Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được chia thành 4 giai đoạn, với những triệu chứng và cách điều trị, chăm sóc khác nhau. Nắm rõ về 4 giai đoạn này sẽ giúp bạn cũng như người thân trong gia đình chủ động trong việc phòng ngừa, điều trị giảm nhẹ và hạn chế hậu quả của bệnh.
Bốn giai đoạn tiến triển của tiểu đường tuýp 2 bao gồm
Giai đoạn đề kháng lnsulin (hay còn gọi là tiền tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp glucose)
Giai đoạn tăng đường huyết lúc đói
Giai đoạn kiểm soát đường huyết khó khăn
Giai đoạn người bệnh xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Giai đoạn 1 tiền tiểu đường – đề kháng Insulin
Để hiểu về giai đoạn đề kháng lnsulin trong tiểu đường tuýp 2, trước hết bạn cần biết lnsulin là gì? lnsulin là một hormon được sản xuất bởi nhóm tế bào beta ở các tiểu đảo tuỵ. Nhờ hormon này mà đường glucose trong máu có thể được vận chuyển vào tế bào để tạo thành năng lượng, khi đó lượng đường trong máu sẽ giảm xuống.
Đề kháng lnsulin là tình trạng xảy ra khi các tế bào bắt đầu ngăn cản hoạt động của lnsulin và không thể sử dụng lnsulin một cách hiệu quả. Điều này gây nên tình trạng giảm sự hấp thu glucose vào trong tế bào. Lúc này cơ thể sẽ cố gắng bù đắp bằng cách tăng sản xuất lnsulin.
Ở giai đoạn này cơ thể người bệnh chưa có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng để nhận biết. Tuy vậy, nếu để ý, có thể thấy một số vùng da bị tối màu rõ hơn, đặc biệt ở cổ, nách, khớp ngón tay, đầu gối, khuỷu tay. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị tăng cân, tăng huyết áp nhanh hơn và có thể ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm.
Giai đoạn 2 – giai đoạn tăng đường huyết lúc đói
Tình trạng đề kháng lnsulin tiếp tục tăng dần lên. Tới một thời điểm, khả năng bù đắp lại sự đề kháng này bằng cách tăng sản xuất lnsulin của các tế bào beta của đảo tụy sẽ không thể theo kịp. Khi đó, lượng đường trong máu sẽ bắt đầu tăng lên. Đường huyết lúc đói sẽ tăng lên: có thể lớn hơn 7mmol/l.
Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khá đặc trưng như: mờ mắt, ăn nhiều, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, sút cân nhiều, cảm thấy mệt mỏi triền miên… Tình trạng này bắt buộc phải thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu không bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển nặng hơn.
Giai đoạn 3 – đường huyết khó kiểm soát, HbA1c cao, bệnh tiểu đường nặng lên
Ở giai đoạn này, tình trạng đề kháng lnsulin của tế bào trong cơ thể tiếp tục tăng lên. Nếu không kiểm soát tốt và để điều này kéo dài, tuyến tụy sẽ bị hoạt động quá mức, dẫn tới suy giảm chức năng, giảm khả năng sản xuất lnsulin. Thêm vào đó, các thuốc điều trị tiểu đường do sử dụng lâu dài cũng dần trở nên kém hiệu quả (hiện tượng nhờn / lờn thuốc) khiến đường huyết khó kiểm soát hơn rất nhiều.
Lúc này, các bác sĩ thường chỉ định nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường kết hợp với nhau và có thể kết hợp với tiêm lnsulin liều cao cho người bệnh.
Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể xuất hiện dấu hiệu hoặc cảm nhận các biến chứng tiểu đường như biến chứng thần kinh, biến chứng nhiễm trùng, mờ mắt, khó thở, đau tim,…
► Những lưu ý quan trọng khi điều trị tiểu đường bằng insulin
Giai đoạn 4 – nhiều biến chứng phối hợp, tiểu đường giai đoạn cuối
Giai đoạn 4 – giai đoạn tiến triển cuối cùng của bệnh tiểu đường là khi mức độ bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, các biến chứng đã xuất hiện nhiều, đặc biệt là các biến chứng như:
– Biến chứng thần kinh: các dấu hiệu như tê, ngứa ran, đau, mất cảm giác, rối loạn cảm giác ở một số vùng trên cơ thể, rối loạn cương dương ở nam giới… có thể xuất hiện ở giai đoạn 3, nhưng ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh ở giai đoạn 4.
– Biến chứng tim mạch: bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 rất dễ mắc kèm các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên… Và nguyên nhân tử vong do các biến chứng về tim mạch chiếm tới khoảng 65-75% người bệnh tiểu đường lâu năm.
– Biến chứng trên mắt: điển hình như bệnh võng mạc. Thị lực của người bệnh tiểu đường sẽ mất dần và cuối cùng dẫn tới mù lòa.
– Biến chứng trên thận (bệnh thận tiểu đường): bệnh thận mãn tính, suy thận,… nguy cơ phải chạy thận suốt đời.
– Biến chứng nhiễm trùng: Ở người bệnh tiểu đường lâu năm, những vết thương nhỏ ở chân có thể nhanh chóng dẫn tới lở loét, nhiễm trùng và rất khó điều trị. Trong nhiều trường hợp người bệnh thậm chí phải cắt cụt chi.
Giải pháp nào để ngăn chặn tiến triển bệnh tiểu đường tuýp 2?
Người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn và làm chậm của bệnh tiểu đường. Ví dụ, nếu người có nguy cơ phát hiện sớm khi mới ở giai đoạn tiền tiểu đường, áp dụng các biện pháp cải thiện sức khỏe sẽ có 70% cơ hội không chuyển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
Thời gian mỗi giai đoạn có thể dài ngắn khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát đường huyết, phát hiện sớm biến chứng và điều trị các bệnh lý mắc kèm. Để làm được điều này, người bệnh cần duy trì chế độ ăn khoa học, tăng cường luyện tập thể dục và dùng thuốc thường xuyên theo khuyến cáo của bác sĩ. Hàng năm, nên đến bệnh viện kiểm tra mắt, thận, tim… ít nhất 2 lần.
Xu hướng sử dụng các thảo dược truyền thống để hỗ trợ điều trị tiểu đường tuyp 2, giúp ổn định đường huyết và ngăn chặn tiến triển của bệnh ngày càng được các chuyên gia y tế và người bệnh quan tâm. Đặc biệt khi các dược liệu này lại được áp dụng những thành tựu khoa học của thế kỷ mới như Công nghệ Nano trong sản phẩm Vietlife Cinabet.
Cinabet là sự kết hợp hoàn hảo giữa tinh chất quế và berberin ở dạng nano. Hai dược liệu quen thuộc này có tác dụng vô cùng hiệu quả trên bệnh nhân tiểu đường, hỗ trợ giảm đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, và từ đó giúp làm giảm lệ thuộc thuốc cũng như nguy cơ biến chứng do đái tháo đường gây nên.
Đột phá của Cinabet không chỉ nằm ở thành phần mà còn ở công nghệ nano do các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đứng đầu là chúng tôi Nguyễn Đức Nghĩa dày công nghiên cứu. Công nghệ nano giúp hoạt chất dễ dàng xâm nhập vào tế bào, giúp tăng tác dụng, giảm liều dùng và giảm tác dụng không mong muốn trên người bệnh.
Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện tình trạng bệnh và phòng tránh biến chứng, hãy lựa chọn Cinabet ngay hôm nay.
Nắm được 4 giai đoạn của tiểu đường tuýp 2, chúng tôi mong bạn sẽ có những thông tin để giúp bạn và gia đình biết cách phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Liên hệ số Hotline
► Làm thế nào để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả