chữa bệnh trầm cảm

1.Nói chuyện với người khác:

Những người mắc bệnh trầm cảm thường không thích tiếp xúc với người khác. Nhưng nếu bạn không thể chia sẻ những vấn đề về bản thân thì có thể giao tiếp với mọi người về những vấn đề khác như: thời trang, phim,…

2.Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời:

Khi dạ bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì sẽ giúp giảm căng thẳng và tạo nên cảm giác hạnh phúc. Không chỉ vậy, ánh nắng mặt trời còn giúp bạn dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn.

Chính vì vậy mà vào mỗi buổi sáng bạn nên dành 10 phút để đón ánh nắng mặt trời giúp cải thiện tâm trạng và đẩy lùi các chứng trầm cảm hiệu quả. Đây cũng được coi là cách chữa bệnh trầm cảm hiệu quả.

Viết nhật ký là một cách giúp trị chứng trầm cảm rất tốt. Vì khi viết ra những việc xảy ra trong ngày sẽ giúp cho bản thân bớt suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng đầu óc.

4.Làm mới bản thân và không gian

Khi tâm trạng bạn chán nản, buồn bã thì làm mới bản thân sẽ giúp ích rất nhiều. Thay đổi thời trang, thay đổi kiểu tóc hay dọn dẹp nhà, trang trí,…sẽ giúp mang lại cảm giác tốt và tích cực hơn.

Bệnh trầm cảm có chữa được không? Những thông tin về bệnh trầm cảm ở trên mong răng sẽ giúp ích được cho các bạn. Hãy cố gắng chăm sóc bản thân mình nhiều hơn để tránh bệnh trầm cảm.

Cách Chữa Bệnh Trầm Cảm Tại Nhà

Trầm cảm là một vấn đề khác hơn rất nhiều so với buồn chán hay mệt mỏi đơn thuần. Rất nhiều người nghĩ rằng trầm cảm không phải là một tình trạng sức khỏe thực sự. Họ sai. Trầm cảm thực sự là một căn bệnh với những triệu chứng, nó không phải là dấu hiệu của một sự yếu đuối hay một cái gì đó có thể thoát khỏi bằng cách “xích lại gần nhau hơn”. Tin tốt là trầm cảm có thể được điều trị.

NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI VIẾT

Bệnh trầm cảm được chia ra làm 3 giai đoạn: Trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa (trầm cảm trung bình), trầm cảm nặng.

Điều trị trầm cảm nhẹ có thể chưa cần dùng đến thuốc, bệnh nhân có thể khắc phục bằng thay đổi lối sống. Tuy nhiên nếu bạn bị trầm cảm nhẹ trong một vài tháng mà không thuyên giảm triệu chứng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ, đi khám.

Điều trị trầm cảm từ trung bình đến nặng cần có sự thăm khám của bác sĩ. Điều trị phải kiên trì, tuân thủ đúng phác đồ do thời gian điều trị kéo dài, cần kết hợp rất nhiều phương pháp khác nhau (sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống) và bệnh nhân có thể sẽ phải nhập viện.

Chữa bệnh trầm cảm nhẹ tại nhà

Những người mắc trầm cảm thường có xu hướng ít vận động, thiếu giao lưu, khiến tình trạng trầm cảm càng trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, thể dục thể thao lại là một phương pháp được cho là hiệu quả hơn cả việc dùng thuốc, bởi thông qua thể dục thể thao có thể khiến tâm trí được thả lỏng, khiến tế bào được “thức tỉnh” và xoa dịu được cảm giác tiêu cực

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những bài tập thể dục có hiệu quả trong việc nâng cao tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm. Đối với lo lắng, nhiều nghiên cứu cũng đã tìm thấy một sự cải thiện trong các triệu chứng lo âu khi hoạt động thể chất tăng lên. Bởi việc tập thể dục giúp tăng cường sản xuất serotonin và endorphins – là những chất dẫn truyền thần kinh trong não đóng một vai trò trong nguyên nhân gây trầm cảm.

Buổi sáng bạn nên dậy sớm để hít thở bầu không khí trong lành, sau đó tập một bài thể dục hoặc vận động theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào một câu lạc bộ thể dục thể thao hay đến phòng tập, điều này mang lại rất nhiều lợi ích ngoài việc nâng cao sức khỏe:

Tăng lòng tự trọng

Tăng sự tự tin

Tăng cường các mối quan hệ xã hội

Nếu không có thời gian, bạn chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày cũng có thể giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như lo âu, trầm cảm.

Hãy nhớ rằng, phải mất khoảng sáu tháng để “khóa” một hành vi mới (tức là để tạo nên một thói quen mới chúng ta thường mất khoảng 6 tháng). Hãy biến việc thể dục thể thao của bạn như một sự thay đổi vĩnh viễn trong hành vi của bạn. Hãy cố gắng vượt qua sự lười biếng, chán nản của bản thân duy trì thói quen này lâu dài vì những lợi ích mà nó mang lại.

Não là một trong những cơ quan có hoạt động trao đổi chất nhiều nhất cơ thể và nó cần một dòng chất dinh dưỡng ổn định để hoạt động. Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn có thể sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh hay làm cho sự phát triển và kết nối của tế bào thần kinh bị chậm.

Vì thế, hãy chú ý tới chế độ ăn uống của mình:

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy ăn những thực phẩm tươi sống, đặc biệt ăn nhiều rau xanh, trái cây; uống đủ nước. Chú ý bổ sung đủ canxi; ăn lượng trans fat (chất béo chuyển hóa) trong giới hạn cho phép (WHO, NAS và AHA đều thống nhất lượng trans fat ăn vào hằng ngày phải dưới 1% tổng lượng calo mà cơ thể cần trong ngày), không nên loại bỏ chất béo ra khỏi bữa ăn vì có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng tự nhiên; hạn chế muối.

Tăng cường hệ miễn dịch. 80% hệ miễn dịch của cơ thể nằm trong đường tiêu hóa, vì thế hãy chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe của hệ này. Bạn có thể sử dụng những thực phẩm có bổ sung probiotic như sữa chua hay sữa chua uống.

Sử dụng rượu có chừng mực. Những người bị trầm cảm nên ngừng uống rượu, nếu không thể hãy sử dụng có chừng mực. Các cá nhân bị trầm cảm thường sử dụng rượu như là một cách để tự chữa trị, cố gắng làm “tê liệt” nỗi đau bệnh tật của họ. Nhưng điều này chỉ tồi tệ hơn mà thôi. Nhiều nghiên cứu kết luận rằng lạm dụng rượu sẽ làm trầm cảm nặng thêm.

Chất lượng giấc ngủ thấp ảnh hưởng lớn đến tâm trạng. Ngủ đủ giấc với giấc ngủ chất lượng giúp não bộ nghỉ ngơi và phục hồi cân bằng, từ đó giúp giảm bớt trầm cảm và lo âu.

Có thể cải thiện giấc ngủ bằng cách chú ý hơn đến môi trường trong phòng ngủ (nhiệt độ, ánh sáng, đồ đạc trong phòng, âm thanh, không khí lưu thông trong phòng), thiết lập được đồng hồ sinh học hoạt động đúng (đi ngủ và thức dậy đúng giờ). Nếu bị mất ngủ, hãy tham khảo một số phương pháp cải thiện tự nhiên, không nên lạm dụng thuốc ngủ.

Điều trị trầm cảm nặng cần kết hợp rất nhiều phương pháp khác nhau (như dùng thuốc, trị liệu tâm lý, thay đổi phong cách sống) và bệnh nhân có thể phải nhập viện. Điều trị trầm cảm nặng có thể chia ra làm 3 giai đoạn gồm:

Giai đoạn tấn công. Kéo dài 4-8 tuần, và cũng là giai đoạn khó khăn nhất. Bởi bệnh nhân thường bỏ thuốc do cảm thấy bệnh không tiến triển. Nếu là người mắc, bạn hãy cố gắng kiên trì để vượt qua thời gian này. Nếu là người nhà, bạn hãy nhắc nhở và giúp đỡ người thân của mình uống thuốc đúng giờ và đủ liều.

Giai đoạn có tác dụng. Qua giai đoạn tấn công các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm dần và ổn định sau khoảng 16-20 tuần điều trị thuốc cùng các liệu pháp kết hợp khác. Giai đoạn này dù thấy bệnh cải thiện tốt nhưng không có nghĩa là bệnh đã khỏi hẳn, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ chỉ định và tránh các tác nhân khiến bệnh nặng thêm (bằng cách thực hiện các thay đổi lối sống như phần trên).

Giai đoạn duy trì. Đây là giai đoạn cực kì quan trọng trong chữa bệnh trầm cảm tại nhà, thế nhưng bệnh nhân lại thường bỏ thuốc do cảm thấy mình đã trở lại bình thường. Chính điều này khiến tỉ lệ tái phát trầm cảm khá cao. Giai đoạn duy trì thường kéo dài 6 tháng hoặc vài năm, có những bệnh nhân phải kéo dài cả đời để tránh tái phát.

Dấu hiệu tái phát trầm cảm

Những dấu hiệu của sự tái phát trầm cảm cũng giống như các triệu chứng khởi phát trầm cảm ban đầu, với: nỗi buồn, sự khó chịu, tức giận, cảm giác tội lỗi, thiếu năng lượng, cảm giác tuyệt vọng, vv.

Ngăn ngừa tái phát trầm cảm

Để ngăn ngừa trầm cảm tái phát, bệnh nhân cần tiếp tục làm theo những lời khuyên của bác sĩ. Hãy đến các buổi trị liệu, nói chuyện với các thành viên trong gia đình, uống thuốc theo toa, thay đổi lối sống. Điều quan trọng nhất trong công tác phòng chống tái phát trầm cảm là người bệnh phải nhận thức được vấn đề này. Nếu cảm thấy triệu chứng trầm cảm trở lại, hãy đi khám ngay lập tức.

Bệnh Trầm Cảm Có Chữa Được Không?

Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thương đến sức khỏe, tâm lý và cả tính mạng của người bệnh. Vậy “Bệnh trầm cảm có chữa được không?”.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một bệnh lý xảy ra do chứng rối loạn tâm lý khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, mất dần các hứng thú với những hoạt động đã từng yêu thích trước đây. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và khiến cho người bệnh không thể hòa nhập với môi trường xung quanh, nhiều trường hợp còn dẫn đến tự sát hoặc làm tổn thương đến những người bên cạnh.

Bệnh lý này có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, dù trẻ sơ sinh hay là những người cao tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên theo nghiên cứu thì những người cao tuổi sẽ có khả năng gặp phải căn bệnh này nhiều hơn. Đặc biệt, tỉ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm phần đông so với nam giới, có thể cao hơn khoảng 2 đến 3 lần. Tuy nhiên, số lượng nam giới tự sát về trầm cảm lại cao hơn.

Bệnh trầm cảm được nghiên cứu và chia thành 3 giai đoạn khác nhau, đó là giai đoạn trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Tùy vào từng mức độ bệnh mà các triệu chứng và biểu hiện của bệnh nhân cũng có phần khác nhau. Nếu có thể kịp thời phát hiện sẽ giúp cho việc điều trị trở nên thuận lợi hơn, giảm thiếu các nguy cơ gây ảnh hưởng đến người bệnh.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Trầm cảm là chứng bệnh rất nguy hiểm, nó âm thầm phát triển từ bên trong và khó có thể nhận biết khi mới ở giai đoạn đầu. Cũng chính vì lý do này mà rất nhiều trường hợp rơi vào trạng thái trầm cảm nặng, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn, đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và cả tính mạng của bệnh nhân.

