Cách Giảm Triệu Chứng Khó Thở Khi Mang Thai / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Khó Thở, Hụt Hơi Khi Mang Thai

Vừa kết thúc buổi họp, chị Ngô Kim Bích, ngụ tại Bình Thạnh, TP. HCM bỗng dưng thấy khó thở, xây xẩm. Hiện tượng này thường xuyên xuất hiện kể từ ngày mang thai. Mỗi khi đi lại chưa đầy 5 phút là chị lại đứng thở rất mệt nhọc, ngồi lâu cũng khó thở và chỉ thở được bằng miệng.

Theo các bác sĩ sản khoa, tình trạng khó thở, hụt hơi khi mang thai như chị Bích là rất phổ biến. Các bác sĩ sản khoa sẽ tư vấn bạn nguyên nhân của tình trạng này và giải pháp khắc phục.

Sự thay đổi nội tiết tố

Cứ khoảng 3 trong 4 người phụ nữ mang thai đã than phiền mình hay bị khó thở, hụt hơi. Tình trạng này có thể xuất hiện nay từ lúc bạn có thai. Đó là do trong giai đoạn đầu khi mang thai, một loại hormone tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ có tên là progesterone bắt đầu gia tăng rất mạnh. Sự gia tăng này hoàn toàn bình thường không gây nguy hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi nhưng nó có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Nó khiến cho bạn trở nên khó khăn hơn để có được một hơi thở sâu. Bạn sẽ cảm thấy mình như đang phải nỗ lực rất nhiều để có thể đưa không khí vào được đến phổi. Vòng bụng lớn dần cũng khiến bạn hay khó thở

Vòng bụng phát triển và tử cung lớn dần

Tử cung của bạn sẽ dần lớn hơn trong thời gian mang thai để thích nghi được với chi phát triển của em bé. Khi tử cung càng phát triển lớn lên, nó có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành của bạn. Cơ hoành là một cơ quan trong cơ thể bạn có hoạt động kết hợp với phổi của bạn để giúp đưa không khó vào phổi. Nhưng khi bị tử cung chèn ép như vậy cơ hoành của bạn khả năng mở rộng sẽ bị hạn chế, gây nên khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe đạp mạnh khiến cho tử cung ép chặc lấy cơ hoành khiến cho thai phụ bị ngất do không không khí thoáng không vào phổi được.

Cơ thể mệt mỏi do thiếu máu

Tình trạng thiếu máu thường xảy ra với các chị em trong quá trình mang thai. Thiếu máu có thể xảy ra do thiếu sắt gây nên. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng khiến cho bạn cảm thấy khó thở. Các triệu chứng của thiếu máu: cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, hay chóng mặt, móng tay bị giòn. Khi phát hiện những triệu chứng này bạn nên thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, cũng như bổ sung thêm viên sắt để phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra cho quá trình mang thai của bạn.

Giảm áp lực cho cơ hoành

Để bảo vệ an toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi, bạn nên chú ý nhiều hơn trong sinh hoạt thường nhật của mình. Tránh không nên mang vác nặng để cơ thể bạn không phải gắng sức để thực hiện, bạn sẽ thở được tốt hơn. Bạn nên nhờ chồng hoặc người thân của mình giúp đỡ khi cần phải kiêng vác nặng, không nên tự ý làm một mình. Vào ba tháng cuối của thai kỳ, bạn nên chọn một chiếc ghế dựa thật thoải mái để ngồi nghĩ ngơi và duy trì tư thế của bạn. Khi nằm có thể khiến cho bạn cảm thấy khó thở hơn rất nhiều. Vì em bé có thể chèn ép cơ hoành nhiều hơn vào giai đoạn này. Chọn những trang phục thoải mái giúp bạn thở dễ dàng hơn. Quần áo chật ở phần giữa ngực có thể gây áp lực lên cơ hoành và cản trở hệ hô hấp của bạn. Vào ban đêm khi ngủ, bạn nên nâng cao đầu để mở đường thông thoáng cho đường hô hấp, chúng sẽ giúp bạn thở nhẹ nhàng hơn. Có nhiều trường hợp họ cần kê đến 2 chiếc gối để ngủ vào ban đêm để không phải ngủ ngồi.

