Biểu Hiện Phụ Nữ Khi Mang Thai / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Biểu Hiện Đau Dạ Dày Khi Mang Thai

Phụ nữ mang thai thường bị thay đổi về tâm sinh lý, thay đổi nội tiết. Những người mang thai lần đầu thường lo nghĩ, căng thẳng cộng với việc hay ốm nghén nên chế độ ăn uống thất thường sẽ gây ra căn bệnh đau dạ dày

Biểu Hiện Đau Dạ Dày Khi Mang Thai

Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu thai nghén. Đó là những biểu hiện như buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng và khó tiêu. Tuy vậy nếu chỉ bị nghén thì bạn sẽ không có các triệu chứng đau dạ dày đặc trưng khác như ợ chua, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị.

Bên cạnh đó các mẹ sẽ cảm thấy cơn đau đặc biệt nặng lên khi quá đói hoặc quá no. Những món ăn khoái khẩu thường ngày của chị em phụ nữ, nhất là trong thai kỳ như xoài, cóc, ổi,mận… sẽ khiến cho bà bầu bị đau dạ dày càng nặng hơn. Lý do là chúng có chứa rất nhiều acid, cộng thêm muối ớt cay bỏng lưỡi ăn kèm sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày của bạn.

Ảnh hưởng của đau dạ dày đối với bà bầu

– Thực phẩm điều trị bệnh đau dạ dày được các bác sỹ khuyên dùng là trứng và sữa, đây là những thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ, vừa trung hòa hiệu quả axit trong dạ dày.

– Những thức ăn chứa nhiều tinh bột cũng rất tốt cho dạ dày như, nếp, bột gạo.

– Gừng, nước ép cải, ngó sen với củ cải hay khoai tâ y là những món ăn rất cần thiết để chữa bệnh dạ dày.

– Khuyến khích ăn những món ăn đã qua chế biến bằng cách luộc, xào, hầm,… Nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên xào, nướng, đồ cay nóng.

– Chia nhỏ bữa ăn: Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Một bữa ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực. Khi ăn, phụ nữ mang thai nên ăn từ tốn, không ăn quá nhanh hay quá no, vì cách ăn này chỉ làm dạ dày sản sinh thêm nhiều acid và khó chịu hơn.

– Bạn nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn: điều này khiến thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột; tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản.

Hiv Và Phụ Nữ Mang Thai.

HIV là một loại virus gây suy giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể người. Điều này có nghĩa là khi nhiễm phải nó, khả năng chống chọi lại bệnh tật của cơ thể bị suy yếu và không thể chống đỡ được với những tác nhân gây bệnh.

Giai đoạn đầu nhiễm HIV, người bệnh thường có ít biểu hiện, chủ yếu là những triệu chứng giống như cảm cúm trong một thời gian ngắn rồi tự khỏi. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều với hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội như: lao, nấm miệng, nấm thực quản, viêm phổi, hội chứng suy mòn,…

Các đường lây nhiễm HIV

Virus HIV lây lan chủ yếu qua 3 con đường:

– Lây qua đường máu( máu và các chế phẩm máu).

– Lây qua quan hệ tình dục không an toàn

– Lây truyền từ mẹ sang con.

Các yếu tố nguy cơ trong lây truyền nhiễm HIV từ mẹ sang con:

– Tình trạng miễn dịch kém, nồng độ virus cao hơn 1.000 con/ml huyết tương.

– Không dùng thuốc chống virus khi mang thai.

– Có bệnh lây truyền qua đường tình dục.

– Viêm màng ối, vỡ ối kéo dài (một số nghiên cứu cho thấy thời gian này là trên 4 giờ, những nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ tăng với mỗi giờ vỡ ối) .

Quá trình lây nhiễm HIV từ mẹ sang con:

Một trong ba đường lây truyền HIV chủ yếu là truyền từ người mẹ sang người con qua bánh rau khi có thai, qua máu và dịch âm đạo khi chuyển dạ đẻ, qua sữa khi cho con bú.

– Giai đoạn mang thai: HIV có khả năng lây truyền cho thai qua bánh rau. Sự lây truyền này có thể xảy ra trong suốt thời kỳ thai nghén, nhưng tỷ lệ lây truyền cao khi tuổi thai trên 18 tuần.

– Trong quá trình chuyển dạ: Sự lây truyền HIV thường xảy ra muộn quanh thời kỳ chuyển dạ; đó là do cơn go tử cung đẩy máu mẹ mang theo HIV vào tuần hoàn bánh rau hoặc đứa trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo có chứa HIV, nhất là những trường hợp đẻ khó, ối vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài, có nhiều tổ chức của mẹ bị dập nát,…

Dấu hiệu nhiễm HIV khi mang thai

– Thông thường khi bị nhiễm HIV giai đoạn đầu không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc một số triệu chứng giống với bị cảm cúm và phát hiện chủ yếu qua xét nghiệm.

Dự phòng HIV cho phụ nữ Quan hệ tình dục an toàn:

– Chung thủy một vợ một chồng.

– Sử dụng bao cao su khi quan hệ có thể ngăn chặn được sự tiếp xúc dịch tiết, máu…

Xét nghiệm cả hai vợ chồng trước khi mang thai:

– Trước khi kết hôn và trước khi mang thai cần xét nghiệm cả hai vợ chồng để phát hiện ra có nhiễm HIV cũng như một số bệnh truyền nhiễm khác. Từ đó có những xử trí hoặc có thể đảm bảo yên tâm về sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi cũng như gia đình.

– Khi đã bị nhiễm HIV, tốt nhất phụ nữ không nên có thai, nếu đã có thai nên đi phá thai sớm. Nếu vẫn quyết định đẻ, nên đến các cơ sở sản khoa để được tư vấn sâu hơn và xem xét khả năng sử dụng một số thuốc làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ người mẹ sang người con.

Sức khỏe bà mẹ (và các thuốc điều trị HIV) là mối quan tâm quan trọng nhất để đảm bảo có một đứa trẻ khỏe mạnh. Nhìn chung, điều trị cho phụ nữ nhiễm HIV có thai giống như điều trị cho những người trưởng thành nhiễm HIV khác. Điều quan trọng là bà mẹ được các nhân viên y tế có kinh nghiệm chăm sóc và hỗ trợ trong suốt thời kỳ có thai. Phân biệt đối xử đang tồn tại ngăn cản những người HIV dương tính quyết định có nên sinh con hay không, mặc dù hiện trạng và mức độ phân biệt đối xử khác nhau giữa các quốc gia, nhìn chung tình hình đã được cải thiện hơn nhiều so với trước đây.

Giải Mã Triệu Chứng Lạt Miệng Khi Mang Thai Ở Phụ Nữ

I. Khái quát về triệu chứng lạt miệng khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Một trong số các vấn đề đó chính là chứng loạn vị giác, hay còn gọi là. Chứng loạn vị giác này được biểu hiện qua nhiều hình thái khác nhau tùy cơ địa người phụ nữ. Đôi khi luôn cảm thấy đắng ngắt trong miệng và ngược lại, đôi khi thấy lạt miệng, không muốn ăn uống gì hoặc ăn uống không cảm thấy ngon, không cảm nhận hết được mùi vị của món ăn, ngay cả với những món ăn trước nay yêu thích.

Triệu chứng lạt miệng khi mang thai chỉ xuất hiện trong khoảng tam cá nguyệt đầu tiên, tức là đến hết tuần thứ 12 của thai kỳ. Sau đó cảm giác này sẽ giảm và hết dần trong các tuần tiếp theo.

Ở người phụ nữ mang thai, cảm giác lạt miệng có thể đi kèm các triệu chứng ốm nghén khác và mức độ cũng khác nhau, hoàn toàn phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người.

Lạt miệng khi mang thai khiến bạn “sợ” ăn

II. Nguyên nhân gây lạt miệng khi mang thai

Chứng loạn vị giác, bao gồm triệu chứng lạt miệng khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng cơ bản có các nguyên nhân chính sau đây:

Khi mang thai, nội tiết tố estrogen trong cơ thể người phụ nữ tăng cao. Điều này dẫn đến một số thay đổi trong cơ thể và ở một số chức năng nhất định, bao gồm chức năng của vị giác. Khi đó, chức năng vị giác tạm thời thiếu ổn định, gây loạn vị giác nhẹ, lạt miệng khi mang thai là một trong số những hiểu hiện đó.

Khứu giác và vị giác luôn có mối liên hệ mật thiết. Khi mang, khứu giác rất nhạy bén với các loại mùi. Xu hướng chung khứu giác sẽ “cảnh báo” cho vị giác cần đề phòng trước các loại thức ăn. Do đó, cơ chế tự nhiên vị giác sẽ giảm bớt cảm giác thèm ăn trước nhiều loại thực phẩm nên gây ra cảm giác lạt miệng .

Cơ thể phụ nữ mang thai luôn có xu hướng giữ nước, bao gồm cả bộ phận lưỡi. Cho nên, tác tế bào vị giác tập trung trên mặt lưỡi sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến giảm cảm giác với mùi vị

III. Khắc phục tình trạng lạt miệng khi mang thai như thế nào?

– Bạn hãy tăng cường uống thêm nước lọc mỗi ngày. Nước lọc sẽ rửa sạch lưỡi và khoang miệng của bạn thường xuyên, giúp cảm nhận các món ăn chính xác hơn. Để gia tăng hiệu quả, chị em có thể vắt thêm vài lát chanh hoặc trái cây chua vào khi uống, tác dụng cải thiện vị giác sẽ tốt hơn.

– Thay kem đánh răng thông thường bằng kem có tinh chất bạc hà sẽ giúp kích thích vị giác hiệu quả

– Đừng quên chải lưỡi thường xuyên để làm sạch lưỡi, giúp gai lưỡi phát huy được hết chức năng của nó.

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý là cách an toàn và hiệu quả để tăng cường vị giác

Một số món ăn vặt có thể giúp bạn “đối phó” với cảm giác lạt miệng khi mang thai

Có một số món ăn có thể giúp bạn có cảm giác thèm ăn hơn như:

Đó là bánh xốp nướng, socola đen, bánh Cookie,… Các loại bánh, kẹo này không chỉ có vị ngọt mà còn có nhiều thành phần khác có tác dụng làm tăng cảm giác muốn ăn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, chị em vẫn nên kiểm soát lượng ăn vừa phải tránh thu nạp quá nhiều đường vào cơ thể, không tốt cho thai nhi.

Ăn theo nhiều bữa nhỏ là chế độ dinh dưỡng tốt cho chị em đang mang thai. Vì thế, các món ăn vặt, ăn nhẹ chính là lựa chọn lý tưởng.

Sữa chua, hoa quả tươi, hạt khô, nước ép trái cây, sinh tố, các món cháo dậy mùi vị,… đều tốt và giàu dưỡng chất cho cơ thể mẹ và bé, lại giúp lấy lại vị giác vô cùng hiệu quả.

Theo Hạ Phương – Đông Y Thanh Tuấn

Bệnh Lậu Ở Phụ Nữ Mang Thai

Bệnh lậu vốn dĩ là một bệnh nguy hiểm, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai nó còn dễ gây lây nhiễm cho trẻ (nếu sinh thường). Khi phụ nữ mang thai sức đề kháng của chị em bị suy giảm, từ đó nó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh (khi có quan hệ không an toàn với người bệnh). Vậy bệnh lậu ở phụ nữ mang thai có biểu hiện gì, nó gây nên những ảnh hưởng như thế nào đến thai phụ và thai nhi…?

Triệu chứng bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Bác sĩ chuyên khoa thuộc phòng khám đa khoa quốc tế HCM cho biết rằng, bệnh lậu ở phụ nữ mang thai thường không có triệu chứng gì đặc biệt, do đó người bệnh có thể chủ quan và phát hiện bệnh muộn. Nếu phụ nữ mang thai bị mắc bệnh lậu sẽ thường có biểu hiện tiểu buốt, tiểu dắt, có thể kèm theo mủ, viêm niệu đạo, viêm âm đạo, hay đau ở vùng bụng dưới…

Tác hại bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Những chị em khi mang thai bị mắc bệnh lậu mà không được điều trị kịp thời triệt để sẽ phải đối mặt với những nguy hại hết sức khó lường. Nó có thể gây nên tình trạng viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, hay bị viêm tiểu khung… Những chị em bị viêm tiểu khung dễ dẫn tới tổn thương vòi trứng và gây nên tình trạng vô sinh – hiếm muộn, hoặc khiến cho chị em có nguy cơ mang thai ở ngoài tử cung.

Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh lậu mà không được điều trị kịp thời có thể gây lây bệnh cho trẻ khi đẻ thường (qua âm đạo). Nó có thể khiến cho trẻ bị mù do viêm loét giác mạc, hay nhiễm khuẩn khớp…và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Cách phòng ngừa bệnh lậu ở phụ nữ mang thai

Chị em nên đi khám sức khỏe sinh sản trước khi quyết định mang thai (dĩ nhiên là nên đi khám cùng chồng, bạn tình). Đối với những bị em bị nhiễm bệnh bệnh lậu thì cần điều trị triệt để trước khi mang thai.

Ngoài ra chị em mang thai nên đi khám thai đúng theo định kỳ và chỉ dẫn của bác sĩ. Những chị em đang mang thai mà bị mắc bệnh cần được điều trị kịp thời và triệt để, tránh để bệnh lây nhiễm sang trẻ…

Chị em nên sớm đi khám, điều trị khi thấy có những biểu hiện của bệnh đã nêu trên, do những tác hại của bệnh lậu ở phụ nữ mang thai là hết sức khó lường. Vì vậy chị em không nên chủ quan, chần chừ để bệnh kéo dài và có nguy cơ nặng hơn, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và dễ gây lây nhiễm bệnh cho trẻ. Đó là một số những khuyến cáo của bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế HCM mà những chị em cần lưu ý.