Bệnh Yêu Thống Là Gì / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Zqnx.edu.vn

Bệnh Thống Phong Là Gì? Biểu Hiện Của Thống Phong ?

Thứ Tư, 28-12-2016

Bệnh thống phong hay được y học hiện đại gọi là bệnh gout. Theo y học cổ truyền thì bệnh thống phong thuộc phạm trù chứng tý, kinh lạc không thông, khí huyết bị ứ trệ tại các khớp xương gây nên những cơn đau nhức nghiêm trọng. Khi mới xuất hiện bệnh thống phong gây ra chủ yếu ở bì phù kinh lạc, nhưng khi bệnh tiến triển nặng sẽ xâm lấn tới gân cốt, can tạng gây nên đàm uất kết thành u cục quanh cơ, khớp xương.

Theo y học hiện đại, được biết chứng thống phong khởi nguồn là do tình trạng chuyển hóa đào thải acid uric bị rối loạn làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Khi chỉ số acid uric vượt quá mức quy định chúng dễ kết tinh lại với nhau tạo thành các khối u ( có tên gọi là cục tophi ). Các cục u này tập trung chủ yếu ở các khớp xương các chi ngón tay, ngón chân, mắt cá, khuỷa tay, đầu gối… Bệnh thống phong nếu như không được điều trị hợp lý kịp thời bệnh có thể gây nên những biến chứng khó lường như tổn hại phá hủy xương khớp, suy thận, tăng huyết áp, ảnh hưởng tim mạch… Vì vậy đây là căn bệnh không nên xem thường.

Thông tin cụ thể về bệnh thống phong

Θ Nguyên nhân gây nên bệnh thống phong

Thủ phạm gây nên bệnh thống phong dễ thấy là do chỉ số acid uric trong máu tăng cao gây nên tình trạng kết tủa lắng đọng tại các khớp. Tuy nhiên nguyên nhân sâu ra gây nên quá trình rối loạn chuyển hóa acid uric là do một số yếu tố sau:

♦ Do chế độ ăn uống không hợp lý:

Thực phẩm có chứa hàm lượng purin nhiều khi vào cơ thể chúng sẽ được chuyển hóa thành các acid uric dưới dạng tự do vào máu. Việc ăn uống không đúng cách sẽ làm cho chỉ số acid uric tăng cao khiến thận đào thải không kịp gây mất cân bằng yếu tố sản sinh và yếu tố đào thải gây nên bệnh. Chủ yếu là các loại thịt đỏ, hải sản, thực phẩm giàu protid …

♦ Do bệnh thận:

Thận là nơi chuyển hóa acid uric ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Nhưng khi thận bị bệnh làm giảm chức năng đào thải, cũng đồng nghĩa với việc chỉ số acid uric tăng cao trong máu dễ gây kết tinh lắng động gây chứng bệnh thống phong.

♦ Do tuổi tác:

Ở những người cao tuổi thì quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể dẽ gặp phải các trục trặc gây rối loạn đào thải. Đây cũng là lý do vì sao bệnh Thống Phong xuất hiện nhiều ở lứa tuổi trung niên.

Θ Biểu hiện của bệnh thống phong hay gặp

Bệnh thống phong hay còn được hiểu là một bệnh viêm khớp do vậy hầu hết các biểu hiện của bệnh đều tác động lên khớp xương. Dựa vào mức độ phát bệnh mà người ta chia bệnh gout làm 3 giai đoạn, ứng với mỗi giai đoạn là những biểu hiện khác nhau mà mọi người nên biết.

Giai đoạn đầu: Giai đoạn này nhiều người còn gọi đây là giai đoạn tiềm phát nghĩa là bệnh diễn da bên trong chưa phát bệnh ra ngoài. Giai đoạn sớm này chỉ có chỉ số acid uric trong máu tăng cao chưa có bất kì dấu hiệu nào bộc phát ra ngoài.

