Căn Bệnh Wilson / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Wilson: Một Căn Bệnh Di Truyền Không Thể Bỏ Qua

Bệnh Wilson là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ngộ độc đồng trong cơ thể. Nó ảnh hưởng đến khoảng 1/30.000 người trên toàn thế giới. Hầu hết những người mắc bệnh Wilson được chẩn đoán ở độ tuổi từ 5 đến 35. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ hơn và người già hơn.

Bạn có biết rằng, nguyên tố đồng đóng vai trò chính trong sự phát triển của các dây thần kinh, xương, collagen và sắc tố da melanin? Thông thường, đồng được hấp thụ từ thức ăn của bạn và lượng dư thừa được bài tiết thông qua một chất được sản xuất trong gan (mật).

Nhưng ở những người mắc bệnh Wilson, đồng không được loại bỏ đúng cách. Thay vào đó chúng bị tích lũy, có thể đến mức đe dọa đến tính mạng. Chẩn đoán sớm là rất quan trọng để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Wilson.

Điều trị có thể bao gồm dùng thuốc hoặc ghép gan. Trì hoãn hoặc không được điều trị có thể gây suy gan, tổn thương não hoặc các tình trạng đe dọa tính mạng khác.

2. Triệu chứng của bệnh Wilson là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Wilson rất đa dạng, tùy thuộc vào cơ quan nào bị ảnh hưởng. Những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh hoặc tình trạng sức khỏe khác. Bệnh Wilson cần được chẩn đoán bởi bác sĩ và thông qua xét nghiệm chẩn đoán.

Các triệu chứng sau đây có thể chỉ ra sự tích lũy đồng trong gan:

Nhiều trong số các triệu chứng này, như vàng da và phù, giống nhau đối với các tình trạng khác như suy gan và thận. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm trước khi xác nhận chẩn đoán bệnh Wilson.

Tích lũy đồng trong não có thể gây ra các triệu chứng thần kinh, như:

Trong giai đoạn tiến triển, những triệu chứng này có thể bao gồm co thắt cơ, co giật và đau cơ khi vận động.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cácvòng Kayser-Fleischer và đục nhân hình hoa hướng dương trong mắt. Vòng Kayser-Fleischer là sự đổi màu vàng nâu bất thường trong mắt được gây ra bởi sự tích tụ của đồng dư thừa. Nó xuất hiện ở khoảng 97% những người mắc bệnh Wilson.

Đục nhân hình hoa hướng dương xuất hiện ở 1 trên 5 người mắc bệnh Wilson. Sự lắng đọng đồng ở võng mạc và thuỷ tinh thể gây đục nhân hình hoa hướng dương.

Các triệu chứng khác

Sự tích tụ đồng trong các cơ quan khác có thể gây ra:

3. Nguyên nhân của bệnh Wilson là gì?

Một đột biến trong gen ATP7B trên nhiễm sắc thể 13q14, mã hóa cho sự vận chuyển đồng, gây ra bệnh Wilson. Bạn phải thừa hưởng đột biến gen này từ cả bố và mẹ mới mắc bệnh Wilson. Điều này có thể có nghĩa cha hoặc mẹ của bạn là người lành mang đột biến gen hoặc người bị bệnh Wilson.

Ở các bệnh nhân Wilson, gen ATP7B bị đột biến gây biến đổi quá trình vận chuyển đồng. Lượng đồng dư thừa trong không được chuyển hóa và thải ra khỏi cơ thể. Sau đó, chúng tồn tại dưới dạng đồng tự do ứ đọng tại các cơ quan trong cơ thể gây nhiều bệnh cảnh lâm sàng đa dạng.

4. Bệnh Wilson được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh Wilson có thể khó chẩn đoán ban đầu. Các triệu chứng tương tự như những vấn đề sức khỏe khác: ngộ độc kim loại nặng, và bại não.

Đôi khi, bác sĩ của bạn sẽ có thể loại trừ bệnh Wilson, một khi các triệu chứng thần kinh xảy ra và không có vòng Kayser-Fleischer. Nhưng đây không phải là trường hợp đối với những người có triệu chứng đặc hiệu gan hoặc không có những triệu chứng khác.

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn và hỏi về tiền căn bệnh tật của gia đình bạn. Họ cũng sẽ sử dụng nhiều thử nghiệm khác nhau để tìm những biến chứng do tích lũy đồng.

Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành một số thăm khám lâm sàng như:

Kiểm tra tổng trạng cơ thể của bạn.

Nghe âm thanh trong bụng.

Kiểm tra mắt dưới ánh sáng chói để tìm vòng Kayser-Fleischer hoặc đục nhân hình hoa hướng dương.

Kiểm tra kỹ năng vận động và trí nhớ của bạn.

Đối với các xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ rút mẫu và phân tích chúng tại phòng thí nghiệm để kiểm tra:

Bất thường về men gan.

Nồng độ đồng trong máu.

Nồng độ ceruloplasmin, một loại protein mang đồng qua máu.

Đột biến gen, còn được gọi là xét nghiệm di truyền.

Lượng đường trong máu thấp.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thu thập nước tiểu trong 24 giờ để tìm kiếm sự tích lũy đồng.

Xét nghiệm hình ảnh

Chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể giúp hiển thị những bất thường về não. Đặc biệt là nếu bạn có các triệu chứng thần kinh. Những phát hiện này có thể chẩn đoán tình trạng bệnh, nhưng chúng có thể giúp xác định mức độ tiến triển của bệnh.

Bác sĩ sẽ tìm kiếm các tín hiệu thân não yếu và tổn thương não và gan.

Sinh thiết gan

Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết gan để tìm kiếm các dấu hiệu tổn thương và dấu hiệu nồng độ đồng cao. Nếu bạn đồng ý với quy trình này, bạn có thể cần phải ngừng dùng một số loại thuốc và nhịn ăn trong 8 giờ trước đó.

Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ trước khi đưa kim vào lấy mẫu mô. Bạn có thể yêu cầu thuốc an thần và thuốc giảm đau, nếu cần. Trước khi về nhà, bạn sẽ cần nằm nghiêng trong 2 giờ và chờ thêm 2 đến 4 giờ.

Nếu bác sĩ tìm thấy sự hiện diện của bệnh Wilson, họ có thể đề nghị anh chị em của bạn làm xét nghiệm di truyền. Nó có thể giúp xác định liệu bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình có nguy cơ truyền bệnh Wilson hay không.

Bạn cũng có thể muốn xem xét sàng lọc trong tương lai cho trẻ sơ sinh nếu mang thai và mắc bệnh Wilson.

5. Bệnh Wilson được điều trị như thế nào?

Điều trị thành công bệnh Wilson phụ thuộc vào thời gian nhiều hơn là dùng thuốc. Điều trị thường xảy ra trong 3 giai đoạn và nên kéo dài suốt đời. Nếu một người ngừng dùng thuốc, đồng có thể tích tụ trở lại.

5.1. Giai đoạn đầu

Điều trị đầu tiên là loại bỏ đồng thừa ra khỏi cơ thể bạn. Bao gồm các loại thuốc như d-penicillamine và trientine hoặc syprine. Những loại thuốc này sẽ loại bỏ đồng thừa ra khỏi các cơ quan của bạn và giải phóng nó vào máu. Thận sau đó sẽ lọc đồng vào nước tiểu và thải ra ngoài.

Trientine có ít tác dụng phụ được báo cáo hơn d-penicillamine. Tác dụng phụ tiềm tàng của d-penicillamine bao gồm:

Bác sĩ sẽ cung cấp liều lượng thuốc thải đồng thấp hơn nếu bạn mang thai, vì chúng có thể gây dị tật bẩm sinh.

5.2. Giai đoạn thứ hai

Mục tiêu của giai đoạn thứ hai là duy trì mức đồng bình thường sau khi loại bỏ. Bác sĩ sẽ kê toa kẽm hoặc tetrathiomolybdate nếu bạn đã kết thúc đợt điều trị đầu tiên. Hoặc bạn mắc bệnh Wilson nhưng không có triệu chứng bệnh.

Kẽm dùng đường uống dưới dạng muối hoặc acetate (Galzin) giữ cho cơ thể không hấp thụ đồng từ thực phẩm. Bạn có thể bị đau bụng nhẹ do uống kẽm. Trẻ em mắc bệnh Wilson, nhưng không có triệu chứng có thể muốn dùng kẽm để ngăn tình trạng xấu đi hoặc làm chậm tiến triển của nó.

5.3. Giai đoạn thứ ba

Sau khi các triệu chứng được cải thiện và mức đồng của bạn là bình thường. Lúc này, bạn sẽ muốn tập trung vào liệu pháp duy trì lâu dài. Điều này bao gồm tiếp tục điều trị kẽm hoặc thải đồng và thường xuyên theo dõi nồng độ đồng của bạn.

Bạn cũng có thể quản lý mức đồng của mình bằng cách tránh các loại thực phẩm có mức độ cao, chẳng hạn như:

Bạn cũng có thể muốn kiểm tra các thành phần trong nước mà mình đang sử dụng tại nhà. Có thể có thêm đồng trong nước nếu nhà bạn có ống đồng.

Thuốc có thể mất ​​4 – 6 tháng để có hiệu quả ở một người đang gặp phải các triệu chứng. Nếu một người không đáp ứng với các phương pháp điều trị này, họ có thể cần ghép gan. Một ca ghép gan thành công có thể chữa khỏi bệnh Wilson. Tỉ lệ thành công cho ghép gan là 85% sau 1 năm.

6. Tiên lượng của bệnh Wilson

Nếu bạn biết mình mang gen gây bệnh Wilson càng sớm, thì tiên lượng của bạn càng tốt. Bệnh Wilson có thể phát triển thành suy gan và tổn thương não nếu không được điều trị.

Điều trị sớm có thể giúp đảo ngược các vấn đề về thần kinh và tổn thương gan. Điều trị trong giai đoạn sau có thể ngăn ngừa tiến triển của bệnh, nhưng những tổn thương có thể không phục hồi. Những người trong giai đoạn sau có thể phải học cách kiểm soát các triệu chứng của họ trong suốt cuộc đời.

7. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh Wilson hay không?

Wilson là một bệnh lý di truyền. Nếu cha mẹ có con mắc bệnh Wilson, họ cũng có thể có những đứa con khác mắc bệnh này.

Mặc dù không thể ngăn ngừa nhưng bạn có thể trì hoãn hoặc làm chậm sự khởi phát của bệnh. Nếu phát hiện ra mình mắc bệnh Wilson, bạn có thể ngăn ngừa các triệu chứng xuất hiện bằng cách sử dụng những loại thuốc như kẽm. Một chuyên gia di truyền có thể giúp bạn xác định nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn cho con của bạn.

Bệnh Gút Vô Căn Là Gì

Bệnh gút vô căn là gì, nguyên nhân từ đâu ? Thưa bác sĩ. Tôi năm nay 62 tuổi, bị Gút nhiều năm nay. Tôi làm công việc lao động chân tay, hàng ngày vận động nhiều, không ăn nhiều hải sản, không uống rượu bia…Đi khám Bác sĩ kết luận bệnh gút vô căn? Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn Bác sĩ . nguyenvansang…@gmail.com.

Chào anh Sang, để giúp anh có thêm kiến thức về nguyên nhân của bệnh gút, mời anh và quý vị có cùng câu hỏi đi tìm lời giải trong nội dung bài viết sau của chuyên trang Y khoa Tâm Đức.

Bệnh Gút là gì ?

Bệnh gút nằm trong nhóm bệnh viêm màng hoạt dịch khớp do lắng đọng tinh thể muối urat trong khớp, tổ chức xung quanh khớp trong các mô.

Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bằng những đợt viêm khớp cấp tái phát gây ra do tăng axit uric máu.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút thường khiến bệnh nhân bị thức giấc đột ngột vào ban đêm do ngón chân cái với cảm giác đau, rát như bị lửa đốt, sưng phồng, nóng đỏ, nặng nề không chịu nổi.

Người bệnh bị đau khớp dữ dội, thường là những khớp lớn trên ngón chân cái, có thể ở khớp bàn chân, gối, cổ tay, bàn tay, mắt cá chân. Cơn đau gút cấp sẽ kéo dài khoảng 5 đến 10 ngày. Các triệu chứng khó chịu sẽ giảm dần sau 1-2 tuần, bệnh nhân trở lại như bình thường, các khớp hầu như không thấy bất thường.

Trên thực tế có ghi nhận một vài trường hợp bệnh nhân có cơn gút cấp với các biểu hiện đau âm ỉ với cường độ thấp hơn. BN chỉ bị sưng, nóng đỏ, đau mức độ vừa và khó khăn khi di chuyển, vận động.

Triệu chứng của bệnh gút thường là cấp tính, xảy ra vào ban đêm, không có triệu chứng báo trước.

Bệnh gút thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Bệnh gút ở nữ thường chỉ xảy ra sau tuổi mãn kinh.

Bệnh gút có thể chữa được nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ bởi cơ sở y tế chuyên khoa.

Bệnh gút không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho bệnh nhân gút. Tuy nhiên theo kết quả từ nhiều nghiên cứu dịch tễ đã thống kê về những biến chứng của bệnh gút. Bệnh Gút còn là tác nhân gây nguy cơ tim mạch, tăng tỷ lệ tử vong do tim mạch từ 30-50% tùy vào mức độ của bệnh.

Bệnh Gút luôn gắn liền với nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: suy thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường type 2, cao huyết áp, thừa cân, béo bụng một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong do tim mạch, tai biến mạch mạch máu não (Richette & Bardin, Lancet 2010; 375 (9711):318-28).

Ngoài ra bệnh nhân gút cũng có nguy cơ cao về suy giảm chức gan do phải sử dụng một số nhóm thuốc trong quá trình điều trị .

Thoái hóa khớp, biến dạng khớp, mất chức năng vận động do những cục tophi gây ra cũng là nguy hiểm của bệnh gút

Bệnh gút bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: nguyên phát và thứ phát

– Bệnh gút nguyên phát hay còn gọi là bệnh gút vô căn.

95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi. Người mắc bệnh gút nguyên phát chiếm phần lớn trong nhóm người bệnh nhân gút. Cho đến nay cũng chưa có nghiên cứu nào có đủ căn cứ khoa học để chỉ ra được nguyên nhân của bệnh gút nguyên phát. Chế độ ăn uống chỉ được xem là nguyên nhân làm cho bệnh nặng thêm.

– Bệnh gút thứ phát.

Là do các rối loạn về gen, nguyên nhân chủ yếu là do di truyền ( hiếm gặp)

Do tăng axit uric hoặc giảm đào thải axit uric hoặc kết hợp cả hai nguyên nhân trên.

Bệnh gút thứ phát là từ nhóm bệnh khác gây ra. Cụ thể:

* Suy giảm chức năng thận làm giảm độ lọc cầu thận.

* Bệnh về máu như bệnh bạch cầu cấp.

* Bệnh lao: dùng thuốc kháng ethambutol, pyrazinamid

* Điều trị các bệnh ác tính theo phác đồ dùng các thuốc ức chế tế bào.

* Dùng nhóm thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid

Tăng cường chức năng gan, chức năng thận giúp đào thải axit uric. Sản phẩm đang được xem là đạt hiệu quả cao giúp đào thải axit uric là Ngài tằm Obelisk và Liverix BC.

Lời kết.

Như đã trình bày ở trên bệnh Gút vô căn chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm bệnh nhân gút. Nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh gút cần điều trị kết hợp nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh gút nếu không điều trị kịp thời , đúng phác đồ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, gây tàn phế, suy giảm chất lượng cuộc sống. Do vậy tuyệt đối không nên lơ là việc chữa trị, cần đi khám ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.

Nếu Quý vị còn thắc mắc hoặc cần tư vấn về bệnh gút vô căn là gì, phương pháp điều trị bệnh gút, xin vui lòng liên hệ số Tổng đài tư vấn của Y khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và hoàn toàn MIỄN PHÍ – 0967 888 943

Nguồn: Y khoa Tâm Đức.

Bạn Biết Gì Về Căn Bệnh Basedow?

Đây là căn bệnh xuất hiện do tuyến giáp phát triển quá mức, kết hợp với phì đại bướu giáp lan toả. Khi cơ thể có những biến đổi bất thường làm rối loạn nội tiết tố, hormone giáp tiết ra quá nhiều gây ra bệnh này.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn xuất hiện ở độ tuổi 20 – 40. Nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp nhiều lần so với nam giới.