Cách khắc phục

Trong suốt quá trình mang thai của bạn, cảm giác khó thở này sẽ luôn đồng hành, nhưng nó hoàn toàn không gây nguy hiểm cho bạn và em bé. Có thể nói khó thở là một phần của thai kỳ và rất ít người tránh được nó. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục như sau: không nên làm việc vội vàng, để giảm sự căng thẳng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cố gắng ngồi thẳng và đẩy vai của mình về phía sau để tạo điều kiện thuận lợi cho không khí vào phổi nhiều hơn. Khi ngồi ở vị trí này sẽ giúp phổi của bạn mở rộng và giảm đi áp lực cho cơ hoành. Những khó chịu này sẽ hết và bạn sẽ trở lại bình thường sau khi sinh xong.

Khi nào cần đến bệnh viện

Khi phát hiện khó thở đi kèm với da chân chuyển sang màu đỏ hoặc sưng to có thể là một trường hợp nguy hiểm đối với sản phụ. Nếu điều này xảy ra, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị của mình để được chăm sóc, điều trị ngay lập tức. Khó thở đi kèm với sốt hoặc đờm xanh lá cây và màu vàng cũng cần phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để điều sớm nhất.

Cách Giảm Triệu Chứng Chướng Bụng Khi Mang Thai

Ăn sữa chua lên men tự nhiên có thể giúp bà bầu giảm triệu chứng chướng bụng khi mang thai

Để giảm triệu chứng chướng bụng khi mang thai, các bà bầu nên thiết lập cho mình chế độ ăn uống hợp lý. Khi bị chướng bụng, thai phụ nên ăn nhiều các loại rau xanh, sữa chua lên men, phô mai mềm, khoai tây, khoai lang để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, ăn uống hợp vệ sinh, tốt nhất nên ăn chín uống sôi để bảo vệ hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chị em cũng nên chú ý không nên ăn quá nhiều đường, mỡ, những món ăn chứa nhiều vi khuẩn như tiết canh, lòng lợn, đặc biệt là các loại thức ăn bị ẩm mốc, bốc mùi ôi thiu.

Hạn chế ăn nhanh, ăn quá no

Thói quen ăn nhanh, không nhai kỹ, ăn quá no của một số bà bầu là nguyên nhân gây ra chứng đầu hơi, chướng bụng khi mang thai. Do đó, để khắc phục tình trạng này, các bà bầu nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn vừa đủ no, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giúp cho hệ tiêu hóa làm việc có hiệu quả.

Sau khi ăn 1 tiếng, các bà bầu nên đi bộ để kích thích tiêu hóa, chỉ nên đi nằm sau khi ăn được khoảng 2 tiếng, không nên vừa ăn xong đã đi nằm ngay khiến cho hệ tiêu hóa làm việc khó khăn hơn. Đồng thời, trong thời gian mang thai, chị em nên thường xuyên đi bộ hoặc tập luyện một số động tác thể dục nhẹ nhàng để giảm áp lực cho vùng bụng, giúp cho các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động thuận lợi hơn.

Đi bộ sau khi ăn giúp bà bầu giảm triệu chứng chướng bụng khi mang thai

Để giảm triệu chứng chướng bụng khi mang thai, chị em có thể pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn. Điều này sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn, tốt cho hệ tiêu hóa.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Rất nhiều bà bầu trong quá trình mang thai có thói quen mặc quần áo chật, hay ăn trước khi ngủ và tắm bằng nước lạnh. Những thói quen này chính là nguyên nhân gây nên chứng đầy hơi chướng bụng khi mang thai. Do đó, để cải thiện tình trạng, thai phụ nên thay đổi những thói quen sinh hoạt không tốt, sinh hoạt theo đúng khoa học như mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, trước khi đi ngủ không nên ăn thêm đồ ăn gì khác và tăm bằng nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp máu lưu thông tốt hơn và kích thích bộ máy tiêu hóa làm việc có hiệu quả.

Triệu Chứng Khó Thở Khi Mang Thai Có Phải Là Bệnh Đáng Lo?

Triệu chứng khó thở khi mang thai có bình thường hay không?