Giai đoạn này thường diễn ra cấp tính đột ngột, gây nên những cơn đau nhức, sưng đỏ khớp. Cơn đau buốt có thể kéo dài từ 6-10 ngày rồi thuyên giảm. Giai đoạn này thường xuyên bộc phát nhiều lần sau đó giảm dần do dùng thuốc hoặc kiêng kỵ đúng cách.

Giai đoạn mãn tính hình thành sau giai đoạn cấp, lúc này các khối tophi đã hình thành gây nên những cơn đau buốt âm ỉ kéo dài. Khớp xương bị phá hủy làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động. Có tới 43% người bệnh thống phong kèm theo bệnh về thận.

Hầu hết biểu hiện của thống phong thường phát hiện ở giai đoạn cấp tính bênh tiến triển đột ngột bằng những cơn đau âm ỉ tại các khớp tay, chân, gót chân, mắt cá, đầu gối… Đau thường xảy ra vào gần sáng dễ làm người bệnh nhầm lẫn với bệnh về xương khớp. Vì vậy để chắc chắn bệnh thống phong thì người bệnh nên tới bệnh viện nhờ các bác sĩ kết hợp với những kỹ thuật y học hiện đại giúp phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị đúng cách.

Có thể bạn chưa xem:Các bài thuốc chữa bệnh gút an toàn và hiệu quảNgười bệnh gút nên ăn gì để cải thiện?

#1【Thống Kinh Là Gì】 Nguyên Nhân, Triệu Chứng

Thống kinh là gì? Đây là một vấn đề mà có lẽ chị em phụ nữ ít biết đến mặc dù có thể trước đó bạn đã từng nghe qua nhưng chưa thực sự hiểu về nó. Thống kinh thực chất ra sao và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của chị em hay không?

Thống kinh là gì (đau bụng kinh)

Nguyên nhân chính của đau bụng kinh là gì?

Hiện tại vẫn chưa giải thích được vì sao hiện tượng đau bụng kinh ở một số phụ nữ lại dữ dội hơn so với những người khác. Nhưng có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cụ thể:

Lưu lượng máu trong kỳ kinh nguyệt lớn hơn bình thường

Dưới 20 tuổi

Có chu kỳ kinh nguyệt không đều

Chưa từng có con

Mới có kinh nguyệt

Có tiền sử gia đình về đau bụng kinh

Hút thuốc

Bên cạnh đó, tình trạng đau bụng kinh cũng có thể kết quả của một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:

– Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể xảy ra từ 1-2 tuần trước khi có kinh nguyệt. Các triệu chứng đau âm ỉ ở vùng bụng dưới thường biến bất khi có máu kinh.

– Lạc nội mạc tử cung: Lớp niêm mạc tử cung lạc chỗ ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu… gây đau dữ dội khi đến chu kỳ kinh. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị sớm.

– U xơ tử cung: Khối u xơ phát triển có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như rong kinh và đau bụng kinh.

– Bệnh viêm vùng chậu (PID): Là bệnh nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.

– Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis): Đây là tình trạng lớp nội mạc tử cung di chuyển vào thành cơ tử cung gây viêm và đau bụng dưới theo chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một rối loạn phụ khoa lành tính thường gặp ở phụ nữ 40-50 tuổi.

– Hẹp cổ tử cung: Là tình trạng hiếm gặp trong đó cổ tử cung quá nhỏ hoặc hẹp đến mức gây cản trở dòng chảy kinh nguyệt, làm tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn khi đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Triệu chứng đau bụng kinh như thế nào?

Các triệu chứng của đau bụng kinh thông thường bao gồm:

Đau liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới

Các cơn đau có thể bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh, đau nhiều ở những ngày đầu. Sau khi máu kinh giảm dần thì cơn đau cũng giảm

Đau âm ỉ cả ngày nhưng cũng có lúc xuất hiện cơn đau mạnh dữ dội

Đau lan ra cả lưng và xuống đùi

Nếu bị đau bụng kinh nghiêm trọng, chị em còn có thể gặp một số triệu chứng như:

Đau, cương ngực gây khó thở

Rối loạn tiêu hóa

Đau lưng, đau mỏi chân

Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt

Buồn nôn, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy

Toát mồ hôi, chóng mặt, tay chân bủn rủn

Đau bụng kinh phổ biến như thế nào?

Đau bụng kinh thường xuất hiện nhiều nhất ở lứa tuổi dậy thì và ít gặp hơn ở những phụ nữ sau sinh con (trừ nguyên nhân do bệnh lý). Tuy vậy có không ít chị em thường xuyên bị đau bụng kinh từ khi dậy thì cho đến tận lúc mãn kinh. Đối với phần lớn chị em sau nhiều chu kỳ cơ thể sẽ biết cách thích nghi với những khó chịu do đau bụng kinh gây ra. Nhưng với một số người có cơ địa quá nhạy cảm, đau bụng kinh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Về lâu dài, tình trạng đau bụng kinh sẽ gây tác động tiêu cực tới tâm lý và sức khỏe chị em, làm cho những ngày có kinh nguyệt trở thành “cực hình”.

Làm thế nào để điều trị đau bụng kinh?

Điều trị tại nhà

Dùng thuốc không kê đơn (OTC)

Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là hình thức giảm đau không kê đơn (OTC) có tác dụng làm ức chế sự tổng hợp prostaglandin, giảm co thắt tử cung, giảm lượng máu kinh từ đó giảm đau bụng kinh. Chị em nên uống thuốc trước khi có kinh khoảng 2-3 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chườm ấm

Đây là cách đơn giản giúp chị em giảm đau bụng kinh nhanh và dễ dàng nhất. Chườm ấm vào vùng bụng dưới sẽ giúp máu lưu thông, giãn cơ giúp giảm những cơn đau khó chịu khi “đến tháng”. Nếu bạn không có túi chườm nóng thì hãy dùng khăn nóng chườm vùng bụng dưới hoặc “tự chế” túi chườm nóng theo cách sau cũng sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái.

Khâu 2 mảnh vải 2 với nhau (hình tròn, vuông hay chữ nhật đều được), để chừa phần miệng túi trên cùng không khâu vào

Đổ đầy gạo vào trong và khâu kín túi lại

Làm nóng túi gạo này trong lò vi sóng trong vài phút

Chườm túi gạo đã làm nóng lên vùng bụng dưới, vùng lưng

Chị em có thể cho vài giọt tinh dầu, trà thảo mộc hoặc hoa oải hương khô vào túi gạo để túi có mùi thơm dễ chịu, tăng cảm giác thư giãn

Xoa bóp bằng tinh dầu

Để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể sử dụng tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu cây xô thơm, tinh dầu kinh giới để massage vùng bụng mỗi ngày một lần trong ít nhất 1 tuần trước thời gian có kinh nguyệt. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng các loại tinh dầu này để xoa bóp vùng bụng dưới chị em hãy thử thoa lên 1 vùng da nhỏ và đợi ít nhất 1 ngày để xem cơ thể có phản ứng bất thường nào không. Nếu vùng da này bị mẩn đỏ, kích ứng thì chị em không nên sử dụng phương pháp giảm đau bụng kinh bằng việc massage vùng bụng dưới bằng tinh dầu. Còn nếu làn da vẫn bình thường thì chị em có thể yên tâm sử dụng phương pháp này.

Tránh một số loại thực phẩm

Trong thời gian có kinh nguyệt chị em nên tránh những thực phẩm gây đầy hơi và giữ nước như đồ ăn nhiều chất béo, rượu, đồ uống có ga, cafein, thức ăn mặn. Việc cắt bỏ những thực phẩm này có thể giúp giảm bớt tình trạng co thắt và căng thẳng. Thay vào đó, chị em nên dùng trà gừng, trà bạc hà, nước chanh ấm trong những ngày này, tình trạng khó chịu sẽ nhẹ đi đáng kể.

Thêm các loại thảo mộc vào chế độ ăn uống của bạn

Để giảm bớt hiện tượng đau bụng kinh, ngoài các phương pháp trên thì chị em lưu ý ăn uống đủ chất, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn trong những ngày “đèn đỏ”. Ngoài ra giữ ấm trong những ngày có kinh cũng là một lưu ý quan trọng.

Khi nào chị em cần đi thăm khám

Chị em cần đi thăm khám càng sớm càng tốt nếu các triệu chứng đau bụng kinh vượt quá sức chịu đựng hoặc có biểu hiện rong kinh, kinh nguyệt không đều, máu kinh có lẫn cục máu đông. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng kinh, các bác sĩ chuyên khoa Phụ Sản sẽ thăm khám lâm sàng, đôi khi sẽ cần chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên khoa như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm phụ khoa, nội soi buồng tử cung…

Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, quy trình khám phụ khoa được tiến hành nhanh chóng với thủ tục nhanh gọn. chị em có thể chủ động đặt lịch thăm khám để hạn chế thời gian chờ đợi. Với đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa đầu ngành, nơi đây được xem là một địa chỉ khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội giúp chị em sớm phát hiện, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý phụ khoa phổ biến ở phái nữ.

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Bệnh Gút Thống Phong Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tốt Nhất

Bệnh thống phong còn được gọi là bệnh gout nằm trong nhóm bệnh viêm khớp phổ biến thường gặp ở độ tuổi trung niên. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng lại gây ra nhiều đau đớn và bất tiện cho người bệnh. Tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn gút thống phong là gì và cách chữa như thế nào.

1. Bệnh gút thống phong là gì?

Bệnh thống phong là tên gọi khác của bệnh gút, xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Chúng tích tụ, kết tủa thành các tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim loại tại các khớp, gây nên tình trạng viêm sưng khớp.

Theo Đông y, thống phong thuộc thể phong thấp nhiệt mà nguyên nhân là do khí huyết suy yếu, kém lưu thông, gây nghẽn tắc kinh lạc, sưng tấy, đau nhức các khớp, từ đó dẫn đến việc vận động, di chuyển khó khăn.

2. Nguyên nhân gây bệnh thống phong

Bệnh thống phong xuất hiện do rối loạn chuyển hoá purin trong thận, ức chế quá trình lọc bỏ axit uric trong máu. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do bạn thường xuyên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin. Người càng tiêu thụ nhiều purin sẽ càng có nguy cơ cao mắc bệnh gút hay bệnh thống phong.

Yếu tố nguy cơ:

Sử dụng nhiều rượu, bia.

Tiêu thụ thực phẩm, thức ăn chứa nhiều purin (nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, nấm, măng).

Trong gia đình có người bị bệnh thống phong.

Mắc các bệnh về chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid…

Người mắc bệnh thận, cao huyết áp, béo phì cũng có nguy cơ cao mắc thống phong.

3. Triệu chứng bệnh thống phong

Bệnh thống phong đặc trưng bởi những cơn đau xuất hiện đột ngột vào ban đêm, thường là ở khớp ngón chân cái. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện chỉ rõ ràng khi người bệnh đã vào giai đoạn cấp hoặc mãn tính.

Các triệu chứng chính bao gồm:

Khớp sưng tấy, đau dữ dội.

Chỉ cần đụng nhẹ cũng cảm thấy rất đau.

Vùng quanh khớp ấm lên, người bệnh có thể sốt nhẹ.

Màu vùng khớp chuyển sang màu bóng đỏ.

Các biểu hiện của bệnh có thể kéo dài vài giờ trong một vài ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, cơn đau có thể kéo dài vài tuần. Khi không được điều trị thường xuyên, các triệu chứng có thể nặng nề hơn.

4. Các giai đoạn của bệnh thống phong?

Bệnh thống phong được chia thành 3 giai đoạn. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp công tác điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất:

Giai đoạn khởi phát: Axit uric trong máu đã tăng vượt ngưỡng an toàn nhưng chưa gây ra những triệu chứng cụ thể tại các khớp.

Giai đoạn tiến triển: Nồng độ axit uric đã ở mức rất cao dẫn đến hình thành các tinh thể hình mũi kim ở các khớp ngón chân. Bạn sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau không kéo dài, không dữ dội. Một thời gian sau, sẽ xuất hiện các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.

Giai đoạn nặng: Axit uric tấn công vào nhiều khớp. Xuất hiện các u cục nổi dưới da. Tình trạng này sẽ làm bạn bị đau nghiêm trọng hơn phá hủy sụn.

5. Phương pháp chẩn đoán

Bệnh thống phong được đánh giá là rất khó để chẩn đoán chính xác. Bởi triệu chứng giống với nhiều căn bệnh khác, đặc biệt là bệnh về xương khớp. Để khẳng định một người có bị thống phong hay không, bác sỹ sẽ tiến hành khám lâm sàng, xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu.

Tuy nhiên, không phải ai bị tăng axit uric cũng bị gút. Do vậy, cách chắc chắn nhất chẩn đoán bệnh gút là chọc hút dịch ở khớp để kiểm tra xem có tinh thể muối urat hay không.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể tiến hành:

Siêu âm khớp.

Chụp Xquang khớp.

Chụp CT scanner khớp.

6. Phương pháp chữa bệnh thống phong

Để giảm các triệu chứng đau nhức do thống phong gây ra, người bệnh có thể tham khảo một một số lời khuyên và cách chữa trị như sau:

6.1. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống

Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục thể thao và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp đẩy lùi bệnh thống phong, hạn chế cơn đau tái phát:

Người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất đạm, nhiều purin như: gan, cá mòi, thịt đỏ, hải sản, phủ tạng động vật, nấm, đậu Hà Lan, rượi, bia

Nên hạn chế các yếu tố thuận lợi gây ra cơn gút cấp: căng thẳng thần kinh, gắng sức, lo lắng thái quá. Duy trì chế độ tập luyện đều đặn, vừa sức.

Bổ sung vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng, giảm viêm sưng hiệu quả.

Sử dụng đường tinh luyện tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ, giúp lợi tiểu và đào thải purin như: dưa leo, sắn, cà chua.

Uống đủ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày giúp thận đào thải purin.

6.2. Điều trị nội khoa

Chỉ định thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như: Indomethacin và Naproxen để giảm đau khi triệu chứng mới xuất hiện.

Dùng Corticosteroids trong một số trường hợp đặc biệt như viêm nhiều khớp do gút, không đáp ứng hoặc chống chỉ định với NSAIDs.

Chỉ định colchicine đối với các trường hợp không đáp ứng cả Corticosteroids và NSAIDs.

Thuốc làm giảm axit uric trong máu: allopurinol, thiopurinol,… sử dụng hàng ngày giúp ngăn chặn cơn đau nghiêm trọng tái phát trong tương lai.

Các thuốc này sẽ giúp giảm các cơn đau nghiêm trọng, giảm viêm sưng và giảm axit uric nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, tiêu chảy, đau dạ dày, nôn mửa,…

6.3. Điều trị ngoại khoa

Khi việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi trong một số trường hợp như:

Gout kèm biến chứng loét

Bội nhiễm nốt tophi

Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động.

Quá trình phẫu thuật cần sử dụng colchicin nhằm ngăn chặn sự khởi phát của bệnh và kết hợp thuốc hạ axit uric máu.

7. Biện pháp phòng tránh

Nghe theo lời khuyên của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định cụ thể.

Thường xuyên tái khám đúng lịch hẹn để biết được tình trạng bệnh cũng như vấn đề sức khoẻ của bản thân.

Điều trị và kiểm soát các bệnh lý gây bện gout thứ phát như suy thận, bệnh lý chuyển hoá,…

Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày, kiểm soát cân nặng hợp lý.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý.

Ngoài ra, đối với những trường hợp có nồng độ axit uric cao, người bệnh có thể bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ như Viên Gout Tâm Bình. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ đào thải và duy trì nồng độ axit uric ở mức ổn định. Từ đó, kéo dài khoảng cách giữa các đợt tái phát của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng để giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Tìm Hiểu Ngay!

Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh tự miễn nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, không ít người còn thắc mắc, bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì, triệu chứng như thế nào và điều trị ra sao cho hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm? Nếu bạn có chung những thắc mắc trên thì đừng bỏ qua thông tin trong bài viết sau đây.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì? Triệu chứng ra sao?

Đau đầu thường xuyên, kéo dài có thể cảnh báo lupus ban đỏ hệ thống

Nguyên nhân gây lupus ban đỏ hệ thống

Đến nay, nguyên nhân gây lupus ban đỏ hệ thống chưa được tìm ra chính xác. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học tin rằng, bệnh do hệ miễn dịch suy yếu kết hợp các yếu tố nguy cơ từ môi trường.

Bình thường, hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus, vi khuẩn,… Nhưng khi bị lupus, hệ miễn dịch trục trặc và tấn công các mô khỏe mạnh của chính cơ thể, gây tổn thương da và các cơ quan nội tạng khác. Tình trạng này xảy ra do các đột biến gen điều chỉnh chức năng miễn dịch của cơ thể, được gọi là gen phức hợp tương hợp mô học chính (MHC). Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người có biến thể gen sẽ phát triển bệnh bởi một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ này. Chúng bao gồm: Hormone giới tính; tiếp xúc với hóa chất độc hại, ánh sáng mặt trời hoặc một số loại thuốc; nhiễm virus; chế độ ăn thiếu khoa học; stress, căng thẳng kéo dài.

Stress kéo dài làm tăng nguy cơ bị lupus ban đỏ hệ thống

Biến chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống

– Da và miệng: Phát ban da phát triển trên các bộ phận của cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm cả mặt, cổ tay và bàn tay. Phát ban hình cánh bướm trên má và sống mũi là phổ biến nhất. Một số người bị lupus nhận thấy rằng, ngón tay của họ thay đổi màu sắc trong thời tiết lạnh, đầu tiên rất nhạt, sau đó màu xanh và cuối cùng là màu đỏ. Đây được gọi là hiện tượng Raynaud và gây ra bởi sự thu hẹp của các mạch máu, làm giảm việc cung cấp máu cho ngón tay hoặc ngón chân.

– Tóc: Tình trạng rụng tóc khá phổ biến và có thể nghiêm trọng ở một số người bị lupus, nhưng khi sự bùng phát được kiểm soát, tóc sẽ mọc trở lại.

– Khớp: Đau khớp là tình trạng phổ biến khi bị lupus, đặc biệt là ở các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân. Cơn đau có xu hướng di chuyển từ khớp này sang khớp khác.

– Thận: Khoảng 1/3 số người mắc lupus bị viêm thận, gây tổn thương thận. Viêm thận có thể điều trị thành công nếu được xác định sớm bằng xét nghiệm máu, nước tiểu và kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Người bị lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ cao bị tăng huyết áp

– Não và hệ thần kinh: Có đến 1/3 số người mắc bệnh lupus bị đau nửa đầu, lo lắng hoặc trầm cảm. Một số người bị chóng mặt, mất trí nhớ hoặc nhầm lẫn.

– Tim và phổi: Trong một số trường hợp, lupus ảnh hưởng trực tiếp đến tim và phổi. Đặc biệt, nó gây viêm ở các mô lót quanh tim (viêm màng ngoài tim) và phổi (viêm màng phổi), cả hai đều gây khó thở, đau nhói ở ngực.

– Các cơ quan khác: Người mắc lupus có thể bị sưng hạch bạch huyết. Ít thường xuyên hơn, bệnh ảnh hưởng đến các mô lót của ruột, ruột, tuyến tụy, gan hoặc lách, gây đau bụng. Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng đến mắt, gây đau mắt đỏ hoặc thay đổi thị lực.

Phương pháp điều trị lupus ban đỏ hệ thống hiệu quả

– Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

– Corticosteroid

– Các thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch.

– Thuốc sinh học, chất ức chế alpha TNF.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, các biện pháp đang được sử dụng phổ biến mới chỉ đáp ứng được mục tiêu trước mắt là làm giảm triệu chứng chứ chưa tác động được vào nguyên nhân của bệnh là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Do đó chưa giải quyết được mục tiêu lâu dài, đó là giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa biến chứng và tránh bệnh tái phát. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc tây lâu dài trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Kim Miễn Khang là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược, với thành phần chính cây sói rừng, kết hợp với cao nhàu, cao bạch thược, cao hoàng bá, cao thổ phục linh, chiết xuất nhũ hương. Đây đều là những vị thảo dược nổi tiếng luôn có mặt trong các bài thuốc điều trị các bệnh tự miễn, trong đó có lupus ban đỏ hệ thống. Sự kết hợp hài hòa của các thảo dược này giúp đáp ứng toàn diện mục tiêu điều trị lupus ban đỏ, quan trọng nhất là điều hòa miễn dịch, do đó tác động trực tiếp và sâu xa vào nguyên nhân gây lupus ban đỏ. Cụ thể, tác dụng của các thành phần trong sản phẩm như sau:

Sói rừng (Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai) vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Hoa sói rừng được dùng chữa tổn thương, gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn rất hiệu quả. Do vậy, đây được biết đến là thảo dược quý trong điều trị lupus ban đỏ khi đã tác động vào nguyên nhân gây bệnh, đó là sự suy yếu, rối loạn của hệ thống miễn dịch.

Cây sói rừng có tác dụng chống tự miễn Cao nhàu

Nhàu (Morinda citrifolia) là vị thuốc bổ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo chúng tôi Đào Văn Phan và chúng tôi Trần Ngọc Ân, nhàu có tác dụng rất tốt đối với bệnh tự miễn, như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp,…

Cao bạch thược

Bạch thược (Paeonia albiflora Pall.) có tác dụng bổ huyết, giảm đau, làm mát, tiêu viêm. Các nghiên cứu Dược lý cho thấy, bạch thược có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, do đó cải thiện triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống hiệu quả.

Cao hoàng bá

Hoàng bá (Phellodendron amurense) có chứa các chất hóa thực vật như Berberine có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm; Jactorrhizine có tác dụng chống đột biến; Phellodendrine có khả năng ức chế miễn dịch, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống.

Cao thổ phục linh

Thổ phục linh (Smilax glabra) có tác dụng tiêu độc, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp,… Nó thường được dùng để điều trị các bệnh viêm, giúp giải độc cơ thể, đặc biệt là bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

Chiết xuất nhũ hương

Chiết xuất nhũ hương (Boswellia serrata) có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, chống viêm, ngứa, dị ứng hiệu quả. Một nghiên cứu vào tháng 4/2010 tại khoa Da liễu trường ĐH Brescia, Ý cho thấy rằng, acid boswellic trong nhũ hương giúp tái tạo da rất tốt, từ đó cải thiện các tổn thương trên da do lupus ban đỏ hệ thống gây ra.

Có thể thấy, các thành phần trên đa phần đều có tác dụng điều hoà miễn dịch, giảm viêm, chống dị ứng. Đặc biệt, sản phẩm tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây bệnh là giúp nâng cao hệ miễn dịch, từ đó phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn bệnh lupus ban đỏ hệ thống tái phát. Do đó, sản phẩm Kim Miễn Khang ra đời được xem là giải pháp toàn diện và tối ưu dành cho những người bị lupus ban đỏ hệ thống, khi tác động được vào nguyên nhân cũng như hạn chế triệu chứng bệnh hiệu quả. Không những thế, đây là sản phẩm được bào chế từ những thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng lâu dài, bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Kinh nghiệm vượt qua bệnh lupus ban đỏ thành công

Chị Nguyễn Thị Chung (Gio Linh – Quảng Trị): Cải thiện lupus ban đỏ chỉ sau 1 tháng.

Phác đồ điều trị lupus ban đỏ hệ thống hiệu quả nhất hiện nay là gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video sau:

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì cũng như sản phẩm Kim Miễn Khang, bạn vui lòng gọi hotline hoặc tổng đài

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng