Luận văn Đánh giá kết quả phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể nhú tại bệnh viện K.Ung thư tuyến giáp (UTTG) là bệnh ung thư phổ biến nhất của các tuyến nội tiết, chiếm khoảng 1% trong các loại ung thư, trong đó UTTG thể nhú là thể bệnh hay gặp nhất chiếm 70 – 90%[5]. Bệnh thường gặp ở người trẻ, tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới từ 2-3 lần. Đặc biệt, các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do UTTG tăng cao ở các khu vực có bệnh bướu cổ địa phương. Tại Việt nam, số liệu thống kê (1996) cho thấy tỷ lệ mắc UTTG nói chung là 1,9/100 000 dân và chiếm 1,4 – 2 % tổng số các loại ung thư [2].
UTTG thể nhú xuất phát từ tế bào biểu mô nang giáp với cấu trúc nhú thuộc loại carcinome. Ung thư thường có nhiều ổ và hay tái phát nếu cắt không hết tuyến giáp, tuy nhiên bệnh tiến triển chậm, đa số tiến triển âm thầm, tiên lượng tốt, u thường nhỏ nên bệnh nhân khó phát hiện sớm, đến khi di căn ra hạch cổ mới được phát hiện do vậy đây cũng là thể bệnh rất hay di căn hạch cổ. Tuy nhiên ngay cả ở giai đoạn này bệnh vẫn có thể điều trị khỏi bằng phẫu thuật, kết hợp với điều trị bổ trợ sau mổ, nhiều bệnh nhân vẫn có thể sống 15-20 năm[5]. Điều đó nói lên tiên lượng của phần lớn UTTG thể nhú là tốt, đặc biệt nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, đúng đắn. Theo các tác giả nước ngoài, tỷ lệ sống thêm 10 năm của UTTG thể biệt hoá là trên 90%[42]. Nhưng nếu u lớn trên 4 – 5 cm xâm lấn ra xung quanh hoặc di căn xa thì tiên lượng sẽ xấu. Điều trị phẫu thuật được lựa chọn đầu tiên cho UTTG thể nhú, đây cũng là thể bệnh điển hình về chẩn đoán cũng như điều trị phối hợp trong ung thư. Ngoài phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ. Sau mổ bệnh nhân còn được điều trị bằng iod phóng xạ 131, các nhà lâm sàng khuyến cáo nên điều trị I131 sau mổ 2 tháng. Phẫu thuật cắt bán phần tuyến giáp được đặt ra trong các trường hợp u dưới 1cm và bệnh nhân dưới 45 tuổi, tuy nhiên hiện nay phẫu thuật này ít được sử dụng do nguy cơ tái phát sau mổ cao. Những trường hợp có di căn xa, điều trị phẫu thuật vẫn được lựa chọn sau đó kết hợp điều trị tia xạ. Tại Việt Nam, hiện có nhiều công trình nghiên cứu về UTTG. Song để góp phần làm phong phú thêm nghiên cứu về UTTG, đặc biệt là UTTG thể nhú, là thể bệnh hay gặp nhất trong UTTG nói chung. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng UTTG thể nhú tại Bệnh viện K cở sở Tam Hiệp. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật UTTG thể nhú tại bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp từ tháng 01/2007 -12/2011.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Thị Hạnh, Trần Hồng Trƣờng (1993), Ung thư Hà Nội 1991 – 1992, Y học Việt Nam, Chuyên đề ung thư, Tập 173, số 7, tr. 14 – 21. 2. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng (2001), “Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam năm 2000”, Tạp chí thông tin Y dược, Số 2, tr. 19 – 26. 3. Nguyễn Quốc Bảo (1999), “Nghiên cứu điều trị ung thư tuyến giáp bằng cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ”, Luận văn tốt nghiệp BS CK II, Hà Nội. 4. Tạ Văn Bình (1999), “Đặc điểm bướu giáp nhân đánh giá bằng siêu âm và điều trị một vài loại bướu giáp nhân bình giáp”, Luận văn tiến sĩ Y học, Hà Nội. 5. Cẩm nang ung bƣớu học lâm sàng (1995), (Dịch từ tài liệu của hiệp hội Quốc tế chống ung thư), Xuất bản lần thứ 6, NXB Y học chi nhánh TP. HCM, tr. 391 – 403. 