Cách Trị Bệnh Ghẻ Ruồi / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Ghẻ Ruồi Và Cách Trị Bệnh Ghẻ Ruồi Hiệu Quả

Xuất hiện mẩn ngứa trên da với những hạt nhỏ li ti hoặc mụn nước đỏ

Thường phân bố ở vùng kẽ tay, kẽ chân, sau đó lan rộng ra khắp cơ thể

Cơn ngứa thường xuất hiện vào ban đêm nhiều hơn hoặc khi trời nóng

Sau một thời gian những mụn nước đỏ sẽ lan rộng ra và bị loét

Cách trị bệnh ghẻ ruồi hiệu quả

∗ Thuốc DEP

Dầu DEP hay còn gọi là (DiEthylPhtalat): Là một loại chất lỏng, không màu, không mùi, sánh, không gây độc hại và kích thích da. Dầu Dep có tác dụng chữa các loại ghẻ rất tốt. Bạn chỉ cần vệ sinh vùng ghẻ sạch sẽ rồi thoa thuốc trực tiếp lên vùng da tổn thương, bôi ngày 2-3 lần, bôi cả vào ban đêm. Lưu ý, khi thoa dầu nên thoa một lượng vừa đủ, không nên bôi quá nhiều, không bôi diện rộng và lên niêm mạc.

Ngoài những loại thuốc tây điều trị ghẻ ruồi thì thuốc nam chữa ghẻ ruồi cũng rất hiệu quả. Một trong những loại thuốc được nhắc đến đó chính là tinh dầu tràm, tinh dầu tràm không chỉ có tác dụng trị cảm cúm, ho đờm, đua bụng, đuổi muỗi, kiến, massage cơ xương khớp, trị các vết côn trùng cắn… Đặc biệt, tinh dầu tràm được sử dụng chữa bệnh ghẻ ruồi vô cùng hiệu quả, bạn chỉ cần lấy tinh dầu tràm thoa lên vùng da bị ghẻ ruồi một lớp vừa đủ, kiên trì như vậy bệnh ghẻ ruồi sẽ thuyên giảm hẳn.

Nếu bị ghẻ nước bạn hãy áp dụng ngay → Cách chữa trị bệnh ghẻ nước hiệu quả nhất

Dùng lá xoan để chữa ghẻ ruồi là một phương pháp dân gian được ông cha ta sử dụng từ xa xưa. Bạn chỉ cần lấy lá xoan rửa sạch nấu nước tắm hàng ngày bệnh ghẻ ruồi sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Ngoài ra, lá xoan còn có tác dụng chữa mụn trứng cá, mụn đầu đen, giảm sẹo thâm, làm ẩm da, điều trị bỏng và vết thương nhỏ…

Bạch đàn là loại thân gỗ to, có vỏ mềm, phiến lá bạch đàn có túi tiết tinh dầu, lá bạch đàn có tác dụng chữa hen ho, sát khuẩn đường hô hấp rất tốt. Ngoài ra, lá bạch đàn có vị đắng, có tính chất sát khuẩn cao nên được sử dụng chữa bệnh ghẻ ruồi rất hiệu quả.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI MẮC BỆNH GHẺ:

Ghẻ Ruồi Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Ghẻ ruồi là một dạng của bệnh ghẻ có hình dạng tổn thương da đặc trưng. Trường hợp phát hiện sớm thì bệnh sẽ được kiểm soát tốt nhờ dùng thuốc kết hợp các giải pháp tại nhà. Tuy nhiên những hệ quả nghiêm trọng hoàn toàn có thể phát sinh nếu người bệnh không nghiêm túc chữa trị.

Ghẻ ruồi là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Cũng giống như các dạng bệnh ghẻ khác, bệnh ghẻ ruồi thường gây ra tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu. Và những cơn ngứa có xu hướng xuất hiện dày đặc với mức độ dữ dội hơn vào ban đêm. Bởi ban đêm chính là thời điểm cái ghẹ rời khỏi hang và hoạt động mạnh mẽ.

Khi ký sinh trùng ghẻ di chuyển, chúng có thể gây kích thích các sợi dây thần kinh tại lớp thượng bì da. Cùng với đó là tiết ra độc tố. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy.

Bệnh ghẻ ruồi thường có xu hướng lây lan rất nhanh. Ngoài lây nhiễm sang các vùng da khỏe mạnh trên cơ thể thì bệnh còn có thể lây sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ghẻ nói chung và bệnh ghẻ ruồi nói riêng chính là ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis. Loại ký sinh trùng này có kích thước rất nhỏ, dao động ở khoảng 0.3 – 0.5mm. Chúng có thể tồn tại khắp mọi nơi, nằm ngoài khả năng quan sát của mắt thường.

Ghẻ cái được cho là căn nguyên của mọi tổn thương trên da và các triệu chứng cơ năng. Bởi ghẻ đực thường chỉ làm nhiệm vụ giao phối và sau đó chúng sẽ chết ngay. Còn ghẻ cái thì lại tấn công vào sâu trong da, tiến hành đào hàng và đẻ trứng.

Một số yếu tố sau có thể tạo điều kiện thuận lợi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ ruồi:

– Vệ sinh cá nhân kém:

Đây được cho là yếu tố nguy cơ cao nhất tạo điều kiện cho bệnh ghẻ ruồi phát sinh. Không thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ khiến cho tác nhân gây bệnh dễ tấn công vào da hơn. Số liệu thống kê cho thấy, bệnh lý này thường xảy ra ở những người sở hữu làn da dầu và dễ đổ mồ hôi.

– Để móng tay dài:

Nhiều người không nghĩ việc để móng tay dài lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên móng tay dài không được làm sạch lại là nơi trú ẩn tiềm năng cho ký sinh trùng ghẻ. Khi bạn dùng tay để cào gãi thì cái ghẻ sẽ xâm nhập vào lớp biểu bì da và bắt đầu sinh sôi.

– Nuôi chó mèo:

Không chỉ gây bệnh cho người mà cái ghẻ còn có thể tồn tại ở trên cơ thể chó mèo. Nếu bạn tiếp xúc với chúng thì sẽ khả năng bị nhiễm bệnh lá rất cao.

– Lấy nhiễm từ người khác:

Cái ghẻ không chỉ lây nhanh trên cơ thể mà còn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Trường hợp tiếp xúc cả trực tiếp hay gián tiếp với vùng da tổn thương của người bệnh đều sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh.

– Mùa ngập lụt:

Cũng giống như ghẻ nước và các dạng ghẻ khác, bệnh ghẻ ruồi có nguy cơ cao xảy ra vào mùa mưa bão. Bởi đây là thời điểm mà ký sinh trùng ghẻ sinh sôi rất mạnh. Sống trong môi trường ô nhiễm hay ngập lụt thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết

Xuất hiện các tổn thương trên bề mặt da có hình dạng trông giống như con ruồi. Trên bề mặt tổn thương có thể xuất hiện các nốt mụn nước. Mụn nước có thể lan rộng và gây lở loét.

Tổn thương thường kích hoạt ở vùng cổ, mặt, lòng bàn tay, bàn chân hay các kẽ ngón tay, ngón chân. Trong một số trường hợp, cái ghẻ có thể gây ra tổn thương trên khắp cơ thể.

Đi kèm với tổn thương da là tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu. Cơn ngứa thường trở nên dữ dội và xuất hiện với tần suất dày đặc hơn vào ban đêm. Ngoài ra, thời tiết nóng bức cũng có thể tác động và khiến người bệnh bị ngứa nhiều hơn.

Tình trạng ngứa ngáy thường khiến người bệnh có phản ứng dùng tay cào gãi để giải tỏa. Tuy nhiên điều này có thể khiến tổn thương nghiêm trọng và lan rộng.

Bệnh ghẻ ruồi có lây không? Có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, cũng giống như các dạng bệnh ghẻ khác, ghẻ ruồi là một bệnh truyền nhiễm. Ngoài sự lây lan trên da của cá thế thì bệnh lý này còn có khả năng lây cho người khác. Các chuyên gia cho biết, cả tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Chú ý đến 2 con đường chính lây bệnh sau đây:

Lây nhiễm trực tiếp: Thông qua hành động tiếp xúc trực tiếp với các vùng da tổn thương của người bệnh. Phải kể đến như nắm tay, ôm hôn, tắm rửa chung hay thậm chí là quan hệ tình dục.

Lây nhiễm gián tiếp: Đây là tình trạng lây bệnh thông qua các hoạt động tiếp xúc gián tiếp. Thường gặp nhất là ngủ chung giường hay dùng chung đồ dùng cá nhân (nhất là quần áo và khăn tắm).

Nhiều người bệnh thắc mắc rằng, ghẻ ruồi là bệnh lý ngoài da thì có gây nguy hiểm không? Các chuyên gia cho biết, đa số các trường hợp nếu phát hiện sớm thì có thể chữa trị dễ dàng. Tuy nhiên nếu chủ quan không nghiêm túc điều trị thì tổn thương trên da có thể ảnh hưởng sâu và lan rộng. Nhiều trường hợp còn gây bội nhiễm hay chàm hóa da.

Chưa kể đến, triệu chứng của bệnh thường kích hoạt vào ban đêm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Ngứa ngáy dữ dội còn gây mất ngủ, khó ngủ khiến cơ thể lâm vào tình trạng mệt mỏi, stress.

Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ ruồi

Ghẻ ruồi là bệnh lý không quá nghiêm trọng và có thể dễ dàng điều trị nếu sớm phát hiện. Điều trị đúng cách giúp khắc phục tổn thương nhanh chóng. Hơn nữa còn tránh được các vấn đề rủi ro ngoại ý phát sinh.

1. Sử dụng thuốc Tây

Thực tế cho thấy, đa phần các trường hợp mắc bệnh lý này đều đáp ứng tốt với việc điều trị bằng thuốc. Vì vậy khi phát hiện các triệu chứng của bệnh thì bạn nên sớm chủ động thăm khám bác sĩ da liễu.

Toa thuốc được bác sĩ kê sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng cũng như phạm vi ảnh hưởng của bệnh. Để xác định rõ vùng da bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu soi da dưới kính hiển vi.

Thuốc D.E.P: Loại thuốc này được dùng phổ biến trong điều trị tất cả các dạng bệnh ghẻ. Thuốc D.E.P thường dịu nhẹ với làn da và có thể giúp cắt nhanh cơn ngứa. Tần suất sử dụng thuốc thường là 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi vệ sinh và lau khô vùng da bệnh.

Benzyl Benzoate 33%: Đây cũng là thuốc điều trị tại chỗ có khả năng đáp ứng tốt với các triệu chứng của bệnh ghẻ ruồi. Đặc biệt thuốc Benzyl Benzoate 33% có khả năng thẩm thấu sâu vào dưới da. Từ đó sẽ hỗ trợ tiêu diệt được cái ghẻ và cả trứng của chúng.

Ngoài 2 loại thuốc này thì tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác. Bao gồm:

Kem Permethrin 5%

Lindane 1%

Thuốc bôi chứa corticoid

Ivermectin

Thuốc kháng histamine

Viên uống bổ sung

Các loại thuốc được đề cập ở trên đều cần dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc. Trong các trường hợp toa thuốc gây ra biểu hiện bất thường hay không đáp ứng tốt thì hãy báo cáo lại ngay để được bác sĩ điều chỉnh.

2. Áp dụng mẹo tự nhiên

Ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây thì bạn có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên tại nhà để hỗ trợ thêm. Đây là giải pháp đơn giản, an toàn và rất dễ thực hiện. Ngoài tác dụng làm giảm ngứa ngáy thì còn hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương.

Lựa chọn điều trị bằng mẹo tự nhiên tại nhà có thể là:

– Dùng tỏi tươi:

Tỏi là nguyên liệu rất quen thuộc có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất mạnh mẽ. Đặc biệt, hoạt chất allicin trong tỏi còn có thể hoạt động tương tự như một loại kháng sinh tự nhiên. Từ đó giúp ức chế và tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ cùng trứng của chúng.

Chuẩn bị 2 củ tỏi bóc sạch vỏ rồi cho vào bình thủy tinh

Đổ ngập rượu trắng 40 độ lên rồi ngâm khoảng 7 ngày

Làm sạch và dùng khăn mềm lau khô vùng da bị ghẻ ruồi

Lấy rượu tỏi thoa 1 lớp mỏng lên da, để 10 phút rồi rửa lại

– Sử dụng tinh dầu tràm trà:

Tinh dầu tràm trà nổi tiếng với khả năng sát khuẩn và kháng viêm trên da rất hiệu quả. Một số hoạt chất trong nguyên liệu này còn có khả năng ức chế hoạt động của bọ ve Sarcoptes scabiei hominis. Nhờ đó mà có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng của bệnh ghẻ ruồi.

Chuẩn bị 1 lượng tinh dầu tràm trà vừa đủ

Đem pha với nước ấm theo tỷ lệ 1:1

Làm sạch rồi lau khô vùng da bệnh sau đó thoa tinh dầu tràm trà pha loãng lên

Vỗ nhẹ lên bề mặt da để tinh dầu thấm sâu hơn vào bên dưới da

– Tắm nước lá đào:

Lá đào là thảo dược có tác dụng chống ngứa, kháng khuẩn và làm giảm viêm khá hiệu quả. Ngoài ra, trong thảo dược này còn chứa lượng lớn các thành phần amygdalin, axit tannic, coumarin… Những hoạt chất này có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da diễn ra nhanh chóng hơn.

Chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi đem ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút

Sau đó rửa lại cho sạch, để ráo rồi vò nhẹ

Cho lá đào vào nồi đun sôi cùng 3 lít nước trong 5 phút

Đổ nước sắc ra thau, pha thêm nước lá cho ấm rồi dùng để tắm

Có thể dùng phần bã lá đào nhẹ nhàng xoa lên vùng da bệnh

Biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh ghẻ ruồi

Ghẻ ruồi là bệnh lý không khó để điều trị nhưng nó có nguy cơ lây lan nhanh. Đồng thời còn có khả năng tái phát cao ngay cả trong trường hợp đã được điều trị triệt để. Bởi vậy, song song với công tác điều trị thì người bệnh cần chú ý tới các biện pháp chăm sóc và dự phòng.

Chú ý vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày. Nhất là sau khi ra ngoài về hoặc có tiếp xúc với nước bẩn, nước mưa hay môi trường ô nhiễm.

Thường xuyên vệ sinh đồ dùng và các vật dụng cá nhân. Đặc biệt là các vật dụng hay sử dụng và có tiếp xúc nhiều.

Trong các trường hợp bị ngứa nhiều, nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc. Tuyệt đối không dùng tay cào gãi để giải tỏa cơn ngứa. Bởi phản ứng này thường khiến tổn thương trên da nghiêm trọng và dễ gây ra nhiễm trùng.

Nếu bạn đang mắc bệnh ghẻ ruồi, hãy biết chủ động cách ly với người khác. Tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung đồ dùng cá nhân với người xung quanh.

Thường xuyên vệ sinh quần áo, giày tất, chăn màn, ga giường chiếu với nước nóng. Khi phơi nên chọn những nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

Vào mùa mưa nên hạn chế di chuyển trong những khu vực dễ bị ngập lụt. Bởi nguồn nước ngập lụt rất mất vệ sinh nên dễ gây bệnh ghẻ khi tiếp xúc.

Ghẻ ruồi mặc dù chỉ là bệnh ngoài da không quá nghiêm trọng nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan. Nhận thấy các triệu chứng của bệnh thì nên chủ động thăm khám bác sĩ da liễu ngay. Đồng thời điều trị và chăm sóc đúng cách để sớm kiểm soát bệnh.

Bệnh Ghẻ Xốn Là Gì? Cách Điều Trị Ghẻ Xốn

Ghẻ xốn là một loại bệnh ngoài da dễ bị với bất kì độ tuổi nào và có khả năng lây thành dịch khó kiểm soát. Vậy ghẻ xốn là gì và điều trị ghẻ xốn bằng cách nào?

Thế nào là ghẻ xốn

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ xốn

Bệnh ghẻ xốn do một loại ký sinh trùng con cái ghẻ gây nên vì ghẻ đực không có khả năng gây bệnh vì sau khi giao hợp chúng sẽ chết ngay. Cái ghẻ gây bệnh ngay sau khi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường biểu bì da sẽ liên tục đào hầm và đẻ trứng. Ở trong da, cái ghẻ liên tục đẻ trứng trong vòng 4 – 6 tuần liền và mỗi ngày đẻ khoảng 2 – 3 trứng.

Căn bệnh này có thể lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa người lành với người bị ghẻ, nằm chung giường hoặc mặc chung quần áo… Không những thế, ghẻ xốn cũng là một loại bệnh nằm trong nhóm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Triệu chứng ghẻ xốn

Bệnh ghẻ xốn có thể nhận biết qua những triệu chứng điển hình như:

– Xuất hiện một số mụn nước nhỏ ở những vị trí đặc biệt như cổ tay, kẽ tay, bụng và mặt trong đùi. Trẻ nhỏ có thể bị ở lòng bàn tay bàn chân, mặt, sau mông.

– Ngứa dữ dội về đêm vì đây là thời điểm con ghẻ di chuyển trên da.

Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp triệu chứng khác như chốc lở, mụn mủ, mụn nhọt…

Cách trị ghẻ xốn

1. Trị ghẻ xốn bằng dân gian

Trị ghẻ xốn bằng lá đào

Lá đào có tính khử khuẩn và diệt ký sinh trùng rất tốt nên trong đông y lá đào còn được dùng làm vị thuốc chuyên dùng điều trị các bệnh ngoài da, mẩn ngứa hiệu quả.

Người bệnh chỉ cần hái lá đào rồi đem rửa sạch và đun lấy nước tắm hàng ngày. Lúc tắm có thể dùng thêm vỏ đào tươi để xát lên vùng da có mụn nước hoặc ngâm mình trong nước lá đào khoảng 30 phút để chất trong lá đào tiêu diệt tận gốc ghẻ cái trong biểu bì da. Thực hiện việc này mỗi ngày 1 lần và làm liên tục khoảng 20 ngày sẽ thấy bệnh ghẻ biến mất.

Trị ghẻ xốn bằng lá mướp

Trong lá mướp chứa thành phần có khả năng sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn cũng như ký sinh trùng cao. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị khoảng 4 – 5 lá mướp đem rửa sạch và giã nhuyễn sau đó cho khoảng 1 thìa muối vào giã cùng. Tiếp đó dùng bã lá mướp chà sát lên vùng da bị ghẻ sau đó để khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Thực hiện cách này liên tục mỗi ngày 2 lần sẽ giúp việc diệt kí sinh trùng ghẻ thành công.

Trị ghẻ xốn bằng lá bạch đàn

Đây là một nguyên liệu dân gian khá hiệu quả với bệnh ghẻ xốn. Trong lá bạch đàn có chứa tinh dầu diệt khuẩn có tác dụng tiêu diệt trực tiếp ghẻ cái khiến chúng không thể sinh sôi và phát triển. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần hàng ngày lấy lá bạch đàn rửa sạch, vò nát và nấu nước tắm. Sử dụng nước này ngâm vùng da bị ghẻ và lấy bã lá bạch đàn chà xát vào vùng da bị ghẻ khoảng 30 phút để con ghẻ bị tiêu diệt. Người bệnh cần thực hiện khoảng 2 tuần để loại bỏ ký sinh trùng và trứng nở thành con gây ra bệnh.

2. Thuốc trị ghẻ xốn

Điều trị ghẻ xốn bằng tây y có thể dùng các loại thuốc:

D.E.P. (dietyl phtalat)

Đây là thuốc chống muỗi, vắt đốt nhưng cũng có tác dụng diệt cái ghẻ nhanh chóng và rẻ tiền, độc tính ít. Mỗi ngày người bệnh nên bôi 2 – 3 lần, không bôi vào bộ phận sinh dục và không nên dùng cho trẻ nhũ nhi.

Benzyl benzoat (Ascabiol, scabitox, zylate)

Mỗi ngày bôi, xịt 2 lần cách nhau 15 phút và 24 giờ sau phải tắm gội, giặt quần áo.

Eurax (crotamintan) 10%

Đây là một loại thuốc bôi có tác dụng chống ngứa, diệt cái ghẻ nên 6 – 10 giờ bôi 1 lần và có thể bôi vào bộ phận sinh dục cũng có thể dùng cho trẻ nhũ nhi.

Permethrin cream 5% (Elimite)

Loại thuốc trị ghẻ này ít độc tính nhất nên có thể dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Điều trị ghẻ xốn phải thực hiện cùng lúc với những người sống cùng nhà và có cùng triệu chứng ngứa. Thêm vào đó cần tẩy uế quần áo, chăn màn, ga gối… và phơi ra nắng cho khô, trước khi dùng cần là ủi để tiêu diệt vi khuẩn. Quần áo giặt xong nên để 1 tuần sau mới mặc lại. Đối với chăn màn, gối, ga trải giường… cần ủ kín trong túi nhựa ít nhất 48 tiếng với thuốc diệt cái ghẻ sau đó giặt ở nhiệt độ trên 60 độ để diệt trừ cái ghẻ hoàn toàn.

Ghẻ xốn là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh nên cần điều trị ghẻ xốn hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến người thân và cộng đồng. Nếu cần tìm hiểu thêm về căn bệnh này, bạn có thể liên hệ hotline 0962.299.497 hoặc chat trực tuyến cùng chuyên gia của phòng khám Đông Phương để được giải đáp và tư vấn hữu ích.

Bệnh Ghẻ Ngứa Và Cách Điều Trị

Ghẻ ngứa do một loại ký sinh trùng gọi là “cái ghẻ”, Scarcoptes scabiei hominis, gây ra. Đây là một bệnh ngoài da do lây nhiễm, không phải do “nóng gan” sinh ra như nhiều người lầm tưởng.

Cái ghẻ hình bầu dục, đường kính khoảng 1/4mm, trông giống con rùa 8 chân qua kính hiển vi. Cái ghẻ thường hoạt động về đêm, xâm nhập vào lớp sừng của thượng bì, đào hầm (rãnh ghẻ) và đẻ trứng; trứng nở thành ấu trùng sau 3-4 ngày, phát triển thành con trưởng thành trong vòng 20-24 ngày và tiếp tục gây đợt ngứa mới. Do đó, bệnh thường tái phát theo chu kỳ khoảng 3 tuần.

Cái ghẻ – Scarcoptes scabiei hominis

Ghẻ ngứa chỉ gây bệnh ngoài da, rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác, nhất là ở những nơi kém vệ sinh. Lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp (sống chung đụng, bắt tay giao tiếp, quan hệ tình dục …) và ghẻ ngứa cũng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với đồ vật (vât dụng cầm tay, quần áo, giường, chiếu, chăn màn…).

Sang thương bệnh ghẻ ngứa ở các kẽ ngón tay

Tổn thương đặc hiệu của ghẻ ngứa là các rãnh ghẻ và mụn nước, thường khu trú ở những vùng da non như kẽ ngón tay, cổ tay, lòng bàn tay, quanh rốn, phần dưới bụng, háng, dưới bàn tọa, kẽ hậu môn, bộ phận sinh dục. Sang thương ghẻ ngứa thường không có ở mặt, trừ bệnh nhân HIV/AIDS và một số ít trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Triệu chứng ghẻ ngứa Triệu chứng chính của bệnh là ngứa, thường về đêm. Người bệnh bị ngứa, gãi nhiều, dễ gây chàm hóa sang thương, nhiễm khuẩn thứ phát và có thể gây biến chứng viêm cầu thận. Đã có trường hợp bệnh nhân ngộ độc vì tự dùng thuốc rầy, thuốc súngđể trị ghẻ ngứa! Nếu không đ­ược chẩn đoán và điều trị đúng, bệnh sẽ kéo dài khiến bệnh nhân thường xuyên mất ngủ, lo âu, suy nh­ược thần kinh… và bệnh có thể lây lan trong gia đình, tập thể, có khi bùng phát thành dịch.

Ghẻ ngứa có những đợt tái phát thường xuyên theo chu kỳ sinh trưởng của cái ghẻ do bệnh nhân chưa được điều trị đúng phương pháp. Vì thế, người bệnh cứ lầm tưởng rằng mình bị một bệnh dị ứng nào đó hoặc có thể bị bệnh gan chăng (?) và cố gắng tìm nhiều phương pháp chữa trị khác nhưng vẫn không hết ngứa. Cuối cùng, chỉ là bệnh ngoài da nhưng đã chuyển sang giai đoạn có biến chứng bội nhiễm, chàm hóa.

Điều trị triệt để bệnh ghẻ ngứa Các thuốc điều trị ghẻ ngứa thường có dạng kem, dung dịch, thuốc mỡ, thuốc xịt hay thuốc uống nhưng nhất thiết phảiđược bác sĩ chuyên khoa chỉ định và hướng dẫn sử dụng đúng phương pháp.

Cần thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc sau:

+ Chú ý phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ chóng khỏi và ít lây lan. Không gãi, không tự ý dùng các loại thuốc bôi như: thuốc rầy, thuốc súng, DDT … rất nguy hiểm .

+ Tắm sạch, lau khô trước khi bôi hay xịt các loại thuốc do bác sĩ chỉ định tùy tình trạng bệnh lý. Thoa, xịt thuốc toàn thân, từ cổ đến chân , tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể thoa thuốc 2-3 lần mỗi ngày, liên tục trong 10-15 ngày.

+ Quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên giặt tẩy thật sạch; có thể trụn nước sôi, phơi nắng cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc… để diệt hết cái ghẻ và trứng, đề phòng tái nhiễm hoặc lây lan bệnh. Tránh dùng chung quần áo và các vật dụng cá nhân.

+ Phải để thuốc tiếp xúc với da đủ thời gian. Đa số các thuốc được yêu cầu để tiếp xúc 24 giờ đối với người lớn, 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai; sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng.

+ Bệnh có thể tái phát từng đợt theo chu kỳ 3 tuần do trứng còn sống sót và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Bắt buộc điều trị lại theo đúng phương pháp.

+ Phải điều trị đồng thời cho tất cả mọi người cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sống trong gia đình, lớp học, ký túc xá… tránh tình trạng tái lây nhiễm lẫn nhau.

Tóm lại, ghẻ ngứachỉ đơn giản là một bệnh ngoài da do nhiễm ký sinh trùng cái ghẻ.Bệnh rất thường gặp, rất hay lây, khó điều trị triệt để nhưng bệnh nhân và cả thầy thuốc cũng rất dễ không thừa nhậnvì nhiều lý do! Bệnh có thể có biến chứng, ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Việc điều trị ghẻ ngứa thường khó khăn do ta dễ bỏ qua chẩn đoán, bệnh lại có nhiều đợt tái nhiễm liên tục rất dễ nhầm lẫn với những bệnh cảnh khác.

Ghẻ ngứa là bệnh da rất lây, phổ biến ở VN. Nguyên nhân do KST Sarcoptes scabiei gây ra. Triệu chứng đặc trưng là mụn nước ở vùng da non và ngứa nhiều về đêm

Bệnh thường gặp ở trẻ em và phụ nữ. Nông thôn 7,6%, thành thị 5%

Điều kiện sinh học của cái ghẻ

-Con cái ghẻ gây bệnh, con đực nhỏ hơn, chết sau khi giao phối 2 ngày

-Con cái dài 400µ, thời gian sống 30 ngày, vài giờ sau khi đào hầm thì đẻ trứng, trứng phát triển thành ấu trùng và trưởng thành trong vòng 10 ngày

-Cái ghẻ họat động về đêm, chết khi rời ký chủ 3-4 ngày, chết ở nhiệt độ 600

-Trực tiếp người -người: chủ yếu

-Gián tiếp: quần áo, chăn màn, đồ dùng cá nhân

-Bệnh rất dể lây, có thể phát thành dịch địa phương

Thời kỳ ủ bệnh: 2 tuần (8-10 ngày)

-Triệu chứng cơ năng: chủ yếu là ngứa

Ngứa nhiều về đêm, Xung quanh có nhiều người bị ngứa. Ngứa ở vùng da non. Mức độ ngứa tùy cơ địa mỗi người

-Triệu chứng thực thể: có 3 nhóm triệu chứng.

+Nhóm Tc có giá trị chẩn đoán:

Rãnh ghẻ: màu nâu, ngoằn ngoèo dài vài mm, hơi cộm, tận cùng có mụn nước

Mụn nước: mọc rải rác, chứa nước trong

Sẩn cục hoặc sẩn mụn nước: cứng chắc màu đỏ, có thể có mụn nước trên đầu, thường gặp ở trẻ em

+Nhóm tc không đặc hiệu nhưng thường gặp:

-Chàm hóa: Do cái ghẻ hoặc thuốc bôi

-Viêm da mũ: Thường ở trẻ em vệ sinh kém, do liên cầu, có thể lan ra đầu và lưng. Có thể chốc hóa, VNL, nhọt, viêm hạch

-Viêm cầu thận cấp: do cảm ứng với độc tố của cái ghẻ hoặc do vi trùng bội nhiễm

-Chẩn đoán xác định: Tìm thấy cái ghẻ ở sang thương 100%.

-Chẩn đoán phỏng định: 90%

5 Ghẻ tăng sừng ( ghẻ Nauy):

Sang thương có phủ lớp mài dày, tăng sừng

Ngứa dữ dội hoặc không ngứa

Lật mài lên có rất nhiều cái ghẻ

6 Ghẻ ở Bn HIV/AIDS: chiếm 27,3% ở người nghiện ma túy có HIV(+)

– Phải chẩn đoán sớm và điều trị sớm, thích hợp để tránh biến chứng và lây lan cho cộng đồng.

-Điều trị cho người tiếp xúc tránh tái nhiễm

-Vệ sinh đồ dùng cá nhân tránh lây lan cho cộng đồng và tránh tái nhiễm

-Nếu chàm hóa, bội nhiễm thì điều trị chàm hóa và bội nhiễm trước

Gamma benzene hydrochloride 1% (Lindana)

Benzoate de benzyl 25% (Ascabiol)

Esdepallethrine (Spagal) dạng phun sương:cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ

Mỡ Lưu hùynh: dùng cho Trẻ em.

Đông Y: lá đắng, lá ba chạc, lá xoan, lá cúc quì, bạch đàn, bôi dầu ép hạt máu chó.

-Tắm với thuốc tím pha loãng 1/10.000, nước ấm

-Vuốt xà phòng khắp người, rửa sạch với thuốc tím pha loãng ấm

-Bôi thuốc khắp cả người từ cổ xuống chân, ngày 1 lần vào buổi tối, mặc quần áo sạch, 24h sau mới tắm

-Tùy lọai thuốc, bôi liên tục cho đến khi khỏi. Cần thiết bôi thêm 2 tuần để ngừa tái phát

Chống ngứa: dùng kháng H1

Kháng sinh ngừa bội nhiễm

Thuốc điều trị ghẻ toàn thân: Ivermetin 200µ/kg/ngày × 2 đến nhiều ngày

-Điều trị tốt: 3-5 ngày sau không nổi sang thương mới, ngứa có thể tồn tại trong 2 tuần

-Những trường hợp sau phải điều trị lại:

+Điều trị không đúng phương pháp

Vệ sinh cá nhân hằng ngày

Tránh tiếp xúc với người bị ghẻ (bắt tay, ngủ chung, giặt và phơi đồ chung)

Nếu mình bị ghẻ tránh tiếp xúc với người xung quanh, dùng đồ đạc riêng.

Khi có người trong gia đình bị ngứa phải kiểm tra và đi khám ngay

Vệ sing mùng màn, chăn chiếu, đồ dùng cá nhân

Điều trị cả người tiếp xúc

Tuyên truyền tránh lây lan thành dịch

Tổ chức khám phá t hiện ghẻ trong cộng đồng nhất là trong nhà trẻ, doanh trại, trại giam, KTX, viện dưỡng lão…

Ghẻ có tên khoa học Sarcaptes scabiei gây triệu chứng ngứa trên da người và thường được gọi là bệnh ghẻ. Nhiễm bệnh ghẻ được phát hiện phổ biến và lưu hành khá rộng rãi ở khắp nơi trên toàn cầu.

Ghẻ có kích thước nhỏ khoảng 0,2 – 0,4mm và gần như không thể thấy bằng mắt thường. Trên thực tế, hầu như toàn bộ đời sống của ghẻ ký sinh ở trên da và trong da của con người. Để sinh trưởng, phát triển và đẻ trứng; ghẻ đào những đường ngầm quanh co trong mặt da. Những đường ngầm này mỗi ngày dài thêm khoảng từ 1 – 5mm và có thể nhìn thấy ở trên da những đường xoắn mỏng dài chừng một vài milimét (mm) đến một vài centimét (cm). Thời gian phát triển từ trứng đến ghẻ trưởng thành ít nhất có thể mất khoảng 2 tuần lễ.

Những ghẻ cái có thể sống ký sinh trên cơ thể người từ 1 đến 2 tháng. Nếu rời khỏi cơ thể vật chủ ký sinh, ghẻ chỉ có khả năng sống được vài ngày. Ghẻ có đặc điểm thường ký sinh ở những chỗ da mỏng và có nếp gấp như các kẽ ngón tay, cạnh bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, nếp gấp đầu gối, dương vật, vú và bả vai. Ở trẻ con, ghẻ cũng có thể thấy ở mặt và các nơi khác.

Sự lây truyền bệnh và triệu chứng

Ghẻ thường lây truyền trực tiếp do việc tiếp xúc gần gũi giữa con người với con người như những người cùng ngủ chung một giường.

Hầu hết sự lây truyền bệnh ghẻ xảy ra mang tính chất gia đình vì nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác trong gia đình sẽ bị mắc bệnh ghẻ theo.

Khi bị mắc bệnh ghẻ, triệu chứng ban đầu xuất hiện chỉ là một vết đỏ, hơi nhô lên và ngứa dữ dội. Tiếp theo là sự hình thành các nốt, bọng nước nhỏ, rồi các nốt và bọng nước nhỏ này bị vỡ ra ở trên bề mặt của da. Do ngứa nên người bị mắc bệnh ghẻ thường phải gãi ngứa dẫn đến chảy máu và dịch trong các bọng ghẻ, làm ghẻ có điều kiện phát tán.

Việc gãi ghẻ nhiều, thường xuyên và triền miên gây ra sự bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát như nhọt đầu đinh, nhọt mủ, eczema. Một đợt ghẻ xâm nhập ào ạt điển hình gây nên dị ứng có thể phát triển ở trên những vùng của cơ thể mà thông thường không bị nhiễm ghẻ như vùng mông, xung quanh thắt lưng, bả vai.

Khi mới bị nhiễm ghẻ, triệu chứng ngứa và lan rộng chưa rõ ràng, sau khoảng từ 4 – 6 tuần thì triệu chứng lâm sàng mới xuất hiện rõ. Đối với những người mới bị nhiễm ghẻ lần đầu tiên thì sự phát triển lan rộng có thể chỉ vài ngày.

Phương pháp thông thường xác định sự nhiễm ghẻ là dùng mũi dao nhọn, nhỏ để cạy phá vài chỗ da bị nhiễm bệnh, lấy bệnh phẩm chuyển sang một phiến lam kính và soi trên kính hiển vi để phát hiện. Có thể dùng dầu mỏ để thu thập và kiểm tra sự nhiễm ghẻ. Một phương pháp khác là dùng mực viết bôi vào vùng da bị nhiễm bệnh và sau đó rửa sạch đi, kiểm tra sẽ phát hiện ra các hang ghẻ ký sinh.

Gần đây, thuốc Ivermectin, một loại thuốc dùng để điều trị nang sán và giun chỉ bạch huyết được phát hiện cũng có tác dụng điều trị đối với bệnh ghẻ. Thuốc được điều trị bằng liều độc nhất 100 đến 200µg cho 1 kg trọng lượng cơ thể.

Phương pháp điều trị quy ước là sử dụng các loại hóa chất diệt côn trùng thông thường như Benzyl benzoat 10% dạng nước xức, Lindane 10% dạng nước xức, Crotamiton 10% dạng kem và Permethrin 5% dạng kem. Permethrin là loại hóa chất hiện tại được khuyến cáo sử dụng để điều trị bệnh ghẻ vì nó có tác dụng tốt và ít tác dụng phụ.

Sau khi điều trị thành công, đôi khi triệu chứng ngứa vẫn còn tiếp tục xảy ra nhưng rồi cuối cùng sẽ hết hoàn toàn. Các loại hóa chất có thể sử dụng để xức trên da ở tất cả các phần của cơ thể từ cổ trở xuống, không chỉ ở những chỗ bị ngứa.

Nguyên tắc sử dụng để có hiệu quả là sau khi xức hóa chất, ngày hôm sau mới được rửa đi. Người được điều trị có thể mặc áo quần khoảng sau 15 phút để hóa chất có thời gian khô đi. Hầu hết những phương pháp điều trị đều cho đáp ứng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nhưng đôi khi cũng cần điều trị đợt hai cách một thời gian sau đó khoảng từ 2 – 7 ngày.

Một điều cần thận trọng là không nên điều trị bằng thuốc hóa chất diệt côn trùng quá nhiều vì sẽ bị ảnh hưởng bởi độ độc của một số hợp chất. Vì ghẻ là một bệnh lây lan có tính chất gia đình nên việc điều trị cho cả nhà là vấn đề cần thiết để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh ghẻ.

(Blogsudo Tổng Hợp)