Khi tình trạng tâm lý bị rối loạn, người bệnh luôn có cảm giác buồn bã, chán nản, tiêu cực kèm theo các triệu chứng như mất ngủ, dễ kích động, chán ăn…khiến cho cơ thể bị suy nhược. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh còn không có khả năng để tự chăm sóc bản thân, thực hiện các sinh hoạt hàng ngày khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các đối tượng bệnh trầm cảm thường xuyên mắc phải các bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm,…

Thông thường, người bệnh trầm cảm thường cảm thấy bản thân vô dụng, đầu óc xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực và luôn muốn thực hiện các hành vi tự sát, gây tổn thương đến bản thân và những người xunh quanh. Đây cũng là lý do khiến cho tình trạng tự sát của người trầm cảm càng bị gia tăng.

Ngoài ra, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trầm cảm còn có thể để lại một số bệnh lý nghiêm trọng như:

Bệnh tim: Theo một số nghiên cứu cho biết trăng, căn bệnh trầm cảm và bệnh tim có mối liên hệ rất gần. Nếu tình trạng trầm cảm trở nên nhiều nguy cơ có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Tiểu đường: Khi cơ thể rơi vào trạng thái chán ăn hoặc dung nạp quá nhiều các thực phẩm ngọt, khiến cho cơ thể tăng trọng lượng đáng kể, nhiều khả năng sẽ mắc phải chứng bệnh tiểu đường.

Ung thư: Hiện nay có khoảng 25% các trường hợp bị ung thư mắc chứng trầm cảm. Điều này sẽ làm cho bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng.

Giảm ham muốn tình dục: Khi các triệu chứng của trầm cảm kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phải các rối loạn về tình dục. Đối với phụ nữ sẽ gặp phải tình trạng khô âm đạo, đau rát khi quan hệ. Còn đối với nam giới có thể bị rối loạn chức năng cương dương, không thể xuất tinh.

Bệnh trầm cảm có chữa được không?

Bệnh trầm cảm có chữa được không? Theo giải đáp của các chuyên gia tâm lý thì bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp điều trị thích hợp nhất. Thông thường đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân chỉ xuất hiện những biểu hiện đặc trưng và với tần suất ít thì có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ cải thiện ngay tại nhà.

Tuy nhiên đối với những người bệnh trầm cảm vừa và trầm cảm nặng thì cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Các bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây ra bệnh, mức độ bệnh, thể trạng, các biểu hiện,….mà tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mỗi bệnh nhân. Tùy vào tình trạng mỗi người mà thời gian điều trị cũng sẽ có phần khác nhau.

Ngoài ra, để quá trình điều trị có thể mang lại kết quả tốt nhất, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Nghiêm túc thực hiện đúng theo các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Kiên trì áp dụng trong một thời gian dài để các triệu chứng trầm cảm được thuyên giảm và hết triệt để.

Gia đình, bạn bè cần hỗ trợ và đồng hành cùng bệnh nhân để tạo động lực cho họ tốt hơn.

Tuyệt đối không được tự ý áp dụng các biện pháp điều trị, đặc biệt là sử dụng thuốc chống trầm cảm khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia.

Phương pháp chữa bệnh trầm cảm hiệu quả

Hiện nay có khá nhiều phương pháp để hỗ trợ chữa bệnh trầm cảm. Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh, các bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra biện pháp phù hợp để bệnh nhân có thể nhanh chóng cải thiện sức khỏe, tinh thần của mình. Một số phương pháp chữa trầm cảm hiệu quả và phổ biến hiện nay:

1. Điều trị tai nhà

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng của trầm cảm còn ở mức bình thường và ít khi xuất hiện thì có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, liệu pháp này cần có sự kiên trì của bệnh nhân và sự đồng hành của những người thân trong gia đình hoặc bạn bè để mang lại hiệu quả tốt nhất. Cũng bởi vì những đối tượng bị trầm cảm thường có xu hương lười vận động, không muốn tiếp xúc với những người xung quanh nên dễ bị nản khi thực hiện, vì thế cần có sự cổ vũ và đồng hành của những người bên cạnh.

Những người bị trầm cảm nên áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như:

Tăng cường hoạt động thể chất: Để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, đầu óc được thư giản và đỡ áp lực hơn, người bệnh cần thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất. Có thể chỉ cần chạy bộ, đạp xe đạp, yoga, thiền, bơi lội,…ngay tại nhà cũng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

Duy trì công việc: Đối với những trường hợp trầm cảm nhẹ vẫn nên duy trì công việc của mình, tuy nhiên tránh làm việc quá sức. Điều này sẽ giúp cho bạn quản lý tốt thời gian của mình, đồng thời cải thiện được các mối quan hệ.

Chủ động giao tiếp: Đa phần những bệnh nhân trầm cảm luôn muốn khép mình, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì thế, việc chủ động trò chuyện, giao tiếp với người thân, bạn bè sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng này.

Kiểm soát giấc ngủ: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần, đặc biệt là những người trầm cảm. Tốt nhất, bệnh nhân nên rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Lựa chọn nơi ngủ thoáng mát, chăn gối mềm mại để giúp cho giấc ngủ được trọn vẹn hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống: Người bệnh nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây, cá, thịt,…Hạn chế ăn nhiều thực phẩm béo, ngọt, cay, nóng. Tuyệt đối không uống bia rượu, thuốc lá,…

2. Sử dụng thuốc Tây

Hiện nay các loại thuốc chống trầm cảm cũng được nghiên cứu và sản xuất rất nhiều trên thị trường. Đây cũng là phương pháp mang lại hiệu quả cao và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi có hướng dẫn và chỉ định cụ thể của các chuyên gia.

Thông thường đối với những tình trạng bệnh ở mức độ nặng sẽ được kết hợp thêm với biện pháp dùng thuốc. Những loại thuốc này sẽ giúp kiểm soát tốt cảm xúc, não bộ và làm thuyên giảm những triệu chứng của bệnh trầm cảm. Đa phần khoảng sau vài tuần sử dụng người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng giảm dần, sức khỏe được từ từ hồi phục.

Tuy nhiên, các loại thuốc chống trầm cảm sẽ gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, khó ngủ, mệt mỏi, giảm chức năng sinh lý,…Do đó, người bệnh khi được chỉ định sử dụng cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý tăng giảm liều dùng để hạn chế tốt nhất các trường hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

3. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh trầm cảm áp dụng nhất. Đây cũng được xem là một trong các biện pháp điều trị an toàn và mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh. Với phương pháp này người bệnh sẽ được phục hồi tự nhiên, không cần đến sự can thiệp của thuốc và không để lại bất kì biến chứng nào sau điều trị.

Tuy nhiên để quá trình điều trị bằng biện pháp trị liệu tâm lý được diễn ra thuận lợi nhất và mang lại kết quả tốt cho bệnh nhân thì bạn cần lựa chọn các cơ sở uy tín và chất lượng. Luôn tự hào là đơn vị đi đầu và duy nhất tại Việt Nam chuyên về lĩnh vực tâm lý trị liệu, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam (viết tắt là Tâm lý trị liệu NHC) đã hỗ trợ cho rất nhiều người bệnh cải thiện được tình trạng trầm cảm, lấy lại cảm xúc hạnh phúc và cân bằng trong cuộc sống.

Đến với NHC bạn sẽ được điều trị theo phương pháp 1 chuyên gia tâm lý và 1 bệnh nhân, đảm bảo tính riêng tư, bảo mật và mang lại kết quả vượt trội. Tại đây các bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố để có thể lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp như trò chuyện, giao tiếp, trị liệu bằng âm nhạc,….Các bác sĩ tâm lý của NHC có kinh nghiệm lâu năm, trách nghiệm, tận tâm nên luôn nhận được nhiều sự đánh giá cao của khách hàng.

Yoga Và Thiền Chữa Bệnh Trầm Cảm

Trầm cảm nặng là tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở xã hội hiện đại, trầm cảm nặng có thể tàn phá cuộc sống. Các triệu chứng của tâm trạng chán nản bao gồm mất hứng thú hoặc khoái cảm trong các hoạt động hàng ngày. Có vài triệu chứng khác nhau phản ánh sự thay đổi chức năng, chẳng hạn như vấn đề với giấc ngủ, ăn uống, năng lượng, sự tập trung, hình ảnh bản thân, suy nghĩ tồi tệ hoặc tự sát.

Yoga và thiền có thể giúp giảm trầm cảm. Và các bác sĩ, những người biết về lợi ích của thiền và yoga, đang mang những công cụ này đến cho bệnh nhân của họ và thấy tác động tích cực.

Thiền có thể giúp trầm cảm tránh khỏi tái phát

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2004 đã khám phá liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm (MBCT) có thể ngăn ngừa tái phát ở những người đã trải qua các giai đoạn trầm cảm nặng. Thật thú vị, họ thấy rằng MBCT có hiệu quả trong việc giảm đáng kể nguy cơ tái phát (từ 78 phần trăm xuống 36 phần trăm) cho những đối tượng đã trải qua ba hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm.

Chánh niệm có thể hữu ích hơn trong việc ngăn ngừa tái phát hơn là đưa mọi người ra khỏi một giai đoạn trầm cảm. Khi mọi người bị trầm cảm, bộ não của họ bị tổn hại theo những cách khiến cho việc thực tập chánh niệm trở nên khó khăn hơn. Cố gắng thực sự quan sát để có kinh nghiệm mà không phán xét và hãy để nó qua đi.

Yoga có lợi cho trầm cảm

Một nghiên cứu gần đây sử dụng cả tư thế yoga và kỹ thuật thở cho thấy một số lợi ích tích cực cho những người bị trầm cảm nhẹ đến trung bình, khi thực hành hai hoặc ba lần một tuần tại nhà. Trong cả hai nhóm hai lần một tuần và ba lần một tuần, những người tham gia cho thấy sự trầm cảm giảm đáng kể khi kết thúc. Một nghiên cứu khác, được thực hiện bởi Đại học California và Johns Hopkins, đã tìm thấy kết quả tương tự đối với những người có mức độ trầm cảm nhẹ đến trung bình, thực hành yoga dường như giúp kéo mọi người trở về mức độ dần cân bằng.

Ba lời khuyên để xử lý trầm cảm

Đây là ba lời khuyên để bạn thử kiểm nghiệm với những trạng thái tâm lý chán nản.

Theo dõi các dấu hiệu sớm. Chánh niệm có thể giúp chúng ta mang lại nhiều nhận thức hơn cho các dấu hiệu cảnh báo cá nhân. Cơ thể của bạn cung cấp cho bạn một gợi ý? Có phải trầm cảm bắt đầu với suy nghĩ tiêu cực? Nếu bạn có thể nhận những tín hiệu này và có hành động tích cực sớm hơn, bạn có thể tránh được tình trạng trầm cảm sâu hơn.

Hãy di chuyển. Cho dù đó là thông qua tập luyện yoga, đi bộ hoặc bơi, di chuyển cơ thể giúp tránh khỏi suy nghĩ tiêu cực và nặng nề của trầm cảm. Nếu khó tìm thấy động lực vì bạn cảm thấy hụt hẫng, hãy làm gì đó trong thời gian ngắn hơn; nhắc nhở bản thân rằng chỉ mất vài phút trong ngày có cơ hội tốt giúp bạn cảm thấy tốt hơn một chút. Hoặc nghĩ ra cách tự thưởng cho mình sau khi hoàn thành.

Hãy nhẹ nhàng với chính mình. Thật không dễ dàng để ngồi với một trạng thái tự phê bình. Thật đau đớn và có thể cảm thấy như nó sẽ tồn tại mãi mãi. Phải mất rất nhiều can đảm để chịu đựng và thậm chí khám phá những cảm giác này. Tự tạo cho mình lòng tốt, từ bi và khuyến khích. Đừng cảm thấy như bạn phải thay đổi mọi thứ ngay bây giờ. Và mặc dù có thể không cảm thấy như vậy vào lúc này, hãy nhớ, cuối cùng những cảm xúc này sẽ qua đi.