6. Trịnh Thị Minh Châu, Tạ Trọng Thu (1999), “Kết quả bước đầu điều trị ung thư tuyến giáp bằng Na I131 tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Y học thành phố HCM, Số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, Tập 3, số 4, tr. 102 – 106. 7. Đặng Văn Chính (1985), “Nhận xét bệnh ung thư tuyến giáp trạng trên 98 bệnh nhân gặp tại viện K trong 5 năm (1979 – 1983)”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Hà Nội. 8. Đặng Văn Chính (1997), “Ung thư tuyến giáp trạng”, Bài giảng bệnh học ung thư, Tập 1, NXB Y học, Hà Nội, tr. 160 – 171.9. Đinh Xuân Cƣờng (2010) ” Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K “ Luận văn thạc sĩ y học, Hà Nội, tr. 33 – 48. 10. Ngô Quang Dƣơng, Phạm Văn Tuy, Nguyễn Văn Tùng (2000), “Một vài nhận xét về ung thư biểu mô tuyến giáp qua sinh thiết phẫu thuật”, Y học thành phố HCM, Số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, Tập 4, Số 4, tr. 60 – 62. 11. Trịnh Bỉnh Dy, Phạm Thị Minh Đức, Phùng Xuân Bình và CS (2000), “Sinh lý nội tiết”, Sinh lý học, Tập II, NXB Y học, Hà Nội, tr. 32 – 82. 12. Lê Chính Đại (1996), “Bàn về vấn đề tái phát của ung thư tuyến giáp trạng”, Tạp chí Y học thực hành, Chuyên san ung thư học tháng 11/1996, tr. 71 – 73. 13. Nguyễn Bá Đức (1996), “Ung thư tuyến giáp”, Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu iod, NXB Y học, tr. 616 – 629. 14. Nguyễn Bá Đức (1999), “Ung thư tuyến giáp trạng”, Hướng dẫn thực hành, chẩn đoán điều trị ung thư, NXB Y học, tr. 135 – 149. 15. Phạm Phan Địch, Trịnh Bình, Đỗ Kính (1998), “Mô học, phôi thai học đại cương”, NXB Y học, Hà Nội. 16. Đỗ Xuân Hợp (1971), “Giải phẫu tuyến giáp”, Giải phẫu đại cương, NXB Y học, tr. 446 – 450. 17. Trần Thị Hợp (1997), “Ung thư tuyến giáp trạng”, Bài giảng ung thư học, NXB Y học, tr. 140 – 145. 18. Nguyễn Tiến Lãng (2008), „‟ Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp phối hợp với I131 điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa „‟ Luận văn tốt nghiệp BS CK II, Hà Nội, tr. 66 – 92.19. Đoàn Hữu Nghị (1995), “Một số nhận xét về tái phát và di căn ung thư qua ghi nhận 1992 – 1994 tại bệnh viện K”, Y học thực hành, Chuyên san ung thư học tháng 11/1995, tr. 105 – 109. 20. Thái Hồng Quang (1997), Bệnh nội tiết, NXB Y học. 21. Lê Văn Quảng (2002), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K từ năm 1992 – 2000″, Tạp chí Y học, số (431), tr. 323 – 326. 22. Nguyễn Văn Thành (2000), “Đặc điểm giải phẫu bệnh – lâm sàng của ung thư tuyến giáp nguyên phát”, Y học thành phố HCM, Số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, Tập 4, số 4, tr. 114 – 121. 23. Trần Văn Thiệp (1995), “Góp phần nghiên cứu điều trị ung thư tuyến giáp”, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II, Chuyên ngành ung thư, Thành phố HCM. 24. Trần Văn Thiệp (2000), “Di căn hạch cổ của carcinôm tuyến giáp dạng nhú”, Y học thành phố HCM, Số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, Tập 4, số 4, tr. 148 – 154. 25. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thị Khuê (1995), “Nội tiết học đại cương”, NXB thành phố HCM. 26. Nguyễn Sào Trung (1992), “Bướu và tổn thương dạng bướu của tuyến giáp”, Bệnh học ung bướu cơ bản, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố HCM, tr. 55 – 64. 27. Nguyễn Vƣợng (1998), “Bệnh của tuyến giáp, bệnh của hệ nội tiết”, Giải phẫu bệnh học, NXB Y học, tr. 530 – 576. 28. Tr-¬ng Quang Xu©n, TrÞnh ThÞ Minh Ch©u vµ cs (2002), “§iÒu trÞ ung th- gi¸p tr¹ng b”ng ®ång vÞ phãng x¹ I131 t¹i BÖnh viÖn Chî RÉy”