MỤC TIÊU
1. – Trình bày được các đặc điểm cơ bản về giải phẫu và sinh lý ứng dụng trong
2 . Trình bày được các đặc điểm và nguyên nhân của các hội chứng chính trong bệnh học mũi xoang .
3 . Trình bày được các hướng xử trí của một số hội chứng trong bệnh học mũi xoang .
4. Tư vấn và phòng bệnh cho cộng đồng về một số bệnh thuộc mũi xoang .
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Tầm quan trọng của bệnh học mũi xoang
Bệnh lý mũi xoang rất thường gặp trong tai mũi họng .
Hệ niêm mạc của mũi xoang cũng là biểu mô đường hô hấp , nên các nhiễm trùng vùng mũi xoang có thể xảy ra đồng thời hoặc dễ gây biến chứng xuống thanh khí phế quản ,
1.2. Một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý
Hốc mũi có ba cuốn mũi ( xoăn mũi ) , được phân chia làm hai tầng thở và ngửi
Hệ xoang mặt gồm có 5 đôi xoang được chia làm hai hệ xoang trước ( có lỗ dẫn lưu đổ vào khe mũi giữa ) và xoang Bau ( đổ vào khe mũi trên ) .
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH HỌC VÙNG MŨI XOANG
Các vếu tố nguy cơ và nguyên nhân của nhiêm trùng mũi xoang mang dr tính của các nhiễm khuẩn hô hấp trên.
Các biến chứng của vùng mũi xoang thường xảy ra và gặp ở vùng tại mũi họng, đường hô hấp trên và dưới.
Vệ sinh phòng bệnh nhiễm khuẩn của mũi xoang vừa mang tính cá nhân môi trường và cộng đồng.
3. BA HỘI CHỨNG CHÍNH CỦA BỆNH HỌC MŨI XOANG
3.1. Hội chứng ngạt tắc mũi
3.1.1. Triệu chứng
Ngạt tắc mũi là hiện tượng không khí không đi qua hốc mũi một phần (ngat) hay hoàn toàn (tắc).
Đây là một dấu hiệu chủ quan của người bệnh nhưng có thể đo được khách quan qua thăm khám mũi và gương glatzen, hay đo trở kháng mũi.
Ngạt tắc ở một bên hoặc cả hai bên.
Ngạt, tắc, xảy ra thường xuyên, liên tục hoặc từng lúc.
Phải thở bằng miệng: thở ngáy khi ngủ.
3.1.2. Ảnh hưởng và các biến chứng của ngạt tắc mũi
Đối với miệng: khô rát họng, tăng tiết nhẩy phải đằng hắng luôn.
Không khí thở qua miệng không được lọc bụi, sưởi ấm và làm ẩm thường gây ra viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản…
Người bệnh nói giọng mũi kín nếu tắc mũi hoàn toàn, các phụ âm m đọc thành b, n đọc thành c,
Khi ngạt, tắc sẽ bị giảm hoặc không ngửi được.
Đối với chức năng nghe: do giảm thông khí của vòi nhĩ bệnh nhân sẽ bị ù tai, nghễnh ngãng.
Tắc mũi lâu, kéo dài làm cho trẻ em kém linh hoạt, chậm chạp, lười biêng, ngủ hay giật mình hoặc mê sảng, có cơn ác mộng và khóc thét.
Người lớn cũng bị nhức đầu, không tập trung tư tưởng và mệt mỏi.
3.1.3. Các nguyên nhân
a) Ở trẻ sơ sinh – Tịt lỗ mũi bẩm sinh
– Viêm mũi đặc hiệu sau đẻ, viêm mũi thông thường.
– Viêm quá phát VA
b) Ở trẻ em
– Viêm VA.
– Dị vật mũi.
– Viêm mũi xoang, polyp mũi.
– U xơ vòm mũi họng.
c) Ở người lớn
– Viêm mũi xoang, polyp mũi.
– Chấn thương mũi xoang, hàm mặt.
– Các khối u lành, ác tính của mũi xoang và vòm họng.
3.2. Hội chứng chảy mũi
Bình thường có thể xì mũi nhẩy ở mũi trước. Khi bị bệnh có thể chảy nước mũi trong, nhầy mũi, mũi mủ hoặc chảy máu mũi.
3.2.1. Chảy mũi trong
Chảy loãng, trong như nước lã, không làm hoen ố khăn tay. Cần phân biệt với chảy nước não tuỷ sau chấn thương vùng mũi xoang.
Do các nguyên nhân: viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi cấp do cảm mạo thông thường.
3.2.2. Chảy mũi nhầy
Nước mũi chảy ra trong, nhờn, sánh như lòng trắng trứng gà hoặc trắng đục.
Do các nguyên nhân viêm mũi xoang mạn tính, viêm VA, viêm mũi cấp, cảm mạo ở giai đoạn cuối.
3.2.3. Chảy mũi mủ
Xì mủ ra mũi trước, mũi sau hoặc khịt xuống họng, mủ xanh, vàng, trắng đục, tanh, hôi hoặc thối, làm hoen ố khăn tay.
Do các nguyên nhân: viêm xoang cấp, mạn tính, viêm mũi xoang đặc: hiệu (lao, giang mai) do nấm, bạch hầu mũi, viêm mũi teo, dị vật mũi.
3.2.4. Chảy máu mũi
Có thể chảy ra mũi trước, mũi sau xuống họng chảy rỉ ít một khi xì, khịt khạc. Có thể bị chảy nhiều phải cấp cứu, vì có thể bị tụt huyết áp…
Do các nguyên nhân như các khối u lành, ác tính của mũi xoang, vách ngăn mũi, vòm họng, chấn thương và các bệnh lý toàn thân.
3.3. Rối loạn ngửi
3.3.1. Ngửi kém
Thường do tắc mũi không hoàn toàn khi viêm mũi, VA, lệch vách ngăn, quá phát cuốn mũi, polyp mũi, khối u còn nhỏ trong hốc mũi.
3.3.2. Mất ngửi
Hoàn toàn không ngửi được mùi vị gì, thường do tổn thương dây thần kinh khứu giác số I do cúm, dị ứng, chấn thương, polyp mũi, khối u và viêm mũi cấp
3.3.3. Rối loạn về ngửi
Xảy ra khi bị u não, bệnh tâm thần: Bệnh nhân có ảo giác mùi thé , trong mũi.
3.4. Các dị tật và biến dạng vùng mũi xoang
Vùng mũi xoang tạo hình thể cân xứng, đẹp và khác nhau ở từng cá thể từng dân tộc, từng khu vực, từng châu lục.
Các dị tật bẩm sinh của hốc mũi, môi, vòm khấu cái… làm rối loạn hình thể và chức năng của mũi.
Các bệnh lý khối u mũi xoang ở giai đoạn muộn sẽ làm biến dạng vùng mũi xoang, hàm mặt, ổ mắt.
Các chấn thương của mũi xoang, hàm mặt cũng để lại dị chứng biến dạng của vùng này.
4. MỘT SỐ THĂM KHÁM L ÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CHO BỆNH LÝ MŨI XOANG
4.1. Thăm khám lâm sàng
Soi mũi trước bằng đèn Clar và soi mũi (spéculum).
Soi mũi sau gián tiếp bằng gương.
Nội soi mũi bằng optic phóng đại ống cứng hoặc ống mềm.
Tìm các điểm đau xoang.
Tìm sự biến dạng vùng mũi xoang.
Đo sự thông khí của mũi bằng gương Glatzen, đo trở kháng của mũi.
4.2. Thăm khám cận lâm sàng
Xét nghiệm chẩn đoán nấm và vi khuẩn trong mủ mũi và xoang.
Xét nghiệm chẩn đoán dị ứng mũi xoang.
Các phương pháp chấn đoán hình ảnh: phim Blondeaux, Hirtz, sọ nghiêng, xương chính mũi, phim CT. scan, MRI.
Xét nghiệm chẩn đoán giải phẫu bệnh học để phát hiện nấm, lao, khối u.
Tìm hiểu mức độ thông khí của mũi và mức độ rối loạn về ngửi mùi.
5. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ CỦA CÁC BỆNH MŨI XOANG
5.1. Một số phương pháp cơ bản điều trị ngoại trú
5.1.1. Nguyên tắc
Chống phù nề.
Chống viêm.
Chống và giảm xuất tiết.
Chống nhiễm trùng.
Đảm bảo thông khí và dẫn lưu mũi xoang.
5.1.2. Một số phương pháp
Hướng dẫn cách xì mũi.
Hướng dẫn cách nhỏ mũi.
Cách rửa mũi.
Cách xông hơi tinh dầu.
Khí dung mũi xoang.
5.1.3. Một số thuốc nhỏ mũi
Thuốc co mạch.
Thuốc sát trùng.
Thuốc săn khô.
Một số loại thuốc nhỏ mũi dành cho bệnh nhân viêm xoang
5.2. Một số phương pháp điều trị theo tuyến chuyên khoa
Hút dịch mủ trong xoang theo phương pháp đối thế (Proetz).
Chọc rửa xoang hàm.
Điều trị viêm mũi xoang dị ứng bằng phương pháp giảm mẫn cảm.
Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang.
Phẫu thuật xoang cổ điển (mổ tiệt căn): mổ xoang hàm theo kiểu Cadwell – Luc, nạo sàng hàm, phẫu thuật Delima (mở tất cả các xoang).
Nội soi đông điện cầm máu mũi.
Các phẫu thuật thắt động mạch cầm máu mũi.
Các phẫu thuật mố ung thư vùng mũi xoảng.
Kết hợp phẫu thuật với điều trị tia xạ, hoá chất trong điều trị ung thư mũi xoang
6. PHÒNG BỆNH VÀ TƯ VẤN Ở CỘNG ĐỒNG
Vệ sinh, cải thiện môi trường, điều kiện sống.
Loại trừ các yếu tố nguy cơ.
Nâng cao sức đề kháng, dinh dưỡng, thể lực.
Vấn đề bảo hộ lao động trong môi trường độc hại bụi, khói…
Điều trị triệt để các ổ viêm kế cận như viêm VA, viêm amiđan
Vệ sinh răng miệng: súc miệng họng, đánh răng…
Hướng dẫn sử dụng thuốc cho đúng. Vacxin phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Thông báo khi có các dịch của đường hô hấp.
Chuyển bệnh nhân lên tuyến chuyên khoa kịp thời.
Hội chứng ngạt tắc mũi.
Hội chứng chảy mũi.
Rối loạn về ngửi.
Viêm mũi xoang thuộc về nhiễm khuẩn hô hấp trên.
Xem tiếp: Viêm mũi cấp
NTH
Đăng bởi: Thành Chiến Bài Đăng : 04/01/2020 04:12:58