Ngay từ đầu thai kỳ mẹ bầu đã gặp phải triệu chứng khó thở. Càng về gần cuối thai kỳ, triệu chứng này sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa. Thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân xuất hiện triệu chứng khó thở khi mang thai. Tuy nhiên thủ phạm chính gây nên cảm giác này là sự thay đổi cơ thể của mẹ trong thai kỳ.

Ngoài ra sự gia tăng hormone đặc biệt là progesterone sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp. Điều này sẽ làm mẹ bầu cảm thấy hơi thở gấp gáp và khó khăn. Thêm nữa, sự phát triển của thai nhi, tử cung mở rộng chèn ép khiến hoạt động cơ hoành bị chèn ép khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó thở.

Triệu chứng khó thở khi mang thai cần đi khám khi nào?

Triệu chứng khó thở khi mang thai có phải là bệnh lý không? Đây là triệu chứng hết sức bình thường và sẽ đồng hành cùng mẹ cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên nếu tình trạng thở gấp kèm theo các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chóng mặt,,… thì có thể cảnh báo mẹ bầu đang có nguy cơ bị huyết áp thấp.

Đặc biệt với những thai phụ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, tăng huyết áp,… hay các bệnh ho liên tục, ho lâu ngày, ớn lạnh kết hợp khó thở sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này mẹ cần đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn tốt nhất. Thêm nữa triệu chứng khó thở kết hợp với da chân chuyển sang màu đỏ và sưng to cũng đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng, cần đi khám ngay.

Cách xử lý triệu chứng khó thở khi mang thai?

Nếu bà bầu bị khó thở khi mang thai do nguyên nhân đơn thuần chỉ là mặc quần áo chặt, buồn ngủ hay cảm thấy mùi khó chịu thì chỉ cần thay đổi thói quen mặc quần áo là được. Tuy nhiên nếu do những nguyên nhân khác thì mẹ bầu cần ngồi giữ cho vùng lưng được thẳng. Như thế phổi mới có khoảng trống để tiếp nhận oxy.

Ngoài ra, nếu đang ngủ mà mẹ cảm thấy khó thở thì thai phụ có thể kê ngay vài chiếc gối nhỏ ở phân thân trên. Như thế sẽ tránh được áp lực của thai nhi chèn lên phổi.

Trong suốt thai kỳ, mẹ nên chăm chỉ tập thể dục để điều hòa và kiểm soát hơi thở của mình tốt hơn. Bơi lội, đi bộ hay Yoga cũng là bài tập nhẹ nhàng giúp mẹ chống oxy cho phổi nhiều hơn. Một bài tập hít thở trong vòng 10 phút mỗi ngày sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều như cải thiện giấc ngủ khi mang thai, giảm tình trạng đau nhức mỏi trên cơ thể….

Bài tập hít thở ngưa ngừa triệu chứng khó thở khi mang bầu như sau:

Đứng thẳng người, hai tay buông hai bên

Hít sâu và từ từ đưa hai tay cao qua đầu sau đó nhớ nâng đầu cao khi thở

Thở ra từ từ và hạ tay xuống

Cách Giảm Triệu Chứng Khó Thở Do Hen Suyễn

Hỏi Bác Sĩ –

Dấu hiệu của một cơn hen nghiêm trọng là khó thở hoặc thở khò khè nặng, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sáng sớm. Cách phòng ngừa những lúc khó thở của bệnh hen xuyễn bao gồm: hằng ngày nên giữ ấm cơ thể, vệ sinh mũi họng,…

Cách giảm triệu chứng khó thở do hen suyễn?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Em là nam, 26 tuổi. Em không hút thuốc, khoảng 4 tháng trước em đi đường bị mắc mưa và có cảm giác nặng ngực khó thở. Trước đó 2 năm em có hay bị viêm phế quản khạc đàm tái đi tái lại nhưng đã ổn định được khoảng 1 năm rưỡi.

Đi khám bác sĩ bảo em bị hen suyễn và chỉ định dùng Corticoid dạng hít, nhưng em đã điều trị gần 1 tháng mà vẫn còn khó thở, em không bị từng cơn khó thở mà lúc nào em cũng bị.

Không biết thể bệnh của em có phải hen suyễn không? Em rất mong bác sĩ tư vấn cho em, bệnh của em có còn cách nào để giảm sự khó thở đó không?

Em xin chân thành cảm ơn ạ.

Chào em.