Hiện nay, bệnh được xếp vào nhóm bệnh tự miễn.

Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng bệnh Basedow bắt nguồn là căn bệnh tự miễn. Cơ thể người tự tiết ra kháng thể chống lại chính nó. Cụ thể, trong bệnh Basedow, các kháng thể này tấn công và phá hủy tế bào tuyến giáp. Một số nguyên nhân được liệt kê như sau:

Yếu tố di truyền: Họ hàng của người mắc bệnh có nguy cơ và trong máu của họ tồn tại kháng thể kháng tế bào tuyến giáp.

Yếu tố giới tính: Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh Basedow cao hơn nam giới.

Độ tuổi: Thống kê cho thấy những người mắc bệnh thường nằm trong độ tuổi 20 – 40.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gây khởi phát đáp ứng miễn dịch của bệnh Basedow là:

Phụ nữ mang thai, đặc biệt là thời kỳ sau khi sinh.

Điều trị bằng thuốc lithium vì thuốc này làm thay đổi đáp ứng miễn dịch.

Ngừng điều trị corticoid.

Nhiễm vi khuẩn hoặc virus.

Do căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

Triệu chứng cơ năng của bệnh Basedow bao gồm:

Người bệnh vẫn ăn uống bình thường tuy nhiên lại sút cân nhanh chóng. Một vài trường hợp tăng cân do ăn quá nhiều.

Tính tình thất thường: Thường có cảm giác lo âu, dễ xúc động, cáu gắt, khó tập trung, mệt mỏi, rất khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

Thân nhiệt tăng: Cơ thể luôn cảm thấy nóng bừng, ra nhiều mồ hôi ở vùng ngực và bàn tay.

Tim: Đánh trống ngực, cảm giác ngẹt thở, đau nhói tim, hay lo âu hồi hộp.

Tiêu hoá: , buồn nôn, đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, theo vị trí ảnh hưởng, triệu chứng bệnh Basedow còn được chia thành 2 nhóm lớn.

Bướu giáp: Bướu giáp lớn, mềm, đàn hồi hoặc hơi cứng. Nếu bướu lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận. Một vài bệnh nhân có thể không có bướu giáp lớn. Vùng cổ đỏ, nóng, tăng tiết mồ hôi.

Hội chứng nhiễm độc giáp:

Trên tim mạch: Nhịp tim nhanh, khó thở, loạn nhịp ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Các mạch máu đập mạnh, có thể sờ hoặc nhìn thấy các mạch máu lớn ở tay, bụng, đùi đập rất mạnh, phù phổi, gan to.

Trên thần kinh – cơ: Chân tay người mắc bệnh thường bị run rẩy; yếu cơ, mệt mỏi, đi lại khó khăn, nhất là khi lên cầu thang hoặc mỗi lần đứng lên ngồi xuống.

Tổn thương mắt: Lồi mắt, tổn thương kết mạc, loét giác mạc, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, luôn cảm giác có vật cản trong mắt, thị lực suy giảm trầm trọng…

Phù niêm mạc: Vị trí tổn thương thường ở mặt trước cẳng chân, dưới đầu gối, có tính chất đối xứng. Vùng thương tổn dày, da hồng, bóng, lỗ chân lông nổi lên, mọc thưa, bài tiết nhiều mồ hôi.

To các đầu chi: Đầu các ngón tay và ngón chân biến dạng thành hình dùi trống. Ngoài ra, có dấu hiệu tiêu móng tay, móng tay ngắn lại, giường móng tay dài ra.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh Basedow. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, kinh nghiệm của bác sĩ và mức độ tuân thủ của bệnh nhân mà sẽ có các phương án điều trị khác nhau được cân nhắc phù hợp.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc): Đây là phương án bảo tồn, tương đối tốn kém và đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối của bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân đều đáp ứng với phương án dùng thuốc. Tuy nhiên, khi ngưng thuốc thì bệnh rất dễ tái lại.

