Các Triệu Chứng Khó Chịu Khi Mang Thai / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

5 Mẹo Đối Phó Các Triệu Chứng Khó Chịu Khi Mang Thai

15/08/15 07:33

Thai kỳ ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ, làm rối loạn cuộc sống của họ và đôi khi khiến cuộc sống trở nên trì trệ, mệt nhọc.

Mọi phụ nữ đều phải thừa nhận khoảng thời gian khó khăn khi mang thai và đôi lúc chật vật không biết đối phó với những triệu chứng thai kỳ thường gặp.

Trong thời gian đó, bất cứ loại thuốc nào cũng có thể làm hại đến thai nhi. Do vậy, khắc phục các triệu chứng bằng cách tự nhiên sẽ luôn là sự lựa chọn thông minh đảm bảo sức khỏe.

1. Ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu mang thai phổ biến ở hầu hết mọi phụ nữ. Và thật không dễ dàng gì để đối phó với chứng buồn nuôn suốt cả ngày. Chưa kể đến những bất lợi, cảm giác khó chịu mà chúng gây ra.

Nhưng tin vui đó là, viên nang gừng là biện pháp hiệu quả nhất để đối phó với tình trạng này. Uống 2 viên nang B6 250mg mỗi ngày để cơ thể dễ chịu hơn. B6 cũng là chất dinh dưỡng tuyệt vời giúp chuyển hóa hooc-môn và giảm chứng buồn nôn.

2. Suy giảm miễn dịch

Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ cũng bị giảm sút và dễ dẫn đến cảm lạnh. Các bà mẹ có kinh nghiệm cho biết ngủ nhiều có thể cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn. Đồng thời, việc bổ sung vitamin C trong thời kỳ mang thai cũng vô cùng quan trọng.

Tuy nhiên không nên lạm dụng bổ sung quá nhiều vì nó có thể dẫn đến các cơn co thắt. Liều lượng được khuyến khích là ít hơn 500mg.

3. Đau mỏi cơ thể

Cấu trúc cơ thể thay đổi để dành chỗ cho cơ thể thai nhi sẽ khiến cơ thể mẹ đau nhức ở chân, hông và lưng. Khi đó, dưỡng chất nên nghĩ ngay đến là magiê. Magiê khắc phục hữu hiệu hội chứng bồn chồn ở chân và các cơn đau thắt lưng do co thắt.

Châm cứu cũng là một liệu pháp an toàn cho những cơn đau lưng, đau thần kinh tọa hay cứng cổ nhưng tốt hơn cả là mát xa trị liệu.

4. Sưng phù

Sưng phù hay bị phồng lên trong thời kỳ mang thai là một phản ứng tự nhiên khi cơ thể bạn phải mang thêm nhiều chất lỏng. Mặc dù không có hại nhưng nó chắc chắn không phải là một trải nghiệm mang thai dễ chịu. Trà cần tây có thể khắc phục điều đó nhanh chóng.

5. Ợ nóng

Cuối cùng thì nếu bị ợ nóng, mẹ bầu hãy cố gắng nhai chậm và từ tốn.

MINH THU

Những Triệu Chứng Khó Chịu Khi Mang Thai Tháng Đầu

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

Những triệu chứng khó chịu xuất hiện trong tháng đầu

Máu báo thai

Máu báo là một trong những dấu hiệu có thai sớm mà mẹ cần phải để ý thật kỹ, do tính chất khá giống với kinh nguyệt nên nhiều mẹ thường lầm tưởng mình chưa mang thai. Phần đa các mẹ ra máu báo thai không trùng với kinh nguyệt, nên mẹ cần có sự chuẩn bị về trang phục để không bị máu báo “làm phiền” tại công sở.

Thai ngoài tử cung

Nếu không phát hiện sớm triệu chứng thai ngoài tử cung, thai phụ sẽ có nguy cơ vỡ ống dẫn trứng, gây mất máu thậm chí tử vong. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm đối với những thai phụ mang thai tháng đầu.

Một số dấu hiệu phát hiện sớm thai ngoài tử cung

Chảy máu âm đạo do thai làm vỡ ống dẫn trứng, gây xuất huyết.

Nếu đau bụng dưới dữ dội cần đến bác sĩ kiểm tra sớm.

Khi đã biết chắc chắn mình có thai, nhưng khi thử thai que không lên 2 vạch thì rất có khả năng này.

Lưu ý

Khi có những dấu hiệu trên, mẹ bầu nên đến ngay đến bệnh viện để kiểm tra. Ngoài ra, cần có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý, di chuyển nhẹ nhàng.

Chửa trứng

Những thai phụ bị chửa trứng thường gầy gò do thiếu chất. Thường xuyên nôn ói, xuất hiện phù nề tay chân. Ngoài ra, nếu bệnh để lâu không chữa trị kịp thời dẫn đến xuất huyết dữ dội, gây băng huyết hoặc nghiêm trọng hơn là thủng tử cung do lớp trứng ăn sâu vào bên trong nội mạc.

Khi có dấu hiệu trên, thai phụ cần đến các chuyên khoa y tế gần nhất để kiểm tra. Qua đó, có thể phát hiện sớm nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Đồng thời khi mang thai, thai phụ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tháng đầu mang thai, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Những mẹ bầu nào trước đây có tiền sử chửa trứng, những lần mang thai sau cần thăm khám thường xuyên, phòng nguy cơ tái phát.

Sảy thai: Mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Ngoài những nguyên nhân trên. Nếu trong thời kỳ thai nghén mẹ bầu thường xuyên lo âu, căng thẳng cũng có thể khiến âm đạo chảy máu. Do đó, tháng đầu mang thai là giai đoạn thật sự nhạy cảm. Mẹ bầu nên ăn uống đủ dinh dưỡng, luôn trong tâm trạng thoải mái, yêu đời để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Khi có dấu hiệu sảy thai phải làm gì?

Khi phát hiện sớm nguy cơ sảy thai. Cần đến ngay chuyên khoa y tế để được kiểm tra ngay lập tức. Bác sĩ sẽ kiểm tra từng mức độ nặng, nhẹ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu thai nhi chưa có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ theo dõi trong vòng vài ngày và chờ diễn biến tiếp.

Nếu thai nhi không thể giữ được, bác sĩ sẽ cho mẹ uống thuốc để đào thải thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên mẹ bầu sẽ vẫn bị xuất huyết nếu thai nhi chưa đào thải hết.

Có thể tiến hành phẫu thuật để lấy thai nhi ra. Thời gian tiến hành rất nhanh chóng.

Lời khuyên dành cho các mẹ

Khi có dấu hiệu dọa sảy thai, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giữ thai ổn định. Nếu quá trình dưỡng thai tốt, thai nhi có khả năng phục hồi cao.

Trường hợp bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán không giữ được thai. Mẹ bầu cùng gia đình nên bình tĩnh và hợp tác cùng bác sĩ. Nếu mong muốn giữ thai bằng mọi cách, sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai kỳ. Thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong cho cả hai mẹ con.

Các mẹ đừng quá đau buồn, cần lạc quan, ổn định tinh thần. Con cái là duyên mà ông trời ban tặng. Vì thế, lần sau chắc chắn mẹ bầu sẽ đậu thai!

Làm gì khi xuất hiện những triệu chứng khó chịu tháng đầu?

Nếu trong thai kỳ, xuất hiện những triệu chứng khó chịu. Mẹ bầu cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Từ đó, các bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp và không gây nguy hại đến em bé trong bụng.

Nếu như đã lỡ dùng thuốc, mẹ bầu có thể xử lý như sau:

Giữ tâm lý ổn định

Điều quan trọng nhất, mẹ bầu cần thật bình tĩnh. Tránh lo lắng và nghĩ ngợi nhiều. Vì hơn bao giờ hết, tâm trạng tích cực của mẹ lúc này là liều thuốc bổ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mẹ bầu cần nhớ! Dù trong bất kỳ trường hợp nào, cũng phải có một tinh thần thoải mái. Giữ một tâm lý ổn định, cùng trạng thái lạc quan sẽ giúp ích rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mẹ bầu khi mang thai cười càng nhiều, “bé cưng” sinh ra càng kháu khỉnh, tươi tắn.

Đến bệnh viện kiểm tra

Việc làm này rất quan trọng, bởi xác định được chính xác loại thuốc đã uống, sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong quá trình chẩn đoán và chữa trị. Sau khi kiểm tra thai lần đầu, mẹ hãy ghi nhớ lại lịch khám thai định kỳ để chủ động thăm khám ở những giai đoạn mang thai về sau.

Có nên dùng thuốc Đông y để can thiệp?

Theo nhân gian, những ông bà xưa thường khuyên phụ nữ mang thai nên dùng thuốc Đông y, thuốc Nam để dưỡng thai và giảm đau. Vì quan niệm rằng, thuốc Đông y thường được chiết xuất từ những cây cỏ ven đường cùng các loại thảo mộc có nhiều công dụng bổ ích.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ chẩn đoán, trong những loại thuốc ấy có các thành phần tương đối phức tạp và chắc chắn sẽ có những tác dụng phụ. Nếu gọi là thuốc, thì loại nào cũng sẽ mang tác dụng phụ, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà nó gây ra.

Tháng đầu thai kỳ sẽ là giai đoạn rất khó khăn. Thông thường mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, từ tâm lý đến các triệu chứng khác bên trong cơ thể. Vì thế, luôn theo dõi đồng hồ sinh học và phát hiện sớm những triệu chứng khác thường. Từ đó, có các biện pháp xử lý kịp thời để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, gia đình cũng nên tạo không khí thoải mái cùng tâm trạng tích cực xung quanh mẹ bầu. Bởi thai khi mẹ bầu có tinh thần tốt, thì các hormone hạnh phúc oxytocin tiết ra ảnh hưởng đến thai nhi giúp bé phát triển khôn lớn khỏe mạnh hơn.

Mẹ có thể tham khảo

Hướng Dẫn Mẹ Bầu Cách Đối Phó Với Các Triệu Chứng Khó Chịu Khi Mang Thai

Đau đầu là một trong những vấn đề hành hạ mẹ bầu thường xuyên trong ba tháng đầu. Nguyên nhân dẫn đến đau đầu là do mất nước, căng thẳng, hormone bị thiế hụt thay đổi và tăng lưu lượng máu bất thường. Nếu các bạn đang phải chịu đựng những triệu chứng đau đầu dai dẳng này các bạn có thể chữa bằng cách tăng cường ăn rau chân vịt hay rau bina để làm giảm triệu chứng. Vì trong rau chân vịt có chứa magie một trong những loại khoáng chất có khả năng cải thiện lưu lượng máu tới não ngăn ngừa được chứng nhức đầu, đau nửa đầu ở bà bầu.

Bà bầu rất hay bị táo bón do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng hormone thay đổi. Lúc này bí quyết tốt nhất để đánh bại táo bón là ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Mỗi ngày bạn hãy ăn một quả táo vừa tốt cho sức khỏe lại giúp nhuận tràng cho đường tiêu hóa tốt hơn.

Không ít các bà bầu thường xuyên tan phiền về chứng chuột rút chân trong những tháng cuối của thai kỳ. Chứng chuột rút chân này là biểu hiện của chứng mất nước, thiếu chất dinh dưỡng như kali. Do đó, các mẹ bầu muốn hạn chế bị chuột rút trong quá trình mang thai hãy bổ sung ngay quả bơ vào thực đơn hàng ngày.

Theo thống kê thì 8/10 phụ nữ khi mang thai phải trải qua triệu chứng đầy bụng và ợ hơi. Nguyên nhân là do nồng độ progesterone trong cơ thể tăng lên làm giãn cơ khiến acid dạ dày rò qua van dạ dày chảy vào thực quản. Để đẩy lùi triệu chứng này mỗi ngày mẹ cần ăn một vài lát chanh vào buổi sáng là có thể khiến cơ thể tăng sản xuất dịch tiêu hóa giúp trung hòa acid.

Khi mang thai dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn nên rất dễ bị viêm nhiễm, nấm ngứa. Do đó, các bạn ăn sữa chua lên men giàu probiotic sẽ là một trong những biện pháp ăn uống hiệu quả giúp đẩy lùi tình trạng này.

Khi bị ốm nghén các bạn sẽ cảm thấy khó chịu và buồn nôn khan. Vì vậy, các bạn cần hạn chế tình trạng này thì có thể sử dụng gừng. Ngoài việc kích thích tiết ra các enzyme tiêu hóa giúp trung hòa acid dạ dày thì gừng còn chứa chất gingerol có tác dụng giúp ngăn chặn các triệu chứng buồn nôn. Mẹ bầu đang nghén có thể ngậm kẹo gừng, uống trà gừng để giảm bớt tình trạng khó chịu này.

Chứng Khó Tiêu Khi Mang Thai

Nguyên nhân chủ yếu của chứng khó tiêu khi mang thai đó là chế độ ăn uống không hợp lý làm trì trệ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày, ruột. Nếu để lâu không điều trị, tình trạng chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, khiến mẹ bầu ăn uống kém, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nỗi khổ khó tiêu khi mang thai của phụ nữ

“Tôi đang mang thai ở tháng thứ 4, 1 tháng trước tôi bị chứng khó tiêu đeo bám đến gần 2 tuần. Ăn uống không ngon miệng, bụng lúc nào cũng đầy anh ách vô cùng khó chịu. Tôi phải chia nhỏ bữa ăn và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Giờ thì ổn rồi” – chị Vân Anh (25 tuổi, Khâm Thiên) tâm sự

Giống trường hợp của chị Vân Anh, chị Phương Liên (32 tuổi, nhân viên văn phòng) bộc bạch: “Tôi mang thai lần đầu, tuổi lại tương đối cao nên nhiều tình huống rất lúng túng. Như vừa rồi, em bé trong bụng được 5 tháng, tôi bị chứng khó tiêu; đi khám bác sĩ nói chứng khó tiêu khi mang thai của tôi là do ăn uống quá nhiều. Quả thật, cũng tại tôi sợ ăn ít không đủ dinh dưỡng cho con nên ăn tương đối nhiều. Giờ được bác sĩ tư vấn, tôi có chế độ ăn uống khoa học vừa tốt cho mẹ và thai nhi.”

Chứng khó tiêu khi mang thai rất thường gặp của mẹ bầu, nó không nguy hại đến sức khỏe nhưng khiến mẹ bầu ăn không ngon miệng, khó chịu, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Trị chứng khó tiêu khi mang thai

_ Ngủ đúng tư thế: Nên kê gối cao, kê thêm một chút dốc ở dưới lưng khi ngủ sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do chứng đầy hơi, chướng bụng gây ra.

_ Chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa chính: Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, khoảng 5-6 bữa để giảm chứng đầy hơi thai kỳ. Khi ăn, cố gắng nhai kỹ, từ từ và chậm rãi. Không nên ăn quá nhanh. Hạn chế vừa ăn vừa uống, nên uống trước hoặc sau bữa ăn.

_ Không nên ăn những thức ăn cay nóng, không uống nước có gas

_ Tránh xa thuốc lá

_ Một số món ăn sau có thể là gợi ý cho mẹ bầu, giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu: nước chanh ấm, nước chanh pha với 1 chút gừng, bỏ thêm hành lá vào các món ăn giúp giảm áp lực cho dạ dày…

_ Vận động nhẹ nhàng: Tuyệt đối không nằm ngay sau khi ăn, thay vào đó cố gắng vận động nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ sau khi ăn 1 tiếng để kích thích tiêu hóa. Đi bộ không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp mẹ bầu khỏe mạnh, dễ sinh.

_ Nếu triệu chứng khó tiêu không thuyên giảm khi áp dụng các cách trên, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về khó tiêu khi mang thai và đặt lịch khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế theo số điện thoại 04. 383. 55555 hoặc 1900 558896 để được giải đáp.