Để chẩn đoán xác định hen ngoài các yếu tố gợi ý như tiền căn gia đình có hen phế quản, dị ứng hoặc bản thân có dị ứng (có thể dị ứng với thức ăn, mùi lạ, bụi, thời tiết…), viêm mũi dị ứng, kèm theo triệu chứng khò khè, khó thở.

Tiêu chuẩn vàng dùng để chẩn đoán hen phế quản là đo chức năng hô hấp, đo chức năng hô hấp được thực hiện khi bệnh nhân không có cơn khó thở và không nhiễm trùng hô hấp, lúc này kết quả sẽ chính xác hơn.

Trường hợp của em theo tôi tốt nhất nên điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng hô hấp, sau đó đo chức năng hô hấp để có chẩn đoán xác định, em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội hô hấp để được thăm khám và có hướng xử trí thích hợp.

Thân ái!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Lúc nhỏ bị hen phế quản, gần đây hay bị khó thở trở lại phải làm sao?

Câu hỏi bởi: Lý Hữu

Chào bác sĩ.

Lúc bé cháu bị bệnh hen phế quản. Dạo này do thay đổi thời tiết cháu thấy khó thở và thở thấy khò khè ở họng. Cháu đi khám bác sĩ kê đơn thuốc cho cháu gồm […]. Cháu uống cũng thấy đỡ nhưng vẫn tái phát.

Kính mong bác sĩ cho cháu lời khuyên và nếu có loại thuốc khác bác sĩ cho cháu đơn thuốc để cháu uống.

Cháu xin chân thành cảm ơn!

Chào bạn Hữu.

Hen là bệnh có nguy cơ tái phát khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc dị nguyên, vấn đề là trong cơn hen có yếu tố nhiễm khuẩn không vì khi có cần phải điều trị kháng sinh. Trong cơn hen có yếu tố nhiễm khuẩn thường có các biểu hiện như: ho đàm đặc vàng hoặc xanh, khó thở nhiều, sốt…

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của hen như thỉnh thoảng có cơn khó thở hay bị mỗi ngày để có chiến lược điều trị cho phù hợp. Thông thường để phòng ngừa và cắt cơn dạng phối hợp giữa thuốc chống co thắt phế quản và Corticoid được sử dụng dưới dạng hít được lựa chọn với một số nhãn hiệu như: Serratide, Sympicort…

Thân ái!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bị hen suyễn, dùng thuốc xịt nhưng hay bị khô mũi, khó thở, phải làm sao?

Câu hỏi bởi: Phuong Thao

Thưa bác sĩ.

Tôi 43 tuổi, bị hen suyễn, hiện đang dùng thuốc xịt, nhưng tôi vẫn chưa thấy đỡ do mũi tôi hay bị khô mũi, khó thở. Tôi cũng đi khám bệnh và uống thuốc nhưng chưa đỡ.

Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên, tôi dùng thuốc xịt đó tốt không? Tôi có nên ăn kiêng không?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào chị.

Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính của phế quản gây nên phù và hẹp đường thở gây nên khó thở. Điều trị hen phế quản có tác động chủ yếu là giảm sự co thắt phế quản (thuốc giãn phế quản) hoặc kháng viêm (thuốc Corticosteroids).

Thuốc xịt trong bệnh suyễn có 2 loại: thuốc xịt cắt cơn và thuốc xịt dự phòng, thuốc xịt mà chị đang sử dụng là thuốc xịt dự phòng có tác dụng khống chế cơn hen khởi phát. Có nhiều loại thuốc xịt dự phòng và mỗi loại, mỗi liều thuốc sẽ thích hợp với mỗi bệnh nhân khác nhau.

Do vậy, ở đây không có thuốc tốt xấu mà thuốc đó có khống chế và kiểm soát được cơn hen của chị không? Với những gì chị trình bày trong thư cho thấy cơn hen của chị chưa được kiểm soát tốt nên chị thấy “không đỡ, còn khó thở”. Nhưng chị cần kiểm tra lại xem triệu chứng khó thở này là do mũi bị khô hay do cơn hen.

Chị đang điều trị thuốc xịt dự phòng nhưng cảm thấy không đỡ, trước hết chị cần kiểm tra lại các khâu sau:

Mỗi tuần chị lên mấy cơn hen, một tháng có bao nhiêu cơn? Dùng thuốc xịt có đúng liều, đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ chưa? Xịt thuốc có đúng không (xịt thuốc đúng là sau khi xịt người bệnh thở ra không có thuốc bay ra ngoài). Chị có tiền căn viêm mũi dị ứng không, có tránh các yếu tố gây dị ứng làm khởi phát cơn hen chưa (bụi bặm, nấm mốc, phấn hoa, khói thuốc lá, mùi sơn, lông thú,…).

Nếu sau khi loại trừ được các khâu trên, chị vẫn còn khó thở theo chúng tôi chị nên đi đến phòng khám hen của bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hoặc bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để được điều trị. Tại đây bác sĩ sẽ điều trị bệnh hen đồng thời cũng dùng thuốc cho mũi chị được thông thoáng.

Tùy cơ địa dị ứng của mỗi người, có thể kiêng các thức ăn gây dị ứng: hải sản, thức ăn nhiều gia vị, nước uống lên men,… Nên ăn thức ăn có nhiều vitamin C, Magnie, Axit béo Omega 3.

Chúc bệnh hen của chị được ổn định!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bị hen suyễn, khó thở chữa trị mãi không khỏi phải làm sao?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Anh trai em năm nay 36 tuổi, làm nghề sơn xe. Thời gian này anh trai em có biểu hiện khó thở. Khám ở Bệnh viện Đại học Y Dược bảo là bị viêm phế quản đến hen suyễn (không ho, không khò khè). Nhưng điều trị hoài mà không có khỏe (uống Montelukast 10mg, Esomeprazole 40mg, hít Symbicort 160mcg/4.5mcg). Xin bác sĩ chỉ giúp anh trai em nên đi khám ở đâu và chữa trị như thế nào để có hiệu quả tốt? Mong bác sĩ chỉ giúp em.

Em xin cảm ơn!

Chào bạn.

Đường thở hay hệ hô hấp bắt dầu từ lỗ mũi ngoài, qua họng, thanh quản đến khí quản, các phế quản và tận cùng là phế nang như những cái túi chứa không khí, phồng lên khi hít vào, xẹp xuống khi thở ra. Khó thở là cảm giác của người bệnh cảm thấy khi hít vào và thở ra không được thoải mái như là có vật gì đó làm hẹp đường thở.

Hẹp ở mũi gọi là nghẹt mũi, hẹp thanh quản là khó thở thanh quản kèm tiếng rít, hẹp khí phế quản nhất là các phế quản nhỏ dễ gây co thắt hít vào thở ra khó khăn. Khi có khó thở thật sự, cần tìm chính xác vị trí hẹp để chữa mới triệt để. Khi khám bệnh, các bác sĩ Nội Hô hấp sẽ khám phổi với ống nghe để nghe tiếng luồng khí đi vào và ra khỏi phổi có thay đổi không. Cho thở hô hấp ký để tìm dung lượng không khí tối đa một lần thở ra. Cho đo độ bão hòa oxy máu xem có thiếu oxy máu do cung cấp không đủ (hít thở kém), chụp phim phổi, kiểm tra tim (hẹp hở val tim),… mới đủ kết luận có khó thở không? Khó thở do nguyên nhân gì? Vị trí tắc nghẽn đường thở?

Có khi, bệnh nhân cảm thấy “khó thở” nhưng các bác sĩ không tìm thấy triệu chứng khó thở rõ ràng và không có nguyên nhân gì gây ra. Các thông số khí máu đều bình thường. Như thế có thể chỉ là “cảm giác” chứ không có bệnh. Đặc biệt, cảm giác như khó thở có thể xảy ra ở bệnh nhân trào ngược axit từ dạ dày qua thực quản vào họng và thanh quản (gây khàn tiếng buổi sáng) rồi đến phế quản gây ho kéo dài, khó thở. Cần nội soi dạ dày để chẩn đoán và chữa trị.

Nguồn sưu tầm Nguồn: songkhoe.vn

Cách Làm Giảm Triệu Chứng Ốm Nghén Khi Mang Thai

Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai chứ không phải bệnh tật nên không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, ốm nghén khiến chị em mệt mỏi, có người không ăn được gì, cũng chẳng làm được gì, ai cũng muốn giai đoạn “khủng khiếp” này chóng qua đi.