Điều trị bằng iod phóng xạ: Dùng iod 131 tập trung tại tuyến giáp để phá hủy nhu mô tuyến giáp tại chỗ. Đây là phương pháp điều trị được chọn lựa do hiệu quả cao, kinh tế và không có phản ứng phụ nghiêm trọng.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp gần toàn phần: Phẫu thuật được tiến hành trong các trường hợp: bệnh tái phát sau nhiều lần điều trị, tuyến giáp quá lớn hoặc cường giáp ở phụ nữ có thai đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc.

Bệnh Basedow là căn bệnh có triệu chứng phức tạp và ảnh hưởng lên nhiều cơ quan của cơ thể. Các phương án điều trị bệnh hiện nay bao gồm: dùng thuốc, điều trị iod phóng xạ và phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để có phương án điều trị phù hợp. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về căn bệnh này.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Bệnh Sởi Là Căn Bệnh Như Thế Nào?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây bằng đường hô hấp dễ gây thành dịch, bệnh thường gặp ở trẻ em và có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh sởi là căn bệnh như thế nào?

Bệnh sởi là căn bệnh như thế nào?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae, virus hình cầu, sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng…ở nhiệt độ 56 độ virus bị tiêu diệt trong 30 phút. Theo đó, nguồn lây bệnh là trẻ bị bệnh, bệnh lây từ 2 đến 4 ngày trước khi phát bệnh cho đến 5 đến 6 ngày từ khi mọc ban.

Bệnh lây lan qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi trẻ ho, hắt hơi, nói chuyện với người lành. Bệnh ít lây gián tiếp vì virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ ngoại cảnh. Bệnh thường gặp ở trẻ 2 đến 6 tuổi, trẻ dưới 6 tháng ít mắc bệnh hơn do có miễn dịch từ mẹ chuyển sang con. Người lớn nếu mắc bệnh thường là những vùng cao hẻo lánh, hải đảo… cơ sở y tế chưa tiếp cận được nên chưa được tiêm phòng vaccine sởi. Bệnh thường phát thành dịch vào mùa đông xuân, khi bị bệnh thường gây suy giảm miễn dịch nên bệnh nhân dễ bị mắc thêm các bệnh khác. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, 0,3 đến 0,7% ở các nước đang phát triển. Bệnh nhân sau khi khỏi bệnh sẽ để lại miễn dịch bền vững vì vậy bệnh nhân hiếm khi bị bệnh lần thứ hai. Nhưng đối với những người đã tiêm phòng vaccine sởi thì sẽ giảm tỷ lệ mắc và tử vong.

Triệu chứng lâm sàng bệnh sởi

Triệu chứng lâm sàng bệnh sởi

Bệnh sởi là căn bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa, theo đó, thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 8-11 ngày, thời kỳ này bệnh không có triệu chứng, thể lâm sàng im lặng.

Thời kỳ toàn phát hay còn gọi là thời kỳ phát ban, ban sởi mọc từ ngày thứ 4 đến thứ 6 với những đặc điểm trình tự mọc ban là mọc ban sởi từ trên xuống dưới, đầu xuất hiện trước sau đó tới tai, lan dần ra hai má rồi đến cổ, ngực, bụng, tay chân. Ban mọc hình tròn hoặc hình bầu dục, ban màu hồng hoặc đỏ tía hơi nổi gồ trên da, sờ mịn như nhung, đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành từng đám giữa các ban lành là khoảng da lành. Khi ban bắt đầu mọc, toàn thân nặng lên, sốt cao hơn người mệt mỏi hơn. Khi bạn mọc đến chân, thân nhiệt giảm dần, triệu chứng toàn thân giảm.

Thời kỳ lui bệnh là giai đoạn ban bay, thường vào ngày thứ 6 ban bắt đầu bay, ban bay theo thứ tự mọc, bay từ mặt đến thân mình và chỉ để lại các vết thâm có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phấn hay vảy cám. Những chỗ da thâm của ban bay và chỗ da bình thường tạo nên màu da loang lổ gọi là dấu hiệu “vằn da hổ” đó là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán.

Bệnh nhân mắc bệnh sởi cần ăn uống và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Theo các chuyên gia Cao đẳng điều dưỡng thì bệnh nhân mắc bệnh sởi vẫn có thể ăn uống bình thường, bổ sung đầy đủ các chất toàn trạng hồi phục dần nếu không bị biến chứng. Nếu để lâu không có cải thiện thì bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh.