Các Triệu Chứng Sau Khi Rút Ống Jj / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Zqnx.edu.vn

Các Triệu Chứng Khó Chịu Khi Sử Dụng Ống Sond Jj Hay Modelage

Hầu hết các bệnh nhân được phẫu thuật can thiệp vào thận hay niệu quản do nhiều nguyên nhân đều được sử dụng ống song JJ hay Modelage với mục đích: Dẫn lưu dòng nước tiểu từ trên thận xuống bàng quang qua niệu quản; tạo điều kiện cho vết thương bể thân – niệu quản nhanh liền, tránh rò nước tiểu ra ngoài, tránh tắc nghẽn lưu thông nước tiểu do máu cục, cặn sỏi,…Đương nhiên, ít hay nhiều ống sond đều gây khó chịu cho bệnh nhân

Các phẫu thuật thường sử dụng sond JJ, Modelage:

1. : Đây là triệu chứng thường gặp nhất. Màu sắc nước tiểu đỏ nhiều hay ít

Phụ thuộc vào mức độ xây sát, tổn thương niệu mạc trong quá trình nong niệu quản, tán sỏi, đốt polype nếu có kèm theo, hoặc do niêm mạc thận – niệu quản – bàng quang kích thích và cọ sát vào sond… Hiện tượng đái máu còn có thể xảy ra muộn hơn khi bệnh nhân ra viện do sond chạm vào và gây tổn thương niêm mạc bàng quang khi bàng quang co bóp, bàng quang hết nước tiểu, hoặc bàng quang bị viêm.

à Triệu chứng này sẽ mất dần theo thời gian tương ứng với quá trình tái tạo của niêm mạc niệu quản, và sau khi rút ống sond.

à Trong quá trình điều trị, ngoài thao tác chuẩn xác của phẫu thuât viên nhằm tránh tổn thương niệu quản để hạn chế đái máu. Chúng tôi còn sử dụng phương pháp rửa bàng quang bằng dung dịch NaCl 0,9% pha Betadin với mục đích tránh hiện tượng máu cục, hạn chế nhiễm khuẩn tiết niệu và làm cho màu nước tiểu mất màu máu giúp bệnh nhân có cảm giác yên tâm khi nằm viện.

Đau vùng tiểu khung, đau thắt lưng đi tiểu, khi vận động mạnh:

– Trong quá trình tán sỏi nội soi, luôn phải dùng dung dịch NaCl 0,9% để bơm vào niệu quản làm cho phẫu trường nội soi được rõ, giúp cho phẫu thuật viên nhìn rõ sỏi để tán. Dòng nước đi vào phải thắng được áp lực động mạch mao mạch, nên có thể thấm nước ra ngoài niệu quản vào khoang sau phúc mạc. Nếu dịch nhiều thì sẽ gây ra cảm giác căng tức, đau tức. Dịch này sẽ được hấp thu dần theo thời gian, và sự khó chịu do khối dịch này cũng dần hết.

– Các dị vật gây bít tắc ống sond niệu quản tạm thời: Máu cục, cặn sỏi nhỏ cũng gây ứ nước thận niệu quản gây đau thắt lưng như khi có sỏi.

– Mặt khác sau tán sỏi niệu quản phải đặt ống sond JJ sẽ gây ra hiện tượng trào ngược dòng nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản, bể thận. Dòng trào ngược sẽ tăng mạnh khi bệnh nhân vận động mạnh, nằm đầu thấp.

à Các nguyên nhân trên sẽ gây ra cảm giác đau sau mổ.

Các triệu chứng sẽ hết dần theo thời gian do sự thích nghi của cơ thể.

à Hiện tượng nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết sau phẫu thuật được khống chế tối đa bằng sử dụng thuốc kháng sinh dự phòng trước mổ, và liều kháng sinh đặc hiệu cho các nhóm vi khuẩn hay gặp ở hệ tiết niệu.

4. Cảm giác khó chịu không hài lòng khi tán không hết sỏi, sỏi di chuyển lên thận:

– Đó là xác xuất không mong muốn của tất cả: Bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật,…

– Trong hay sau phẫu thuật bênh nhân được thông báo lại tình hình kết quả phẫu thuật: Nong rộng niệu quản đặt JJ, tán một phần sỏi và chỉ đặt JJ,… Đa số bệnh nhân cảm thấy không hài lòng ( dù đã được giải thích trước mổ hết các nguy cơ có thể xảy ra) do sự kỳ vọng của mình không được thỏa mãn.

à Sỏi còn lại sẽ được giải quyết bằng cách sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hỗ trợ sau ra viện theo lịch hẹn.

ThS.BS Nguyễn Đình Liên

Đặt Ống Jj Thì Thấy Tiểu Ra Máu?

Bác sĩ ơi, Tôi bị bí tiểu và phải đặt ống xông đã được 3 ngày mà vẫn ra toàn máu. Tình trạng như vậy có làm sao không ạ?

Chào em,

Triệu chứng của bạn gọi là tiểu máu đại thể, có nghĩa là thấy rõ có máu trong nước tiểu. Vị trí “chảy máu” trong đường tiểu có thể xuất phát từ tổn thương dọc theo đường dẫn nước tiểu (như niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận), có thể xuất phát từ nơi lọc ra nước tiểu như cầu thận – ống thận, cũng có khi là do tán huyết.

Nhìn chung 3 ngày mà sonde bàng quang vẫn còn ra máu là dấu hiệu nguy hiểm, cần báo với bác sĩ điều trị để bác sĩ xác định nguyên nhân (dựa vào hồ sơ bệnh án) và xử trí thích hợp cho bạn.

JJ stent là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản. Niệu quản là ống tự nhiên dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Chiều dài của các stent dùng cho bệnh nhân người lớn thay đổi từ 24 đến 30 cm.

Những bất tiện của việc đặt JJ stent:

– Không thể dự báo được các tác dụng phụ của việc đặt stent sẽ xảy ra đối với bệnh nhân nào. Một số người dung nạp stent dễ dàng. Số khác lại gặp các vấn đề như sẽ mô tả sau đây. Các tác dụng phụ này có thể chỉ tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên sau khi đặt stent. Một số bệnh nhân khác lại cho biết các triệu chứng này kéo dài trong suốt thời gian stent hiện diện trong cơ thể họ.

– Stent JJ có thể gây tiểu máu ở nhiều thời điểm khác nhau. Thông thường, vận động thể lực khiến stent di chuyển trong cơ thể và nước tiểu có thể có máu. Người bệnh cảm thấy đau ở vùng hông lưng, vùng bàng quang, vùng bẹn, dương vật ở nam hoặc niệu đạo ở nữ, đôi khi đau lan xuống hai tinh hoàn. Đau và khó chịu có thể rõ rệt hơn sau các hoạt động thể lực hoặc sau khi đi tiểu.

– Stent có thể gây kích thích bàng quang và khiến bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên hơn, kể cả nhu cầu phải thức dậy ban đêm để đi tiểu. Các triệu chứng này sẽ được cải thiện sau khi dùng thuốc. Stent hiếm khi gây són tiểu ở phụ nữ.

Những Lưu Ý Khi Bệnh Nhân Được Đặt Ống Stent Jj

08-11-2011

JJ stent là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản. Niệu quản là ống tự nhiên dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Chiều dài của các stent dùng cho bệnh nhân người lớn thay đổi từ 24 đến 30 cm. Có nhiều kiểu stent, và một số những khác biệt giữa chúng giúp các stent có thể đem lại những lợi ích khác nhau tùy theo từng tình huống lâm sàng.

II. Tại sao phải đặt stent JJ?

Có nhiều trường hợp cần phải đặt JJ stent.

– Stent JJ giúp nước tiểu có thể chảy từ thận xuống đến bàng quang ngay cả khi ống dẫn tiểu bị tắc nghẽn do bất kỳ nguyên nhân nào. Bằng cách này, thận tiếp tục hoạt động và không bị tổn thương do tắc nghẽn, đồng thời tránh những cơn đau quặn dữ dội khi thận không được dẫn lưu tốt. Nguy cơ nhiễm trùng cũng giảm đáng kể.

– Stent còn bảo vệ niệu quản, giúp niệu quản lành vết thương ngay cả khi đã bị thương tổn. Nếu không đặt stent khi niệu quản bị tổn thương vì một lý do nào đó, lúc vết thương lành, niệu quản có thể bị chít hẹp. Đặt stent đề phòng được điều này, giúp niệu quản phục hồi lại chức năng hoạt động bình thường về sau.

– Trong một số trường hợp, đặt stent vì nó có thể giúp niệu quản dãn rộng ra sau một thời gian. Việc này quan trọng khi cần đưa dụng cụ thông qua lòng niệu quản hoặc khi lấy sỏi. Điều này xảy ra điển hình khi những cố gắng đi ngược dòng lên niệu quản để lấy sỏi bị thất bại vì niệu quản quá hẹp. Đặt stent giúp các tiếp cận vào niệu quản sau này dễ thành công hơn.

III. Chỉ Định đặt Stent JJ. Đặt stent JJ giúp vượt qua được tắc nghẽn ở niệu quản

Đặt stent JJ khi có tắc nghẽn ở niệu quản hoặc thận. Các nguyên nhân điển hình gây tắc nghẽn là:

– Sỏi niệu quản: Sỏi thường được hình thành ở thận, sau đó di chuyển xuống niệu quản và gây tắc nghẽn. Nhiều sỏi có thể tự thoát ra ngoài theo đường tiểu, nhưng một số khác bị kẹt lại, gây ra tắc nghẽn cần được giải quyết. Khi tắc nghẽn đi kèm với biến chứng nhiễm trùng thì cần phải khẩn trương giải quyết

– Stent sau phẫu thuật: Sau khi thực hiện phẫu thuật, stent thường được đặt để giảm thiểu phù nề ở niệu quản, dự phòng nguy cơ tắc nghẽn hoặc đau. Cũng thường đặt stent sau khi tán sỏi ở thận hoặc niệu quản để giúp các sỏi vụn thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

– Chít hẹp: Chít hẹp có thể do sẹo gây hẹp và tắc nghẽn lòng niệu quản

– U bướu: Cả bướu lành lẫn u ác tính đều có thể gây tắc nghẽn lòng niệu quản, cần phải đặt stent để giải quyết tắc nghẽn ở thận. Stent được đặt để giúp cải thiện chức năng thận trước khi thực hiện các biện pháp điều trị khác như hóa trị hoặc phẫu thuật triệt để cắt bỏ khối u. Trong một số bệnh lý khác như bệnh Ormond (xơ cứng khoang sau phúc mạc), stent giúp dẫn lưu thận trong lúc điều trị nội khoa giảm bớt tình trạng sưng phù đã gây tắc nghẽn trước đó.

– Tổn thương niệu quản: Tổn thương có thể xảy ra khi nội soi niệu quản, đặc biệt trong những trường hợp điều trị sỏi hoặc thực hiện sinh thiết, khi phẫu thuật ở ruột, khi thực hiện các thủ thuật sản phụ khoa, hoặc khi có các tổn thương trực tiếp đến niệu quản do vết thương xuyên thấu. Các tình huống kể trên sẽ dẫn đến phù nề như một đáp ứng sau tổn thương, và hậu quả sẽ là tắc nghẽn. Nếu có vết rách rất nhỏ ở niệu quản, stent JJ có thể giúp lành vết thương chung quanh nó, dù rằng trong một số trường hợp vẫn phải cần đến mổ hở để sửa chữa lại.

IV. Những bất tiện của việc đặt JJ stent?

– Không thể dự báo được các tác dụng phụ của việc đặt stent sẽ xảy ra đối với bệnh nhân nào. Một số người dung nạp stent dễ dàng. Số khác lại gặp các vấn đề như sẽ mô tả sau đây. Các tác dụng phụ này có thể chỉ tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên sau khi đặt stent. Một số bệnh nhân khác lại cho biết các triệu chứng này kéo dài trong suốt thời gian stent hiện diện trong cơ thể họ.

– Stent JJ có thể gây tiểu máu ở nhiều thời điểm khác nhau. Thông thường, vận động thể lực khiến stent di chuyển trong cơ thể và nước tiểu có thể có máu. Người bệnh cảm thấy đau ở vùng hông lưng, vùng bàng quang, vùng bẹn, dương vật ở nam hoặc niệu đạo ở nữ, đôi khi đau lan xuống hai tinh hoàn. Đau và khó chịu có thể rõ rệt hơn sau các hoạt động thể lực hoặc sau khi đi tiểu.

– Stent có thể gây kích thích bàng quang và khiến bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên hơn, kể cả nhu cầu phải thức dậy ban đêm để đi tiểu. Các triệu chứng này sẽ được cải thiện sau khi dùng thuốc. Stent hiếm khi gây són tiểu ở phụ nữ.

Các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khi rút stent.

V. Những vấn đề có thể xảy ra khi đặt stent JJ?

Đôi khi stent bị vôi hóa và hình thành một lớp vỏ bọc bên ngoài tương tự như những viên sỏi. Stent cũng có thể di lệch khỏi vị trí. Trong những tình huống này, stent thường di chuyển xuống bàng quang và gây ra các biểu hiện nặng hơn như tiểu lắt nhắt, khó chịu ở vùng bàng quang và tiểu ra máu.

VI. Stent có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày không?

– Bệnh nhân vẫn có thể đi làm và chơi thể thao tuy rằng sẽ cảm thấy mau mệt và khó chịu hơn. Ngoài ra bệnh nhân còn cảm thấy có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường.

– Vẫn có thể đi du lịch dù rằng đôi khi phải cần đến chăm sóc y tế.

– Stent JJ có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chất lượng sống.

– Không có hạn chế nào về mặt sinh hoạt tình dục khi đặt stent JJ.

VII. Cần chú ý thêm điều gì khi đang được đặt stent JJ?

– Nên uống ít nhất 1½ đến 2 lít nước mỗi ngày

– Báo ngay cho bác sĩ biết nếu xảy ra các tác dụng phụ khó chịu

VIII. Khi nào cần đi khám ngay?

Đi khám ngay nếu:

– Đau thường xuyên và không thể chịu đựng nổi do stent

– Có các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng niệu (sốt, lạnh run, khó chịu và đau khi đi tiểu)

– Stent rơi ra ngoài

– Tiểu ra máu nhiều hơn một cách đáng kể

IX. Stent được đặt ra sao?

– Stent JJ thường được đặt sau khi gây mê toàn thân, đôi lúc phối hợp với các thủ thuật khác tùy theo lý do đặt stent.

– Đưa máy nội soi bàng quang dạng kính viễn vọng (telescope) qua niệu đạo rồi vào bàng quang. Stent được luồn qua máy nội soi rồi đưa vào niệu quản. Kiểm tra vị trí của stent bằng XQuang.

X. Các biện pháp được dùng để thay thế cho stent JJ?

– Trong một số trường hợp, khi tắc nghẽn có thể chỉ là thoáng qua thì không cần thiết phải đặt stent JJ. Tuy nhiên nếu thực hiện nhiều thủ thuật thì phù nề và đau sẽ có khả năng xảy ra.

– Trong một số trường hợp có thể đặt một ống thông từ thận, qua niệu quản rồi dẫn lưu ra da. Khi rút ống rất thuận tiện, không đòi hỏi thủ thuật nào. Điều bất tiện là chỉ có thể đặt ống thông này trong thời gian vài ngày mà thôi.

– Biện pháp thay thế khác là đặt một ống dẫn lưu trực tiếp từ thận ra da. Thủ thuật này được gọi là “mở thận ra da” (nephrostomy), thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm và đòi hỏi thận phải ứ nước đủ để cho phẫu thuật viên có thể tiếp cận vị trí cần thiết một cách dễ dàng. Do ống dẫn lưu nằm ở ngoài cơ thể nên khá bất tiện và có thể bị sơ ý rút ra. Lợi điểm là việc dẫn lưu sẽ tốt hơn stent JJ trong những trường hợp viêm thận mủ kèm tắc nghẽn (pyonephrosis).

XI. Stent JJ được lấy ra như thế nào?

– Stent JJ được lấy ra bằng ống nội soi bàng quang sau khi gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Một ống nội soi mềm đặc biệt, dạng kính viễn vọng được đưa vào niệu đạo. Gắp stent và rút ra.

– Stent JJ thường không được lưu giữ quá 3 tháng trong cơ thể

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn Theo tài liệu của Windsor Urology, Swansea Urology (Vương Quốc Anh), Duchess of Kent Day Surgery Unit

Kỹ Năng Chăm Sóc Người Bệnh Có Ống Thông Jj

Kỹ năng chăm sóc người bệnh có ống thông JJ

Thông JJ đặt trong 1 trường hợp sỏi kẹt niệu quản

Trong một số trường hợp sau điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc hẹp niệu quản, người bệnh sẽ được đặt vào trong niệu quản một ống thông nhỏ (thông J hay thông JJ) để tránh tình trạng tắc nghẽn niệu quản sau mổ. Hiện nay, việc đặt ống thông J hoặc JJ khá phố biến và có thể sẽ gây nên một số triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Điều dưỡng Lê Thị Anh Đào, điều dưỡng trưởng Khoa Ngoại Tổng Hợp, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM sẽ hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh có ống thông J và JJ.

Ống thông J và JJ là một loại ống thông bằng nhựa dẻo mềm được đặt vào trong niệu quản khi phẫu thuật hay khi nội soi. Nếu ống chỉ có một đầu quăn hình đuôi heo thì đó là thông J đơn (nay ít thông dụng). Nếu ống quăn hai đầu thì đó là thông JJ hay thông J kép. Hai đầu quăn làm cho ống không bị tụt xuống bàng quang cũng như không bị tụt lên thận, các đầu quăn có thể là một vòng hay hai vòng. Việc đặt ống thông J hoặc JJ là do bác sĩ chỉ định.

Khi đặt ống thông J hoặc JJ, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu. Bệnh nhân có thể bị đau buốt vùng hông lưng hay phía trên đùi, đau tăng khi đi tiểu. Cảm giác kích thích bàng quang: rát buốt khi tiểu gần xong hoặc đau tức vùng trên xương mu, tiểu nhiều lần, nước tiểu có lẫn máu, cảm giác cộm và căng bàng quang. Mặt khác, nhiều bệnh nhân có thể gặp tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, triệu chứng này thường không quan trọng và không kéo dài. Trong các trường hợp này, bệnh nhân nên cố gắng để tiểu hết và uống đủ nước để cho nước tiểu bớt hồng. Các khó chịu này thường giảm dần và hết sau vài ngày.

Để điều trị các triệu chứng khó chịu trên, bệnh nhân cần giảm bớt sự vận động, có thể ngâm mình trong bồn tắm nước ấm và dùng thuốc giảm đau. Bệnh nhân cần đi khám ngay hoặc điện thoại thông báo cho bác sĩ gấp nếu các triệu chứng khó chịu tăng dần, sốt cao, đau vùng hông lưng bên có thông JJ, đi tiểu có máu cục hoặc có lẫn máu đỏ tươi, đau nhiều khi đi tiểu, rơi ống thông JJ ra ngoài.

Thời gian bệnh nhân đặt ống thông JJ thay đổi tùy theo lý do. Thông thường, thông JJ được đặt trong niệu quản từ 2 tuần đến 1 tháng và không để lâu quá 3 tháng. Trường hợp đặc biệt phải để lâu quá 3 tháng, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân đặt ông thông JJ chất liệu silicon. Ở trường hợp này, bệnh nhân và thân nhân cần liên lạc thường xuyên với bác sĩ tiết niệu.

Điều quan trọng nhất, người bệnh cần tái khám đúng hẹn để được kiểm tra, thay thông JJ mới và rút thông JJ. Trường hợp thông JJ để quá lâu sẽ có thể có nhiều nguy cơ như tạo sỏi xung quanh thông hoặc dọc theo thông JJ, nhiễm khuẩn, tắc niệu quản, suy thận.

Việc rút thông JJ được tiến hành tại cơ sở tiết niệu, lấy qua ngã nội soi bàng quang. Ngay sau khi rút ống thông, người bệnh nên uống 2 – 3 ly nước. Người bệnh có thể đau nhẹ về một bên hay ở bụng dưới, tiểu buốt và nước tiểu có tí máu trong 2 – 3 ngày đầu sau khi rút ống thông.

Với người bệnh có ống thông JJ, bác sĩ và điều dưỡng sẽ hướng dẫn một chế độ dinh dưỡng kiêng cữ cụ thể. Bệnh nhân cần uống nhiều nước (trên 2 lít/ngày) và uống liên tục trong ngày; vận động nhẹ, tránh các vận động quá sức, không khuân vác nặng; hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng.

Các Triệu Chứng Sau Khi Đặt Vòng Tránh Thai

Đặt vòng tránh thai là một trong những phương pháp ngừa thai hiệu quả được nhiều chị em phụ nữ hiện đại áp dụng. Tuy nhiên, một số chị em không tránh khỏi lo lắng về các triệu chứng sau khi đặt vòng tránh thai có thể gặp phải. Vậy đó là những hiện tượng gì?

Triệu chứng sau khi đặt vòng tránh thai là bị đau lưng

Một trong các triệu chứng sau khi đặt vòng tránh thai thường gặp là bị đau lưng. Bởi sự xuất hiện của vật thể lạ sau khi đặt vòng tránh thai, sẽ gây ra phản ứng co thắt tại tử cung. Điều này khiến chị em bị chuột rút tại phần lưng dưới.

Cơn đau có thể kéo dài một vài tuần, cho đến khi tử cung đã dần quen với sự có mặt của vòng tránh thai. Hoặc hiện tượng này sẽ xuất hiện mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, nếu nữ giới đặt vòng tránh thai bị đau lưng dữ dội, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, khiến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của bạn bị ảnh hưởng thì cần chủ động tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được thăm khám, kiểm tra lại.

Sau khi đặt vòng bị ra máu

Sau khi đặt vòng tránh thai, nữ giới có thể cảm thấy đau bụng dưới và xuất hiện tình trạng ra máu. Thông thường, hiện tượng trên chỉ diễn ra 4-5 ngày là hết. Nguyên nhân thường do tử cung chưa thích ứng được với sự xuất hiện của vật thể lạ, sau vài tháng tình trạng này sẽ dần ổn định lại.

Ngoài ra, sau khi đặt vòng bị ra máu cũng có thể do kích thước của vòng tránh thai to hơn so với kích thước tử cung khiến kích thước này không phù hợp với nhau và dẫn đến tình trạng chảy máu vùng kín.

Một số trường hợp chảy máu sau quan hệ khi đặt vòng tránh thai cũng có thể do quan hệ mạnh, tử cung co bóp khiến vòng tránh thai bị tác động gây cọ sát vào niêm mạc dẫn tới tổn thương và xuất huyết.

Sau khi đặt vòng tránh thai có triệu chứng đau bụng

Đau bụng sau khi đặt vòng tránh thai là hiện tượng khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này được cho là do phản ứng của cơ thể khi cố gắng co thắt, đẩy vật thể lạ ra bên ngoài cơ thể.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng sau khi đặt vòng tránh thai xuất hiện thường xuyên, tần suất cao thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể không phù hợp với vòng tranh thai hay vòng bị đặt sai vị trí, bị lệch.

Biểu hiện sau khi đặt vòng tránh thai bị đau bụng được xem là bình thường

Sau khi đặt vòng tránh thai, cơ thể nữ giới sẽ cảm thấy hơi khó chịu. Tình trạng này thường chỉ kéo dài khoảng 7 – 10 ngày, khi vòng tránh thai dần ổn định trong tử cung thì cảm giác đó sẽ hết.

Đặt vòng tránh thai xong bị đau bụng dưới thường do cơ thể chưa quen với sự hiện diện của vòng tránh thai trong tử cung. Khi đó tử cung co bóp, kéo theo cảm giác khó chịu, đau vùng bụng, cơn đau có thể sẽ không đau nhói, quằn quại nhưng sẽ âm ỉ và khó chịu. Triệu chứng này sẽ giảm đi nhanh chóng nếu bạn sử dụng thuốc giảm đau chống cơn co thắt.

Biểu hiện sau khi đặt vòng tránh thai bị đau bụng được xem là bất thường

Nếu cơn đau xuất hiện kéo dài trên 10 ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm mà dữ dội, âm ỉ nhiều hơn thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn không phù hợp với vòng tránh thai, vòng bị lệch, nằm sai vị trí.

Trong trường hợp này, tốt nhất chị em nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa uy tín để được thăm khám, kiểm tra cụ thể và nếu cần thiết có thể tháo vòng tránh thai ngay lập tức.

Sau khi đặt vòng tránh thai có thể gặp hiện tượng bị tăng cân hoặc giảm cân

Rất nhiều chị em phụ nữ cho biết, cân nặng của họ có dấu hiệu thay đổi như tăng cân hoặc giảm cân sau khi đặt vòng tránh thai. Thực tế, việc tăng cân hay giảm cân sau khi đặt vòng tránh thai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó điển hình nhất là cơ địa của chị em.

Đặt vòng tránh thai bị tăng cân là hiện tượng hết sức bình thường, vì thế chị em không cần quá lo lắng.

Ngoài tăng cân sau khi đặt vòng tránh thai thì đặt vòng tránh thai có giảm cân không cũng là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ. Các chuyên gia cho biết, sau khi đặt vòng tránh thai, chị em có thể sẽ bị giảm cân.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này thường do tác dụng phụ sau khi đặt vòng khiến chị em có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa nên bị sút cân trong thời gian đầu đặt vòng.

Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn kể trên, chị em nên chú ý nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống điều độ, đủ dưỡng chất, tránh làm việc nặng chăm, chăm sóc vùng kín đúng cách, sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ để tránh viêm nhiễm.

Sau khi đặt vòng tránh thai có thể không có kinh

Tùy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà thời gian trễ kinh sau đặt vòng của mỗi người sẽ khác nhau. Có người sau khi đặt vòng tránh thai không có kinh 3 tháng liên tiếp.

Nhưng chị em cũng không nên quá lo lắng, bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường, và chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ trở về trạng thái bình thường sau đó.

Tuy nhiên, chị em cũng cần theo dõi trong 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp. Nếu như chị em có biểu hiện bất thường sau khi đặt vòng tránh thai: đau bụng dữ dội kéo dài, cơ thể mệt mỏi, nóng sốt cao, trễ kinh,…thì chị em cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được thăm khám, có biện pháp can thiệp hiệu quả.

Sau khi đặt vòng tránh thai có dùng được cốc nguyệt san được không?

Chắc hẳn bạn đã biết, vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được đặt vào trong tử cung để tránh thai. Ngược lại, cốc nguyệt san được đặt tại âm đạo, ngay gần cửa mình để có thể hứng đựng toàn bộ kinh dịch thoát ra.

Âm đạo sau đó đến cổ tử cung và tử cung. Cho nên về cơ bản, 2 dụng cụ này sẽ không chạm đến nhau. Tuy nhiên, vòng tranh thai được thiết kế có một đoạn dây thò ra ngoài cổ tử cung giúp nữ giới cũng như bác sĩ dễ dàng xác định vị trí của vòng.

Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng cốc nguyệt san không tác động, làm tăng khả năng rơi lệch vòng tránh thai. Thế nhưng, đây cũng là lý do mà bạn cần hết sức phải lưu ý. Vậy, làm sao để sử dụng cốc nguyệt mà không ảnh hưởng tới vòng tránh thai.

Hãy sử dụng cốc nguyệt san sau khi đã đặt vòng tránh thai khoảng 2 kỳ kinh. Bởi, nếu vòng bị rơi thường sẽ rơi vào khoảng 2 tháng sau khi đặt, nhất là trong kỳ kinh.

Sau khi đặt vòng tránh thai khoảng 2 kỳ kinh, vòng dường như có thể ổn định, đúng vị trí, không bị lệch. Chỉ khi vòng tránh thai đã nằm đúng vị trí, chắc chắn, thì bạn mới có thể sử dụng cốc nguyệt san.

Biết vị trí vòng tránh thai nằm ở đâu

Sau khi đặt vòng tránh thai, bạn nên thường xuyên kiểm tra vòng tránh thai xem nó có nằm đúng vị trí không, có bị lệch không. Nếu dây vòng tránh thai quá dài, bạn có thể yên cầu bác sĩ cắt dây ngắn bớt lại.

Khi đeo cốc nguyệt san, nếu cơ địa của bạn cổ tử cung thấp, bạn hãy đảm bảo dây vòng tránh thai ở trong cốc nguyệt san chứ không phải thành âm đạo hay nằm ở giữa cốc nguyệt san. Sau mỗi lần lấy cốc nguyệt san ra bên ngoài, bạn hãy kiểm tra xem vòng tránh thai còn nằm đúng vị trí cũ hay không.

Bạn có thể đưa ngón tay của mình di chuyển xung quang bầu cốc để có thể kiểm tra liệu dây vòng có bị mắc kẹt ở giữa cốc hay thành âm đạo hay không.

Xác định được vị trí cổ tử cung

Tùy vào vị trí cổ tử cung mà bạn có thể lựa chọn cốc nguyệt san ngắn hơn nằm cách xa cổ tử cung và dây vòng tránh thai. Nếu bạn không chắc chắn cổ tử cung của mình nằm ở đâu, cổ tử cung của bạn có thể thay đổi trong kỳ kinh, thì tốt nhất bạn nên kiểm tra thật kỹ trong kỳ kinh.

Bởi, điều này sẽ giúp bạn đặt cốc nguyệt san đúng chỗ, không tác động tới vòng tránh thai gây lệch vòng, vòng di chuyển khỏi vị trí,…

Giải phóng sức hút của cốc nguyệt san khi tháo

Khi lấy cốc nguyệt san, bạn nên giải phóng sức hút của cốc, nhất là khi đang đặt vòng tránh thai. Bạn có thể kết hợp sử dụng cả hai dụng cụ trên nếu có một sức khỏe tốt.

Phòng tránh thai là một trong những phương pháp kế hoạch hóa gia đình đáng tin cậy và cốc nguyệt san sẽ là trợ thủ đắc lực gạt đi mọi rắc rối trong chu kỳ kinh của bạn.

Khi tháo cốc nguyệt san, bạn hãy dùng ngón tay ấn vào bầu cốc nằm thả giác hút giữa những lỗ thoát khí và thành âm đạo giúp lấy cốc nguyệt san ra ngoài một cách dễ dàng.

Nữ giới cần lưu ý những gì sau khi đặt vòng tránh thai?

Khi quyết định đặt vòng tránh thai để kế hoạch hóa gia đình, chị em sẽ khó tránh khỏi những triệu chứng sau khi đặt vòng tránh thai. Vì thế chuẩn bị đặt vòng tránh thai, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Sau đặt vòng tránh thai, chị em cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng, đi lại nhiều lần.

Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 5 ngày và thời điểm thích hợp để quan hệ đó là 7 – 10 ngày sau khi đặt vòng tránh thai. Điều này giúp vòng tránh thai ổn định trong tử cung và tổ cung dần thích nghi với vật thể lạ.

Không đặt vòng tránh thai khi đang bị viêm nhiễm phụ khoa, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, người có tiền sử bị thai ngoài tử cung cũng như nghi ngờ mắc các bệnh lý ác tính tại đường sinh dục, rong kinh,…

Trong trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa, chị em cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có phương pháp can thiệp phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.