Nguyên nhân gây ốm nghén

– Tăng cảm giác về mùi làm bạn khó chịu và khiến bạn ốm và mệt mỏi.

– Dạ dày nhạy cảm

– Mang thai đôi, ba.

– Từng bị ốm nghén trong thai kỳ trước đó.

– Tiền sử bị chứng đau nửa đầu.

– Nếu mẹ hoặc chị em gái từng bị ốm nghén, bạn có nhiều khả năng bị ốm nghén.

Triệu chứng chung nhất của nghén là cảm giác buồn nôn và nôn, nhiều nhất là vào bu ổi sáng sớm hay những khi cảm thấy đói.

Nghén còn biểu hiện dưới hình thức thèm ăn một cái gì đó (có người thèm ăn chua, có người thèm ăn ngọt, thậm chí có người còn thèm ăn cả đất,…). Trong thời kỳ mang thai, cơ thể thiếu chất gì thì bà mẹ mang thai thường thèm ăn chất đó.

Nhiều phụ nữ mang thai chỉ thèm ngủ, gọi là “nghén ngủ”. Những người nghén ngủ có thể ngủ cả ngày mà vẫn thấy chưa đủ.

Một số biện pháp khắc phục ốm nghén

– Gừng, bạc hà và chanh tươi là những phương thuốc tự nhiên tốt giúp làm giảm tác động của ốm nghén. Uống nước pha gừng, bạc hà, nước chanh hay ăn các thực phẩm chứa gừng và chanh có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.

– Luôn mang theo bánh quy, hoặc những thức ăn vặt như nho khô, bim bim, sữa chua để ăn mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

– Sử dụng các thực phẩm giảm triệu chứng ốm nghén: Chuối, bơ, củ đậu, mẹ, khoai loang, cam buổi, bí đao, gừng, chanh…

-Nên uống nước thường xuyên để đề phòng tình trạng mất nước do nôn ói. Uống bất cứ thứ gì mà dạ dày thai phụ chấp nhận được; nước lọc, nước trái cây, sữa… Uống nửa giờ trước hoặc sau khi ăn, không uống trong khi ăn và nhớ phải uống từng ngụm nhỏ. Tuy nhiên cần tránh những loại đồ uống chứa caffein như cà phê và rượu.

– Bạn nên ăn nhạt, và ăn đồ ăn dễ tiêu hoá, ăn thực phẩm ít dầu mỡ là cách tốt nhất khi bạn đang ốm nghén. Không bắt ép mình ăn những thực đơn dinh dưỡng bắt buộc, cố gắng ăn món yêu thích và phù hợp cho bà bầu

– Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói. Vì vậy bạn nên dừng ăn khi thấy gần no.

-Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Luôn giữ cho nhà cửa thoáng đãng và vệ sinh và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.

– Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu hoa oải hương có thể giúp bạn ngủ ngon, bạc hà có thể giảm buồn nôn.

– Ngủ đủ giấc vì khi thiếu ngủ khiến cho tình trạng ốm nghén tồi tệ hơn.

-Đeo vòng tay chống say tàu xe.

-Nếu bạn quá đau đớn và mệt mỏi hãy đến nhờ bác sĩ kê toa. Loại thuốc phổ biến nhất là Zofran, ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác nữa.

– Đối với một số mẹ, sử dụng các phương pháp bấm huyệt trên cổ tay có thể có tác dụng tốt. Hãy tham khảo ý kiến của các y sĩ về các phương pháp này nếu hữu ích.

Thai nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?

Các bà mẹ thường lo sợ hiện tượng thai nghén có thể gây bất lợi cho sự phát triển của các bé. Với các biểu hiện buồn nôn hay kén ăn, họ băn khoăn không biết các bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng trong các trường hợp thai nghén bình thường, thai nhi sẽ tự biết hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng như nôn mửa quá nhiều và không thể ăn uống thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại vitamin hay nhập viện để theo dõi khi khẩn cấp.

Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng ốm nghén chỉ làm cho họ mệt mỏi. Sau ba tháng đầu tiên, bạn không tăng cân, không thể hấp thụ bất cứ thức ăn và loại nước uống nào, có thể có nguy cơ bị các biến chứng khác nhau.