Vậy bệnh lậu là gì? Bệnh lậu một dạng bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, do song cầu lậu khuẩn có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Đây là loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể và sinh sản mạnh khi ở trong môi trường ẩm ướt trên cơ thể như bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn. Mặc dù bệnh lậu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản và có thể dẫn tới vô sinh-hiếm muộn ở cả hai giới.
Sau khi đã hiểu được bệnh lậu là bệnh gì thì thời gian ủ bệnh ở nam giới thường ngắn hơn nữ giới, các triệu chứng thường xuất hiện chỉ sau 2-5 ngày sau khi vi khuẩn lậu xâm nhập. Tuy nhiên, triệu chứng đầu tiên mà nam giới có thể nhận biết là cảm giác đau buốt, nóng rát khi tiểu tiện. Sau đó, đến các dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới thường găp như:
Đầu dương vật bị sưng tấy, đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở xung quang “cậu nhỏ” và niệu đạo chảy mủ có màu xanh hoặc vàng đặc. Dương vật chảy mủ là dấu hiệu phổ biến ở nhiều nam giới bị lậu.
Biểu hiện tiểu buốt, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, có hiện tượng tiểu khó, tiểu ra mủ, ra máu
Bìu và tinh hoàn bị sưng đau đi kèm với đau háng khi nhiễm trùng lan sang các khu vực khác
Cảm thấy ngứa ngáy và chảy máu ở hậu môn, ảnh hưởng đến trực tràng. Một số trường hợp người bệnh bị tiêu chảy, cảm thấy khó khăn và đau khi đại tiện
Cơ thể luôn mệt mỏi và có triệu chứng sốt cao, ớn lạnh,…
Đối với nam giới có quan hệ bằng miệng, các biểu hiện lậu sẽ xuất hiện ở cổ họng, gây đau họng và có cảm giác khó khăn, vướng víu khi nuốt thức ăn.
Bệnh lậu ở nữ giới
Do đặc thù của bộ phận sinh dục nữ là kín đáo và ẩm ướt hơn nên song khuẩn cầu lậu sẽ dễ dàng tấn công và thời gian ủ bệnh lại cũng kéo dài hơn so với nam giới. Thực tế thì các dấu hiệu bệnh lậu nữ giới thường khá mờ nhạt, trong đó có đến 70% trường hợp mắc bệnh mà không có triệu chứng. Các triệu chứng thường giống với một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa nên rất dễ bị nhầm lẫn.
14 ngày sau khi vi khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể, bệnh nhân mới thấy xuất hiện những triệu chứng đầu tiên là cảm thấy ngứa, rát và tiết dịch bất thường hay nhiều hơn , có khí hư màu vàng hoặc trắng từ âm đạo.
Lỗ niệu đạo có màu đỏ, có dịch đục hoặc chảy mủ
Ra máu ở âm đạo dù không phải là kỳ kinh nguyệt
Cảm thấy đau bụng dưới, đau vùng chậu, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt, ra máu hoặc đau rát trong lúc quan hệ.
Cổ tử cung sẽ bị phù nề, sưng đỏ nếu chạm vào sẽ bị chảy máu, chảy mủ
Đối với trường hợp quan hệ bằng miệng thì có thể bị lở loét vùng họng kèm theo đau rát.
Nguyên nhân bị bệnh lậu Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân bị bệnh lậu
Đây là con đường trực tiếp và nhanh nhất dẫn tới bệnh lậu, quan hệ tình dục không an toàn dưới mọi hình thức bao gồm cả đường sinh dục, đường miệng và hậu môn đều làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lậu.
Ngay kể cả việc quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su cũng tiềm ẩn những rủi ro lây bệnh . Cụ thể như: các sự cố rách bao cao su, bao cao su không đảm bảo chất lượng… sẽ khiến các dịch tiết chứa vi khuẩn lậu có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bạn tình trong quá trình giao hợp.
Phụ nữ mắc bệnh lậu trong thời gian mang thai sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh sang cho thai nhi trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh con. Thông qua cuống rốn hoặc dịch âm đạo khi sinh thường, thai phụ hoàn toàn có thể lây bệnh cho con, khiến em bé phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: sảy thai, thai chết lưu, sinh non, viêm phổi, viêm kết mạc…
Do tiếp xúc với niêm mạc vết thương hở
Song cầu khuẩn lậu có thể trú ngụ ở khắp các bộ phận trong cơ thể, tồn tại trong dịch nhầy và máu ở vết thương hở của người bệnh.
Khi bạn tiếp xúc với các vết thương hở chứa vi khuẩn lậu, hoặc có những cử chỉ gần gũi như ôm hôn thân mật với người mắc bệnh… thì nguy cơ bị bệnh lậu cũng rất cao.
Do thói quen dùng chung đồ dùng cá nhân
Nếu sử dụng chung các vật dụng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, đồ lót… của người mắc bệnh lậu, thì bạn cũng có khả năng cao nhiễm bệnh.
Như vậy phân tích ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lậu. Lời khuyên là mỗi người cần chủ động trang bị các kiến thức về nguyên nhân bị bệnh lậu, các dấu hiệu nhận biết để chủ động trong cách phòng tránh và ngăn chặn bệnh kịp thời.
Cách điều trị bệnh lậu
Có rất nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên hiệu quả nhất hiện nay phải kể đến Kỹ thuật phục hồi tăng cường chức năng gen GPH. Đây là công nghệ độc quyền hiện đang được áp dụng tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi giúp điều trị thành công hàng ngàn trường hợp mắc bệnh lậu. Nhờ sử dụng năng lượng cao, công nghệ này có thể xâm nhập sâu vào tổ chức gây bệnh tới 16cm, tiêu diệt mọi virus, vi khuẩn gây bệnh mà không làm ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Cùng lúc đó, công nghệ này cũng có thể sử dụng năng lượng cao để cải thiện tại chỗ và toàn bộ tuần hoàn máu, thông qua các dịch thể miễn dịch trong máu, từ đó ức chế sự sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn gây bệnh. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp thông thường như an toàn, không ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, không có tác dụng phụ, không gây đau, không phẫu thuật, tiêu diệt hoàn toàn tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng đặt thêm các bài thuốc Đông gia truyền có công dụng bồi bổ cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, mát gan, thanh nhiệt, đào thải độc tố, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể, không tác dụng phụ, hỗ trợ điều trị bệnh lậu hiệu quả đồng thời ngăn chặn mầm bệnh tái phát.
Bệnh nhân cần tuân thủ một số lời khuyên sau để nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị và đẩy nhanh quá trình phục hồi:
Kiêng việc quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được điều trị dứt điểm.
Tuân theo thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học, tránh xa các tệ nạn xã hội.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, không dùng chung đồ cá nhân với người khác.
Nâng cao sức đề kháng của cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng cân bằng, kết hợp việc tập thể dục hàng ngày phù hợp với thể trạng.
Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh như đi xe đạp, đi ngựa, chạy nhảy gây tổn thương bộ phận sinh dục – tiết niệu.
Nên định kỳ khám lâm sàng và xét nghiệm lại.
Bị bệnh lậu có nguy hiểm không?
Là một trong những căn bệnh lây lan qua đường tình dục rất nguy hiểm nên nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, vi khuẩn lậu sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe như:
Suy giảm chức năng sinh sản, thậm chí vô sinh:
Nữ giới: Khi song cầu lậu khuẩn đã lan rộng và gây viêm nhiễm vòi trứng, có thể là một hoặc cả hai bên. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị vô sinh nếu vòi trứng bị tắc nghẽn, hoặc mang thai ngoài dạ con nếu vòi trứng chỉ chít hẹp một phần. Tình trạng viêm nhiễm có thể gây cản trở quá trình tinh trùng gặp trứng; gây nên tình trạng khó thụ thai.
Nam giới: Vi khuẩn lậu tấn công sâu sẽ gây viêm nhiễm, đau đớn tại cơ quan sinh dục như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn-mà tinh hoàn, viêm túi tinh…, dần dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh hoàn, mào tinh hoàn, tuyến tiền liệt làm chất lượng và số lượng tinh trùng bị suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Phụ nữ mang thai bị lậu có nguy cơ cao bị sảy thai, sinh non, chửa ngoài dạ con hơn so với bình thường. Nếu sinh thường, thai nhi sẽ có nguy cơ rất cao bị chậm phát triển về trí tuệ và thể chất, dễ bị dị tật do tiếp xúc với khuẩn lậu, gây viêm giác mạc, viêm kết mạc, mù lòa, viêm màng não,…
Viêm nhiễm các cơ quan khác trên cơ thể: Song cầu lậu có thể xâm nhập và tấn công vào nhiều bộ phận khác trong cơ thể, gây ra viêm khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn máu,…thậm chí tử vong.
Bệnh lậu bao lâu thì khỏi?
Bệnh lậu chữa bao lâu thì khỏi? Đây là những thắc mắc rất phổ biến tại các cơ sở y tế khi tiếp nhận hàng nghìn ca mắc bệnh lậu hàng ngày. Tuy nhiên, rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này do thời gian chữa khỏi bệnh lậu còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, phương pháp điều trị, địa chỉ khám chữa bệnh, khả năng đáp ứng thuốc của từng người bệnh, thể trạng cơ địa, sự tự giác tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ của bệnh nhân,…. Các bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ những vấn đề này để nâng cao hiệu quả chữa trị, rút ngắn thời gian điều trị
Bệnh lậu lây qua đường nào
Vi khuẩn lậu có thể lây truyền từ người nọ sang người kia thông qua quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền từ mẹ sang con hoặc lây nhiễm qua con đường gián tiếp.
Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân gây ra 90% trường hợp mắc bệnh lậu. Khi đó, vi khuẩn lậu dễ dàng xâm nhập và tấn công vào dương vật, âm đạo, hậu môn, miệng và lây truyền bệnh cho bạn tình. Đôi khi, nguy cơ lây nhiễm bệnh vẫn xảy ra dù đã dùng bao cao su.
Lây truyền từ mẹ sang con: Khi phụ nữ mang thai bị mắc bệnh lậu, sẽ có thể gặp các rủi ro tiềm ẩn như sinh non, sảy thai hay dị tật thai nhi. Em bé có thể bị lây nhiễm bệnh lậu nếu sản phụ sinh thường và sẽ có thể gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Lây truyền qua con đường gián tiếp: Thông thường, do sức đề kháng kém nên khi dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần áo lót, chăn màn, bồn tắm,…có chứa dịch tiết mang vi khuẩn lậu của người bệnh, bạn cũng dễ dàng bị lây truyền bệnh.
Phân biệt giữa bệnh lậu và bệnh giang mai Bệnh Lậu
Nguyên nhân: Bệnh lậu do loại vi khuẩn hình cầu gọi là song cầu khuẩn lậu gây ra. Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây nhiễm chủ yếu.
Dấu hiệu của bệnh lậu: Thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày sau khi bị vi khuẩn lậu xâm nhập. Biểu hiện thường gặp đó là: đái rắt, tiểu buốt, sốt nhẹ, kèm theo mủ ở đầu dương vật.
Bệnh Lậu mang lại các biến chứng cho sức khỏe như: viêm tinh hoàn- mào tinh hoàn ở nam giới dẫn tới vô sinh-hiếm muộn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, viêm buồng trứng ở nữ giới…
Bệnh Giang mai
Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh giang mai do vi khuẩn hình xoắn hay gọi là xoắn khuẩn giang mai gây ra. Con đường tình dục không an toàn hoặc lây từ mẹ sang con là con đường lây bệnh chủ yếu.
Triệu chứng bệnh giang mai: Các triệu chứng xuất hiện từ 2-4 tuần sau khi bị nhiễm bệnh , với 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Xuất hiện những nốt màu đỏ trên da không ngứa, không đau ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, vết loét nông bờ nhẵn, có mùa hông nhạt, không mủ và ngứa.
Giai đoạn 2: Bệnh nhân sẽ thấy các ban đỏ hồng mọc ở vùng bụng, ngực… hay lưng hoặc môi, trong khoang miệng… Các nốt ban này không bị bong vảy, ấn vào sẽ biến mất.
Giai đoạn 3: có thể diễn ra khoảng từ 3-15 năm kể từ khi bị nhiễm bệnh. Giai đoạn này giang mai đã phát triển rất mạnh, tấn công vào các cơ quan phủ tạng, gây giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, củ giang mai dẫn tới tử vong.